SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
Download to read offline
ĐẠI CƢƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT
THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
Phan Hữu Hên
Mục tiêu học tập:
1. Kể đƣợc bản chất của hormone
2. Biết cơ chế feedback, nguyên lý tác dụng của hormon
3. Kể tên và biết tác dụng của hormone từng tuyến nội tiết
A. ĐẠI CƢƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT
Hệ nội tiết (endocrine system) bao gồm hệ thống các tuyến nội tiết, mỗi tuyến tiết ra một
hoặc nhiều hormone khác nhau đổ trực tiếp vào máu để điều hòa cơ thể. Hệ nội tiết khác với hệ
ngoai tiết (exocrine system), chất tiết ra được đổ vào hệ thống ống dẫn. Hệ thống nội tiết có
nhiệm vụ đặc biệt trong việc liên tục chuyển đi các tín hiệu. Để làm việc này nó sử dụng hệ thống
tuần hoàn để tới được những nơi rất xa trong cơ thể. Những "chất truyền tin " của hệ nội tiết là
các hormon, được tiết ra từ một tuyến đặc biệt gọi là tuyến nội tiết. Chúng mang các tín hiệu tới
cơ quan thực hiện (cơ quan đích) là một tuyến khác, nhưng cũng có thể là các tế bào không phải
là nội tiết.
Vùng hạ đồi (hạ đồi) – tuyến yên kiểm soát hầu hết các chức năng nói trên; và bản thân nó
cũng lại chịu ảnh hưởng của những kích thích thần kinh cao cấp hơn. Tại vùng hạ đồi các kích
thích thần kinh được biến đổi thành các kích thích nội tiết. Các tế bào đặc biệt của vùng hạ đồi,
những tế bào nội tiết thần kinh, khi bị kích thích sẽ tiết ra hormon thần kinh đổ vào máu.
THỤ THỂ
Trong máu có nhiều hormon khác nhau, cùng lưu hành một lúc. Vậy làm thế nào để hormon
tác động đúng trên tế bào / cơ quan đích ? Tế bào / cơ quan đích và hormon nhận diện được nhau
là do trên tế bào đích có các vị trí liên lạc đặc hiệu, tức các thụ thể là các cấu trúc hoá học đặc
biệt cần thiết để tế bào đích có khả năng nhận diện và hiểu được thông tin (hormon) đưa đến. Ái
lực của các thụ thể này đối với hormon là rất cao vì nồng độ hormon chỉ có từ 10-8 đến 10-12
mol/L.
Hormon có cấu trúc peptid và glycoprotein, cũng như catecholamin đều có thụ thể nằm ở
mặt ngoài của màng tế bào. Còn các hormon có cấu trúc steroid có thể đi xuyên qua màng tế bào
để tác động đến một protein giữ vai trò của thụ thể đặc hiệu nằm ở trong lòng tế bào.
HORMON : ĐẠI CƢƠNG VÀ ĐỊNH NGHĨA
ĐẠI CƢƠNG
Hormon, là một từ gốc Hy lạp (, hormân ) có nghĩa là " kích thích" nên còn có tên
khác là "kích thích tố", bao gồm rất nhiều hợp chất hoá học có các tác dụng nhất định. Danh từ
hormon lần đầu tiên được William Baylis và Ernest Starling dùng năm 1902 để mô tả tác dụng
của secretin, do tá tràng tiết ra, để kích thích sự tiết dịch tụy.
Có thể coi hormon là các chất truyền tin của cơ thể. Chúng truyền các thông tin để điều hoà
các chức năng thực thể và điều hoà các giai đoạn khác nhau của chuyển hoá.
Hormon được tổng hợp tại các tuyến/tế bào nội tiết rồi được chuyên chở bằng hệ thống tuần
hoàn tới các mô/tế bào đích. Đây là hiện tượng nội tiết (endocrinie :  " endon", ở trong ; và
 "krinein", tôi tiết) thực sự.
Ngày nay ngoài hệ thống nội tiết kinh điển nói trên, người ta còn mô tả :
Nội tiết bàng tiết (paracrinie) (Feyrter 1930) :
Gọi tắt là bàng tiết mà sản phẩm của nó là parahormon, là khi một số tế bào nào đó tiết ra
hormon để tác động ngay trên những tế bào ở gần đó. Thí dụ:
- Insulin do tế bào  của tuỵ tiết ra có thể điều chỉnh tiết glucagon ở tế bào.
- Testosteron do tế bào Leydig tiết có thể ảnh hưởng đến ống sinh tinh.
- Parahormon được tiết ra từ các tế bào tuyến, nhưng cũng có thể từ các tế bào khác với tế
bào thường sản xuất ra chúng. Như somatostatin thường được tiết ra ở vùng hạ đồi,
nhưng tuỵ cũng tiết somatostatin có tác dụng tại chỗ; steroid và insulin được tổng hợp ở
não độc lập với nguồn cung cấp do máu.
Nội tiết tự tiết (autocrinie)
Gọi tắt là tự tiết mà sản phẩm của nó gọi là hormon tự thân là khi một số tế bào nào đó tiết ra
các hormon tự thân để sử dụng ngay cho chúng hoặc cả cho những tế bào ở kế bên.
Thí dụ: interleukin do các đại thực bào hoặc tế bào lympho tiết ra có tác dụng như một chất
xúc tác để tự kích thích làm gia tăng các quá trình chuyển hoá của chính các tế bào đó (George
F. Cahill: Origin, evolution and role of hormones. In Endocrinology p.4 W B Saunders Cy.
Philadelphia 1989).
Nội tiết thần kinh (neurocrinie)
Là khi các tế bào thần kinh hay tế bào ống tiêu hoá tiết ra một số đa peptid có tác dụng
hormon như: motilin, VIP, peptid có tác dụng trên mạch máu do ruột tiết, bombesin, neurotensin
v...v... Các tế bào"nội tiết thần kinh" đều có khả năng tổng hợp, bắt giữ và khử cacboxyl các
amin nên còn gọi là hệ thống APUD, còn gọi là hệ thống nội tiết lan toả.
ĐỊNH NGHĨA CỦA HORMON
Hormon là những hợp chất hoá học có các đặc tính như sau :
- Được tiết ra từ các tế bào chuyên biệt (tế bào tiết / tuyến nội tiết) với một lượng rất nhỏ.
- Đổ thẳng vào dòng máu và được vận chuyển tới những nơi mà chúng phát huy tác dụng
ở cách xa nơi chúng được tiết ra.
- Tác động trên những tế bào đặc hiệu (tế bào đích / tuyến đích) để tạo ra những hiệu quả
đặc hiệu. Một hormon duy nhất có thể tác động trên nhiều đích và tạo ra nhiều hiệu quả
khác nhau.
- Phối hợp với hệ thần kinh để đóng vai trò của các người điều tiết sinh lý của quá trình
chuyển hoá và tích hợp của cơ thể; có thể có sự đồng tác của nhiều hormon khác nhau.
- Khi các liên hệ thần kinh với cơ thể đã được loại bỏ chúng vẫn còn có tác dụng (tác dụng
in-vitro).
BẢN CHẤT HOÁ HỌC CỦA HORMON
Căn cứ vào cấu trúc hoá học của hormon người ta chia chúng thành ba nhóm :
- Hormon có cấu trúc peptid & glycoprotein.
- Hormon có cấu trúc steroid & hormon có cấu trúc tương tự.
- Hormon là các dẫn xuất của tyrozin (acid amin).
Các hormon steroid rất khó tan trong nước. Trong máu chúng được gắn vào những protein
đặc biệt gọi là protein vận chuyển đặc hiệu: thí dụ transcortin cho cortisol; globulin gắn với
hormon sinh dục SBP cho testosteron và estrogen v...v...
Những chất được giải phóng từ các điểm tận của thần kinh như acetylcholin, adrenalin,
v...v... thì được gọi là các chất trung gian hay chất dẫn truyền thần kinh vì chúng chỉ truyền tín
hiệu trên một chặng ngắn, trong khoảng một synap, từ điểm tận thần kinh đến một tế bào kế tiếp
là một tế bào thần kinh hoặc mô.
Tuỷ thượng thận đóng một vị trí trung gian: thật vậy, adrenalin và nor-adrenalin lại đổ vào
dòng máu mặc dù về cấu trúc chúng là những chất trung gian và cũng được sử dụng trong cơ thể
với chức năng như vậy.
CƠ CHẾ KIỂM SOÁT NGƢỢC & NGUYÊN LÝ TÁC DỤNG CỦA CÁC HORMON
Cơ chế kiểm soát ngược là một quá trình trong đó sự đáp ứng với một tín hiệu, thí dụ đáp
ứng của tế bào trước một kích thích do hormon, ảnh hưởng bằng con đường ngược lại, tới cấu
trúc đã phát đi tín hiệu (ở đây là tuyến nội tiết). Cơ chế kiểm soát ngược có thể:
- Dương tính, feedback (+): đáp ứng sẽ khuếch đại tín hiệu khởi đầu, điều này dẫn tới một
đáp ứng cũng được khuếch đại.
- Âm tính, feedback (-): đáp ứng của tế bào thu nhận sẽ giảm bớt tín hiệu khởi đầu.
Các hormon thường tác động theo cơ chế feedback âm cũng giống như đa số cơ chế điều
hoà của cơ thể. Dưới đây là một số thí dụ:
CRH của hạ đồi tác động trên tuyến yên trước để tiết ra ACTH, rồi ACTH lại tác động đến
tuyến thượng thận (vỏ) ở ngoại vi để tiết ra cortisol là một hormon có nhiệm vụ thực hiện,
hormon thực hiện trên tế bào đích. Cortisol, là hormon thực hiện không những tác động trên tế
bào đích mà còn ức chế ngược lại sự giải phóng RH ở hạ đồi. Như vậy sự ức chế giải phóng RH
đã được hoàn thành.
Sự kiểm soát ngược còn có thể được thực hiện ở các mức khác nhau:
- Một hormon của thuỳ trước tuyến yên ức chế ngược lên hạ đồi
- Hormon của tuyến đích ức chế ngược lên thuỳ trước tuyến yên
- Một chất chuyển hoá được kiểm soát bởi hormon cũng có thể điều chỉnh sự tiết hormon
đó (TD : nồngđộ Ca2+ trong huyết tương đối với sự tiết parathormon).
CÁCH TÁC DỤNG CỦA CÁC HORMON
Hormon tác động trên các thụ thể ở hai mức: các thụ thể màng tế bào và các thụ thể trong tế
bào (bào tương, nhân tế bào).
HORMON ĐA PEPTID (GLYCOPROTEIN)
Các thụ thể màng tế bào
Cấu trúc
Cấu trúc của chúng rất khác nhau, và đối với một số còn chưa được biết. Nói chung chúng
thường được cấu tạo bởi các chuỗi glycoprotein.
Nhận dạng hormon
Thụ thể của hormon nhận dạng hormon một cách đặc hiệu. Điều này là kết quả của các cấu
trúc bổ xung của hormon và thụ thể và có liên quan đến cấu trúc hoá học của chúng. Các cấu trúc
bậc hai và bậc ba của một hormon protein là cực kỳ quan trọng. Hệ số ái lực Kd là rất cao, vào
khoảng 10-10
M.
Phức hợp hormon-thụ thể (HR) có thể được gắn với các nucleotid (N) nằm trong màng tế
bào, cần thiết cho hoạt động của nó, để tạo ra một phức hợp hormon-thụ thể-nucleotid (HRN).
Điều chỉnh các thụ thể
Tác dụng điều chỉnh của hormon có thể là làm ngưng tiết,hay phá huỷ hormon; nhưng cũng
có thể làm giảm tác dụng trên thụ thể. Trên thực nghiệm có thể làm tái thể hiện tác dụng này bằng
cách để các thụ thể tiếp xúc với một nồng độ hormon thật cao. Hai cơ chế có thể là nguyên nhân
của sự giảm tác dụng:
- Số lượng thụ thể giảm (down regulation). Vì các thụ thể bị nhập bào, và chúng chỉ tổng
hợp lại được nếu mà nồng độ hormon giảm.
- Độ nhậy cảm của thụ thể với hormon giảm. Sự giảm hằng số ái lực (Kd) do có sự
phosphoryl-hoá thụ thể có thể xảy ra dưới tác dụng của một protein phụ thuộc AMPc.
Truyền tín hiệu vào bên trong tế bào
Khi hormon đã gắn vào thụ thể của nó, thì phức hợp mới được tạo thành sẽ khởi động một
loạt phản ứng có mục đích là truyền tín hiệu vào tới nhân của các tế bào đích. Một số hormon hầu
như khuếch tán một cách tự do và dễ dàng qua màng tế bào. Một số hormon khác lại hút nước và
không qua màng tế bào được: tín hiệu lúc này được truyền đi bởi các chất truyền tin thứ hai. Hoạt
động này đều đặn không trục trặc là nhờ có sự tham gia của các protein-kinaza và phospho-
diesteraza (xem ở dưới).
Các chất truyền tin thứ hai
AMP vòng (AMPc) là chất truyền tin mà cấu trúc cũng như chức năng đã được biết rõ từ lâu.
Nó được sinh ra từ ATP do tác dụng của adenylcyclaza.
Adenylcyclaza nằm ở mặt trong tế bào giáp với bào tương; nó gồm có hai tiểu đơn vị:
- Một để điều chỉnh
- Một để xúc tác
Hoạt động của adenylcyclaza cũng lại bị điều chỉnh. Thực vậy vì ở trong màng tế bào có
hai đơn vị điều chỉnh dễ dàng gắn với các nucleotid giàu guanin và magiê nên còn gọi là các
nucleotid N .
Phần lớn các hormon đa peptid cũng như các thụ thể của catecholamin 1, 1, và 2 thực
hiện được tác dụng của chúng là nhờ vào AMPc.
Calcium (Ca2+) : hoạt động như một chất truyền tin thứ hai thực sự khi mà nồng độ trong bào
tương của nó tăng đột ngột ( > 10-7 mol / L).
Diacylglycerol (DG) và inositol-1,4,5-triphosphat (PI3) là những chất truyền tin mới được
biết đến gần đây.
Hai sản phẩm này là kết quả của sự hoạt hoá phospholipaza C khi hormon gắn vào thụ thể
của nó. DG và PI3 làm tăng nồng độ calci trong bào tương bằng cách huy động nó từ reticulum
endoplasmic. Sự gia tăng calci này đủ để hoạt hoá calmodulin và các protein-kinaz trong tế bào
(xem ở dưới).
Protein-kinaza và phosphoprotein-phosphataza: Tác dụng của các hormon được điều chỉnh ở
trong tế bào bởi những phản ứng đặc biệt. Tín hiệu đặc hiệu của hormon phải được truyền đến
nhân tế bào là rất cần thiết; mặt khác cường độ và thời gian tín hiệu kéo dài cũng phải được
điều chỉnh. Những nhiệm vụ này được thực hiện bởi các enzym đặc biệt là các protein-kinaza
và các phospho-diesteraza tế bào.
Protein-kinaza phụ thuộc AMPc: Một trong các chức năng quan trọng của AMPc là phản ứng
với một protein-kinaza đặc hiệu đối với nó. Calci và magiê cần thiết cho hoạt động của nó.
Một trong những protein-kinaza loại này được biết rõ nhất là tyrosin-kinaza cần thiết cho sự
truyền tín hiệu khởi phát bởi sự gắn insulin vào thụ thể của nó.
Protein-kinaza phụ thuộc calci và calmodulin: Calmodulin là một protein bền vững với nhiệt
độ (17000 Da) có 4 vị trí gắn Ca++
một cách đặc hiệu. Nó điều chỉnh tác dụng của khoảng một
chục enzym quan trọng (phospho-diesteraza của nucleotid, adenylcyclaza, guanyl-cyclaza,
calci-magiê ATPaza v...v...). Bình thường Ca++
tự do trong tế bào có nồng độ 100 nmol/L,nên
các vị trí của calmodulin ít bị bão hoà. Khi mà một kích thích làm tăng nồng độ này lên 5
mmol/L, thì phần lớn calmodulin bị hoạt hoá và sẽ tác động lên các enzym phụ thuộc vào nó.
Hình 2-3
Protein-kinaza phụ thuộc calci và các phospho-lipid: còn gọi là protein-kinaza C hay C-
kinaza tồn tại dưới hai dạng phụ thuộc vào sự kết nối của nó với các màng tế bào. Một trong
những dạng này không hoạt động và chính nhờ tác dụng của các chất truyền tin thứ hai là Ca,
DG và PI3 (xem ở trên) mà nó trở thành hoạt động. Hình 2-4
Phospho-protein phosphataza: đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho tế bào trở lại trạng
thái nghỉ ngơi.
HORMON STEROID & HORMON LÀ DẪN XUẤT CỦA TYROZIN
Thụ thể màng tế bào
Khác với hormon đa peptid, các hormon steroid và hormon là dẫn xuất của tyrozin đi qua
màng té bào dễ dàng; sau đó đi qua bào tương và tác động trên nhân tế bào.
Thụ thể màng tế bào của các hormon này rất đơn giản nhưng cấu trúc của chúng còn chưa
biết rõ. Thí dụ đối với hormon giáp, các thụ thể này chỉ là các vị trí có ái lực cao nhưng khả năng
hẹp.
Khái niệm hormon đi qua màng tế bào một cách thụ động ngày nay đã bị loại trừ, thực ra sự
đi qua màng này là chủ động và có tiêu hao năng lượng.
Thụ thể trong tế bào : Thụ thể bào tƣơng - Thụ thể nhân tế bào
Thụ thể bào tƣơng :
Các thụ thể bào tương là những protein cho phép hormon được biến đổi và còn làm hormon
đến được nhân tế bào. Thí dụ testosteron gắn vào một thụ thể để chịu tác động của 5- reductaza
rồi biến thành dihydrotestosteron. Sau đó nó được đưa đến nhân tế bào và phát huy tác dụng ở đó.
Tuy nhiên sơ đồ trên không cứng nhắc như thế :
- Việc gắn với một thụ thể bào tương không phải là bắt buộc. Hormon giáp gắn vào thụ
