SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
Download to read offline
HÌNH ẢNH HỌC HỆ TIẾT NIỆU
TS. BS. Nguyễn Văn Ân
Mục tiêu bài giảng :
1) Có kiến thức tổng quát về các phương tiện chẩn đoán hình ảnh thông dụng hiện nay áp
dụng trong niệu khoa.
2) Nắm vững chỉ định của siêu âm, X quang hệ niệu không chuẩn bị, các loại X quang hệ
niệu có cản quang, chụp điện toán cắt lớp, chụp cộng hưởng từ.
3) Có kiến thức về một số kỹ thuật đặc biệt tương đối thông dụng và hữu ích của các phương
pháp chẩn đoán hình ảnh được nêu trong bài.
ĐẠI CƯƠNG
Chẩn đoán hình ảnh đã có bề dày lịch sử hàng trăm năm, kể từ khi tia X được áp dụng để chụp
X quang. Tuy nhiên từ hơn 30 năm gần đây, các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào y học đã
làm xuất hiện một cuộc cách mạng trong hình ảnh học với nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh
hiện đại và rất hữu ích cho các nhà Niệu khoa trong công tác chẩn đoán và điều trị. Nhiều sách
giáo khoa cũ vốn được viết 20 – 30 năm trước trở nên lỗi thời vì thiếu đề cập đến các phương tiện
hình ảnh học mới chính xác hơn trong chẩn đoán khiên cho nhiều bài giảng phải viết lại hoặc bổ
sung cho phù hợp.
Hiện nay có rất nhiều phương thức và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cho hệ tiết niệu. Chọn lựa
phương thức thích hợp phụ thuộc vào từng loại bệnh lý, vào yêu cầu cụ thể của bệnh cảnh lâm
sàng, xem xét sự an toàn và thuận lợi cho bệnh nhân, cũng như cân nhắc về chi phí. Để có sự chọn
lựa tốt, chúng ta phải thông hiểu về chỉ định và chống chỉ định, lợi ích và bất lợi của các phương
thức chẩn đoán hình ảnh áp dụng trong niệu khoa.
NỘI DUNG
I- SIÊU ÂM: (Ultrasound)
Là phương pháp phổ biến, khá rẻ tiền, không phải dùng tia nhưng có thể quan sát tốt hình ảnh
của thận và bàng quang, quan sát khá tốt hình ảnh tuyến tiền liệt, nên siêu âm được xem là rất hữu
ích trong việc đánh giá hình ảnh hệ tiết niệu. Ngoài những máy siêu âm có nhiều chức năng với
kích thước khá lớn, cũng có những máy siêu âm cầm tay với kích thước nhỏ gọn rất cơ động, có
thể thực hiện tại giường bệnh. Một lợi điểm khác là kỹ thuật siêu âm cho phép ghi nhận một cách
linh động hình ảnh theo nhiều vị trí nên rất hữu ích khi thực hiện cho trẻ em và những bệnh nhân
kém hợp tác.
Hạn chế của siêu âm (so với một số phương thức chẩn đoán khác như chụp x quang hệ niệu
cản quang, chụp cắt lớp điện toán, cộng hưởng từ nhân) là không đánh giá được chức năng thận,
khó quan sát nếu bệnh nhân mập và có nhiều hơi trong ruột, và khó xem được hình ảnh niệu quản
(trừ khi niệu quản dãn nở do ứ nước).
1.1. Chỉ định:
- Siêu âm bụng được sử dụng như là xét nghiệm tầm soát ban đầu cho hệ tiết niệu.
- Cho phép đánh giá tốt nang thận, các khối bướu của thận, chướng nước thận, hình ảnh chống
đối của bàng quang do bế tắc dòng ra của bàng quang, các khối choán chỗ trong bàng quang, hình
ảnh đội vào cổ bàng quang của phì đại tuyến tiền liệt.
- Là phương pháp hỗ trợ trong đánh giá sỏi niệu.
- Có thể quan sát được nhưng không tốt lắm các tổn thương bên trong hệ thống góp, khoang
quanh thận, tuyến thượng thận, niệu quản, chấn thương hệ niệu.
Hình 1- Một số hình ảnh siêu âm hệ niệu –
(a) nang thận; (b) sỏi thận gây ứ nước thận; (c) phì đại tuyến tiền liệt đội vào cổ bàng quang
1.2. Kỹ thuật: Tương tự kỹ thuật siêu âm bụng với tư thế bệnh nhân nằm ngửa. Không cần
nhịn đói, vì thận ở phía sau lưng cách xa các cấu trúc chứa hơi như dạ dày ruột. Khi quan sát thận,
cần thay đổi vị trí đầu dò sao cho thấy rõ hình ảnh thận, có thể ở vùng hông hay hông lưng với tư
thế bệnh nhân nằm sấp. Nên để bàng quang chứa khá nhiều nước tiểu khi thực hiện siêu âm để
thấy rõ hình ảnh bàng quang và tuyến tiền liệt, rồi cho bệnh nhân đi tiểu và siêu âm lại để đánh
giá tồn lưu nước tiểu.
1.3. Một số kỹ thuật siêu âm đặc biệt:
- Siêu âm bìu: là phương pháp hình ảnh học tốt nhất để quan sát các cấu trúc bên trong bìu. Về
mặt kỹ thuật, không cần chuẩn bị gì đặc biệt. Đầu dò linear với tần số cao (5 – 10MHz) được sử
dụng để quan sát bìu trực tiếp. Siêu âm bìu cho phép đánh giá tốt các bệnh lý của tinh hoàn (như
bướu, viêm), ngoài tinh hoàn (như tinh mạc nước), mào tinh (như bướu, viêm, spermatocele *).
- Siêu âm doppler bìu: cho phép khảo sát sự tưới máu của các cấu trúc trong bìu. Rất hữu ích
để đánh giá tĩnh mạch tinh (dãn tĩnh mạch tinh cho hình ảnh đám rối tĩnh mạch với kích thước
lòng mạch > 2 mm, có hồi lưu khi rặn bụng làm tăng áp lực trong bụng: nghiệm pháp Valsava
dương tính) và xoắn tinh hoàn (giảm tưới máu tinh hoàn, kết hợp với lâm sàng có đau tinh hoàn
cấp và dấu hiệu xoắn dây tinh làm co kéo tinh hoàn).
- Siêu âm qua ngả trực tràng: siêu âm bụng có hạn chế là đánh giá không chính xác kích
thước của tuyến tiền liệt. Kỹ thuật siêu âm với đầu dò tần số cao đặt trong lòng trực tràng cho
phép đánh giá chính xác kích thước tuyến tiền liệt đồng thời quan sát rõ hình ảnh tuyến này và các
cấu trúc lân cận như túi tinh và ống phóng tinh. Tuy nhiên, siêu âm qua ngả trực tràng chỉ được sử
dụng khi có chỉ định: bất thường khi thăm khám tuyến tiền liệt, gia tăng bất thường trị số PSA,
hướng dẫn sinh thiết tuyến liền liệt, khảo sát nguyên nhân của hiếm muộn.
II- CHỤP X-QUANG HỆ NIỆU KHÔNG CHUẨN BỊ: (Plain Radiography)
Gọi là không chuẩn bị để phân biệt với chụp x-quang hệ niệu có dùng thuốc cản quang, nhưng
thực sự là cũng có chuẩn bị ruột bằng cách dùng thuốc sổ hay thụt tháo, nhằm tránh để phân và
hơi trong đại tràng che mờ những dấu hiệu cần quan sát của hệ tiết niệu. Cần phân biệt với x-
quang bụng không chuẩn bị để chẩn đoán các tình trạng đau bụng cấp (bệnh nhân đứng thẳng;
phim đặt trước bụng; tia chụp sau-trước; thực sự không cần chuẩn bị ruột).
Lưu ý có một cách gọi khác là chụp KUB (Kidneys-Ureters-Bladder), cũng được nhiều người
sử dụng. Tuy nhiên tên gọi này kém chính xác, vì thường không thấy hình ảnh niệu quản cũng
như ít khi thấy hình ảnh bàng quang trên phim không chuẩn bị.
2.1. Chỉ định:
- Khảo sát bóng thận (vị trí, kích thước, hình thể).
- Khảo sát các dị vật có cản quang trong hệ tiết niệu (sỏi, ống thông lưu).
- Đánh giá sơ bộ trước khi thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán khác.
2.2. Kỹ thuật: Bệnh nhân nằm ngửa; phim đặt sau lưng bệnh nhân; tia chụp trước-sau. Mốc
của phim chụp phía trên là trên góc sống-sườn 11, phía dưới là dưới khớp mu, cột sống ở dọc giữa,
hai bên là ngoài phần mềm của vùng lưng.
2.3. Một số dấu hiệu hữu ích:
- Bất thường về xương: (a) Bẩm sinh: gai sống chẻ đôi, bất sản xương cùng; (b) Sau chấn
thương: gãy cột sống, vỡ xương chậu; (c) Sau mổ: xương sườn đã bị cắt bớt, kẹp kim loại của lần
mổ trước; (d) Kết hợp với những bệnh khác, như là: di căn tạo xương (trong bướu ác tuyến tiền
liệt), di căn hủy xương (chủ yếu do bướu đặc); biểu hiện của các rối loạn huyết học (thiếu máu tế
bào hình liềm, u tủy) hay bệnh Paget.
- Tích tụ hơi bất thường: (a) Trong chủ mô thận hay hệ thống góp (do mới thực hiện thủ thuật
trên hệ niệu, do viêm bể thận-thận sinh hơi); (b) Trong lòng bàng quang (mới thực hiện thủ thuật
trên hệ niệu, viêm bàng quang sinh hơi, rò tiêu hóa-bàng quang, nhiễm trùng niệu); (c) Trong
thành bàng quang (viêm bàng quang sinh hơi).
Hình 2 – Các hình ảnh x-quang hệ niệu không chuẩn bị -
(a) ghi nhận vết cản quang nghĩ đến sỏi niệu quản trái đoạn lưng; (b) ghi nhận hình ảnh sỏi dạng san hô ở
vị trí thận phải; (c) di căn xương do bướu ác tuyến tiền liệt
III- CHỤP X-QUANG HỆ NIỆU CÓ CẢN QUANG:
3.1. CHỤP X-QUANG HỆ NIỆU TIÊM TĨNH MẠCH: (Intravenous Urography- IVU)
Trước thập niên 1990, đây là phương thức chẩn đoán hình ảnh quan trọng hàng đầu trong niệu
khoa. Kể từ khi chụp cắt lớp điện toán (CT) ra đời, ngày càng tiến bộ về kỹ thuật cho phép quan
sát cả ba chiều với chất lượng hình ảnh tốt hơn nhiều thì vai trò của IVU ngày càng mờ nhạt.
Ở Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển với tiềm năng kinh tế và kỹ thuật còn thấp, chỉ
có một số bệnh viện ở một số thành phố lớn mới được trang bị máy CT. Vì thế, IVU với máy
chụp x-quang thông thường vẫn còn được xem là phương tiện chẩn đoán hình ảnh chủ yếu đối với
các bệnh lý niệu khoa.
3.1.1. Chỉ định:
- Chụp hệ niệu có cản quang tiêm tĩnh mạch cho phép đánh gía chức năng thận, quan sát phần
nào hình ảnh của nhu mô thận, hình ảnh bình thường hay bất thường của hệ thống góp trong thận,
của niệu quản và của bàng quang.
- IVU cho phép khảo sát khá tốt hình ảnh của sỏi niệu và hình ảnh bế tắc của hệ niệu (thận
chướng nước, niệu quản dãn nở, bàng quang chống đối). Trước đây, các hình ảnh của IVU là
