SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
Download to read offline
KHÁM BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Cơ chế bệnh sinh loét chân do đái tháo đường
1. Hỏi triệu chứng cơ năng:
Tìm những triệu chứng liên quan đến biến chứng thần kinh, mạch máu chi dưới và loét chân.
- Hỏi những triệu chứng liên quan đến thần kinh:
+ Tê, dị cảm (châm chích, kiến bò, rát bỏng…), mất cảm giác:
o Khởi phát nhanh hay chậm.
o Đối xứng, kiểu mang vớ.
o Vị trí xuất phát, hướng lan.
o Tính chất thay đổi ngày, đêm.
o Đợt tự hết hay liên tục.
+ Mất cảm giác đau, nhiệt.
Đái tháo đường
Biến chứng mạch máu Biến chứng thần kinh
Giảm tưới máu
(da, đầu chi)
Cảm giác Vận động Tự chủ
Mất CG đau Teo và yếu cơ Giảm tiết mồ hôi
Khô da, nứt nẻ
Vi trùng xâm nhập
Biến dạng chân
Cục chai
Vết thương khó lành
Bàn chân Đái tháo đường
 loét
 nhiễm trùng
 hoại thư
+ Đi rớt dép không biết.
+ Yếu cơ khi đi lại .
+ Hỏi các bệnh khác có thể gây tổn thương thần kinh: nghiện rượu, thiếu vitamin nhóm
B, hội chứng cận ung thư…
- Hỏi triệu chứng liên quan đến biến chứng mạch máu: cảm giác lạnh chân, đi cách hồi.
- Nếu bàn chân có vết loét:
+ Hoàn cảnh xuất hiện vết loét: bóng nước vỡ, do chấn thương, do đạp phải vật cứng
nhọn, do giày dép chật, xuất hiện từ lỗ đáo, vết chai, do đắp dầu, hơ lửa, sưởi đèn … hoặc
xuất hiện hoại tử khô ở các đầu ngón.
+ Diễn tiến nhanh hay chậm. Điều trị, chăm sóc trước đó.
+ Triệu chứng toàn thân: sốt.
2. Quan sát bàn chân:
- Biến dạng bàn chân Charcot.
Bàn chân Charcot
và khớp Charcot
Ngón chân hình búa
Nốt chai
- Màu sắc da, xem có khô da, nứt da, nốt chai, bóng nước, hoại tử da.
- Móng: loạn dưỡng, nấm móng. Lông ở cẳng chân và bàn chân.
- Nếu có vết loét, vết thương:
+ Mô tả vị trí, kích thước, độ sâu vết loét, mức độ viêm tấy, lan xung quanh...
+ Tính chất dịch tiết, mủ: màu, mùi, số lượng…
+ Lộ gân, xương.
+ Độ sâu, đáy vết loét, mô hạt, giả mạc.
3. Sờ bàn chân:
- Nhiệt bàn chân: nóng, lạnh. Da khô, nứt hay ẩm ướt.
- Sờ đánh giá mức độ chai, các vị trí tì đè bàn chân.
- Đối với vết loét: mô xung quanh nóng, đau. Ấn chảy mủ, dịch? Dấu lép bép dưới da?
- Dùng que thăm dò độ sâu vết loét, có chạm xương? Đường dò, abces sâu?
- Đánh giá theo phân độ Wagner.
4. Khám mạch máu:
- Bắt mạch mu chân, chày sau, kheo, đùi, so sánh 2 bên.
- Đánh giá tình trạng giảm tưới máu:
Ngón chân lệch ngoài
Nấm móngLỗ đáo
Nghiệm pháp: nâng chân bệnh nhân góc 45 độ trong thời gian 20 giây, sau đó thả chân
xuống dưới mặt giường. Quan sát sự đổi màu da.
Nếu thiếu máu: chân nhợt màu lúc nâng chân và tĩnh mạch chậm cương tụ lúc thả chân
xuống.
5. Khám thần kinh: khám so sánh 2 bên:
- Cảm giác nông: sờ nông (bông gòn), nhiệt (nóng, lạnh), cảm giác đau.