thể bào tương là ưu tiên, nhưng không bắt buộc phải di chuyển đến nhân tế bào. Ở đây
thụ thể bào tương đóng vai trò dự trữ hormon trong bào tương.
- Khi đã gắn vào thụ thể hormon cũng không nhất thiết bị biến đổi; có người lại còn cho
rằng chính thụ thể mới có tác dụng chủ động mà hormon chỉ có tác dụng làm nó di
chuyển đến nhân tế bào.
Thụ thể nhân tế bào :
Người ta mới được biết rất ít về những thụ thể này. Một số ý kiến cho là các steroid có gắn
với một vài protein nhân giữ vai trò của thụ thể. Tiếp đó là các tổng hợp enzym được khởi động
ở khâu phiên mã DNA hoặc ở khâu chuyển dịch RNA thông tin và / hoặc RNA vận chuyển.
VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ NỘI TIẾT
Tác dụng chính của các hormon trên các tế bào đích là kiểm soát các chuyển hoá của các tế
bào đó bằng các cơ chế điều chỉnh :
- Điều chỉnh để ổn định nội môi (homeostasis) có tầm quan trọng sống còn.
- Điều chỉnh dài hạn và trung hạn làm thay đổi sự sinh nhiệt lượng, sự phát triển, sự sinh
sản.
NHỮNG ĐIỀU CHỈNH KHẨN CẤP
Sự sống phụ thuộc vào nước, muối, glucoz và một vài chất khác.
Nƣớc
Nước phụ thuộc vào sự tái hấp thu ở thận, đối với nước ở trong huyết tương với lưu lượng
120 mL/min tức 172 L/ngày. Trong số đó 85% được tái hấp thu ở ống lượn gần cùng với Na+
.
Còn 25 lít được tái hấp thu ở ống lượn xa, phần lớn trong số này do có ảnh hưởng của hormon
chống lợi tiểu (ADH) có nguồn gốc ở thuỳ sau tuyến yên. ADH sẽ khởi động, tuỳ theo yêu cầu,
một sự giảm bài niệu tức là một sự tái hấp thu nước phụ thêm vào. Lượng nước này sấp sỉ lượng
nước chúng ta uống và hấp thu mỗi ngày: 1.5 -2 lít uống và 1.5 -2 lít nước trong thức ăn.
Như vậy hệ ADH cho phép cơ thể thích nghi với sự mất nước hoặc thừa nước. Thiếu hụt
ADH sẽ gây ra bệnh đái tháo nhạt (Diabetes insipidus), còn nếu thừa ADH sẽ gây ra hội chứng
Schwartz-Bartter.
Nhưng ADH không phải là hormon duy nhất tham gia vào sự điều chỉnh nước mà còn có :
Cortisol chỉ huy sự lọc của cầu thận, aldosteron điều chỉnh Na.
Như vậy có hai tuyến nội tiết tham gia vào quá trình điều chỉnh các chuyển động của nước là
thuỳ sau tuyến yên và vỏ tuyến thượng thận.
Muối : Na và K
Na+
là ion ngoài tế bào giữ áp lực thẩm thấu rất tốt, và còn điều hoà các trao đổi nước-điện
giải giữa các khoang trong và ngoài tế bào.
K+
là ion trong tế bào. Hai ion nói trên tạo nên gradien điện-hoá màng tế bào. Việc cơ thể
bảo tồn các dự trữ Na và K là một sự cần thiết sống còn.
Aldosteron là hormon vỏ thượng thận có nhiệm vụ kiểm soát tái hấp thu Na+ ở ống thận.
Rất nhiều cơ chế tác động đến sự tiết aldosteron như hệ renin-angiotensin, ACTH, nồng độ Na
trong máu và khối lượng máu lưu hành.
Cortisol có tác dụng điều chỉnh nước, glucoz và còn có tác dụng quan trọng trong việc giữ
vững nồng độ Na trong máu.
Trong bệnh Addison (suy vỏ thượng thận mạn) có sự thiếu hụt cả cortisol lẫn aldosteron. Khi
có quá nhiều aldosteron thì sẽ gây ra hội chứng Conn.
Glucose
Glucoz là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Gan là nơi sản xuất ra lượng glucoz mà các tế
bào cần có để hoạt động: lưu lượng trung bình khoảng 2mg/kg/phút, khoảng độ 150g/ngày cho
một người cân nặng 50kg; thức ăn hàng ngày sẽ cung cấp lượng glucoz cần thiết này cho cơ thể.
Khi glucoz có dư nó sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ; ngược lại khi thiếu hụt glucoz thì mỡ dự
trữ sẽ bị thoái giáng và cơ thể sẽ gầy đi. Bằng chứng của sự cân bằng chuyển hoá glucoz là lượng
đường glucoz trong máu (glucoz-huyết) quen gọi là đường huyết, với nồng độ bình thường từ
0.70 – 0.80 đến 1.0 g/L.
Insulin là hormon độc nhất gây hạ đường huyết, tức là làm cho glucoz xâm nhập được vào
các tế bào cần đến nó (gan, cơ, và mô mỡ). Còn não sử dụng glucoz mà không cần đến insulin.
Insulin được tổng hợp tại các tế bào  của tiểu đảo Langerhans của tuỵ nội tiết. Thiếu insulin
sẽ gây bệnh đái tháo đường; nếu thừa insulin sẽ gây hạ đường huyết.
Những cơ chế làm tăng đường huyết lại có rất nhiều: có loại làm tăng đường huyết nhanh, có
loại làm tăng chậm hơn.
Cơ chế gây tăng đường huyết tức thì: là adrenalin do tuỷ thượng thận tiết, và glucagon do
các tế bào  của tiểu đảo Langerhans.
Cơ chế tăng đường huyết chậm & dự trữ : là cortisol có tác dụng giữ ổn định nồng độ glucoz
trong tế bào, nên còn có tên là hormon gluco-corticoid.
Các hormon khác có vai trò đối với điều chỉnh đường huyết nhưng kém quan trọng hơn:
hormon tăng trưởng, hormon giáp, prolactin.
Điều chỉnh các ion khác
Cơ thể còn cần đến một vài chất cần thiết khác như :
Calci và Phospho phụ thuộc lẫn nhau, và những thay đổi của chúng phụ thuộc trước hết vào
hormon tuyến cận giáp (PTH) và calcitonin do các tế bào C tuyến giáp tiết. Calci và phospho
tham gia vào rất nhiều chức năng màng tế bào, của enzym và trong quá trình khoáng hoá
xương.
Các điều chỉnh hormon có tính khẩn cấp này là không thể chậm trễ trong khi thực hiện, và
chính bản thân các chất Glucoz, nước, ClNa là nguyên động lực thúc đẩy hay kìm hãm sự tiết
các hormon điều chỉnh.
Toàn bộ các cơ chế điều chỉnh nói trên đều nhằm một mục đích là bảo tồn sự sống của tế
bào, cũng tức là sự sống của cá thể.
B. THĂM DÒ HORMON CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
Các trục nội tiết
Hầu hết các tuyến nội tiết đều hoạt động theo hệ thống trục (hạ đồi – tuyến yên – tuyến
đích).
Hormon vùng hạ đồi
(hypothalamus)
Hormon
tuyến yên
Tuyến đích ngoại biên
& hormon
Trục tuyến giáp TRH TSH Thyroid (T4, T3)
Trục tuyến sinh dục. LH-RH FSH . LH Tuyến sinh dục: nang
trứng hay sự sinh tinh.
Mô kẽ: estrogen;
progesteron; testosteron.
Trục tuyến thượng thận CRH ACTH Vỏ thượng thận :
glucococticoit; androgen;
mineralococticoit
Trục hormon tăng trưởng GRF (kích thích)
SRIF (ức chế)
GH Somatomedin
Trục tiết sữa PIF (ức chế) Prolactin (PRL)
Trục sắc tố da b LPH
Các trục nội tiết có thể hoạt động theo kiểu chỉ huy tự động hay chỉ huy theo yêu cầu:
Chỉ huy tự động bảo đảm cho nồng độ hormon không thay đổi. Chính sự thay đổi nồng độ
hormon lưu hành điều tiết sự chỉ huy này: hormon lưu hành tăng gây ra ức chế tiết hormon tuyến
yên / hạ đồi; ngược lại hormon lưu hành giảm thì lại gây tăng tiết hormon tuyến yên / hạ đồi.
1. Vùng hạ đồi [1]
Vùng hạ đồi, là phần trước nhất của gian não nằm ở tầng bụng của hai thành bên não thất
III, trọng lượng tổng cộng chỉ khoảng 4 gam chiếm 0,3 % trọng lượng của toàn bộ não. Nó có thể
được coi như một ngã tư thực sự của hệ thống nội tiết.
Nó tổng hợp các hormon thần kinh có khả năng
kích thích / ức chế sự tiết hormon của thuỳ trước
tuyến yên. Nó cũng tiết ra hormon chống lợi tiểu
(ADH). Nằm giữa vỏ não và các vòng mạch nơron
dưới vỏ ở bên này và tuyến yên ở bên kia, vùng hạ
đồi có một vị trí giải phẫu-sinh lý đặc biệt.
CÁC HORMON HẠ ĐỒI
Hormon Cấu trúc
Hormon thuỳ sau
tuyến yên :
- Arginin-vasopressin
S S
Cys-Tyr-Phe-Gln-Asn-Cys-Pro-Arg-Gly-NH2
- Oxytocin
S S
Cys-Tyr-Ile-Gln-Asn-Cys-Pro-Leu-Gly-NH2
Hormon hướng tuyến
yên
- Hormon giải phóng
TSH (TRH)
- Hormon giảiphóng
hormon hướng sinh
dục (GnRH)
* Somatostatin
- Hormon giải phóng
GH (GRH)
- Hormon ức chế
Prolactin (PIH,
dopamin)
- Hormon giải phóng
prolactin (PRH)
- Hormon giải phóng
ACTH (CRH)
(pyro) Glu-His-Pro-NH2
(pyro) Glu-His-Trp-Ser-Tyr-Gly-Leu-Arg-Pro-Gly-NH2
S S
Ala-Gly-Cys-Lys-Asn-Phe-Phe-Trp-Lys-Thr-Phe-Thr-
Ser-Cys
Tyr-Ala-Asp-Ala-Ile-Phe-Thr-Asn-Ser-Tyr-Arg-Lys-Val-
Leu-Gly-Gln-Leu-Ser-Ala-Arg-Lys-Leu-Leu-Gln-Asp-Ile-
Mer-Ser-Arg-Gln-Gln-Gly-Glu-Ser-Asn-Gln-Glu-Arg-
Gly-Ala-Arg-Ala-Arg-Leu-NH2
CH2
CH2
NH2
Ser-Gln-Glu--Pro-Pro-Ile-Ser-Leu-Asp-Leu-Thr-Phe-His-
Leu-Leu-Arg-Glu-Val-Leu-Glu-Met-Thr-Lys-Ala-Asp-
Gln-Leu-Ala-GlnGln-Ala-His-Ser-Asn-Arg-Lys-Leu-Leu-
Asp-Ile-Ala-NH2
2. Tuyến yên [1],[4],[6]
Tuyến yên có hình hạt đậu nằm ở nền sọ, bên trong yên xoang bướm, kích thước: dọc
0,6cm, trước sau 0,8cm và ngang 1,5cm. Cân nặng khoảng 0,5-0,6g (0,5 - 0,92g). Phía trước
được bao bọc bởi hoành tuyến yên, bản chất là màng cứng, bên cạnh là xoang tĩnh mạch cảnh.
Phía trên sau là xoang yên, phía trên trước là giao thoa thị giác. Phía trên là vùng hạ đồi.
Tuyến yên được chia
thành hai phần khác
nhau về cấu trúc và chức
năng
Thùy trƣớc tuyến
yên
Các tế bào thùy
trước tuyến yên tổng hợp
và bài tiết 6 hormon đó
là:
- Somatotroph tổng
hợp và bài tiết hormon
phát triển cơ thể - GH
(Human Growth Hormon
- hGH)
- Thyrotroph tổng
hợp và bài tiết hormon
kích thích tuyến giáp -
TSH (Thyroid Stimulating Hormon)
- Corticotroph tổng hợp và bài tiết hormon kích thích tuyến vỏ thượng thận - ACTH
(Adreno Corticotropin Hormon).
- Gonadotroph tổng hợp và bài tiết hormon kích thích nang trứng - FSH (Follicle
Stimulating Hormon) và hormon kích thích hoàng thể - LH (Luteinizing Hormon)
- Lactotroph tổng hợp và bài tiết hormon kích thích bài tiết sữa - PRL (Prolactin).
Tác động của các hormon này thông qua một hệ thống xuyên suốt từ hạ đồi đến tuyến yên
và sau cùng là tuyến đích. Hệ thống cũng còn gọi là các trục: trục hướng tuyến giáp, trục hướng
tuyến sinh dục và trục hướng tuyến thượng thận. Riêng hai hormon kích thích trực tiếp các mô
đích là prolactin (PRL) và hormon tăng trưởng (GH).
Điều hòa hoạt động thùy trƣớc tuyến yên
Có ba cơ chế điều hòa hoạt động thùy trước tuyến yên:
o Các hormon từ vùng hạ đồi
o Các hormon từ mô đích
o Các yếu tố và các cytokine tăng trưởng hoạt động theo cơ chế cận tiết và tự động
tiết, điều hòa hoạt động tại chỗ các tế bào tuyến yên.
Cơ chế điều hòa hoạt động thùy trước tuyến yên [4]
Thùy sau tuyến yên [1],[2],[3],[4]
Thuỳ sau nằm phía dưới vùng hạ đồi, tạo thành đơn vị có cấu trúc và chức năng - yên thần
kinh. Yên thần kinh bao gồm ba phần: nhân trên thị và nhân cạnh não thất của vùng hạ đồi (chứa
thân tế bào thần kinh, tiết ra oxytocin và vasopressin) và đường dẫn truyền chứa các sợi trục của
các tế bào thần kinh nằm ở hai nhân phía trên và thùy sau tuyến yên, nơi chứa các đầu tận cùng
thần kinh. ADH có tác dụng cân bằng nước điện giải, oxytocin có tác dụng chính là bài xuất sữa.
Các hormon sau khi được tổng hợp tại nhân sẽ được kết hợp với một protein mang là
neurophysin theo sợi trục thần kinh chuyển xuống đầu tận cùng trong tuyến yên sau. Khi xung
động động thần kinh dẫn truyền xuống dọc theo sợi trục từ nhân trên thị và nhân cạnh não thất,
hormon được giải phóng trực tiếp từ các hạt bài tiết trong đầu tận cùng.
3. Tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết đơn , nằm ở giữa về phía trước-dưới cổ. Tuyến giáp gồm hai
thuỳ bên có trục lớn thẳng đứng, nối với nhau bằng một lớp mô mỏng nằm ngang được gọi là eo
tuyến giáp. Eo này rộng 1cm và cao 1.5cm, nằm phía trước các vòng sụn khí quản thứ 2, 3 và thứ
4. Các thuỳ bên có hình kim tự tháp ba cạnh đáy quay xuống dưới, có chiều cao 6cm, rộng 3cm,
dày 2cm. Các thuỳ này nằm ép vào mặt bên thanh khí quản. Từ bờ trên của eo, ở phía trái của
đường giữa tách ra tháp Lalouette. Tháp này khi có
khi không.
TSH tác dụng lên cấu trúc tuyến giáp: Tăng số lượng
và kích thước tế bào tuyến giáp trong mỗi nang giáp,
tăng biến đổi các tế bào nang giáp từ dạng khối sang dạng trụ (dạng bài tiết), tăng phát triển hệ
thống mao mạch của tuyến giáp.
- TSH tác dụng lên chức năng tuyến giáp. Tăng hoạt động bơm iod do đó làm tăng khả
năng bắt iod của tế bào tuyến giáp. Tăng gắn iod vào tyrosin để tạo hormon tuyến giáp. Tăng
phân giải thyroglobulin được dự trữ trong lòng nang giáp để giải phóng hormon tuyến giáp
(T3,T4) vào máu và do đó làm giảm chất keo trong lòng nang giáp.
Tốc độ của các phản ứng tổng hợp và thoái giáng của tất cả các enzym trong cơ thể được
điều kiện hoá bởi các hormon của tuyến giáp là tetra-
iodothyronin (T4) và tri-iodothyronin (T3). Những
hormon này tác động trên toàn bộ các mô, nhưng
những đích chính là cơ và mô thần kinh.
Nhiều hormon giáp gây ra hội chứng cường giáp
mà điển hình là bệnh Basedow. Thiếu hormon giáp thì
lại gây hội chứng suy giáp.
Điều hòa bài tiết
Mức bài tiết TSH của tuyến yên chịu sự điều
khiển của hormon TRH vùng hạ đồi và chịu sự điều
hòa ngược từ tuyến đích là tuyến giáp.
Điều hòa hoạt động trục hạ đồi – tuyến yên –
tuyến giáp [4]
4. Tuyến cận giáp
Cận giáp là những tuyến nhỏ, mỗi tuyến chỉ nặng từ 30-50mg, hình hơi dài và dẹt
(8x3x1mm), màu nâu nhạt hoặc vàng nâu, mềm.
Chúng có vỏ bọc riêng và có thể tách rời khỏi
tuyến giáp, nối với tuyến này bằng một bó mạch -
thần kinh, thuộc về động mạch giáp dưới, đám rối
tĩnh mạch và hạch lympho cổ, thần kinh giao cảm
cổ, các dây thần kinh quặt ngược. Tổng số tuyến cận
giáp là 4 có khi 5 hoặc 6.
Tuyến cận giáp trên nằm ở lưng chừng mặt sau các thùy giáp trạng, ở trên mức động mạch
giáp dưới khoảng 1cm, ít khi ở cao hơn vào quãng một phần ba trên tuyến giáp hoặc ở dưới
tuyến mang tai.
PTH là hormon nhóm đa peptit, có trọng lượng phân tử 9.500 - 9600, gồm 84 acid amin. Sự
khác biệt về cấu trúc giữa PTH của người với PTH của bò và heo rất ít , do đó có thể tính kháng
nguyên chéo.
PTH tác dụng trên màng tế bào:
- Nó làm cho calci đi vào tế bào một cách tích cực và dễ dàng.
- Hoạt hoá adenylcyclaza của màng tế bào, tức là làm tăng sản xuất 3'5' AMP vòng, chất
này ngăn chặn calci đi vào các ti lạp thể và các microsom.
Kết quả làm cho tăng nồng độ calci ion-hoá trong bào tương, điều này làm thay đổi các hoạt
động của các enzym phụ thuộc vào calci.
Điều hòa tiết PTH
Cân bằng nội môi đối với calci được điều tiết bằng một cơ chế kiểm soát ngược âm tính
không phụ thuộc tuyến yên. Chính nồng độ calci ion hoá trong máu điều hoà sự tiết PTH của các
cận giáp.
Cũng còn một số yếu tố điều hoà khác như :
- Magiê (magnésium) tham gia vào cơ chế xuất bào của các hạt tiết. Khi bị thiếu magiê
nặng ở máu, sẽ xảy ra giảm calci huyết và giảm PTH trong máu.
- Các chất chuyển hoá của vitamin D: nồng độ 1-25 dihydroxy cholecalciférol trong máu
có thể làm thay đổi tiết PTH, thường là có xu hướng làm nó giảm.
- Nồng độ AMP vòng của các tế bào cận giáp: nồng độ này chịu ảnh hưởng của