phương tiện quan trọng để đánh giá chấn thương hệ niệu, bệnh ác tính hệ niệu, tiểu máu không do
sỏi, nhiễm trùng niệu, suy thận, bệnh thận đa nang, cao huyết áp, các rối loạn do phì đại tuyến tiền
liệt. Hiện nay, với chất lượng hình ảnh tốt hơn của CT scanner, các chỉ định trên đây đã bị lu mờ.
- Đối với những nơi đã có máy chụp CT, chỉ định của IVU chỉ giới hạn trong việc đánh giá chi
tiết hình ảnh của đài thận, niệu quản, khúc nối bể thận-niệu quản, khúc nối niệu quản-bàng quang,
đặc biệt là khảo sát tổn thương đã biết hay nghi ngờ ác tính của niệu mạc, hoặc theo dõi hình ảnh
hệ niệu sau mổ.
- Chống chỉ định tuyệt đối nếu bệnh nhân có tiền sự dị ứng với thuốc cản quang. Suy thận là
chống chỉ định tương đối, vì chức năng thận kém sẽ làm giảm sự bài tiết thuốc cản quang từ tuần
hoàn vào hệ bài niệu (Nếu urê-huyết > 8g/L hoặc crêatinin-huyết thanh > 5mg/dL thì thuốc cản
quang hầu như không thể xuất hiện trên phim).
Hình 3 – Hình ảnh khối choán chỗ trong bàng quang trên phim x-quang hệ niệu tiêm tĩnh mạch
(a) lúc bàng quang đầy; (b) chụp lại sau khi đi tiểu
3.1.2. Kỹ thuật:
- Trước khi chụp: bệnh nhân nên nhịn ăn uống 4 giờ trước hoặc được dùng thuốc xổ để giảm
hơi và phân trong ruột khiên có thể che mờ hình ảnh hệ niệu; không nên uống nhiều nước (đặc
biệt là truyền nhiều nước trực tiếp qua đường tĩnh mạch); nên đi tiểu trước khi vào chụp.
- Chuẩn bị thuốc cản quang tiêm mạch (thường là các loại thuốc dẫn xuất của iode và tan
trong nước như Sodium ditrizoate (Hypaque™), Iopromide (Ultravist™)) với liều lượng 1 mL/kg
thể trong đối với người trưởng thành có chức năng thận bình thường, pha thành 100 mL.
- Bao giờ cũng khởi đầu bằng một phim hệ niệu không chuẩn bị, nhằm thăm dò liều lượng tia
chụp và vị trí bệnh nhân có thích hợp không ? xem có quá nhiều hơi hay bã phân trong ruột
không ? hoặc có còn thuốc cản quang chẳng hạn như chụp đại tràng hoặc dạ dày cản quang gần
đây không ?
- Tiêm thuốc cản quang với tốc độ 1,5 – 4 mL/giây (tùy theo chức năng thận hay có chỉ định
đặc biệt). Thông thường người ta chụp phim lúc 3-5 phút (kể từ lúc bắt đầu tiêm thuốc) để xem
đài-bể thận, 10-15 phút để xem niệu quản và 25-30 phút để xem bàng quang.
3.1.3. Một số kỹ thuật đặc biệt:
- Nếu cần xem rõ hình ảnh nhu mô thận (nephrogram), người ta chụp liên tiếp mỗi phút trong
3 – 5 phút đầu.
- Kỹ thuật ép bụng: Khi muốn xem rõ hình ảnh hệ thống góp trong thận hay niệu quản, người
ta dùng kỹ thuật ép bụng (tương ứng vị trí trước xương thiêng) sau phim chụp 10 phút để làm bế
tắc niệu quản tạm thời, rồi chụp lại lúc 15 phút.
- Để xem rõ hình ảnh bàng quang, người ta có thể chụp chậm hơn lúc 45 phút hoặc 60 phút,
rồi chụp lại một phim ngay sau khi cho bệnh nhân đi tiểu, có thể kết hợp với phim chụp ở tư thế
nghiêng 45 độ.
- Trường hợp suy thận không nặng lắm, có thể dùng liều cản quang cao (1,5 – 2 mL/kg),
và/hoặc áp dụng kỹ thuật truyền tĩnh mạch nhanh (bolus), và/hoặc kết hợp chụp phim chậm (1 giờ,
2 giờ, 6 giờ, hoặc thậm chí 24 giờ) nhằm cố gắng quan sát được hình ảnh của hệ niệu.
3.2. CHỤP X-QUANG NIỆU ĐẠO NGƯỢC DÒNG (Retrograde Urethrography - RUG),
CHỤP X-QUANG BÀNG QUANG NGƯỢC DÒNG (Retrograde Cystography – RCG);
3.2.1. Chỉ định: Nhằm khảo sát hình ảnh niệu đạo, cổ bàng quang hoặc bàng quang. Một số
bệnh lý thường được chỉ định là chấn thương niệu đạo, chấn thương bàng quang, hẹp niệu đạo, túi
thừa niệu đạo, túi ngách bàng quang, bế tắc đường tiểu dưới gây bàng quang chống đối.
3.2.2. Kỹ thuật:
- Đối với RUG: Đặt thông vào niệu đạo khoảng 4 cm (hoặc dùng thông Foley thì bơm bong 3
ml, hoặc dùng thông Nelaton thì dùng kẹp mềm dương vật). Bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ, chân
dưới co, chân trên duỗi. Bơm khoảng 30 ml thuốc cản quang vào niệu đạo qua thông niệu đạo và
chụp x-quang trong khi đang bơm gần hết thuốc.
- Đối với CUG: Đặt thông vào bàng quang. Bơm khoảng 300 ml thuốc cản quang vào bàng
quang. Sau đó rút thông và chụp x-quang ở tư thế nằm ngửa và tư thế nằm nghiêng. Đôi khi người
ta cho bệnh nhân đi tiểu và chụp lại phim sau khi đi tiểu nhằm quan sát rõ có vị trí ngấm thuốc bất
thường hoặc thuốc lan ra ngoài bàng quang hay không.
Hình 4 – Một số hình ảnh của chụp x-quang niệu đạo ngược dòng - (a) chấn thương niệu đạo với thuốc
cản quang lan ra ngoài niệu đạo; (b) hẹp niệu đạo hành; (c) phì đại tuyến tiền liệt làm hẹp và kéo dài niệu
đạo tuyến tiền liệt, đội vào cổ bàng quang.
3.3. CHỤP X-QUANG BÀNG QUANG – NIỆU ĐẠO LÚC RẶN TIỂU (Voiding Cysto-
Urethrography – VCUG):
3.3.1. Chỉ định: Khảo sát hình ảnh bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo lúc đang rặn tiểu.
Chẩn đoán và đánh giá mức độ của trào ngược bàng quang – niệu quản.
3.3.2. Kỹ thuật: Bơm vào bàng quang khoảng 300 ml thuốc cản quang qua thông niệu đạo
hoặc qua thông bàng quang (trong trường hợp đã mở bàng quang ra da). Sau đó rút thông tiểu
hoặc kẹp thông bàng quang. Tư thế bệnh nhân: nghiêng 45 độ nếu muốn khảo sát hình ảnh bàng
quang – cổ bàng quang – niệu đạo; đứng thẳng với tia chụp trước – sau nếu muốn khảo sát trào
ngược bàng quang niệu quản. Yêu cầu bệnh nhân rặn tiểu mạnh và chụp phim khi đang rặn tiểu.
Hình 5 – Một số hình ảnh của VCUG –
(a) vỡ bàng quang trong phúc mạc; (b) trào ngược bàng quang – niệu quản mức độ nặng.
3.4. CHỤP X QUANG NIỆU QUẢN NGƯỢC DÒNG (Retrograde Urograms - RU ):
3.4.1.Chỉ định: Cần khảo sát hình ảnh của thận – niệu quản nhưng không chụp được X
quang hệ niệu tiêm tĩnh mạch không thực hiện được (do urê huyết quá cao hay do dị ứng thuốc
cản quang tiêm mạch)
3.4.2. Kỹ thuật: Qua máy soi bàng quang đặt thông niệu quản vào miệng niệu quản, sau
đó bơm thuốc cản quang ngược dòng rồi chụp X quang nhằm thể hiện hình ảnh niệu quản – bể
thận – đài thận.
3.4.3.Chống chỉ định: Đang nhiễm trùng niệu cấp. Hẹp đường tiểu dưới khiến không thể
soi bàng quang hoặc không đặt được thông niệu quản.
Hình 6- X quang niệu quản ngược dòng ghi nhận bướu niệu mạc đài trên thận trái
IV- CHỤP CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN: (Computed Tomography)
CT là một bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Đối với niệu khoa, CT cho
phép đánh giá rất tốt hình ảnh bệnh lý và chức năng của thận, hình ảnh của mô và cơ quan quanh
thận (hạch bạch huyết, tuyến thượng thận, động mạch chủ, tĩnh mạch chủ), sự rõ nét của các cấu
trúc mạch máu thận, hình ảnh của bàng quang, tuyến tiền liệt cùng với mô mềm xung quanh như
hạch bạch huyết, kể cả niệu quản.
CT có hạn chế trong việc đánh giá dương vật và bìu (các cấu trúc này được đánh giá tốt hơn
bằng siêu âm và công hưởng từ).
4.1. Kỹ thuật:
- Nhà niệu khoa lâm sàng nên nêu ra hướng chẩn đoán và những yêu cầu cụ thể trước khi chụp,
để bác sĩ x-quang điều chỉnh kỹ thuật chụp không những dựa trên bệnh lý mà còn tùy vào loại
máy CT đang có: CT trục quy ước (conventional axial CT) hay CT xoắn ốc (helical CT) hiện đại,
CT đời cũ 4 – 16 lát cắt với độ phân giải kém hay CT đời mới 64 – 128 lát cắt (Multi Slides CT -
MSCT) với độ phân giải rất cao và có khả năng dựng hình ba chiều).
- Việc đánh giá mật độ mô căn cứ trên đơn vị Hounsfield:
+ Mô có nhiều khí như phổi từ (-) 1000 đến (-) 300 đơn vị
+ Mô mềm (mỡ, máu, dịch) từ (-) 100 đến (+) 100 đơn vị
+ Mô cứng như xương từ (+) 300 đến (+) 1000 đơn vị
- Sau khi thực hiện loạt cắt lớp không có thuốc cản quang, nếu cần thiết thì có thể thực hiện lại
với thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch. Liều lượng và cách tiêm giống như đã trình bày trong phần
chụp x-quang hệ niệu tiêm tĩnh mạch. Các máy CT xoắn ốc hiện đại có thể thực hiện mỗi độ
chỉnh trực 5mm trong chưa đến 30 giây, cho phép thể hiện kết quả hình ảnh rất rõ nét với độ phân
giải rất cao. Vì thế có thể quan sát hình ảnh hệ niệu với các thì như sau (thời gian kể từ lúc bắt đầu
tiêm thuốc cản quang):
+ Thì mạch máu: 15 – 40 giây sau. Quan sát vị trí, số lượng, kích thước của động mạch
thận và tĩnh mạch thận.
+ Thì vỏ thận: 25 – 80 giây sau. Khi hình ảnh vỏ thận hiện ra rõ nét nhất thì sự phân biệt
tủy – vỏ rất rõ ràng. Hình ảnh thể hiện ở thì này không đồng nhất, nên làm giới hạn việc phát hiện
các thương tổn ở thận.
+ Thì nhu mô thận: 90 – 120 giây sau. Lúc này thuốc cản quang vào đến tủy thận, và thể
hiện hình ảnh đồng nhất trên toàn bộ nhu mô. Chính ở thì này khả năng phát hiện các thương tổn
ở thận là tốt nhất, đặc biệt là với các tổn thương nhỏ.
+ Thì bài tiết: bắt đầu khi thuốc cản quang xuất hiện ở hệ thống góp (thường từ 3 – 5 phút
sau), rồi thể hiện hình ảnh của các đài thận, các phễu thận, và bể thận, rồi xuống niệu quản và
bàng quang, kéo dài sau nhiều phút (thường 15 – 30 phút).
4.2. Chỉ định và quy cách:
4.2.1. Khảo sát sỏi niệu: Ở những nơi có máy CT, chụp điện toán cắt lớp không cản
quang được xem là phương thức chẩn đoán chủ yếu cho sỏi niệu. Ngoài việc phát hiện sỏi, hình
ảnh CT cũng cho phép đánh giá sự bế tắc trên sỏi và mức độ chướng nước thận và niệu quản.
Không nên dùng thuốc cản quang dạng uống vì thuốc đọng trong túi thừa của ruột hoặc trong lòng
ruột thừa có thể lầm lẫn với sỏi niệu quản. Trường hợp không thấy sỏi niệu, hoặc đã phát hiện sỏi
những muốn đánh giá chức năng thận liên quan thì dùng thêm thuốc cản quang tiêm mạch, và lập
lại việc chụp cắt lớp 10 phút kể từ sau tiêm. Kỹ thuật dựng hình cho phép quan sát tổng thể hình
ảnh sỏi và hình ảnh hệ niệu.
4.2.2. Khảo sát bướu niệu: Khởi đầu bằng quét ảnh cắt lớp bụng và chậu không cản
quang để khảo sát tổn thương nghi ngờ bướu thận hay bướu bàng quang. Sau đó tiêm tĩnh mạch
thuốc cản quang và thực hiện lại chụp cắt lớp. Ở thì mạch máu nên quan sát khả năng xâm lấn vào
tĩnh mạch thận và tĩnh mạch chủ của bướu thận, cũng cần xem xét vị trí và số lượng của động
mạch thận để dự tính cho kế hoạch can thiệp phẫu thuật. Ở thì nhu mô ta có thể xem rõ nhất hình
ảnh của khối bướu. Bướu niệu mạc được xem ở thì bài tiết để thấy rõ hình ảnh ở bể thận, niệu
quản và bàng quang. Các máy CT thế hệ mới cho phép quan sát mức độ xâm lấn của bướu, hình
ảnh của mô xung quanh hệ niệu và hạch bạch huyết.
4.2.3. Khảo sát mạch máu thận: Kỹ thuật CT mạch máu (CT angiography) khiến ta có
thể quan sát hình ảnh mạch máu thận mà không cần chụp mạch máu bằng cách luồn catheter vào
động mạch thận. Chỉ cần tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch với liều 3 mL/giây, chụp nhanh
kể từ 20 – 25 giây sau tiêm để thấy mạch máu thận, rồi chụp chậm để thấy hình ảnh giải phẫu của
thận. Sau đó dùng kỹ thuật dựng hình hai hay ba chiều để xem hình ảnh động mạch và tĩnh mạch
thận, phát hiện các mạch máu phụ hoặc các bất thường như hẹp, huyết khối, phình mạch.
4.2.4. Khảo sát bất thường số lượng, vị trí và cấu trúc của hệ tiết niệu: Đối với các
trường hợp thận đôi hay thận lạc chỗ, nếu thận bất thường kém chưc năng và không phân tiết thì
khó mà nhận biết trên phim x-quang hệ niệu tiêm tĩnh mạch. Hình ảnh quét của CT có thể giúp
nhận biết những cấu trúc bất thường này dù không phân tiết thuốc cản quang. Dù sao, quét ảnh lập
lại sau tiêm thuốc cản quang cũng giúp nhận định tốt hơn hình ảnh bất thường cũng như góp phần
đánh giá chức năng của cả thận bình thường và bất thường. Các máy CT đa lát cắt (MSCT) cho
phép dựng hình để có thể nhận định tốt những trường hợp thận đôi, niệu quản đôi, thận lạc chỗ và
đặc biệt là thận móng ngựa so với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác như IVU và siêu âm.
Kỹ thuật CT mạch máu nếu kết hợp với dựng hình thường cho phép nhận định rất tốt việc phân bố
mạch máu của các thận bình thường và bất thường, mà sẽ rất hữu ích nếu can thiệp ngoại khoa.
4.2.5. Khảo sát nhiễm trùng niệu: Nhìn chung viêm bể thận-thận (pyelonephritis) được
chẩn đoán dựa trên lâm sàng, nhưng CT được sử dụng để khảo sát biến chứng hoặc theo dõi đáp
ứng với điều trị trong những trường hợp phức tạp. Hình ảnh quét không tiêm thuốc cản quang có
thể giúp nhận định bóng thận to, hình ảnh ổ mủ khu trú hay lan tỏa, tình trạng viêm hay tụ dịch
quanh thận. Nếu hình ảnh không rõ thì có thể quét ảnh lập lại sau khi tiêm thuốc cản quang đường
tĩnh mạch để mong có những hình ảnh rõ nét hơn. Dù sao, những hình ảnh của kỹ thuật CT là
không đặc hiệu và không bắt buộc phải chụp CT thường quy với tiêm thuốc cản quang.
Hình 7 – Một số hình ảnh của chụp cắt lớp điện toán – (a) bướu thận phải;
(b) thận và niệu quản trái đôi (với tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch)- phim dựng hình;
(c) hẹp động mạch thận trái gây cao huyết áp (CT mạch máu)- phim dựng hình.
V- CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ: (Magnetic Resonance Imaging - MRI )
MRI có nhiều ứng dụng trong niệu khoa, đặc biệt khi bệnh nhân bị suy thận hay có tiền sử dị
ứng với thuốc cản quang tiêm mạch. Ưu điểm nổi bất của MRI về độ phân giải mô mềm khiến
cho nó có thuận lợi trong đánh giá khối bướu thận, đánh giá đáy chậu và các tạng vùng chậu, khảo
sát di căn hạch bạch huyết … ; Khả năng của MRI thể hiện hình ảnh mạch máu không cần dùng
kỹ thuật xâm lấn đã làm cách mạng hóa về việc đánh giá hình ảnh giải phẫu của mạch máu. Độ
tương phản mô trong MRI phụ thuộc vào thuộc tính phục hồi của hạt photons trong những môi
trường khác nhau, tốt hơn là tia xạ ion-hóa, khiến cho MRI là một phương tiện chẩn đoán hầu như
không gây hại.
5.1. Chỉ định:
- MRI được sử dụng trong niệu khoa nhằm khảo sát bướu thận, mạch máu thận, bướu độc
tuyến tiền liệt, bướu tuyến thượng thận.
- Chống chỉ định của MRI: có clip mạch máu bằng sắt từ trong sọ, máy tạo nhịp tim, một số
van tim nhân tạo. Chống chỉ định tương đối: bệnh nhân không thể chịu đựng 30 – 45 phút khi
thực hiện chụp MRI, bệnh bị chứng sợ bị giam cầm.
5.2. Kỹ thuật & quy cách:
Hình 8- (a) Hình ảnh MRI bướu thận (T); (b) Hình ảnh MRI chồi bướu thận (P)
ăn lan tĩnh mạch thận và tĩnh mạch chủ
- MRI khảo sát bướu thận: bướu thận biểu hiện trên MRI bởi dạng đặc hay dạng nang. Khảo
sát hình ảnh sau tiêm gadolinium, được thực hiện theo cách chụp ảnh động, là quy cách thiết yếu.
Hình ảnh các bướu nhỏ được thể hiện rõ hơn nếu chụp nhiều lần với độ phân giải cao. Những
hình chụp sớm ở giai đoạn bài niệu trong có thể giúp chẩn đoán phân biệt túi thừa đài thận với
bướu thận. MRI cũng thuận lợi khi khảo sát mạch máu - số lượng và vị trí động mạch thận, có hay
không chồi bướu trong lòng tĩnh mạch thận hay tĩnh mạch chủ (để dự tính cho phẫu thuật cắt
thận) hay khảo sát các vị trí quanh thận như di căn hạch, di căn thượng thận (để đánh giá tiến triển
bướu) .
- MRI khảo sát mạch máu hệ niệu: Vì khả năng thể hiện tốt hình ảnh mạch máu, nên MRI rất
hữu ích trong việc khảo sát mạch máu mà nhiều khi rất cần thiết trong một số bệnh lý niệu khoa.
Một số ví dụ: phát hiện hẹp động mạch thận gây ra cao huyết áp, phát hiện và đánh giá mức độ
chồi bướu thận ăn lan vào tĩnh mạch thận hay tĩnh mạch chủ …
- MRI khảo sát bướu ác tuyến tiền liệt: Bướu lành tuyến tiền liệt phát triển chủ yếu ở vùng
trung tâm (gọi là vùng chuyển tiếp), nên sớm đè ép vào niệu đạo và cổ bàng quang gây ra các
triệu chứng rối loạn đi tiểu. Trong khi bướu ác tuyến tiến liệt chủ yếu phát triển ở vùng ngoại vi,
nên ở giai đoạn sớm ít khi gây ra triệu chứng. Đến khi bướu phát triển đủ để gây ra triệu chứng
thì đã ở giai đoạn trễ.
Hình 9- Hình ảnh MRI tổn thương bướu ác tuyến tiền liệt ở vùng ngoại vi:
(a) mặt cắt ngang; (b) mặt cắt đứng ngang
- MRI khảo sát đáy chậu và các cơ quan lân cận: Ưu điểm của MRI là thể hiện rõ hình ảnh
mô mềm, vì thế rất hữu ích trong khảo sát nguyên nhân các bệnh lý sa tạng chậu, đặc biệt là quan
sát các cân cơ đáy chậu. Thường áp dụng thì chụp tĩnh và chụp động, có bơm thuốc cản quang
vào bàng quang và trực tràng, đánh giá bình thường hay mức độ sa bằng cách so sánh với các mốc
cố định của xương (đường mu cụt - PC line)
Hình 10- Hình ảnh MRI của sa tử cung độ 3: (a) lúc nghỉ; (b) lúc rặn; (c) thoát phân lúc rặn –
Tử cung sa vào trong lòng âm đạo và cổ tử cung lòi ra ngoài âm hộ.
KẾT LUẬN:
Hiện nay, siêu âm và X quang hệ niệu không chuẩn bị là những phương tiện đầu tay trong
khảo sát hình ảnh học niệu khoa. Chụp hệ niệu cản quang tiêm mạch trước đây rất thông dụng,
nhưng vai ngày càng lu mờ trước chụp điện toán cắt lớp. CT scan ngày càng tỏ ra hữu ích, nhất là
khi xuất hiện các thế hệ máy mới đa lát cắt (MSCT) do khả năng thể hiện rất tốt hình ảnh giúp cho
chẩn đoán các bệnh lý của đường tiết niệu, và giá thành ngày càng giảm. Chụp cộng hưởng từ
cũng có nhiều ưu điểm, tuy nhiên do giá thành còn cao nên các bác sĩ niệu khoa chỉ nên đưa chỉ
định khi thất cần thiết.
Việc lựa chọn phương tiện chẩn đoán hình ảnh nào sao cho đúng chỉ định, khả thi về kỹ
thuật, hợp lý về kinh tế để chẩn đoán bệnh chính xác đặt người thầy thuốc vào hoàn cảnh phải cân
nhắc và đưa ra lựa chọn sáng suốt.
Khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì ngày càng có thêm những máy móc tối tân giúp ích cho
y học nâng cao khả năng chẩn đoán và điều trị. Nhiều phương tiện mới đang và sẽ ra đời, mà nếu
người hành nghề y không chịu cập nhật hóa thì sẽ không theo kịp sự tiến triển của thời đại.