catecholamin (kích thích các bêta giao cảm và ức chế các chẹn bêta), các prostaglandin
(PGE1, PGE2, có tác dụng thuận lợi còn PGF alpha có tác dụng ức chế).
Và có thể cả nồng độ prolactin và hoạt động của các thụ thể H1 và H2 với histamine.
5. Tuyến thƣợng thận
Gồm hai phần khác nhau về cấu trúc và chức năng
Vỏ thƣợng thận
Vỏ thượng thận gồm 3 phần, phần ngoài là vùng cầu,
phần giữa là vùng bó và phần trong cùng là vùng lưới. Hai
vùng trong có vẻ hoạt động như một thể thống nhất.
Vùng cầu: gồm các tế bào chứa ít lipid nằm ngay
dưới bao. Vùng này tiết ra aldosteron và không có hoạt
tính của men 17-hydroxylaz nên không tiết cortisol và androgen.
Vùng bó: dày nhất, gồm các tế bào lớn hơn chứa nhiều lipid nên gọi là tế bào trong. Các bó
đi từ vùng lưới đến vùng cầu hoặc đến vỏ. Vùng này tiết cortisol và androgen. Cortisol có tác
dụng duy trì chức năng sống, miễn dịch và nhiều tác dụng quan trọng khác.
Vùng lƣới: tiết ra cortisol và androgen. Các tế bào của vùng này chứa ít lipid và chứa các
hạt lipofuscin nằm bao quanh tủy thượng thận.
Androgen thƣợng thận
Androgen thượng thận gồm dehydroepiandrosteron (DHEA), DHEA sulfat và
androstenedion. Mặc dù androstenedion có thể được chuyển thành testosteron, nhưng thượng
thận tiết testosteron rất ít. Các hormon DHEA, DHEA sulfat, androstenedion phát huy tác dụng
nam hóa chủ yếu do sự chuyển thành testosteron và dihydrotestosteron ở mô ngoại vi. DHEA,
DHEA sulfat được tiết ra nhiều hơn nhưng androstenedion được chuyển thành testosteron dễ
dàng hơn.
Mỗi ngày có khoảng 15-30mg DHEA và DHEA sulfat được tiết ra bởi thượng thận. Ngoài ra
có một lượng nhỏ androstenedion, 11-hydroxy-androstenedion và testosteron cũng được tiết ra.
DHEA là tiền chất chính của 17-cetosteroid.
Trên nam giới, 2/3 cetosteroid trong nước tiểu là do androgen của thượng thận, 1/3 từ
androgen của tinh hoàn . Trên phụ nữ, hầu hết 17-cetosteroid đều từ thượng thận.
Vùng bó và vùng lưới chịu ảnh hưởng của ACTH. Thiếu ACTH, hai vùng này teo lại. Thừa
ACTH, hai vùng này phì đại và tăng sinh.
Cường ACTH mãn tính làm các tế bào ở vùng bó gần vùng lưới mất dần lipid, trông giống tế
bào của vùng lưới. Nếu ACTH tăng rất nhiều, vùng lưới có thể tăng sản ra đến vỏ bao thượng
thận. Người ta cho rằng với kích thích nhanh bằng ACTH, các tế bào của vùng bó đáp ứng bằng
cách tăng tiết cortisol, còn vùng lưới có nhiệm vụ duy trì nồng độ cortisol cơ bản và phản ứng khi
kích thích bằng ACTH lâu dài.
Điều hòa: Corticotropin releasing hormon (CRH) là một aminoacid có 41 acid amin, chúng
được tạo ra ở nhân cạnh não thất ở vùng hạ đồi.
Các yếu tố ảnh hưởng lên sự bài tiết ACTH
Các yếu tố khác: stress, các hormon…
Tress tâm lý hay thực thể làm tăng tiết ACTH thông qua CRH và AVP [Error!
Reference source not found.],[Error! Reference source not found.] và do đó làm tăng tiết
cortisol.
Tủy thƣợng thận
Tuỷ thượng thận được tạo nên bởi các tế bào đa giác bố trí thành dây có mắt lưới rộng, bắt
màu nâu xẫm [dung dịch bichromat potassium] gọi là sắc bào; nó còn bắt màu nâu [dung dịch
a.osmic], màu xanh ve [với oxyd kẽm]. Các hạt này chế tiết adrenalin. Ngoài các sắc bào tuỷ
thượng thận còn gồm những tế bào hạch giao cảm kích thước không đều, rải rác hoặc họp thành
đám nhỏ 300 m. Hormon tuỷ thượng thận là các catecholamin : adrenalin [epinephrin], nor-
adrenalin [nor-epinephrin] và cả dopamin. Các catecholamin là những chất có trọng lượng phân
tử thấp, có một nhân ortho diphenol hay là pyrocatechol và một chuỗi bên có amin.
Catecholamin có thể có tác động trái ngược nhau tuỳ theo cơ quan liên hệ. Theo Ahlquist
hiện tượng đó là do có hai loại thụ thể màng tế bào khác nhau :
- Thụ thể alpha có tác dụng kích thích như : co thắt mạch máu, co thắt niệu quản, tử cung,
dãn đồng tử ngoại trừ một tác dụng dãn cơ ruột.
- Thụ thể beta có tác dụng ức chế : dãn mạch, dãn phế quản, dãn cơ tử cung, dãn cơ ở ruột
ngoại trừ kích thích cơ tim.
Các tác dụng chuyển hoá liên quan đến tác dụng của thụ thể beta [ly giải lipid, ly giải
glycogen] ngoại trừ chế tiết insulin thuộc tác dụng alpha.
Các thụ thể beta đƣợc chia thành hai phân nhóm :
Beta-1 : tác dụng ly giải glycogen, tác dụng trên tim
Beta-2 : tác dụng dãn cơ trơn (mạch máu, phế quản) , tác dụng ly giải lipid.
Nói một các sơ lược thì các tác dụng của catecholamin là :
- Nor-adrenalin có tác dụng alpha rất mạnh.
- Adrenalin với liều cao có tác dụng alpha; nhưng với liều thấp lại có tác dụng beta.
Cụ thể tác dụng của catecholamin trên các cơ quan nhƣ sau :
Đối với tim : tác dụng điều nhịp, dẫn truyền cơ, co sợi cơ, kích cơ (tác dụng ưu thế của
adrenalin).
Đối với mạch máu :
- Nor-adrenalin gây co thắt mạch mạnh và toàn thể chỉ chừa ra các mạch vành.
- Adrenalin gây co thắt mạch ở da, ở các tạng, lách và thận (tác dụng alpha) với sự tái phân
bố cho tim, não và các cơ.
Đối với HA : làm tăng trị số HA do tăng lưu lượng tim (adrenalin) và sức cản ngoại biên
(nor-adrenalin).
Đối với cơ trơn : dãn cơ ở ruột, phế quản, dãn đồng tử.
Đối với chuyển hoá :
- Glucid : tăng đường huyết do ức chế tiết insulin (tác dụng alpha); tăng ly giải glycogen ở
gan và cơ (tác dụng beta-1) và ly giải lipid (tác dụng beta-2).
- Lipid : trưng dụng các mỡ dự trữ, tăng tiêu thụ oxygen.
Đối với các tác dụng khác :
- Làm dễ dàng phản ứng tỉnh dậy, lo lắng
- Co lách làm tăng số lượng tế bào máu, tăng bạch cầu đa nhân
- Tăng bài tiết nước tiểu (liều thấp), vô niệu (liều cao)
- Kích thích tiết renin và PTH (tác dụng beta)
Dopamin chỉ tác động trên các thụ thể đặc hiệu. Nó đối lập với tác dụng của adrenalin và
nor-adrenalin vì gây ra dãn mạch, tăng mức lọc cầu thận; nó còn tác dụng ngược lại với
aldosteron.
ĐIỀU TIẾT
- Điều tiết bằng thần kinh : qua trung gian của tuỷ sống và các dây thần kinh tạng, tuỷ
thượng thận phụ thuộc vào các trung tâm giao cảm hành não phân bố rải rác trong hệ thống lưới
[nhất là ở sàn não thất IV; thí dụ kinh điển là của Claude Bernard châm vào sàn não thất IV gây
đái tháo đường thực nghiệm]. Hệ thống này lại liên quan đến vỏ não và hạ đồi.
Hệ thống điều chỉnh giao cảm sẽ khởi động lúc bị lạnh, cảm xúc, lo lắng, hạ đường huyết,
tăng CO2, hạ HA, chấn thương.
- Điều tiết bằng cơ chế kiểm soát ngược : do chính nồng độ các caecholamin.
6. Hormon sinh dục [4]
Nam giới:
+ FSH kích thích ống sinh tinh phát triển. Kích thích tế bào Sertoli nằm ở thành ống sinh
tinh phát triển và bài tiết các chất tham gia vào quá trình sản sinh tinh trùng. Nếu không có tác
dụng kích thích này tinh tử sẽ không thể trở thành tinh trùng được. Tuy nhiên trong quá trình sinh
sản tinh trùng, ngoài FSH còn có vai trò của hormon khác đặc biệt là testosteron.
+ LH kích thích tế bào kẽ Leydig (nằm giữa các ống sinh tinh) phát triển. Bình thường tế
bào kẽ Leydig trưởng thành không được tìm thấy ở tinh hoàn của trẻ dưới 10 tuổi. Tuy nhiên nếu
tiêm LH tinh khiết cho trẻ hoặc dưới tác dụng của LH ở tuổi dậy thì, các tế bào giống như nguyên
bào sợi nằm ở vùng kẽ của tinh hoàn sẽ tiến hóa thành tế bào Leydig. Kích thích tế bào kẽ Leydig
bài tiết testosteron.
- Testosteron là hormon sinh dục chủ yếu ở nam giới. Nó chịu trách nhiệm về sự phát triển
của các giới tính phụ: râu, giọng trầm, cơ bắp, tác phong…
Nữ giới
+ FSH kích thích các noãn nang phát triển đặc biệt là kích thích tăng sinh lớp tế bào hạt để
từ đó tạo thành lớp vỏ (lớp áo) của nang trứng.
+ LH phối hợp với FSH làm phát triển noãn nang tiến tới chín. Phối hợp với FSH gây hiện
tượng phóng noãn. Kích thích những tế bào hạt và lớp vỏ còn lại phát triển thành hoàng thể. Kích
thích lớp tế bào hạt của nang trứng và hoàng thể bài tiết estrogen và progesteron.
Ở nữ giới thì hormon sinh dục tự nhiên là 17- estradiol. Hormon này làm cho các nữ tính
phát triển : vóc dáng thon thả, da mịn, tóc mềm mại, giọng cao v...v...
- 17- estradiol được tiết liên tục trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, dưới sự điều chỉnh của
FSH và LH, với đỉnh cao vào lúc phóng noãn.
- Sau phóng noãn hoàng thể tiết ra progesteron có nhiệm vụ chuẩn bị cho trứng làm tổ bằng
cách làm cho màng tử cung có nhiều nếp nhăn gấp khúc.
Điều hòa bài tiết [4]
Sự tiết các hormon hướng sinh dục chịu sự
chi phối của một hormon hạ đồi là LHRH hay GnRH.
GnRH được tiết theo xung, hay từng đợt. Hormon này được
tiết ra dưới dạng một tiền hormon gồm hai peptid riêng
biệt: GnRH chính thức và peptid liên kết với GnRH (GAP),
cả hai đều kích thích tiết hormon hướng sinh dục.
Sơ đồ điều hòa bài tiết hormon trục hạ đồi – tuyến
yên – sinh dục[4]
Tác dụng điều hòa ngƣợc của hormon sinh dục [3],[4]
Các steroid tiết ra từ tuyến sinh dục có tác dụng kiểm soát ngược đối với sự tiết GnRH và
hormon hướng sinh dục.
7. Hormon tăng trƣởng [4]
GH gây phát triển hầu hết những mô có khả năng tăng trưởng trong cơ thể. Nó vừa làm
tăng kích thước tế bào vừa làm tăng quá trình phân chia tế bào do đó làm tăng trọng lượng cơ thể,
làm tăng kích thước các phủ tạng. Hormon tăng trưởng kết hợp với các thụ thể đặc hiệu ở màng
tế bào đích. Sự phân bố các thụ thể GH rất rộng, đặc biệt được thấy tại gan, tổ chức mỡ, thận, các
tế bào miễn dịch, tế bào sụn, và các huỷ cốt bào. Ngoài ra, còn có tính đặc hiệu chủng loại cho
thụ thể GH: thụ thể GH người ở các mô đích chỉ nhận diện được GH người.
Tác dụng tăng trưởng của GH là gián tiếp thông qua chất somatomedin-C (IGF-1).
Hormon tăng trưởng kích thích trực tiếp sinh IGF-1 ở gan. GH còn làm tăng sản xuất IGF-1 trong
nhiều loại mô có thụ thể GH như thận, mô xương, các tuyến sinh dục, các tế bào miễn dịch. GH
tác động theo hai cách: thông qua kích thích sinh IGF-1 tại gan tác động kiểu nội tiết ở các mô,
và thông qua kích thích sinh IGF-1 tại mô theo kiểu tự tiết tại mô sinh ra nó.
- Kích thích mô sụn và xương phát triển.
- Kích thích sinh tổng hợp protein.
- Chuyển hóa lipid, làm tăng acid béo tự do.
- Tác dụng trên chuyển hóa glucid.
Nếu thừa hormon tăng trưởng sẽ gây bệnh khổng lồ, nếu bệnh phát trước tuổi dậy thì, và
bệnh to đầu chi sau tuổi dậy thì. Thiếu hormon tăng trưởng sẽ bị bệnh lùn.
Điều hòa bài tiết
Vùng hạ đồi: GH được bài tiết dưới sự điều khiển hầu như hoàn toàn của hai hormon kích
thích và ức chế vùng hạ đồi là GHRH và GHIH.
Các yếu tố ảnh hưởng bài tiết GH
8. Prolactin (PRL)
Tế bào lactotrop tiết prolactin nằm rãi rác trên toàn bộ thùy trước tuyến yên. PRL gắn vào
các thụ thể đặc hiệu ở màng tế bào tuyến đích sẽ kích thích sự tổng hợp protein. Prolactin có tác
dụng kích thích bài tiết sữa trên tuyến vú đã chịu tác dụng của estrogen và progesteron. Prolactin
bình thường được bài tiết với nồng độ rất thấp nhưng khi người phụ nữ có thai, nồng độ prolactin
được bài tiết tăng dần từ tuần thứ 5 của thai nhi cho tới lúc sinh. Nồng độ prolactin trong thời kì
này tăng gấp 10-20 lần so với bình thường. Tuy nhiên do estrogen và progesteron có tác dụng ức
chế bài tiết sữa nên trong khi có thai mặc dù nồng độ prolactin rất cao nhưng lượng sữa được bài
tiết chỉ khoảng vài mililit mỗi ngày. Ngay sau khi đứa trẻ được sinh ra, cả hai hormon estrogen và
progesteron giảm đột ngột tạo điều kiện cho prolactin phát huy tác dụng bài tiết sữa.
Khi tăng PRL, nữ giới sẽ bị vô kinh, vô sinh do không rụng trứng. Ở nam giới làm giảm
libido, bất lực. Bất lực là do PRL ức chế trục sinh dục, chủ yếu gây giảm tiết GnRH. PRL còn có
tác dụng kích thích vỏ thượng thận tiết aldosteron và DHAS. Về mặt chuyển hóa PRL có tác
dụng đồng hoá khác biệt với GH, đặc biệt đối với sự phát triển của thai nhi.
Điều hòa bài tiết
Khi có thai nồng độ PRL tăng cao, sau khi sinh vài tuần nồng độ prolactin trở lại mức bình
thường nếu không cho con bú, nếu cho con bú nồng độ prolactin vẫn cao. Sự bài tiết prolactin
được điều hòa dưới ảnh hưởng của hormon vùng hạ đồi và một số yếu tố khác.
Vai trò của hormon vùng hạ đồi: Khác với các hormon khác của tuyến yên vốn chịu tác
dụng kích thích của hormon vùng hạ đồi, prolactin lại chịu tác dụng ức chế mạnh của PIH được
bài tiết từ vùng hạ đồi. Khi tổn thương vùng hạ đồi hoặc tổn thương hệ mạch cửa hạ đồi- yên sự
bài tiết prolactin tăng lên trong khi các hormon khác của tuyến yên lại giảm đi.
Sơ đồ điều hòa bài tiết prolactin [4]
Dopamin được bài tiết từ nhân cung (arcuate nuclei) của
vùng hạ đồi có tác dụng ức chế bài tiết prolactin để duy trì một
nồng độ thấp trong tình trạng bình thường. Khi đang cho con
bú dopamin lại kích thích bài tiết prolactin. TRH ngoài tác
dụng giải phóng hormon TSH còn có tác dụng mạnh trong
việc kích thích tuyến yên bài tiết prolactin. Ngoài ra prolactin
được bài tiết khi có các kích thích trực tiếp vào núm vú (động
tác mút mút vú của trẻ).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007). Nội tiết học đại cương - Tuyến yên. Nhà xuất
bản y học, 69 - 81.
2. Phạm Đình Lựu (2005). Sinh lý học y khoa tập 2, Đại học y dược Tp HCM – Tuyến yên.
Nhà xuất bản y học, 64 – 79.
3. Phạm Thị Minh Đức (2005). Sinh lý học y khoa tập 2, Đại học y Hà Nội – Tuyến yên.
Nhà xuất bản y học, 52 – 67.
4. Ashlomo Melmed (2011). “The pituitary – chapter 1: pituitary physiology”. Academic
Press is an imprint of Elsevier, third edition, 33 - 46
5. AShlomo melmed (2002). “The pituitary – section 1: the hypothalamic pituitary
function”. Blackwell Science, second edition, 3 – 44.
6. Kronenberg (2008). “Williams textbook of endocrinology, 11th ed - chapter 8, 9 –
Anterior, Posterior pituitary”. Saunders, an imprint of elsevier; 159 -253.
7. Susan Sam, MD Lawrence A. Frohman, MD (2008). “Normal Physiology of
Hypothalamic Pituitary Regulation”. Endocrinol Metab Clin N Am ( 37):1–22.
8. Gambacciani M, Liu JH, Swartz WH, Tueros VS, Rasmussen DD, Yen SS (1987).
“Intrinsic pulsatility of ACTH release from the human pituitary in vitro”. Clin Endocrinol
(Oxf) 26:557-563.
9. Watabe T, Tanaka K, Kumagae M, Itoh S, Hasegawa M, Horiuchi T, Tiyabe S, Ohno H,
Shimizu N (1987). “Diurnal rhythm of plasma immunoreactive corticotropin-releasing
factor in normal subjects”. Life Sci 40:1651-1655.