More Related Content

What's hot

THOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙITHOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙISoM
 
THOÁT VỊ BẸN
THOÁT VỊ BẸNTHOÁT VỊ BẸN
THOÁT VỊ BẸNSoM
 
CHẤN THƯƠNG THẬN
CHẤN THƯƠNG THẬNCHẤN THƯƠNG THẬN
CHẤN THƯƠNG THẬNSoM
 
Ung thư gan
Ung thư ganUng thư gan
Ung thư ganHùng Lê
 
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạn
Bệnh án khoa thận   bệnh thận mạnBệnh án khoa thận   bệnh thận mạn
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạnSoM
 
CƠN ĐAU BÃO THẬN
CƠN ĐAU BÃO THẬNCƠN ĐAU BÃO THẬN
CƠN ĐAU BÃO THẬNSoM
 
CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU
CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆUCHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU
CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆUSoM
 
VIÊM RUỘT THỪA CẤP
VIÊM RUỘT THỪA CẤPVIÊM RUỘT THỪA CẤP
VIÊM RUỘT THỪA CẤPSoM
 
Xquang he tiet nieu - cap cuu bung
Xquang he tiet nieu - cap cuu bungXquang he tiet nieu - cap cuu bung
Xquang he tiet nieu - cap cuu bungPhan Xuân Cường
 
KHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGKHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGSoM
 
Giải phẫu-ứng-dụng-phúc-mạc
Giải phẫu-ứng-dụng-phúc-mạcGiải phẫu-ứng-dụng-phúc-mạc
Giải phẫu-ứng-dụng-phúc-mạcThành Nhân
 
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTHỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTSoM
 
Ung thư đại-trực tràng
Ung thư đại-trực tràngUng thư đại-trực tràng
Ung thư đại-trực tràngHùng Lê
 
Chẩn đoán hình ảnh thủng tạng rỗng ok
Chẩn đoán hình ảnh thủng tạng rỗng   okChẩn đoán hình ảnh thủng tạng rỗng   ok
Chẩn đoán hình ảnh thủng tạng rỗng okMichel Phuong
 
Sỏi đường mật
Sỏi đường mậtSỏi đường mật
Sỏi đường mậtHùng Lê
 
Hẹp Môn Vị
Hẹp Môn Vị Hẹp Môn Vị
Hẹp Môn Vị nguyen hoan
 
CLVT hệ tiết niệu - khoang sau phúc mạc
CLVT hệ tiết niệu - khoang sau phúc mạcCLVT hệ tiết niệu - khoang sau phúc mạc
CLVT hệ tiết niệu - khoang sau phúc mạcNguyen Thai Binh
 

What's hot (20)

Tắc ruột
Tắc ruộtTắc ruột
Tắc ruột
 
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙITHOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
 
THOÁT VỊ BẸN
THOÁT VỊ BẸNTHOÁT VỊ BẸN
THOÁT VỊ BẸN
 
CHẤN THƯƠNG THẬN
CHẤN THƯƠNG THẬNCHẤN THƯƠNG THẬN
CHẤN THƯƠNG THẬN
 
Ung thư gan
Ung thư ganUng thư gan
Ung thư gan
 
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạn
Bệnh án khoa thận   bệnh thận mạnBệnh án khoa thận   bệnh thận mạn
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạn
 
CƠN ĐAU BÃO THẬN
CƠN ĐAU BÃO THẬNCƠN ĐAU BÃO THẬN
CƠN ĐAU BÃO THẬN
 
CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU
CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆUCHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU
CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU
 
VIÊM RUỘT THỪA CẤP
VIÊM RUỘT THỪA CẤPVIÊM RUỘT THỪA CẤP
VIÊM RUỘT THỪA CẤP
 
Xquang he tiet nieu - cap cuu bung
Xquang he tiet nieu - cap cuu bungXquang he tiet nieu - cap cuu bung
Xquang he tiet nieu - cap cuu bung
 
KHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGKHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNG
 
Giải phẫu-ứng-dụng-phúc-mạc
Giải phẫu-ứng-dụng-phúc-mạcGiải phẫu-ứng-dụng-phúc-mạc
Giải phẫu-ứng-dụng-phúc-mạc
 
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTHỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
 
X-quang trong chẩn đoán tắc ruột
X-quang trong chẩn đoán tắc ruộtX-quang trong chẩn đoán tắc ruột
X-quang trong chẩn đoán tắc ruột
 
Ung thư đại-trực tràng
Ung thư đại-trực tràngUng thư đại-trực tràng
Ung thư đại-trực tràng
 
Chẩn đoán hình ảnh thủng tạng rỗng ok
Chẩn đoán hình ảnh thủng tạng rỗng   okChẩn đoán hình ảnh thủng tạng rỗng   ok
Chẩn đoán hình ảnh thủng tạng rỗng ok
 
Sỏi đường mật
Sỏi đường mậtSỏi đường mật
Sỏi đường mật
 
Hẹp Môn Vị
Hẹp Môn Vị Hẹp Môn Vị
Hẹp Môn Vị
 
Chan doan hinh anh he tiet nieu
Chan doan hinh anh he tiet nieuChan doan hinh anh he tiet nieu
Chan doan hinh anh he tiet nieu
 
CLVT hệ tiết niệu - khoang sau phúc mạc
CLVT hệ tiết niệu - khoang sau phúc mạcCLVT hệ tiết niệu - khoang sau phúc mạc
CLVT hệ tiết niệu - khoang sau phúc mạc
 

Similar to HÌNH ẢNH HỌC HỆ TIẾT NIỆU

Giang cđha dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu có tắc nghẽn dr giang final
Giang cđha dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu có tắc nghẽn   dr giang finalGiang cđha dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu có tắc nghẽn   dr giang final
Giang cđha dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu có tắc nghẽn dr giang finalPhòng Khám An Nhi
 
CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - T...
CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - T...CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - T...
CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - T...NuioKila
 
CHUYÊN ĐỀ 1 GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN -...
CHUYÊN ĐỀ 1 GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN -...CHUYÊN ĐỀ 1 GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN -...
CHUYÊN ĐỀ 1 GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN -...nataliej4
 
Nội soi ống mềm chẩn đoán và điều trị bệnh lý sỏi thận
Nội soi ống mềm chẩn đoán và điều trị bệnh lý sỏi thậnNội soi ống mềm chẩn đoán và điều trị bệnh lý sỏi thận
Nội soi ống mềm chẩn đoán và điều trị bệnh lý sỏi thậnBs Đặng Phước Đạt
 
Nhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng tiểuNhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng tiểuMichel Phuong
 
BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT NỘI SOI PHỤ KHOA
BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT NỘI SOI PHỤ KHOABIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT NỘI SOI PHỤ KHOA
BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT NỘI SOI PHỤ KHOASoM
 
23 xoan dai trang 2007
23 xoan dai trang 200723 xoan dai trang 2007
23 xoan dai trang 2007Hùng Lê
 
Xoắn đại tràng
Xoắn đại tràngXoắn đại tràng
Xoắn đại tràngHùng Lê
 
HÌNH ẢNH HỌC TRONG BỆNH LÝ TIẾT NIỆU
HÌNH ẢNH HỌC TRONG BỆNH LÝ TIẾT NIỆUHÌNH ẢNH HỌC TRONG BỆNH LÝ TIẾT NIỆU
HÌNH ẢNH HỌC TRONG BỆNH LÝ TIẾT NIỆUSoM
 
Chiến lược xử lý cơn đau quặn thận
Chiến lược xử lý cơn đau quặn thận Chiến lược xử lý cơn đau quặn thận
Chiến lược xử lý cơn đau quặn thận Nguyen Binh
 
Tán sỏi thận qua da và Tán sỏi tiết niệu bằng ống soi mềm
Tán sỏi thận qua da và Tán sỏi tiết niệu bằng ống soi mềmTán sỏi thận qua da và Tán sỏi tiết niệu bằng ống soi mềm
Tán sỏi thận qua da và Tán sỏi tiết niệu bằng ống soi mềmBs Đặng Phước Đạt
 
KỸ THUẬT SINH THIẾT TUYẾN TIỀN LIỆT DƯỚI SỰ HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM QUA NGÃ TRỰ...
KỸ THUẬT SINH THIẾT TUYẾN TIỀN LIỆT DƯỚI SỰ HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM QUA NGÃ TRỰ...KỸ THUẬT SINH THIẾT TUYẾN TIỀN LIỆT DƯỚI SỰ HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM QUA NGÃ TRỰ...
KỸ THUẬT SINH THIẾT TUYẾN TIỀN LIỆT DƯỚI SỰ HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM QUA NGÃ TRỰ...SoM
 
X quang tieu hoa fileword
X quang tieu hoa filewordX quang tieu hoa fileword
X quang tieu hoa filewordMichel Phuong
 
Điều trị ung thư tụy - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Điều trị ung thư tụy - 2019 - Đại học Y dược TPHCMĐiều trị ung thư tụy - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Điều trị ung thư tụy - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính ruột non
Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính ruột nonKỹ thuật chụp cắt lớp vi tính ruột non
Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính ruột nonTrọng Ninh
 
ĐẠI CƯƠNG PTNS- NỘI SOI 22.pptx
ĐẠI CƯƠNG PTNS- NỘI SOI 22.pptxĐẠI CƯƠNG PTNS- NỘI SOI 22.pptx
ĐẠI CƯƠNG PTNS- NỘI SOI 22.pptxhoangminhTran8
 

Similar to HÌNH ẢNH HỌC HỆ TIẾT NIỆU (20)

Tiet nieu
Tiet nieuTiet nieu
Tiet nieu
 
Giang cđha dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu có tắc nghẽn dr giang final
Giang cđha dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu có tắc nghẽn   dr giang finalGiang cđha dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu có tắc nghẽn   dr giang final
Giang cđha dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu có tắc nghẽn dr giang final
 
CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - T...
CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - T...CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - T...
CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN - T...
 
CHUYÊN ĐỀ 1 GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN -...
CHUYÊN ĐỀ 1 GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN -...CHUYÊN ĐỀ 1 GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN -...
CHUYÊN ĐỀ 1 GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN -...
 
Nội soi ống mềm chẩn đoán và điều trị bệnh lý sỏi thận
Nội soi ống mềm chẩn đoán và điều trị bệnh lý sỏi thậnNội soi ống mềm chẩn đoán và điều trị bệnh lý sỏi thận
Nội soi ống mềm chẩn đoán và điều trị bệnh lý sỏi thận
 
Nhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng tiểuNhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng tiểu
 
BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT NỘI SOI PHỤ KHOA
BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT NỘI SOI PHỤ KHOABIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT NỘI SOI PHỤ KHOA
BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT NỘI SOI PHỤ KHOA
 
23 xoan dai trang 2007
23 xoan dai trang 200723 xoan dai trang 2007
23 xoan dai trang 2007
 
23 xoan dai trang 2007
23 xoan dai trang 200723 xoan dai trang 2007
23 xoan dai trang 2007
 
Xoắn đại tràng
Xoắn đại tràngXoắn đại tràng
Xoắn đại tràng
 
HÌNH ẢNH HỌC TRONG BỆNH LÝ TIẾT NIỆU
HÌNH ẢNH HỌC TRONG BỆNH LÝ TIẾT NIỆUHÌNH ẢNH HỌC TRONG BỆNH LÝ TIẾT NIỆU
HÌNH ẢNH HỌC TRONG BỆNH LÝ TIẾT NIỆU
 
Xoan dai trang
Xoan dai trangXoan dai trang
Xoan dai trang
 
Chiến lược xử lý cơn đau quặn thận
Chiến lược xử lý cơn đau quặn thận Chiến lược xử lý cơn đau quặn thận
Chiến lược xử lý cơn đau quặn thận
 
Tán sỏi thận qua da và Tán sỏi tiết niệu bằng ống soi mềm
Tán sỏi thận qua da và Tán sỏi tiết niệu bằng ống soi mềmTán sỏi thận qua da và Tán sỏi tiết niệu bằng ống soi mềm
Tán sỏi thận qua da và Tán sỏi tiết niệu bằng ống soi mềm
 
KỸ THUẬT SINH THIẾT TUYẾN TIỀN LIỆT DƯỚI SỰ HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM QUA NGÃ TRỰ...
KỸ THUẬT SINH THIẾT TUYẾN TIỀN LIỆT DƯỚI SỰ HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM QUA NGÃ TRỰ...KỸ THUẬT SINH THIẾT TUYẾN TIỀN LIỆT DƯỚI SỰ HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM QUA NGÃ TRỰ...
KỸ THUẬT SINH THIẾT TUYẾN TIỀN LIỆT DƯỚI SỰ HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM QUA NGÃ TRỰ...
 
X quang tieu hoa fileword
X quang tieu hoa filewordX quang tieu hoa fileword
X quang tieu hoa fileword
 
x quang tiêu hóa
x quang tiêu hóax quang tiêu hóa
x quang tiêu hóa
 
Điều trị ung thư tụy - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Điều trị ung thư tụy - 2019 - Đại học Y dược TPHCMĐiều trị ung thư tụy - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Điều trị ung thư tụy - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính ruột non
Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính ruột nonKỹ thuật chụp cắt lớp vi tính ruột non
Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính ruột non
 
ĐẠI CƯƠNG PTNS- NỘI SOI 22.pptx
ĐẠI CƯƠNG PTNS- NỘI SOI 22.pptxĐẠI CƯƠNG PTNS- NỘI SOI 22.pptx
ĐẠI CƯƠNG PTNS- NỘI SOI 22.pptx
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfHongBiThi1
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbPhNguyn914909
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfHongBiThi1
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxHongBiThi1
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx27NguynTnQuc11A1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptxngocsangchaunguyen
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 

Recently uploaded (19)

SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 

HÌNH ẢNH HỌC HỆ TIẾT NIỆU

  • 1. HÌNH ẢNH HỌC HỆ TIẾT NIỆU TS. BS. Nguyễn Văn Ân Mục tiêu bài giảng : 1) Có kiến thức tổng quát về các phương tiện chẩn đoán hình ảnh thông dụng hiện nay áp dụng trong niệu khoa. 2) Nắm vững chỉ định của siêu âm, X quang hệ niệu không chuẩn bị, các loại X quang hệ niệu có cản quang, chụp điện toán cắt lớp, chụp cộng hưởng từ. 3) Có kiến thức về một số kỹ thuật đặc biệt tương đối thông dụng và hữu ích của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được nêu trong bài. ĐẠI CƯƠNG Chẩn đoán hình ảnh đã có bề dày lịch sử hàng trăm năm, kể từ khi tia X được áp dụng để chụp X quang. Tuy nhiên từ hơn 30 năm gần đây, các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào y học đã làm xuất hiện một cuộc cách mạng trong hình ảnh học với nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại và rất hữu ích cho các nhà Niệu khoa trong công tác chẩn đoán và điều trị. Nhiều sách giáo khoa cũ vốn được viết 20 – 30 năm trước trở nên lỗi thời vì thiếu đề cập đến các phương tiện hình ảnh học mới chính xác hơn trong chẩn đoán khiên cho nhiều bài giảng phải viết lại hoặc bổ sung cho phù hợp. Hiện nay có rất nhiều phương thức và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cho hệ tiết niệu. Chọn lựa phương thức thích hợp phụ thuộc vào từng loại bệnh lý, vào yêu cầu cụ thể của bệnh cảnh lâm sàng, xem xét sự an toàn và thuận lợi cho bệnh nhân, cũng như cân nhắc về chi phí. Để có sự chọn lựa tốt, chúng ta phải thông hiểu về chỉ định và chống chỉ định, lợi ích và bất lợi của các phương thức chẩn đoán hình ảnh áp dụng trong niệu khoa. NỘI DUNG I- SIÊU ÂM: (Ultrasound) Là phương pháp phổ biến, khá rẻ tiền, không phải dùng tia nhưng có thể quan sát tốt hình ảnh của thận và bàng quang, quan sát khá tốt hình ảnh tuyến tiền liệt, nên siêu âm được xem là rất hữu ích trong việc đánh giá hình ảnh hệ tiết niệu. Ngoài những máy siêu âm có nhiều chức năng với kích thước khá lớn, cũng có những máy siêu âm cầm tay với kích thước nhỏ gọn rất cơ động, có thể thực hiện tại giường bệnh. Một lợi điểm khác là kỹ thuật siêu âm cho phép ghi nhận một cách linh động hình ảnh theo nhiều vị trí nên rất hữu ích khi thực hiện cho trẻ em và những bệnh nhân kém hợp tác. Hạn chế của siêu âm (so với một số phương thức chẩn đoán khác như chụp x quang hệ niệu cản quang, chụp cắt lớp điện toán, cộng hưởng từ nhân) là không đánh giá được chức năng thận, khó quan sát nếu bệnh nhân mập và có nhiều hơi trong ruột, và khó xem được hình ảnh niệu quản (trừ khi niệu quản dãn nở do ứ nước). 1.1. Chỉ định: - Siêu âm bụng được sử dụng như là xét nghiệm tầm soát ban đầu cho hệ tiết niệu. - Cho phép đánh giá tốt nang thận, các khối bướu của thận, chướng nước thận, hình ảnh chống đối của bàng quang do bế tắc dòng ra của bàng quang, các khối choán chỗ trong bàng quang, hình ảnh đội vào cổ bàng quang của phì đại tuyến tiền liệt. - Là phương pháp hỗ trợ trong đánh giá sỏi niệu. - Có thể quan sát được nhưng không tốt lắm các tổn thương bên trong hệ thống góp, khoang quanh thận, tuyến thượng thận, niệu quản, chấn thương hệ niệu.
  • 2. Hình 1- Một số hình ảnh siêu âm hệ niệu – (a) nang thận; (b) sỏi thận gây ứ nước thận; (c) phì đại tuyến tiền liệt đội vào cổ bàng quang 1.2. Kỹ thuật: Tương tự kỹ thuật siêu âm bụng với tư thế bệnh nhân nằm ngửa. Không cần nhịn đói, vì thận ở phía sau lưng cách xa các cấu trúc chứa hơi như dạ dày ruột. Khi quan sát thận, cần thay đổi vị trí đầu dò sao cho thấy rõ hình ảnh thận, có thể ở vùng hông hay hông lưng với tư thế bệnh nhân nằm sấp. Nên để bàng quang chứa khá nhiều nước tiểu khi thực hiện siêu âm để thấy rõ hình ảnh bàng quang và tuyến tiền liệt, rồi cho bệnh nhân đi tiểu và siêu âm lại để đánh giá tồn lưu nước tiểu. 1.3. Một số kỹ thuật siêu âm đặc biệt: - Siêu âm bìu: là phương pháp hình ảnh học tốt nhất để quan sát các cấu trúc bên trong bìu. Về mặt kỹ thuật, không cần chuẩn bị gì đặc biệt. Đầu dò linear với tần số cao (5 – 10MHz) được sử dụng để quan sát bìu trực tiếp. Siêu âm bìu cho phép đánh giá tốt các bệnh lý của tinh hoàn (như bướu, viêm), ngoài tinh hoàn (như tinh mạc nước), mào tinh (như bướu, viêm, spermatocele *). - Siêu âm doppler bìu: cho phép khảo sát sự tưới máu của các cấu trúc trong bìu. Rất hữu ích để đánh giá tĩnh mạch tinh (dãn tĩnh mạch tinh cho hình ảnh đám rối tĩnh mạch với kích thước lòng mạch > 2 mm, có hồi lưu khi rặn bụng làm tăng áp lực trong bụng: nghiệm pháp Valsava dương tính) và xoắn tinh hoàn (giảm tưới máu tinh hoàn, kết hợp với lâm sàng có đau tinh hoàn cấp và dấu hiệu xoắn dây tinh làm co kéo tinh hoàn). - Siêu âm qua ngả trực tràng: siêu âm bụng có hạn chế là đánh giá không chính xác kích thước của tuyến tiền liệt. Kỹ thuật siêu âm với đầu dò tần số cao đặt trong lòng trực tràng cho phép đánh giá chính xác kích thước tuyến tiền liệt đồng thời quan sát rõ hình ảnh tuyến này và các cấu trúc lân cận như túi tinh và ống phóng tinh. Tuy nhiên, siêu âm qua ngả trực tràng chỉ được sử dụng khi có chỉ định: bất thường khi thăm khám tuyến tiền liệt, gia tăng bất thường trị số PSA, hướng dẫn sinh thiết tuyến liền liệt, khảo sát nguyên nhân của hiếm muộn. II- CHỤP X-QUANG HỆ NIỆU KHÔNG CHUẨN BỊ: (Plain Radiography) Gọi là không chuẩn bị để phân biệt với chụp x-quang hệ niệu có dùng thuốc cản quang, nhưng thực sự là cũng có chuẩn bị ruột bằng cách dùng thuốc sổ hay thụt tháo, nhằm tránh để phân và hơi trong đại tràng che mờ những dấu hiệu cần quan sát của hệ tiết niệu. Cần phân biệt với x- quang bụng không chuẩn bị để chẩn đoán các tình trạng đau bụng cấp (bệnh nhân đứng thẳng; phim đặt trước bụng; tia chụp sau-trước; thực sự không cần chuẩn bị ruột). Lưu ý có một cách gọi khác là chụp KUB (Kidneys-Ureters-Bladder), cũng được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên tên gọi này kém chính xác, vì thường không thấy hình ảnh niệu quản cũng như ít khi thấy hình ảnh bàng quang trên phim không chuẩn bị. 2.1. Chỉ định: - Khảo sát bóng thận (vị trí, kích thước, hình thể). - Khảo sát các dị vật có cản quang trong hệ tiết niệu (sỏi, ống thông lưu). - Đánh giá sơ bộ trước khi thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán khác.
  • 3. 2.2. Kỹ thuật: Bệnh nhân nằm ngửa; phim đặt sau lưng bệnh nhân; tia chụp trước-sau. Mốc của phim chụp phía trên là trên góc sống-sườn 11, phía dưới là dưới khớp mu, cột sống ở dọc giữa, hai bên là ngoài phần mềm của vùng lưng. 2.3. Một số dấu hiệu hữu ích: - Bất thường về xương: (a) Bẩm sinh: gai sống chẻ đôi, bất sản xương cùng; (b) Sau chấn thương: gãy cột sống, vỡ xương chậu; (c) Sau mổ: xương sườn đã bị cắt bớt, kẹp kim loại của lần mổ trước; (d) Kết hợp với những bệnh khác, như là: di căn tạo xương (trong bướu ác tuyến tiền liệt), di căn hủy xương (chủ yếu do bướu đặc); biểu hiện của các rối loạn huyết học (thiếu máu tế bào hình liềm, u tủy) hay bệnh Paget. - Tích tụ hơi bất thường: (a) Trong chủ mô thận hay hệ thống góp (do mới thực hiện thủ thuật trên hệ niệu, do viêm bể thận-thận sinh hơi); (b) Trong lòng bàng quang (mới thực hiện thủ thuật trên hệ niệu, viêm bàng quang sinh hơi, rò tiêu hóa-bàng quang, nhiễm trùng niệu); (c) Trong thành bàng quang (viêm bàng quang sinh hơi). Hình 2 – Các hình ảnh x-quang hệ niệu không chuẩn bị - (a) ghi nhận vết cản quang nghĩ đến sỏi niệu quản trái đoạn lưng; (b) ghi nhận hình ảnh sỏi dạng san hô ở vị trí thận phải; (c) di căn xương do bướu ác tuyến tiền liệt III- CHỤP X-QUANG HỆ NIỆU CÓ CẢN QUANG: 3.1. CHỤP X-QUANG HỆ NIỆU TIÊM TĨNH MẠCH: (Intravenous Urography- IVU) Trước thập niên 1990, đây là phương thức chẩn đoán hình ảnh quan trọng hàng đầu trong niệu khoa. Kể từ khi chụp cắt lớp điện toán (CT) ra đời, ngày càng tiến bộ về kỹ thuật cho phép quan sát cả ba chiều với chất lượng hình ảnh tốt hơn nhiều thì vai trò của IVU ngày càng mờ nhạt. Ở Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển với tiềm năng kinh tế và kỹ thuật còn thấp, chỉ có một số bệnh viện ở một số thành phố lớn mới được trang bị máy CT. Vì thế, IVU với máy chụp x-quang thông thường vẫn còn được xem là phương tiện chẩn đoán hình ảnh chủ yếu đối với các bệnh lý niệu khoa. 3.1.1. Chỉ định: - Chụp hệ niệu có cản quang tiêm tĩnh mạch cho phép đánh gía chức năng thận, quan sát phần nào hình ảnh của nhu mô thận, hình ảnh bình thường hay bất thường của hệ thống góp trong thận, của niệu quản và của bàng quang. - IVU cho phép khảo sát khá tốt hình ảnh của sỏi niệu và hình ảnh bế tắc của hệ niệu (thận chướng nước, niệu quản dãn nở, bàng quang chống đối). Trước đây, các hình ảnh của IVU là phương tiện quan trọng để đánh giá chấn thương hệ niệu, bệnh ác tính hệ niệu, tiểu máu không do sỏi, nhiễm trùng niệu, suy thận, bệnh thận đa nang, cao huyết áp, các rối loạn do phì đại tuyến tiền liệt. Hiện nay, với chất lượng hình ảnh tốt hơn của CT scanner, các chỉ định trên đây đã bị lu mờ.
  • 4. - Đối với những nơi đã có máy chụp CT, chỉ định của IVU chỉ giới hạn trong việc đánh giá chi tiết hình ảnh của đài thận, niệu quản, khúc nối bể thận-niệu quản, khúc nối niệu quản-bàng quang, đặc biệt là khảo sát tổn thương đã biết hay nghi ngờ ác tính của niệu mạc, hoặc theo dõi hình ảnh hệ niệu sau mổ. - Chống chỉ định tuyệt đối nếu bệnh nhân có tiền sự dị ứng với thuốc cản quang. Suy thận là chống chỉ định tương đối, vì chức năng thận kém sẽ làm giảm sự bài tiết thuốc cản quang từ tuần hoàn vào hệ bài niệu (Nếu urê-huyết > 8g/L hoặc crêatinin-huyết thanh > 5mg/dL thì thuốc cản quang hầu như không thể xuất hiện trên phim). Hình 3 – Hình ảnh khối choán chỗ trong bàng quang trên phim x-quang hệ niệu tiêm tĩnh mạch (a) lúc bàng quang đầy; (b) chụp lại sau khi đi tiểu 3.1.2. Kỹ thuật: - Trước khi chụp: bệnh nhân nên nhịn ăn uống 4 giờ trước hoặc được dùng thuốc xổ để giảm hơi và phân trong ruột khiên có thể che mờ hình ảnh hệ niệu; không nên uống nhiều nước (đặc biệt là truyền nhiều nước trực tiếp qua đường tĩnh mạch); nên đi tiểu trước khi vào chụp. - Chuẩn bị thuốc cản quang tiêm mạch (thường là các loại thuốc dẫn xuất của iode và tan trong nước như Sodium ditrizoate (Hypaque™), Iopromide (Ultravist™)) với liều lượng 1 mL/kg thể trong đối với người trưởng thành có chức năng thận bình thường, pha thành 100 mL. - Bao giờ cũng khởi đầu bằng một phim hệ niệu không chuẩn bị, nhằm thăm dò liều lượng tia chụp và vị trí bệnh nhân có thích hợp không ? xem có quá nhiều hơi hay bã phân trong ruột không ? hoặc có còn thuốc cản quang chẳng hạn như chụp đại tràng hoặc dạ dày cản quang gần đây không ? - Tiêm thuốc cản quang với tốc độ 1,5 – 4 mL/giây (tùy theo chức năng thận hay có chỉ định đặc biệt). Thông thường người ta chụp phim lúc 3-5 phút (kể từ lúc bắt đầu tiêm thuốc) để xem đài-bể thận, 10-15 phút để xem niệu quản và 25-30 phút để xem bàng quang. 3.1.3. Một số kỹ thuật đặc biệt: - Nếu cần xem rõ hình ảnh nhu mô thận (nephrogram), người ta chụp liên tiếp mỗi phút trong 3 – 5 phút đầu. - Kỹ thuật ép bụng: Khi muốn xem rõ hình ảnh hệ thống góp trong thận hay niệu quản, người ta dùng kỹ thuật ép bụng (tương ứng vị trí trước xương thiêng) sau phim chụp 10 phút để làm bế tắc niệu quản tạm thời, rồi chụp lại lúc 15 phút. - Để xem rõ hình ảnh bàng quang, người ta có thể chụp chậm hơn lúc 45 phút hoặc 60 phút, rồi chụp lại một phim ngay sau khi cho bệnh nhân đi tiểu, có thể kết hợp với phim chụp ở tư thế nghiêng 45 độ. - Trường hợp suy thận không nặng lắm, có thể dùng liều cản quang cao (1,5 – 2 mL/kg), và/hoặc áp dụng kỹ thuật truyền tĩnh mạch nhanh (bolus), và/hoặc kết hợp chụp phim chậm (1 giờ, 2 giờ, 6 giờ, hoặc thậm chí 24 giờ) nhằm cố gắng quan sát được hình ảnh của hệ niệu.
  • 5. 3.2. CHỤP X-QUANG NIỆU ĐẠO NGƯỢC DÒNG (Retrograde Urethrography - RUG), CHỤP X-QUANG BÀNG QUANG NGƯỢC DÒNG (Retrograde Cystography – RCG); 3.2.1. Chỉ định: Nhằm khảo sát hình ảnh niệu đạo, cổ bàng quang hoặc bàng quang. Một số bệnh lý thường được chỉ định là chấn thương niệu đạo, chấn thương bàng quang, hẹp niệu đạo, túi thừa niệu đạo, túi ngách bàng quang, bế tắc đường tiểu dưới gây bàng quang chống đối. 3.2.2. Kỹ thuật: - Đối với RUG: Đặt thông vào niệu đạo khoảng 4 cm (hoặc dùng thông Foley thì bơm bong 3 ml, hoặc dùng thông Nelaton thì dùng kẹp mềm dương vật). Bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ, chân dưới co, chân trên duỗi. Bơm khoảng 30 ml thuốc cản quang vào niệu đạo qua thông niệu đạo và chụp x-quang trong khi đang bơm gần hết thuốc. - Đối với CUG: Đặt thông vào bàng quang. Bơm khoảng 300 ml thuốc cản quang vào bàng quang. Sau đó rút thông và chụp x-quang ở tư thế nằm ngửa và tư thế nằm nghiêng. Đôi khi người ta cho bệnh nhân đi tiểu và chụp lại phim sau khi đi tiểu nhằm quan sát rõ có vị trí ngấm thuốc bất thường hoặc thuốc lan ra ngoài bàng quang hay không. Hình 4 – Một số hình ảnh của chụp x-quang niệu đạo ngược dòng - (a) chấn thương niệu đạo với thuốc cản quang lan ra ngoài niệu đạo; (b) hẹp niệu đạo hành; (c) phì đại tuyến tiền liệt làm hẹp và kéo dài niệu đạo tuyến tiền liệt, đội vào cổ bàng quang. 3.3. CHỤP X-QUANG BÀNG QUANG – NIỆU ĐẠO LÚC RẶN TIỂU (Voiding Cysto- Urethrography – VCUG): 3.3.1. Chỉ định: Khảo sát hình ảnh bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo lúc đang rặn tiểu. Chẩn đoán và đánh giá mức độ của trào ngược bàng quang – niệu quản. 3.3.2. Kỹ thuật: Bơm vào bàng quang khoảng 300 ml thuốc cản quang qua thông niệu đạo hoặc qua thông bàng quang (trong trường hợp đã mở bàng quang ra da). Sau đó rút thông tiểu hoặc kẹp thông bàng quang. Tư thế bệnh nhân: nghiêng 45 độ nếu muốn khảo sát hình ảnh bàng quang – cổ bàng quang – niệu đạo; đứng thẳng với tia chụp trước – sau nếu muốn khảo sát trào ngược bàng quang niệu quản. Yêu cầu bệnh nhân rặn tiểu mạnh và chụp phim khi đang rặn tiểu. Hình 5 – Một số hình ảnh của VCUG – (a) vỡ bàng quang trong phúc mạc; (b) trào ngược bàng quang – niệu quản mức độ nặng.
  • 6. 3.4. CHỤP X QUANG NIỆU QUẢN NGƯỢC DÒNG (Retrograde Urograms - RU ): 3.4.1.Chỉ định: Cần khảo sát hình ảnh của thận – niệu quản nhưng không chụp được X quang hệ niệu tiêm tĩnh mạch không thực hiện được (do urê huyết quá cao hay do dị ứng thuốc cản quang tiêm mạch) 3.4.2. Kỹ thuật: Qua máy soi bàng quang đặt thông niệu quản vào miệng niệu quản, sau đó bơm thuốc cản quang ngược dòng rồi chụp X quang nhằm thể hiện hình ảnh niệu quản – bể thận – đài thận. 3.4.3.Chống chỉ định: Đang nhiễm trùng niệu cấp. Hẹp đường tiểu dưới khiến không thể soi bàng quang hoặc không đặt được thông niệu quản. Hình 6- X quang niệu quản ngược dòng ghi nhận bướu niệu mạc đài trên thận trái IV- CHỤP CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN: (Computed Tomography) CT là một bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Đối với niệu khoa, CT cho phép đánh giá rất tốt hình ảnh bệnh lý và chức năng của thận, hình ảnh của mô và cơ quan quanh thận (hạch bạch huyết, tuyến thượng thận, động mạch chủ, tĩnh mạch chủ), sự rõ nét của các cấu trúc mạch máu thận, hình ảnh của bàng quang, tuyến tiền liệt cùng với mô mềm xung quanh như hạch bạch huyết, kể cả niệu quản. CT có hạn chế trong việc đánh giá dương vật và bìu (các cấu trúc này được đánh giá tốt hơn bằng siêu âm và công hưởng từ). 4.1. Kỹ thuật: - Nhà niệu khoa lâm sàng nên nêu ra hướng chẩn đoán và những yêu cầu cụ thể trước khi chụp, để bác sĩ x-quang điều chỉnh kỹ thuật chụp không những dựa trên bệnh lý mà còn tùy vào loại máy CT đang có: CT trục quy ước (conventional axial CT) hay CT xoắn ốc (helical CT) hiện đại, CT đời cũ 4 – 16 lát cắt với độ phân giải kém hay CT đời mới 64 – 128 lát cắt (Multi Slides CT - MSCT) với độ phân giải rất cao và có khả năng dựng hình ba chiều). - Việc đánh giá mật độ mô căn cứ trên đơn vị Hounsfield: + Mô có nhiều khí như phổi từ (-) 1000 đến (-) 300 đơn vị + Mô mềm (mỡ, máu, dịch) từ (-) 100 đến (+) 100 đơn vị + Mô cứng như xương từ (+) 300 đến (+) 1000 đơn vị - Sau khi thực hiện loạt cắt lớp không có thuốc cản quang, nếu cần thiết thì có thể thực hiện lại với thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch. Liều lượng và cách tiêm giống như đã trình bày trong phần chụp x-quang hệ niệu tiêm tĩnh mạch. Các máy CT xoắn ốc hiện đại có thể thực hiện mỗi độ chỉnh trực 5mm trong chưa đến 30 giây, cho phép thể hiện kết quả hình ảnh rất rõ nét với độ phân giải rất cao. Vì thế có thể quan sát hình ảnh hệ niệu với các thì như sau (thời gian kể từ lúc bắt đầu tiêm thuốc cản quang): + Thì mạch máu: 15 – 40 giây sau. Quan sát vị trí, số lượng, kích thước của động mạch thận và tĩnh mạch thận.