More Related Content

What's hot

Sinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần KinhSinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần KinhViet Nguyen
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUSoM
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSoM
 
Bệnh Án Hậu Phẫu Gãy Xương Hở
Bệnh Án Hậu Phẫu Gãy Xương HởBệnh Án Hậu Phẫu Gãy Xương Hở
Bệnh Án Hậu Phẫu Gãy Xương HởTBFTTH
 
SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾT
SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾTSINH LÝ BỆNH NỘI TIẾT
SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾTSoM
 
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊBỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊSoM
 
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙKHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙSoM
 
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢYKHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢYSoM
 
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINH
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINHGIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINH
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINHTín Nguyễn-Trương
 
Giáo trình phục hồi chức năng
Giáo trình phục hồi chức năngGiáo trình phục hồi chức năng
Giáo trình phục hồi chức năngSoM
 
GIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIMGIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIMSoM
 
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙITHOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙISoM
 
RUỘT NON RUỘT GIÀ
RUỘT NON RUỘT GIÀRUỘT NON RUỘT GIÀ
RUỘT NON RUỘT GIÀSoM
 
HỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHHỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHSoM
 
KHÁM TIM
KHÁM TIMKHÁM TIM
KHÁM TIMSoM
 
SINH HÓA NỘI TIẾT
SINH HÓA NỘI TIẾTSINH HÓA NỘI TIẾT
SINH HÓA NỘI TIẾTSoM
 
Dan luu mang phoi
Dan luu mang phoiDan luu mang phoi
Dan luu mang phoivinhvd12
 
PHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNG
PHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNGPHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNG
PHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNGSoM
 

What's hot (20)

Sinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần KinhSinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần Kinh
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
 
Bệnh Án Hậu Phẫu Gãy Xương Hở
Bệnh Án Hậu Phẫu Gãy Xương HởBệnh Án Hậu Phẫu Gãy Xương Hở
Bệnh Án Hậu Phẫu Gãy Xương Hở
 
SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾT
SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾTSINH LÝ BỆNH NỘI TIẾT
SINH LÝ BỆNH NỘI TIẾT
 
THẦN KINH CHI DƯỚI
THẦN KINH CHI DƯỚITHẦN KINH CHI DƯỚI
THẦN KINH CHI DƯỚI
 
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊBỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ
BỆNH VẨY NẾN : NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ
 
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙKHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
 
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢYKHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
 
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINH
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINHGIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINH
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINH
 
Giáo trình phục hồi chức năng
Giáo trình phục hồi chức năngGiáo trình phục hồi chức năng
Giáo trình phục hồi chức năng
 
GIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIMGIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIM
 
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙITHOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
THOÁT VỊ BẸN - ĐÙI
 
ĐạI cương ECG
ĐạI cương ECGĐạI cương ECG
ĐạI cương ECG
 
RUỘT NON RUỘT GIÀ
RUỘT NON RUỘT GIÀRUỘT NON RUỘT GIÀ
RUỘT NON RUỘT GIÀ
 
HỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHHỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINH
 
KHÁM TIM
KHÁM TIMKHÁM TIM
KHÁM TIM
 
SINH HÓA NỘI TIẾT
SINH HÓA NỘI TIẾTSINH HÓA NỘI TIẾT
SINH HÓA NỘI TIẾT
 
Dan luu mang phoi
Dan luu mang phoiDan luu mang phoi
Dan luu mang phoi
 
PHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNG
PHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNGPHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNG
PHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNG
 

Similar to ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT

SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.docSINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.docHongBiThi1
 
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾTMÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾTSoM
 
Sinh ly he noi tiet
Sinh ly he noi tietSinh ly he noi tiet
Sinh ly he noi tietVũ Thanh
 
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾTSoM
 
hệ nội tiết
hệ nội tiếthệ nội tiết
hệ nội tiếtan trần
 
Sinh lý hệ nội tiết mình sưu tầm trên mạng YDS.pdf
Sinh lý hệ nội tiết mình sưu tầm trên mạng YDS.pdfSinh lý hệ nội tiết mình sưu tầm trên mạng YDS.pdf
Sinh lý hệ nội tiết mình sưu tầm trên mạng YDS.pdfHongBiThi1
 
Ts.Bs. Lê Quốc Tuấn_Bài giảng Sinh lý Nội tiết.pdf
Ts.Bs. Lê Quốc Tuấn_Bài giảng Sinh lý Nội tiết.pdfTs.Bs. Lê Quốc Tuấn_Bài giảng Sinh lý Nội tiết.pdf
Ts.Bs. Lê Quốc Tuấn_Bài giảng Sinh lý Nội tiết.pdfMaiXunNguyn4
 