  • 7. + Thì vỏ thận: 25 – 80 giây sau. Khi hình ảnh vỏ thận hiện ra rõ nét nhất thì sự phân biệt tủy – vỏ rất rõ ràng. Hình ảnh thể hiện ở thì này không đồng nhất, nên làm giới hạn việc phát hiện các thương tổn ở thận. + Thì nhu mô thận: 90 – 120 giây sau. Lúc này thuốc cản quang vào đến tủy thận, và thể hiện hình ảnh đồng nhất trên toàn bộ nhu mô. Chính ở thì này khả năng phát hiện các thương tổn ở thận là tốt nhất, đặc biệt là với các tổn thương nhỏ. + Thì bài tiết: bắt đầu khi thuốc cản quang xuất hiện ở hệ thống góp (thường từ 3 – 5 phút sau), rồi thể hiện hình ảnh của các đài thận, các phễu thận, và bể thận, rồi xuống niệu quản và bàng quang, kéo dài sau nhiều phút (thường 15 – 30 phút). 4.2. Chỉ định và quy cách: 4.2.1. Khảo sát sỏi niệu: Ở những nơi có máy CT, chụp điện toán cắt lớp không cản quang được xem là phương thức chẩn đoán chủ yếu cho sỏi niệu. Ngoài việc phát hiện sỏi, hình ảnh CT cũng cho phép đánh giá sự bế tắc trên sỏi và mức độ chướng nước thận và niệu quản. Không nên dùng thuốc cản quang dạng uống vì thuốc đọng trong túi thừa của ruột hoặc trong lòng ruột thừa có thể lầm lẫn với sỏi niệu quản. Trường hợp không thấy sỏi niệu, hoặc đã phát hiện sỏi những muốn đánh giá chức năng thận liên quan thì dùng thêm thuốc cản quang tiêm mạch, và lập lại việc chụp cắt lớp 10 phút kể từ sau tiêm. Kỹ thuật dựng hình cho phép quan sát tổng thể hình ảnh sỏi và hình ảnh hệ niệu. 4.2.2. Khảo sát bướu niệu: Khởi đầu bằng quét ảnh cắt lớp bụng và chậu không cản quang để khảo sát tổn thương nghi ngờ bướu thận hay bướu bàng quang. Sau đó tiêm tĩnh mạch thuốc cản quang và thực hiện lại chụp cắt lớp. Ở thì mạch máu nên quan sát khả năng xâm lấn vào tĩnh mạch thận và tĩnh mạch chủ của bướu thận, cũng cần xem xét vị trí và số lượng của động mạch thận để dự tính cho kế hoạch can thiệp phẫu thuật. Ở thì nhu mô ta có thể xem rõ nhất hình ảnh của khối bướu. Bướu niệu mạc được xem ở thì bài tiết để thấy rõ hình ảnh ở bể thận, niệu quản và bàng quang. Các máy CT thế hệ mới cho phép quan sát mức độ xâm lấn của bướu, hình ảnh của mô xung quanh hệ niệu và hạch bạch huyết. 4.2.3. Khảo sát mạch máu thận: Kỹ thuật CT mạch máu (CT angiography) khiến ta có thể quan sát hình ảnh mạch máu thận mà không cần chụp mạch máu bằng cách luồn catheter vào động mạch thận. Chỉ cần tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch với liều 3 mL/giây, chụp nhanh kể từ 20 – 25 giây sau tiêm để thấy mạch máu thận, rồi chụp chậm để thấy hình ảnh giải phẫu của thận. Sau đó dùng kỹ thuật dựng hình hai hay ba chiều để xem hình ảnh động mạch và tĩnh mạch thận, phát hiện các mạch máu phụ hoặc các bất thường như hẹp, huyết khối, phình mạch. 4.2.4. Khảo sát bất thường số lượng, vị trí và cấu trúc của hệ tiết niệu: Đối với các trường hợp thận đôi hay thận lạc chỗ, nếu thận bất thường kém chưc năng và không phân tiết thì khó mà nhận biết trên phim x-quang hệ niệu tiêm tĩnh mạch. Hình ảnh quét của CT có thể giúp nhận biết những cấu trúc bất thường này dù không phân tiết thuốc cản quang. Dù sao, quét ảnh lập lại sau tiêm thuốc cản quang cũng giúp nhận định tốt hơn hình ảnh bất thường cũng như góp phần đánh giá chức năng của cả thận bình thường và bất thường. Các máy CT đa lát cắt (MSCT) cho phép dựng hình để có thể nhận định tốt những trường hợp thận đôi, niệu quản đôi, thận lạc chỗ và đặc biệt là thận móng ngựa so với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác như IVU và siêu âm. Kỹ thuật CT mạch máu nếu kết hợp với dựng hình thường cho phép nhận định rất tốt việc phân bố mạch máu của các thận bình thường và bất thường, mà sẽ rất hữu ích nếu can thiệp ngoại khoa. 4.2.5. Khảo sát nhiễm trùng niệu: Nhìn chung viêm bể thận-thận (pyelonephritis) được chẩn đoán dựa trên lâm sàng, nhưng CT được sử dụng để khảo sát biến chứng hoặc theo dõi đáp ứng với điều trị trong những trường hợp phức tạp. Hình ảnh quét không tiêm thuốc cản quang có thể giúp nhận định bóng thận to, hình ảnh ổ mủ khu trú hay lan tỏa, tình trạng viêm hay tụ dịch quanh thận. Nếu hình ảnh không rõ thì có thể quét ảnh lập lại sau khi tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch để mong có những hình ảnh rõ nét hơn. Dù sao, những hình ảnh của kỹ thuật CT là không đặc hiệu và không bắt buộc phải chụp CT thường quy với tiêm thuốc cản quang.
  • 8. Hình 7 – Một số hình ảnh của chụp cắt lớp điện toán – (a) bướu thận phải; (b) thận và niệu quản trái đôi (với tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch)- phim dựng hình; (c) hẹp động mạch thận trái gây cao huyết áp (CT mạch máu)- phim dựng hình. V- CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ: (Magnetic Resonance Imaging - MRI ) MRI có nhiều ứng dụng trong niệu khoa, đặc biệt khi bệnh nhân bị suy thận hay có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang tiêm mạch. Ưu điểm nổi bất của MRI về độ phân giải mô mềm khiến cho nó có thuận lợi trong đánh giá khối bướu thận, đánh giá đáy chậu và các tạng vùng chậu, khảo sát di căn hạch bạch huyết … ; Khả năng của MRI thể hiện hình ảnh mạch máu không cần dùng kỹ thuật xâm lấn đã làm cách mạng hóa về việc đánh giá hình ảnh giải phẫu của mạch máu. Độ tương phản mô trong MRI phụ thuộc vào thuộc tính phục hồi của hạt photons trong những môi trường khác nhau, tốt hơn là tia xạ ion-hóa, khiến cho MRI là một phương tiện chẩn đoán hầu như không gây hại. 5.1. Chỉ định: - MRI được sử dụng trong niệu khoa nhằm khảo sát bướu thận, mạch máu thận, bướu độc tuyến tiền liệt, bướu tuyến thượng thận. - Chống chỉ định của MRI: có clip mạch máu bằng sắt từ trong sọ, máy tạo nhịp tim, một số van tim nhân tạo. Chống chỉ định tương đối: bệnh nhân không thể chịu đựng 30 – 45 phút khi thực hiện chụp MRI, bệnh bị chứng sợ bị giam cầm. 5.2. Kỹ thuật & quy cách: Hình 8- (a) Hình ảnh MRI bướu thận (T); (b) Hình ảnh MRI chồi bướu thận (P) ăn lan tĩnh mạch thận và tĩnh mạch chủ - MRI khảo sát bướu thận: bướu thận biểu hiện trên MRI bởi dạng đặc hay dạng nang. Khảo sát hình ảnh sau tiêm gadolinium, được thực hiện theo cách chụp ảnh động, là quy cách thiết yếu. Hình ảnh các bướu nhỏ được thể hiện rõ hơn nếu chụp nhiều lần với độ phân giải cao. Những hình chụp sớm ở giai đoạn bài niệu trong có thể giúp chẩn đoán phân biệt túi thừa đài thận với
  • 9. bướu thận. MRI cũng thuận lợi khi khảo sát mạch máu - số lượng và vị trí động mạch thận, có hay không chồi bướu trong lòng tĩnh mạch thận hay tĩnh mạch chủ (để dự tính cho phẫu thuật cắt thận) hay khảo sát các vị trí quanh thận như di căn hạch, di căn thượng thận (để đánh giá tiến triển bướu) . - MRI khảo sát mạch máu hệ niệu: Vì khả năng thể hiện tốt hình ảnh mạch máu, nên MRI rất hữu ích trong việc khảo sát mạch máu mà nhiều khi rất cần thiết trong một số bệnh lý niệu khoa. Một số ví dụ: phát hiện hẹp động mạch thận gây ra cao huyết áp, phát hiện và đánh giá mức độ chồi bướu thận ăn lan vào tĩnh mạch thận hay tĩnh mạch chủ … - MRI khảo sát bướu ác tuyến tiền liệt: Bướu lành tuyến tiền liệt phát triển chủ yếu ở vùng trung tâm (gọi là vùng chuyển tiếp), nên sớm đè ép vào niệu đạo và cổ bàng quang gây ra các triệu chứng rối loạn đi tiểu. Trong khi bướu ác tuyến tiến liệt chủ yếu phát triển ở vùng ngoại vi, nên ở giai đoạn sớm ít khi gây ra triệu chứng. Đến khi bướu phát triển đủ để gây ra triệu chứng thì đã ở giai đoạn trễ. Hình 9- Hình ảnh MRI tổn thương bướu ác tuyến tiền liệt ở vùng ngoại vi: (a) mặt cắt ngang; (b) mặt cắt đứng ngang - MRI khảo sát đáy chậu và các cơ quan lân cận: Ưu điểm của MRI là thể hiện rõ hình ảnh mô mềm, vì thế rất hữu ích trong khảo sát nguyên nhân các bệnh lý sa tạng chậu, đặc biệt là quan sát các cân cơ đáy chậu. Thường áp dụng thì chụp tĩnh và chụp động, có bơm thuốc cản quang vào bàng quang và trực tràng, đánh giá bình thường hay mức độ sa bằng cách so sánh với các mốc cố định của xương (đường mu cụt - PC line) Hình 10- Hình ảnh MRI của sa tử cung độ 3: (a) lúc nghỉ; (b) lúc rặn; (c) thoát phân lúc rặn – Tử cung sa vào trong lòng âm đạo và cổ tử cung lòi ra ngoài âm hộ. KẾT LUẬN: Hiện nay, siêu âm và X quang hệ niệu không chuẩn bị là những phương tiện đầu tay trong khảo sát hình ảnh học niệu khoa. Chụp hệ niệu cản quang tiêm mạch trước đây rất thông dụng, nhưng vai ngày càng lu mờ trước chụp điện toán cắt lớp. CT scan ngày càng tỏ ra hữu ích, nhất là khi xuất hiện các thế hệ máy mới đa lát cắt (MSCT) do khả năng thể hiện rất tốt hình ảnh giúp cho chẩn đoán các bệnh lý của đường tiết niệu, và giá thành ngày càng giảm. Chụp cộng hưởng từ cũng có nhiều ưu điểm, tuy nhiên do giá thành còn cao nên các bác sĩ niệu khoa chỉ nên đưa chỉ định khi thất cần thiết.
  • 10. Việc lựa chọn phương tiện chẩn đoán hình ảnh nào sao cho đúng chỉ định, khả thi về kỹ thuật, hợp lý về kinh tế để chẩn đoán bệnh chính xác đặt người thầy thuốc vào hoàn cảnh phải cân nhắc và đưa ra lựa chọn sáng suốt. Khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì ngày càng có thêm những máy móc tối tân giúp ích cho y học nâng cao khả năng chẩn đoán và điều trị. Nhiều phương tiện mới đang và sẽ ra đời, mà nếu người hành nghề y không chịu cập nhật hóa thì sẽ không theo kịp sự tiến triển của thời đại.