Bài giảng SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT
Bài giảng SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT Bài giảng SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT
Bài giảng SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT nataliej4
 
Tin hieu te bao (cell signaling)
Tin hieu te bao (cell signaling)Tin hieu te bao (cell signaling)
Tin hieu te bao (cell signaling)Duong Tung
 
Sơ lược về tuyến nội tiết
Sơ lược về tuyến nội tiếtSơ lược về tuyến nội tiết
Sơ lược về tuyến nội tiếtPhạm Hiền
 
Hệ nội tiết
Hệ nội tiếtHệ nội tiết
Hệ nội tiếtLam Nguyen
 
Nội tiết - thầy Tuấn gửi.pdf
Nội tiết - thầy Tuấn gửi.pdfNội tiết - thầy Tuấn gửi.pdf
Nội tiết - thầy Tuấn gửi.pdfKhnhChiNguyn13
 
DƯỢC LÝ CƠ CHẾ TÁC DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ.pptx
DƯỢC LÝ CƠ CHẾ TÁC DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ.pptxDƯỢC LÝ CƠ CHẾ TÁC DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ.pptx
DƯỢC LÝ CƠ CHẾ TÁC DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ.pptxTrnChu38
 
GIAI PHAU SINH DUC NAM.PPT
GIAI PHAU SINH DUC NAM.PPTGIAI PHAU SINH DUC NAM.PPT
GIAI PHAU SINH DUC NAM.PPTVAN DINH
 
Những nguyên lý cơ bản trong hoạt động nội tiết
Những nguyên lý cơ bản trong hoạt động nội tiếtNhững nguyên lý cơ bản trong hoạt động nội tiết
Những nguyên lý cơ bản trong hoạt động nội tiếtLê Tuấn
 
TUYẾN NỘI TIẾT
TUYẾN NỘI TIẾTTUYẾN NỘI TIẾT
TUYẾN NỘI TIẾTSoM
 
CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
CÁC TUYẾN NỘI TIẾTCÁC TUYẾN NỘI TIẾT
CÁC TUYẾN NỘI TIẾTSoM
 

Similar to ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT (20)

SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.docSINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
 
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾTMÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
MÔ HỌC HỆ NỘI TIẾT
 
Sinh ly he noi tiet
Sinh ly he noi tietSinh ly he noi tiet
Sinh ly he noi tiet
 
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
 
hệ nội tiết
hệ nội tiếthệ nội tiết
hệ nội tiết
 
Sinh lý hệ nội tiết mình sưu tầm trên mạng YDS.pdf
Sinh lý hệ nội tiết mình sưu tầm trên mạng YDS.pdfSinh lý hệ nội tiết mình sưu tầm trên mạng YDS.pdf
Sinh lý hệ nội tiết mình sưu tầm trên mạng YDS.pdf
 
Ts.Bs. Lê Quốc Tuấn_Bài giảng Sinh lý Nội tiết.pdf
Ts.Bs. Lê Quốc Tuấn_Bài giảng Sinh lý Nội tiết.pdfTs.Bs. Lê Quốc Tuấn_Bài giảng Sinh lý Nội tiết.pdf
Ts.Bs. Lê Quốc Tuấn_Bài giảng Sinh lý Nội tiết.pdf
 
Bài giảng SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT
Bài giảng SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT Bài giảng SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT
Bài giảng SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT
 
Tin hieu te bao (cell signaling)
Tin hieu te bao (cell signaling)Tin hieu te bao (cell signaling)
Tin hieu te bao (cell signaling)
 
Sơ lược về tuyến nội tiết
Sơ lược về tuyến nội tiếtSơ lược về tuyến nội tiết
Sơ lược về tuyến nội tiết
 
Hệ nội tiết
Hệ nội tiếtHệ nội tiết
Hệ nội tiết
 
Hệ nội tiết 2019-2020
Hệ nội tiết 2019-2020Hệ nội tiết 2019-2020
Hệ nội tiết 2019-2020
 
Nội tiết - thầy Tuấn gửi.pdf
Nội tiết - thầy Tuấn gửi.pdfNội tiết - thầy Tuấn gửi.pdf
Nội tiết - thầy Tuấn gửi.pdf
 
DƯỢC LÝ CƠ CHẾ TÁC DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ.pptx
DƯỢC LÝ CƠ CHẾ TÁC DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ.pptxDƯỢC LÝ CƠ CHẾ TÁC DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ.pptx
DƯỢC LÝ CƠ CHẾ TÁC DỤNG VÀ CÁC YẾU TỐ.pptx
 
GIAI PHAU SINH DUC NAM.PPT
GIAI PHAU SINH DUC NAM.PPTGIAI PHAU SINH DUC NAM.PPT
GIAI PHAU SINH DUC NAM.PPT
 
Những nguyên lý cơ bản trong hoạt động nội tiết
Những nguyên lý cơ bản trong hoạt động nội tiếtNhững nguyên lý cơ bản trong hoạt động nội tiết
Những nguyên lý cơ bản trong hoạt động nội tiết
 
Henoitiet
HenoitietHenoitiet
Henoitiet
 
Henoitiet
HenoitietHenoitiet
Henoitiet
 
TUYẾN NỘI TIẾT
TUYẾN NỘI TIẾTTUYẾN NỘI TIẾT
TUYẾN NỘI TIẾT
 
CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
CÁC TUYẾN NỘI TIẾTCÁC TUYẾN NỘI TIẾT
CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptxngocsangchaunguyen
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbPhNguyn914909
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx27NguynTnQuc11A1
 

Recently uploaded (19)

SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
 

ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT

  • 1. ĐẠI CƢƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT Phan Hữu Hên Mục tiêu học tập: 1. Kể đƣợc bản chất của hormone 2. Biết cơ chế feedback, nguyên lý tác dụng của hormon 3. Kể tên và biết tác dụng của hormone từng tuyến nội tiết A. ĐẠI CƢƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT Hệ nội tiết (endocrine system) bao gồm hệ thống các tuyến nội tiết, mỗi tuyến tiết ra một hoặc nhiều hormone khác nhau đổ trực tiếp vào máu để điều hòa cơ thể. Hệ nội tiết khác với hệ ngoai tiết (exocrine system), chất tiết ra được đổ vào hệ thống ống dẫn. Hệ thống nội tiết có nhiệm vụ đặc biệt trong việc liên tục chuyển đi các tín hiệu. Để làm việc này nó sử dụng hệ thống tuần hoàn để tới được những nơi rất xa trong cơ thể. Những "chất truyền tin " của hệ nội tiết là các hormon, được tiết ra từ một tuyến đặc biệt gọi là tuyến nội tiết. Chúng mang các tín hiệu tới cơ quan thực hiện (cơ quan đích) là một tuyến khác, nhưng cũng có thể là các tế bào không phải là nội tiết. Vùng hạ đồi (hạ đồi) – tuyến yên kiểm soát hầu hết các chức năng nói trên; và bản thân nó cũng lại chịu ảnh hưởng của những kích thích thần kinh cao cấp hơn. Tại vùng hạ đồi các kích thích thần kinh được biến đổi thành các kích thích nội tiết. Các tế bào đặc biệt của vùng hạ đồi, những tế bào nội tiết thần kinh, khi bị kích thích sẽ tiết ra hormon thần kinh đổ vào máu. THỤ THỂ Trong máu có nhiều hormon khác nhau, cùng lưu hành một lúc. Vậy làm thế nào để hormon tác động đúng trên tế bào / cơ quan đích ? Tế bào / cơ quan đích và hormon nhận diện được nhau là do trên tế bào đích có các vị trí liên lạc đặc hiệu, tức các thụ thể là các cấu trúc hoá học đặc biệt cần thiết để tế bào đích có khả năng nhận diện và hiểu được thông tin (hormon) đưa đến. Ái lực của các thụ thể này đối với hormon là rất cao vì nồng độ hormon chỉ có từ 10-8 đến 10-12 mol/L.
  • 2. Hormon có cấu trúc peptid và glycoprotein, cũng như catecholamin đều có thụ thể nằm ở mặt ngoài của màng tế bào. Còn các hormon có cấu trúc steroid có thể đi xuyên qua màng tế bào để tác động đến một protein giữ vai trò của thụ thể đặc hiệu nằm ở trong lòng tế bào. HORMON : ĐẠI CƢƠNG VÀ ĐỊNH NGHĨA ĐẠI CƢƠNG Hormon, là một từ gốc Hy lạp (, hormân ) có nghĩa là " kích thích" nên còn có tên khác là "kích thích tố", bao gồm rất nhiều hợp chất hoá học có các tác dụng nhất định. Danh từ hormon lần đầu tiên được William Baylis và Ernest Starling dùng năm 1902 để mô tả tác dụng của secretin, do tá tràng tiết ra, để kích thích sự tiết dịch tụy. Có thể coi hormon là các chất truyền tin của cơ thể. Chúng truyền các thông tin để điều hoà các chức năng thực thể và điều hoà các giai đoạn khác nhau của chuyển hoá. Hormon được tổng hợp tại các tuyến/tế bào nội tiết rồi được chuyên chở bằng hệ thống tuần hoàn tới các mô/tế bào đích. Đây là hiện tượng nội tiết (endocrinie :  " endon", ở trong ; và  "krinein", tôi tiết) thực sự. Ngày nay ngoài hệ thống nội tiết kinh điển nói trên, người ta còn mô tả : Nội tiết bàng tiết (paracrinie) (Feyrter 1930) : Gọi tắt là bàng tiết mà sản phẩm của nó là parahormon, là khi một số tế bào nào đó tiết ra hormon để tác động ngay trên những tế bào ở gần đó. Thí dụ: - Insulin do tế bào  của tuỵ tiết ra có thể điều chỉnh tiết glucagon ở tế bào. - Testosteron do tế bào Leydig tiết có thể ảnh hưởng đến ống sinh tinh. - Parahormon được tiết ra từ các tế bào tuyến, nhưng cũng có thể từ các tế bào khác với tế bào thường sản xuất ra chúng. Như somatostatin thường được tiết ra ở vùng hạ đồi, nhưng tuỵ cũng tiết somatostatin có tác dụng tại chỗ; steroid và insulin được tổng hợp ở não độc lập với nguồn cung cấp do máu. Nội tiết tự tiết (autocrinie) Gọi tắt là tự tiết mà sản phẩm của nó gọi là hormon tự thân là khi một số tế bào nào đó tiết ra các hormon tự thân để sử dụng ngay cho chúng hoặc cả cho những tế bào ở kế bên. Thí dụ: interleukin do các đại thực bào hoặc tế bào lympho tiết ra có tác dụng như một chất xúc tác để tự kích thích làm gia tăng các quá trình chuyển hoá của chính các tế bào đó (George F. Cahill: Origin, evolution and role of hormones. In Endocrinology p.4 W B Saunders Cy. Philadelphia 1989).
  • 3. Nội tiết thần kinh (neurocrinie) Là khi các tế bào thần kinh hay tế bào ống tiêu hoá tiết ra một số đa peptid có tác dụng hormon như: motilin, VIP, peptid có tác dụng trên mạch máu do ruột tiết, bombesin, neurotensin v...v... Các tế bào"nội tiết thần kinh" đều có khả năng tổng hợp, bắt giữ và khử cacboxyl các amin nên còn gọi là hệ thống APUD, còn gọi là hệ thống nội tiết lan toả. ĐỊNH NGHĨA CỦA HORMON Hormon là những hợp chất hoá học có các đặc tính như sau : - Được tiết ra từ các tế bào chuyên biệt (tế bào tiết / tuyến nội tiết) với một lượng rất nhỏ. - Đổ thẳng vào dòng máu và được vận chuyển tới những nơi mà chúng phát huy tác dụng ở cách xa nơi chúng được tiết ra. - Tác động trên những tế bào đặc hiệu (tế bào đích / tuyến đích) để tạo ra những hiệu quả đặc hiệu. Một hormon duy nhất có thể tác động trên nhiều đích và tạo ra nhiều hiệu quả khác nhau. - Phối hợp với hệ thần kinh để đóng vai trò của các người điều tiết sinh lý của quá trình chuyển hoá và tích hợp của cơ thể; có thể có sự đồng tác của nhiều hormon khác nhau. - Khi các liên hệ thần kinh với cơ thể đã được loại bỏ chúng vẫn còn có tác dụng (tác dụng in-vitro). BẢN CHẤT HOÁ HỌC CỦA HORMON Căn cứ vào cấu trúc hoá học của hormon người ta chia chúng thành ba nhóm : - Hormon có cấu trúc peptid & glycoprotein. - Hormon có cấu trúc steroid & hormon có cấu trúc tương tự. - Hormon là các dẫn xuất của tyrozin (acid amin). Các hormon steroid rất khó tan trong nước. Trong máu chúng được gắn vào những protein đặc biệt gọi là protein vận chuyển đặc hiệu: thí dụ transcortin cho cortisol; globulin gắn với hormon sinh dục SBP cho testosteron và estrogen v...v... Những chất được giải phóng từ các điểm tận của thần kinh như acetylcholin, adrenalin, v...v... thì được gọi là các chất trung gian hay chất dẫn truyền thần kinh vì chúng chỉ truyền tín hiệu trên một chặng ngắn, trong khoảng một synap, từ điểm tận thần kinh đến một tế bào kế tiếp là một tế bào thần kinh hoặc mô. Tuỷ thượng thận đóng một vị trí trung gian: thật vậy, adrenalin và nor-adrenalin lại đổ vào dòng máu mặc dù về cấu trúc chúng là những chất trung gian và cũng được sử dụng trong cơ thể với chức năng như vậy. CƠ CHẾ KIỂM SOÁT NGƢỢC & NGUYÊN LÝ TÁC DỤNG CỦA CÁC HORMON Cơ chế kiểm soát ngược là một quá trình trong đó sự đáp ứng với một tín hiệu, thí dụ đáp ứng của tế bào trước một kích thích do hormon, ảnh hưởng bằng con đường ngược lại, tới cấu trúc đã phát đi tín hiệu (ở đây là tuyến nội tiết). Cơ chế kiểm soát ngược có thể:
  • 4. - Dương tính, feedback (+): đáp ứng sẽ khuếch đại tín hiệu khởi đầu, điều này dẫn tới một đáp ứng cũng được khuếch đại. - Âm tính, feedback (-): đáp ứng của tế bào thu nhận sẽ giảm bớt tín hiệu khởi đầu. Các hormon thường tác động theo cơ chế feedback âm cũng giống như đa số cơ chế điều hoà của cơ thể. Dưới đây là một số thí dụ: CRH của hạ đồi tác động trên tuyến yên trước để tiết ra ACTH, rồi ACTH lại tác động đến tuyến thượng thận (vỏ) ở ngoại vi để tiết ra cortisol là một hormon có nhiệm vụ thực hiện, hormon thực hiện trên tế bào đích. Cortisol, là hormon thực hiện không những tác động trên tế bào đích mà còn ức chế ngược lại sự giải phóng RH ở hạ đồi. Như vậy sự ức chế giải phóng RH đã được hoàn thành. Sự kiểm soát ngược còn có thể được thực hiện ở các mức khác nhau: - Một hormon của thuỳ trước tuyến yên ức chế ngược lên hạ đồi - Hormon của tuyến đích ức chế ngược lên thuỳ trước tuyến yên - Một chất chuyển hoá được kiểm soát bởi hormon cũng có thể điều chỉnh sự tiết hormon đó (TD : nồngđộ Ca2+ trong huyết tương đối với sự tiết parathormon). CÁCH TÁC DỤNG CỦA CÁC HORMON Hormon tác động trên các thụ thể ở hai mức: các thụ thể màng tế bào và các thụ thể trong tế bào (bào tương, nhân tế bào). HORMON ĐA PEPTID (GLYCOPROTEIN) Các thụ thể màng tế bào Cấu trúc Cấu trúc của chúng rất khác nhau, và đối với một số còn chưa được biết. Nói chung chúng thường được cấu tạo bởi các chuỗi glycoprotein. Nhận dạng hormon Thụ thể của hormon nhận dạng hormon một cách đặc hiệu. Điều này là kết quả của các cấu trúc bổ xung của hormon và thụ thể và có liên quan đến cấu trúc hoá học của chúng. Các cấu trúc bậc hai và bậc ba của một hormon protein là cực kỳ quan trọng. Hệ số ái lực Kd là rất cao, vào khoảng 10-10 M. Phức hợp hormon-thụ thể (HR) có thể được gắn với các nucleotid (N) nằm trong màng tế bào, cần thiết cho hoạt động của nó, để tạo ra một phức hợp hormon-thụ thể-nucleotid (HRN). Điều chỉnh các thụ thể Tác dụng điều chỉnh của hormon có thể là làm ngưng tiết,hay phá huỷ hormon; nhưng cũng có thể làm giảm tác dụng trên thụ thể. Trên thực nghiệm có thể làm tái thể hiện tác dụng này bằng cách để các thụ thể tiếp xúc với một nồng độ hormon thật cao. Hai cơ chế có thể là nguyên nhân của sự giảm tác dụng: - Số lượng thụ thể giảm (down regulation). Vì các thụ thể bị nhập bào, và chúng chỉ tổng hợp lại được nếu mà nồng độ hormon giảm.
  • 5. - Độ nhậy cảm của thụ thể với hormon giảm. Sự giảm hằng số ái lực (Kd) do có sự phosphoryl-hoá thụ thể có thể xảy ra dưới tác dụng của một protein phụ thuộc AMPc. Truyền tín hiệu vào bên trong tế bào Khi hormon đã gắn vào thụ thể của nó, thì phức hợp mới được tạo thành sẽ khởi động một loạt phản ứng có mục đích là truyền tín hiệu vào tới nhân của các tế bào đích. Một số hormon hầu như khuếch tán một cách tự do và dễ dàng qua màng tế bào. Một số hormon khác lại hút nước và không qua màng tế bào được: tín hiệu lúc này được truyền đi bởi các chất truyền tin thứ hai. Hoạt động này đều đặn không trục trặc là nhờ có sự tham gia của các protein-kinaza và phospho- diesteraza (xem ở dưới). Các chất truyền tin thứ hai AMP vòng (AMPc) là chất truyền tin mà cấu trúc cũng như chức năng đã được biết rõ từ lâu. Nó được sinh ra từ ATP do tác dụng của adenylcyclaza. Adenylcyclaza nằm ở mặt trong tế bào giáp với bào tương; nó gồm có hai tiểu đơn vị: - Một để điều chỉnh - Một để xúc tác Hoạt động của adenylcyclaza cũng lại bị điều chỉnh. Thực vậy vì ở trong màng tế bào có hai đơn vị điều chỉnh dễ dàng gắn với các nucleotid giàu guanin và magiê nên còn gọi là các nucleotid N . Phần lớn các hormon đa peptid cũng như các thụ thể của catecholamin 1, 1, và 2 thực hiện được tác dụng của chúng là nhờ vào AMPc. Calcium (Ca2+) : hoạt động như một chất truyền tin thứ hai thực sự khi mà nồng độ trong bào tương của nó tăng đột ngột ( > 10-7 mol / L). Diacylglycerol (DG) và inositol-1,4,5-triphosphat (PI3) là những chất truyền tin mới được biết đến gần đây. Hai sản phẩm này là kết quả của sự hoạt hoá phospholipaza C khi hormon gắn vào thụ thể của nó. DG và PI3 làm tăng nồng độ calci trong bào tương bằng cách huy động nó từ reticulum endoplasmic. Sự gia tăng calci này đủ để hoạt hoá calmodulin và các protein-kinaz trong tế bào (xem ở dưới). Protein-kinaza và phosphoprotein-phosphataza: Tác dụng của các hormon được điều chỉnh ở trong tế bào bởi những phản ứng đặc biệt. Tín hiệu đặc hiệu của hormon phải được truyền đến nhân tế bào là rất cần thiết; mặt khác cường độ và thời gian tín hiệu kéo dài cũng phải được điều chỉnh. Những nhiệm vụ này được thực hiện bởi các enzym đặc biệt là các protein-kinaza và các phospho-diesteraza tế bào. Protein-kinaza phụ thuộc AMPc: Một trong các chức năng quan trọng của AMPc là phản ứng với một protein-kinaza đặc hiệu đối với nó. Calci và magiê cần thiết cho hoạt động của nó. Một trong những protein-kinaza loại này được biết rõ nhất là tyrosin-kinaza cần thiết cho sự truyền tín hiệu khởi phát bởi sự gắn insulin vào thụ thể của nó.
  • 6. Protein-kinaza phụ thuộc calci và calmodulin: Calmodulin là một protein bền vững với nhiệt độ (17000 Da) có 4 vị trí gắn Ca++ một cách đặc hiệu. Nó điều chỉnh tác dụng của khoảng một chục enzym quan trọng (phospho-diesteraza của nucleotid, adenylcyclaza, guanyl-cyclaza, calci-magiê ATPaza v...v...). Bình thường Ca++ tự do trong tế bào có nồng độ 100 nmol/L,nên các vị trí của calmodulin ít bị bão hoà. Khi mà một kích thích làm tăng nồng độ này lên 5 mmol/L, thì phần lớn calmodulin bị hoạt hoá và sẽ tác động lên các enzym phụ thuộc vào nó. Hình 2-3 Protein-kinaza phụ thuộc calci và các phospho-lipid: còn gọi là protein-kinaza C hay C- kinaza tồn tại dưới hai dạng phụ thuộc vào sự kết nối của nó với các màng tế bào. Một trong những dạng này không hoạt động và chính nhờ tác dụng của các chất truyền tin thứ hai là Ca, DG và PI3 (xem ở trên) mà nó trở thành hoạt động. Hình 2-4 Phospho-protein phosphataza: đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho tế bào trở lại trạng thái nghỉ ngơi. HORMON STEROID & HORMON LÀ DẪN XUẤT CỦA TYROZIN Thụ thể màng tế bào Khác với hormon đa peptid, các hormon steroid và hormon là dẫn xuất của tyrozin đi qua màng té bào dễ dàng; sau đó đi qua bào tương và tác động trên nhân tế bào. Thụ thể màng tế bào của các hormon này rất đơn giản nhưng cấu trúc của chúng còn chưa biết rõ. Thí dụ đối với hormon giáp, các thụ thể này chỉ là các vị trí có ái lực cao nhưng khả năng hẹp. Khái niệm hormon đi qua màng tế bào một cách thụ động ngày nay đã bị loại trừ, thực ra sự đi qua màng này là chủ động và có tiêu hao năng lượng. Thụ thể trong tế bào : Thụ thể bào tƣơng - Thụ thể nhân tế bào Thụ thể bào tƣơng : Các thụ thể bào tương là những protein cho phép hormon được biến đổi và còn làm hormon đến được nhân tế bào. Thí dụ testosteron gắn vào một thụ thể để chịu tác động của 5- reductaza rồi biến thành dihydrotestosteron. Sau đó nó được đưa đến nhân tế bào và phát huy tác dụng ở đó. Tuy nhiên sơ đồ trên không cứng nhắc như thế : - Việc gắn với một thụ thể bào tương không phải là bắt buộc. Hormon giáp gắn vào thụ thể bào tương là ưu tiên, nhưng không bắt buộc phải di chuyển đến nhân tế bào. Ở đây thụ thể bào tương đóng vai trò dự trữ hormon trong bào tương. - Khi đã gắn vào thụ thể hormon cũng không nhất thiết bị biến đổi; có người lại còn cho rằng chính thụ thể mới có tác dụng chủ động mà hormon chỉ có tác dụng làm nó di chuyển đến nhân tế bào. Thụ thể nhân tế bào : Người ta mới được biết rất ít về những thụ thể này. Một số ý kiến cho là các steroid có gắn với một vài protein nhân giữ vai trò của thụ thể. Tiếp đó là các tổng hợp enzym được khởi động ở khâu phiên mã DNA hoặc ở khâu chuyển dịch RNA thông tin và / hoặc RNA vận chuyển.
  • 7. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ NỘI TIẾT Tác dụng chính của các hormon trên các tế bào đích là kiểm soát các chuyển hoá của các tế bào đó bằng các cơ chế điều chỉnh : - Điều chỉnh để ổn định nội môi (homeostasis) có tầm quan trọng sống còn. - Điều chỉnh dài hạn và trung hạn làm thay đổi sự sinh nhiệt lượng, sự phát triển, sự sinh sản. NHỮNG ĐIỀU CHỈNH KHẨN CẤP Sự sống phụ thuộc vào nước, muối, glucoz và một vài chất khác. Nƣớc Nước phụ thuộc vào sự tái hấp thu ở thận, đối với nước ở trong huyết tương với lưu lượng 120 mL/min tức 172 L/ngày. Trong số đó 85% được tái hấp thu ở ống lượn gần cùng với Na+ . Còn 25 lít được tái hấp thu ở ống lượn xa, phần lớn trong số này do có ảnh hưởng của hormon chống lợi tiểu (ADH) có nguồn gốc ở thuỳ sau tuyến yên. ADH sẽ khởi động, tuỳ theo yêu cầu, một sự giảm bài niệu tức là một sự tái hấp thu nước phụ thêm vào. Lượng nước này sấp sỉ lượng nước chúng ta uống và hấp thu mỗi ngày: 1.5 -2 lít uống và 1.5 -2 lít nước trong thức ăn. Như vậy hệ ADH cho phép cơ thể thích nghi với sự mất nước hoặc thừa nước. Thiếu hụt ADH sẽ gây ra bệnh đái tháo nhạt (Diabetes insipidus), còn nếu thừa ADH sẽ gây ra hội chứng Schwartz-Bartter. Nhưng ADH không phải là hormon duy nhất tham gia vào sự điều chỉnh nước mà còn có : Cortisol chỉ huy sự lọc của cầu thận, aldosteron điều chỉnh Na. Như vậy có hai tuyến nội tiết tham gia vào quá trình điều chỉnh các chuyển động của nước là thuỳ sau tuyến yên và vỏ tuyến thượng thận. Muối : Na và K Na+ là ion ngoài tế bào giữ áp lực thẩm thấu rất tốt, và còn điều hoà các trao đổi nước-điện giải giữa các khoang trong và ngoài tế bào. K+ là ion trong tế bào. Hai ion nói trên tạo nên gradien điện-hoá màng tế bào. Việc cơ thể bảo tồn các dự trữ Na và K là một sự cần thiết sống còn. Aldosteron là hormon vỏ thượng thận có nhiệm vụ kiểm soát tái hấp thu Na+ ở ống thận. Rất nhiều cơ chế tác động đến sự tiết aldosteron như hệ renin-angiotensin, ACTH, nồng độ Na trong máu và khối lượng máu lưu hành. Cortisol có tác dụng điều chỉnh nước, glucoz và còn có tác dụng quan trọng trong việc giữ vững nồng độ Na trong máu. Trong bệnh Addison (suy vỏ thượng thận mạn) có sự thiếu hụt cả cortisol lẫn aldosteron. Khi có quá nhiều aldosteron thì sẽ gây ra hội chứng Conn. Glucose Glucoz là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Gan là nơi sản xuất ra lượng glucoz mà các tế bào cần có để hoạt động: lưu lượng trung bình khoảng 2mg/kg/phút, khoảng độ 150g/ngày cho một người cân nặng 50kg; thức ăn hàng ngày sẽ cung cấp lượng glucoz cần thiết này cho cơ thể.
  • 8. Khi glucoz có dư nó sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ; ngược lại khi thiếu hụt glucoz thì mỡ dự trữ sẽ bị thoái giáng và cơ thể sẽ gầy đi. Bằng chứng của sự cân bằng chuyển hoá glucoz là lượng đường glucoz trong máu (glucoz-huyết) quen gọi là đường huyết, với nồng độ bình thường từ 0.70 – 0.80 đến 1.0 g/L. Insulin là hormon độc nhất gây hạ đường huyết, tức là làm cho glucoz xâm nhập được vào các tế bào cần đến nó (gan, cơ, và mô mỡ). Còn não sử dụng glucoz mà không cần đến insulin. Insulin được tổng hợp tại các tế bào  của tiểu đảo Langerhans của tuỵ nội tiết. Thiếu insulin sẽ gây bệnh đái tháo đường; nếu thừa insulin sẽ gây hạ đường huyết. Những cơ chế làm tăng đường huyết lại có rất nhiều: có loại làm tăng đường huyết nhanh, có loại làm tăng chậm hơn. Cơ chế gây tăng đường huyết tức thì: là adrenalin do tuỷ thượng thận tiết, và glucagon do các tế bào  của tiểu đảo Langerhans. Cơ chế tăng đường huyết chậm & dự trữ : là cortisol có tác dụng giữ ổn định nồng độ glucoz trong tế bào, nên còn có tên là hormon gluco-corticoid. Các hormon khác có vai trò đối với điều chỉnh đường huyết nhưng kém quan trọng hơn: hormon tăng trưởng, hormon giáp, prolactin. Điều chỉnh các ion khác Cơ thể còn cần đến một vài chất cần thiết khác như : Calci và Phospho phụ thuộc lẫn nhau, và những thay đổi của chúng phụ thuộc trước hết vào hormon tuyến cận giáp (PTH) và calcitonin do các tế bào C tuyến giáp tiết. Calci và phospho tham gia vào rất nhiều chức năng màng tế bào, của enzym và trong quá trình khoáng hoá xương. Các điều chỉnh hormon có tính khẩn cấp này là không thể chậm trễ trong khi thực hiện, và chính bản thân các chất Glucoz, nước, ClNa là nguyên động lực thúc đẩy hay kìm hãm sự tiết các hormon điều chỉnh. Toàn bộ các cơ chế điều chỉnh nói trên đều nhằm một mục đích là bảo tồn sự sống của tế bào, cũng tức là sự sống của cá thể.
  • 9. B. THĂM DÒ HORMON CÁC TUYẾN NỘI TIẾT Các trục nội tiết Hầu hết các tuyến nội tiết đều hoạt động theo hệ thống trục (hạ đồi – tuyến yên – tuyến đích). Hormon vùng hạ đồi (hypothalamus) Hormon tuyến yên Tuyến đích ngoại biên & hormon Trục tuyến giáp TRH TSH Thyroid (T4, T3) Trục tuyến sinh dục. LH-RH FSH . LH Tuyến sinh dục: nang trứng hay sự sinh tinh. Mô kẽ: estrogen; progesteron; testosteron. Trục tuyến thượng thận CRH ACTH Vỏ thượng thận : glucococticoit; androgen; mineralococticoit Trục hormon tăng trưởng GRF (kích thích) SRIF (ức chế) GH Somatomedin Trục tiết sữa PIF (ức chế) Prolactin (PRL) Trục sắc tố da b LPH Các trục nội tiết có thể hoạt động theo kiểu chỉ huy tự động hay chỉ huy theo yêu cầu: Chỉ huy tự động bảo đảm cho nồng độ hormon không thay đổi. Chính sự thay đổi nồng độ hormon lưu hành điều tiết sự chỉ huy này: hormon lưu hành tăng gây ra ức chế tiết hormon tuyến yên / hạ đồi; ngược lại hormon lưu hành giảm thì lại gây tăng tiết hormon tuyến yên / hạ đồi. 1. Vùng hạ đồi [1] Vùng hạ đồi, là phần trước nhất của gian não nằm ở tầng bụng của hai thành bên não thất III, trọng lượng tổng cộng chỉ khoảng 4 gam chiếm 0,3 % trọng lượng của toàn bộ não. Nó có thể được coi như một ngã tư thực sự của hệ thống nội tiết. Nó tổng hợp các hormon thần kinh có khả năng kích thích / ức chế sự tiết hormon của thuỳ trước tuyến yên. Nó cũng tiết ra hormon chống lợi tiểu (ADH). Nằm giữa vỏ não và các vòng mạch nơron dưới vỏ ở bên này và tuyến yên ở bên kia, vùng hạ đồi có một vị trí giải phẫu-sinh lý đặc biệt.
  • 10. CÁC HORMON HẠ ĐỒI Hormon Cấu trúc Hormon thuỳ sau tuyến yên : - Arginin-vasopressin S S Cys-Tyr-Phe-Gln-Asn-Cys-Pro-Arg-Gly-NH2 - Oxytocin S S Cys-Tyr-Ile-Gln-Asn-Cys-Pro-Leu-Gly-NH2 Hormon hướng tuyến yên - Hormon giải phóng TSH (TRH) - Hormon giảiphóng hormon hướng sinh dục (GnRH) * Somatostatin - Hormon giải phóng GH (GRH) - Hormon ức chế Prolactin (PIH, dopamin) - Hormon giải phóng prolactin (PRH) - Hormon giải phóng ACTH (CRH) (pyro) Glu-His-Pro-NH2 (pyro) Glu-His-Trp-Ser-Tyr-Gly-Leu-Arg-Pro-Gly-NH2 S S Ala-Gly-Cys-Lys-Asn-Phe-Phe-Trp-Lys-Thr-Phe-Thr- Ser-Cys Tyr-Ala-Asp-Ala-Ile-Phe-Thr-Asn-Ser-Tyr-Arg-Lys-Val- Leu-Gly-Gln-Leu-Ser-Ala-Arg-Lys-Leu-Leu-Gln-Asp-Ile- Mer-Ser-Arg-Gln-Gln-Gly-Glu-Ser-Asn-Gln-Glu-Arg- Gly-Ala-Arg-Ala-Arg-Leu-NH2 CH2 CH2 NH2 Ser-Gln-Glu--Pro-Pro-Ile-Ser-Leu-Asp-Leu-Thr-Phe-His- Leu-Leu-Arg-Glu-Val-Leu-Glu-Met-Thr-Lys-Ala-Asp- Gln-Leu-Ala-GlnGln-Ala-His-Ser-Asn-Arg-Lys-Leu-Leu- Asp-Ile-Ala-NH2
  • 11. 2. Tuyến yên [1],[4],[6] Tuyến yên có hình hạt đậu nằm ở nền sọ, bên trong yên xoang bướm, kích thước: dọc 0,6cm, trước sau 0,8cm và ngang 1,5cm. Cân nặng khoảng 0,5-0,6g (0,5 - 0,92g). Phía trước được bao bọc bởi hoành tuyến yên, bản chất là màng cứng, bên cạnh là xoang tĩnh mạch cảnh. Phía trên sau là xoang yên, phía trên trước là giao thoa thị giác. Phía trên là vùng hạ đồi. Tuyến yên được chia thành hai phần khác nhau về cấu trúc và chức năng Thùy trƣớc tuyến yên Các tế bào thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết 6 hormon đó là: - Somatotroph tổng hợp và bài tiết hormon phát triển cơ thể - GH (Human Growth Hormon - hGH) - Thyrotroph tổng hợp và bài tiết hormon kích thích tuyến giáp - TSH (Thyroid Stimulating Hormon) - Corticotroph tổng hợp và bài tiết hormon kích thích tuyến vỏ thượng thận - ACTH (Adreno Corticotropin Hormon). - Gonadotroph tổng hợp và bài tiết hormon kích thích nang trứng - FSH (Follicle Stimulating Hormon) và hormon kích thích hoàng thể - LH (Luteinizing Hormon) - Lactotroph tổng hợp và bài tiết hormon kích thích bài tiết sữa - PRL (Prolactin). Tác động của các hormon này thông qua một hệ thống xuyên suốt từ hạ đồi đến tuyến yên và sau cùng là tuyến đích. Hệ thống cũng còn gọi là các trục: trục hướng tuyến giáp, trục hướng tuyến sinh dục và trục hướng tuyến thượng thận. Riêng hai hormon kích thích trực tiếp các mô đích là prolactin (PRL) và hormon tăng trưởng (GH). Điều hòa hoạt động thùy trƣớc tuyến yên Có ba cơ chế điều hòa hoạt động thùy trước tuyến yên: o Các hormon từ vùng hạ đồi o Các hormon từ mô đích o Các yếu tố và các cytokine tăng trưởng hoạt động theo cơ chế cận tiết và tự động tiết, điều hòa hoạt động tại chỗ các tế bào tuyến yên.
  • 12. Cơ chế điều hòa hoạt động thùy trước tuyến yên [4] Thùy sau tuyến yên [1],[2],[3],[4] Thuỳ sau nằm phía dưới vùng hạ đồi, tạo thành đơn vị có cấu trúc và chức năng - yên thần kinh. Yên thần kinh bao gồm ba phần: nhân trên thị và nhân cạnh não thất của vùng hạ đồi (chứa thân tế bào thần kinh, tiết ra oxytocin và vasopressin) và đường dẫn truyền chứa các sợi trục của các tế bào thần kinh nằm ở hai nhân phía trên và thùy sau tuyến yên, nơi chứa các đầu tận cùng thần kinh. ADH có tác dụng cân bằng nước điện giải, oxytocin có tác dụng chính là bài xuất sữa. Các hormon sau khi được tổng hợp tại nhân sẽ được kết hợp với một protein mang là neurophysin theo sợi trục thần kinh chuyển xuống đầu tận cùng trong tuyến yên sau. Khi xung động động thần kinh dẫn truyền xuống dọc theo sợi trục từ nhân trên thị và nhân cạnh não thất, hormon được giải phóng trực tiếp từ các hạt bài tiết trong đầu tận cùng. 3. Tuyến giáp Tuyến giáp là một tuyến nội tiết đơn , nằm ở giữa về phía trước-dưới cổ. Tuyến giáp gồm hai thuỳ bên có trục lớn thẳng đứng, nối với nhau bằng một lớp mô mỏng nằm ngang được gọi là eo tuyến giáp. Eo này rộng 1cm và cao 1.5cm, nằm phía trước các vòng sụn khí quản thứ 2, 3 và thứ 4. Các thuỳ bên có hình kim tự tháp ba cạnh đáy quay xuống dưới, có chiều cao 6cm, rộng 3cm, dày 2cm. Các thuỳ này nằm ép vào mặt bên thanh khí quản. Từ bờ trên của eo, ở phía trái của đường giữa tách ra tháp Lalouette. Tháp này khi có khi không. TSH tác dụng lên cấu trúc tuyến giáp: Tăng số lượng và kích thước tế bào tuyến giáp trong mỗi nang giáp,
  • 13. tăng biến đổi các tế bào nang giáp từ dạng khối sang dạng trụ (dạng bài tiết), tăng phát triển hệ thống mao mạch của tuyến giáp. - TSH tác dụng lên chức năng tuyến giáp. Tăng hoạt động bơm iod do đó làm tăng khả năng bắt iod của tế bào tuyến giáp. Tăng gắn iod vào tyrosin để tạo hormon tuyến giáp. Tăng phân giải thyroglobulin được dự trữ trong lòng nang giáp để giải phóng hormon tuyến giáp (T3,T4) vào máu và do đó làm giảm chất keo trong lòng nang giáp. Tốc độ của các phản ứng tổng hợp và thoái giáng của tất cả các enzym trong cơ thể được điều kiện hoá bởi các hormon của tuyến giáp là tetra- iodothyronin (T4) và tri-iodothyronin (T3). Những hormon này tác động trên toàn bộ các mô, nhưng những đích chính là cơ và mô thần kinh. Nhiều hormon giáp gây ra hội chứng cường giáp mà điển hình là bệnh Basedow. Thiếu hormon giáp thì lại gây hội chứng suy giáp. Điều hòa bài tiết Mức bài tiết TSH của tuyến yên chịu sự điều khiển của hormon TRH vùng hạ đồi và chịu sự điều hòa ngược từ tuyến đích là tuyến giáp. Điều hòa hoạt động trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến giáp [4] 4. Tuyến cận giáp Cận giáp là những tuyến nhỏ, mỗi tuyến chỉ nặng từ 30-50mg, hình hơi dài và dẹt (8x3x1mm), màu nâu nhạt hoặc vàng nâu, mềm. Chúng có vỏ bọc riêng và có thể tách rời khỏi tuyến giáp, nối với tuyến này bằng một bó mạch - thần kinh, thuộc về động mạch giáp dưới, đám rối tĩnh mạch và hạch lympho cổ, thần kinh giao cảm cổ, các dây thần kinh quặt ngược. Tổng số tuyến cận giáp là 4 có khi 5 hoặc 6. Tuyến cận giáp trên nằm ở lưng chừng mặt sau các thùy giáp trạng, ở trên mức động mạch giáp dưới khoảng 1cm, ít khi ở cao hơn vào quãng một phần ba trên tuyến giáp hoặc ở dưới tuyến mang tai.
  • 14. PTH là hormon nhóm đa peptit, có trọng lượng phân tử 9.500 - 9600, gồm 84 acid amin. Sự khác biệt về cấu trúc giữa PTH của người với PTH của bò và heo rất ít , do đó có thể tính kháng nguyên chéo. PTH tác dụng trên màng tế bào: - Nó làm cho calci đi vào tế bào một cách tích cực và dễ dàng. - Hoạt hoá adenylcyclaza của màng tế bào, tức là làm tăng sản xuất 3'5' AMP vòng, chất này ngăn chặn calci đi vào các ti lạp thể và các microsom. Kết quả làm cho tăng nồng độ calci ion-hoá trong bào tương, điều này làm thay đổi các hoạt động của các enzym phụ thuộc vào calci. Điều hòa tiết PTH Cân bằng nội môi đối với calci được điều tiết bằng một cơ chế kiểm soát ngược âm tính không phụ thuộc tuyến yên. Chính nồng độ calci ion hoá trong máu điều hoà sự tiết PTH của các cận giáp. Cũng còn một số yếu tố điều hoà khác như : - Magiê (magnésium) tham gia vào cơ chế xuất bào của các hạt tiết. Khi bị thiếu magiê nặng ở máu, sẽ xảy ra giảm calci huyết và giảm PTH trong máu. - Các chất chuyển hoá của vitamin D: nồng độ 1-25 dihydroxy cholecalciférol trong máu có thể làm thay đổi tiết PTH, thường là có xu hướng làm nó giảm. - Nồng độ AMP vòng của các tế bào cận giáp: nồng độ này chịu ảnh hưởng của catecholamin (kích thích các bêta giao cảm và ức chế các chẹn bêta), các prostaglandin (PGE1, PGE2, có tác dụng thuận lợi còn PGF alpha có tác dụng ức chế). Và có thể cả nồng độ prolactin và hoạt động của các thụ thể H1 và H2 với histamine. 5. Tuyến thƣợng thận Gồm hai phần khác nhau về cấu trúc và chức năng Vỏ thƣợng thận Vỏ thượng thận gồm 3 phần, phần ngoài là vùng cầu, phần giữa là vùng bó và phần trong cùng là vùng lưới. Hai vùng trong có vẻ hoạt động như một thể thống nhất. Vùng cầu: gồm các tế bào chứa ít lipid nằm ngay dưới bao. Vùng này tiết ra aldosteron và không có hoạt tính của men 17-hydroxylaz nên không tiết cortisol và androgen.
  • 15. Vùng bó: dày nhất, gồm các tế bào lớn hơn chứa nhiều lipid nên gọi là tế bào trong. Các bó đi từ vùng lưới đến vùng cầu hoặc đến vỏ. Vùng này tiết cortisol và androgen. Cortisol có tác dụng duy trì chức năng sống, miễn dịch và nhiều tác dụng quan trọng khác. Vùng lƣới: tiết ra cortisol và androgen. Các tế bào của vùng này chứa ít lipid và chứa các hạt lipofuscin nằm bao quanh tủy thượng thận. Androgen thƣợng thận Androgen thượng thận gồm dehydroepiandrosteron (DHEA), DHEA sulfat và androstenedion. Mặc dù androstenedion có thể được chuyển thành testosteron, nhưng thượng thận tiết testosteron rất ít. Các hormon DHEA, DHEA sulfat, androstenedion phát huy tác dụng nam hóa chủ yếu do sự chuyển thành testosteron và dihydrotestosteron ở mô ngoại vi. DHEA, DHEA sulfat được tiết ra nhiều hơn nhưng androstenedion được chuyển thành testosteron dễ dàng hơn. Mỗi ngày có khoảng 15-30mg DHEA và DHEA sulfat được tiết ra bởi thượng thận. Ngoài ra có một lượng nhỏ androstenedion, 11-hydroxy-androstenedion và testosteron cũng được tiết ra. DHEA là tiền chất chính của 17-cetosteroid. Trên nam giới, 2/3 cetosteroid trong nước tiểu là do androgen của thượng thận, 1/3 từ androgen của tinh hoàn . Trên phụ nữ, hầu hết 17-cetosteroid đều từ thượng thận. Vùng bó và vùng lưới chịu ảnh hưởng của ACTH. Thiếu ACTH, hai vùng này teo lại. Thừa ACTH, hai vùng này phì đại và tăng sinh. Cường ACTH mãn tính làm các tế bào ở vùng bó gần vùng lưới mất dần lipid, trông giống tế bào của vùng lưới. Nếu ACTH tăng rất nhiều, vùng lưới có thể tăng sản ra đến vỏ bao thượng thận. Người ta cho rằng với kích thích nhanh bằng ACTH, các tế bào của vùng bó đáp ứng bằng cách tăng tiết cortisol, còn vùng lưới có nhiệm vụ duy trì nồng độ cortisol cơ bản và phản ứng khi kích thích bằng ACTH lâu dài. Điều hòa: Corticotropin releasing hormon (CRH) là một aminoacid có 41 acid amin, chúng được tạo ra ở nhân cạnh não thất ở vùng hạ đồi.
  • 16. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự bài tiết ACTH Các yếu tố khác: stress, các hormon… Tress tâm lý hay thực thể làm tăng tiết ACTH thông qua CRH và AVP [Error! Reference source not found.],[Error! Reference source not found.] và do đó làm tăng tiết cortisol. Tủy thƣợng thận Tuỷ thượng thận được tạo nên bởi các tế bào đa giác bố trí thành dây có mắt lưới rộng, bắt màu nâu xẫm [dung dịch bichromat potassium] gọi là sắc bào; nó còn bắt màu nâu [dung dịch a.osmic], màu xanh ve [với oxyd kẽm]. Các hạt này chế tiết adrenalin. Ngoài các sắc bào tuỷ thượng thận còn gồm những tế bào hạch giao cảm kích thước không đều, rải rác hoặc họp thành đám nhỏ 300 m. Hormon tuỷ thượng thận là các catecholamin : adrenalin [epinephrin], nor- adrenalin [nor-epinephrin] và cả dopamin. Các catecholamin là những chất có trọng lượng phân tử thấp, có một nhân ortho diphenol hay là pyrocatechol và một chuỗi bên có amin. Catecholamin có thể có tác động trái ngược nhau tuỳ theo cơ quan liên hệ. Theo Ahlquist hiện tượng đó là do có hai loại thụ thể màng tế bào khác nhau : - Thụ thể alpha có tác dụng kích thích như : co thắt mạch máu, co thắt niệu quản, tử cung, dãn đồng tử ngoại trừ một tác dụng dãn cơ ruột.
  • 17. - Thụ thể beta có tác dụng ức chế : dãn mạch, dãn phế quản, dãn cơ tử cung, dãn cơ ở ruột ngoại trừ kích thích cơ tim. Các tác dụng chuyển hoá liên quan đến tác dụng của thụ thể beta [ly giải lipid, ly giải glycogen] ngoại trừ chế tiết insulin thuộc tác dụng alpha. Các thụ thể beta đƣợc chia thành hai phân nhóm : Beta-1 : tác dụng ly giải glycogen, tác dụng trên tim Beta-2 : tác dụng dãn cơ trơn (mạch máu, phế quản) , tác dụng ly giải lipid. Nói một các sơ lược thì các tác dụng của catecholamin là : - Nor-adrenalin có tác dụng alpha rất mạnh. - Adrenalin với liều cao có tác dụng alpha; nhưng với liều thấp lại có tác dụng beta. Cụ thể tác dụng của catecholamin trên các cơ quan nhƣ sau : Đối với tim : tác dụng điều nhịp, dẫn truyền cơ, co sợi cơ, kích cơ (tác dụng ưu thế của adrenalin). Đối với mạch máu : - Nor-adrenalin gây co thắt mạch mạnh và toàn thể chỉ chừa ra các mạch vành. - Adrenalin gây co thắt mạch ở da, ở các tạng, lách và thận (tác dụng alpha) với sự tái phân bố cho tim, não và các cơ. Đối với HA : làm tăng trị số HA do tăng lưu lượng tim (adrenalin) và sức cản ngoại biên (nor-adrenalin). Đối với cơ trơn : dãn cơ ở ruột, phế quản, dãn đồng tử. Đối với chuyển hoá : - Glucid : tăng đường huyết do ức chế tiết insulin (tác dụng alpha); tăng ly giải glycogen ở gan và cơ (tác dụng beta-1) và ly giải lipid (tác dụng beta-2). - Lipid : trưng dụng các mỡ dự trữ, tăng tiêu thụ oxygen. Đối với các tác dụng khác : - Làm dễ dàng phản ứng tỉnh dậy, lo lắng - Co lách làm tăng số lượng tế bào máu, tăng bạch cầu đa nhân - Tăng bài tiết nước tiểu (liều thấp), vô niệu (liều cao) - Kích thích tiết renin và PTH (tác dụng beta) Dopamin chỉ tác động trên các thụ thể đặc hiệu. Nó đối lập với tác dụng của adrenalin và nor-adrenalin vì gây ra dãn mạch, tăng mức lọc cầu thận; nó còn tác dụng ngược lại với aldosteron.
  • 18. ĐIỀU TIẾT - Điều tiết bằng thần kinh : qua trung gian của tuỷ sống và các dây thần kinh tạng, tuỷ thượng thận phụ thuộc vào các trung tâm giao cảm hành não phân bố rải rác trong hệ thống lưới [nhất là ở sàn não thất IV; thí dụ kinh điển là của Claude Bernard châm vào sàn não thất IV gây đái tháo đường thực nghiệm]. Hệ thống này lại liên quan đến vỏ não và hạ đồi. Hệ thống điều chỉnh giao cảm sẽ khởi động lúc bị lạnh, cảm xúc, lo lắng, hạ đường huyết, tăng CO2, hạ HA, chấn thương. - Điều tiết bằng cơ chế kiểm soát ngược : do chính nồng độ các caecholamin. 6. Hormon sinh dục [4] Nam giới: + FSH kích thích ống sinh tinh phát triển. Kích thích tế bào Sertoli nằm ở thành ống sinh tinh phát triển và bài tiết các chất tham gia vào quá trình sản sinh tinh trùng. Nếu không có tác dụng kích thích này tinh tử sẽ không thể trở thành tinh trùng được. Tuy nhiên trong quá trình sinh sản tinh trùng, ngoài FSH còn có vai trò của hormon khác đặc biệt là testosteron. + LH kích thích tế bào kẽ Leydig (nằm giữa các ống sinh tinh) phát triển. Bình thường tế bào kẽ Leydig trưởng thành không được tìm thấy ở tinh hoàn của trẻ dưới 10 tuổi. Tuy nhiên nếu tiêm LH tinh khiết cho trẻ hoặc dưới tác dụng của LH ở tuổi dậy thì, các tế bào giống như nguyên bào sợi nằm ở vùng kẽ của tinh hoàn sẽ tiến hóa thành tế bào Leydig. Kích thích tế bào kẽ Leydig bài tiết testosteron. - Testosteron là hormon sinh dục chủ yếu ở nam giới. Nó chịu trách nhiệm về sự phát triển của các giới tính phụ: râu, giọng trầm, cơ bắp, tác phong… Nữ giới + FSH kích thích các noãn nang phát triển đặc biệt là kích thích tăng sinh lớp tế bào hạt để từ đó tạo thành lớp vỏ (lớp áo) của nang trứng. + LH phối hợp với FSH làm phát triển noãn nang tiến tới chín. Phối hợp với FSH gây hiện tượng phóng noãn. Kích thích những tế bào hạt và lớp vỏ còn lại phát triển thành hoàng thể. Kích thích lớp tế bào hạt của nang trứng và hoàng thể bài tiết estrogen và progesteron. Ở nữ giới thì hormon sinh dục tự nhiên là 17- estradiol. Hormon này làm cho các nữ tính phát triển : vóc dáng thon thả, da mịn, tóc mềm mại, giọng cao v...v... - 17- estradiol được tiết liên tục trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, dưới sự điều chỉnh của FSH và LH, với đỉnh cao vào lúc phóng noãn. - Sau phóng noãn hoàng thể tiết ra progesteron có nhiệm vụ chuẩn bị cho trứng làm tổ bằng cách làm cho màng tử cung có nhiều nếp nhăn gấp khúc.
  • 19. Điều hòa bài tiết [4] Sự tiết các hormon hướng sinh dục chịu sự chi phối của một hormon hạ đồi là LHRH hay GnRH. GnRH được tiết theo xung, hay từng đợt. Hormon này được tiết ra dưới dạng một tiền hormon gồm hai peptid riêng biệt: GnRH chính thức và peptid liên kết với GnRH (GAP), cả hai đều kích thích tiết hormon hướng sinh dục. Sơ đồ điều hòa bài tiết hormon trục hạ đồi – tuyến yên – sinh dục[4] Tác dụng điều hòa ngƣợc của hormon sinh dục [3],[4] Các steroid tiết ra từ tuyến sinh dục có tác dụng kiểm soát ngược đối với sự tiết GnRH và hormon hướng sinh dục. 7. Hormon tăng trƣởng [4] GH gây phát triển hầu hết những mô có khả năng tăng trưởng trong cơ thể. Nó vừa làm tăng kích thước tế bào vừa làm tăng quá trình phân chia tế bào do đó làm tăng trọng lượng cơ thể, làm tăng kích thước các phủ tạng. Hormon tăng trưởng kết hợp với các thụ thể đặc hiệu ở màng tế bào đích. Sự phân bố các thụ thể GH rất rộng, đặc biệt được thấy tại gan, tổ chức mỡ, thận, các tế bào miễn dịch, tế bào sụn, và các huỷ cốt bào. Ngoài ra, còn có tính đặc hiệu chủng loại cho thụ thể GH: thụ thể GH người ở các mô đích chỉ nhận diện được GH người. Tác dụng tăng trưởng của GH là gián tiếp thông qua chất somatomedin-C (IGF-1). Hormon tăng trưởng kích thích trực tiếp sinh IGF-1 ở gan. GH còn làm tăng sản xuất IGF-1 trong nhiều loại mô có thụ thể GH như thận, mô xương, các tuyến sinh dục, các tế bào miễn dịch. GH tác động theo hai cách: thông qua kích thích sinh IGF-1 tại gan tác động kiểu nội tiết ở các mô, và thông qua kích thích sinh IGF-1 tại mô theo kiểu tự tiết tại mô sinh ra nó. - Kích thích mô sụn và xương phát triển. - Kích thích sinh tổng hợp protein. - Chuyển hóa lipid, làm tăng acid béo tự do. - Tác dụng trên chuyển hóa glucid. Nếu thừa hormon tăng trưởng sẽ gây bệnh khổng lồ, nếu bệnh phát trước tuổi dậy thì, và bệnh to đầu chi sau tuổi dậy thì. Thiếu hormon tăng trưởng sẽ bị bệnh lùn. Điều hòa bài tiết Vùng hạ đồi: GH được bài tiết dưới sự điều khiển hầu như hoàn toàn của hai hormon kích thích và ức chế vùng hạ đồi là GHRH và GHIH.
  • 20. Các yếu tố ảnh hưởng bài tiết GH 8. Prolactin (PRL) Tế bào lactotrop tiết prolactin nằm rãi rác trên toàn bộ thùy trước tuyến yên. PRL gắn vào các thụ thể đặc hiệu ở màng tế bào tuyến đích sẽ kích thích sự tổng hợp protein. Prolactin có tác dụng kích thích bài tiết sữa trên tuyến vú đã chịu tác dụng của estrogen và progesteron. Prolactin bình thường được bài tiết với nồng độ rất thấp nhưng khi người phụ nữ có thai, nồng độ prolactin được bài tiết tăng dần từ tuần thứ 5 của thai nhi cho tới lúc sinh. Nồng độ prolactin trong thời kì này tăng gấp 10-20 lần so với bình thường. Tuy nhiên do estrogen và progesteron có tác dụng ức chế bài tiết sữa nên trong khi có thai mặc dù nồng độ prolactin rất cao nhưng lượng sữa được bài tiết chỉ khoảng vài mililit mỗi ngày. Ngay sau khi đứa trẻ được sinh ra, cả hai hormon estrogen và progesteron giảm đột ngột tạo điều kiện cho prolactin phát huy tác dụng bài tiết sữa. Khi tăng PRL, nữ giới sẽ bị vô kinh, vô sinh do không rụng trứng. Ở nam giới làm giảm libido, bất lực. Bất lực là do PRL ức chế trục sinh dục, chủ yếu gây giảm tiết GnRH. PRL còn có tác dụng kích thích vỏ thượng thận tiết aldosteron và DHAS. Về mặt chuyển hóa PRL có tác dụng đồng hoá khác biệt với GH, đặc biệt đối với sự phát triển của thai nhi. Điều hòa bài tiết Khi có thai nồng độ PRL tăng cao, sau khi sinh vài tuần nồng độ prolactin trở lại mức bình thường nếu không cho con bú, nếu cho con bú nồng độ prolactin vẫn cao. Sự bài tiết prolactin được điều hòa dưới ảnh hưởng của hormon vùng hạ đồi và một số yếu tố khác. Vai trò của hormon vùng hạ đồi: Khác với các hormon khác của tuyến yên vốn chịu tác dụng kích thích của hormon vùng hạ đồi, prolactin lại chịu tác dụng ức chế mạnh của PIH được bài tiết từ vùng hạ đồi. Khi tổn thương vùng hạ đồi hoặc tổn thương hệ mạch cửa hạ đồi- yên sự bài tiết prolactin tăng lên trong khi các hormon khác của tuyến yên lại giảm đi.
  • 21. Sơ đồ điều hòa bài tiết prolactin [4] Dopamin được bài tiết từ nhân cung (arcuate nuclei) của vùng hạ đồi có tác dụng ức chế bài tiết prolactin để duy trì một nồng độ thấp trong tình trạng bình thường. Khi đang cho con bú dopamin lại kích thích bài tiết prolactin. TRH ngoài tác dụng giải phóng hormon TSH còn có tác dụng mạnh trong việc kích thích tuyến yên bài tiết prolactin. Ngoài ra prolactin được bài tiết khi có các kích thích trực tiếp vào núm vú (động tác mút mút vú của trẻ).
  • 22. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007). Nội tiết học đại cương - Tuyến yên. Nhà xuất bản y học, 69 - 81. 2. Phạm Đình Lựu (2005). Sinh lý học y khoa tập 2, Đại học y dược Tp HCM – Tuyến yên. Nhà xuất bản y học, 64 – 79. 3. Phạm Thị Minh Đức (2005). Sinh lý học y khoa tập 2, Đại học y Hà Nội – Tuyến yên. Nhà xuất bản y học, 52 – 67. 4. Ashlomo Melmed (2011). “The pituitary – chapter 1: pituitary physiology”. Academic Press is an imprint of Elsevier, third edition, 33 - 46 5. AShlomo melmed (2002). “The pituitary – section 1: the hypothalamic pituitary function”. Blackwell Science, second edition, 3 – 44. 6. Kronenberg (2008). “Williams textbook of endocrinology, 11th ed - chapter 8, 9 – Anterior, Posterior pituitary”. Saunders, an imprint of elsevier; 159 -253. 7. Susan Sam, MD Lawrence A. Frohman, MD (2008). “Normal Physiology of Hypothalamic Pituitary Regulation”. Endocrinol Metab Clin N Am ( 37):1–22. 8. Gambacciani M, Liu JH, Swartz WH, Tueros VS, Rasmussen DD, Yen SS (1987). “Intrinsic pulsatility of ACTH release from the human pituitary in vitro”. Clin Endocrinol (Oxf) 26:557-563. 9. Watabe T, Tanaka K, Kumagae M, Itoh S, Hasegawa M, Horiuchi T, Tiyabe S, Ohno H, Shimizu N (1987). “Diurnal rhythm of plasma immunoreactive corticotropin-releasing factor in normal subjects”. Life Sci 40:1651-1655.