- Khám bằng monofilament: khám 10 điểm trên bàn chân, nếu không cảm giác từ 4 điểm
trở lên là bất thường.
- Khám monofilament 4 điểm: bàn chân có nguy cơ khi mất cảm giác từ 1 điểm trở lên.
- Cảm giác sâu: rung âm thoa, đếm ngón.
o Khám rung âm thoa: dùng dụng cụ rung âm thoa để khám: đặt rung âm thoa trên
mấu xương lồi ở ngón chân cái để ghi nhận cảm giác rung vỏ xương, khi bệnh nhân hết
nhận cảm cảm giác này ở chân lập tức chuyển rung âm thoa đặt qua tay người khám, nếu
người khám còn nhận cảm được cảm giác rung trên 10 giây thì kết luận bệnh nhân bị
giảm cảm giác rung vỏ xương.
o Khám rung âm thoa (theo đồng thuận quốc tế về bàn chân ĐTĐ 2008): đặt rung
âm thoa ở vị trí lồi xương ngón cái, làm 3 lần (2 lần có chạm và 1 lần không chạm vào vị
trí đó ). Nếu bệnh nhân cảm nhận đúng ít nhất 2 trong 3 lần thì xem như bình thường .
Nếu không cảm nhận đúng ở ngón cái thì thực hiện tiếp lên các vị trí khác : mắt cá, lồi
xương chày.
- Khám phản xạ gân gối và gân gót.
Các vị trí khám monofilament
( 4 điểm )
Các vị trí khám monofilament
( 10 điểm )
Đánh giá chỉ số ABI :
> 1.30 : xơ vữa động mạch
1.00 – 1.29 : bình thường
0.91 – 0.99 : nghi ngờ bệnh lý
0.41 – 0.90 : bệnh mạch máu ngoại biên nhẹ -
trung bình
0.00 – 0.40 : bệnh mạch máu ngoại biên nặng
HATThu cao nhất cổ chân
ABI phải =
HATThu cao nhất cánh tay
HATThu cao nhất cổ chân
ABI trái =
HATThu cao nhất cánh tay
Rửa chân mỗi ngày với nước ấm
( không quá 37o
C ) , không ngâm
chân
Rửa chân mỗi ngày với nước ấm
( không quá 37o
C ) , không ngâm
chân
Tự quan sát và khám bàn chân
mỗi ngày ( nếu phát hiện bất
thường , đến ngay bác sĩ )
Giữ cho bàn chân sạch và khô
sau khi tắm , đặc biệt là vùng kẻ
ngón
Nếu da khô , có thể dùng kem làm
mềm da
Không ngâm chân trong nước
nóng , các loại dung dịch , hóa
chất , dầu nóng
Cắt móng chân phải cắt ngang ,
không cắt khóe , có thể dùng cây
dũa
Không đi chân trần , mang
dày dép ngay cả khi đi
trong nhà,chọn loại giày
mềm mại , vừa vặn , thay
vớ thường xuyên
Kiểm tra giày dép trước
khi mang vào
Đến ngay cơ sở y tế
nếu phát hiện bất
thường ở bàn chân
KIỂM SOÁT ĐƯỜNG
HUYẾT THẬT TỐT
KHÁM TUYẾN GIÁP
1.Sơ lược giải phẫu học tuyến giáp
Tuyến giáp nằm ở giữa về phía
trước – dưới cổ, gồm 2 thùy nối với nhau
bởi eo tuyến giáp, nằm ngay trước khí
quản dưới mức sụn nhẫn, nặng khoảng 20
– 30g. Tuyến giáp được bao bọc bởi một
vỏ xơ dính vào mô tuyến. Tuyến giáp di
động khi nuốt.
2. Thăm khám tuyến giáp
Hỏi bệnh nhân phát hiện bướu khi nào, có thay đổi kích thước gần đây? Bướu giáp mới
thay đổi kích thước gần đây gợi ý xuất huyết trong nang, ung thư giáp, viêm giáp bán cấp.
Triệu chứng cơ năng:
Bệnh nhân có thể không có triệu chứng cơ năng hoặc có cảm giác nghẹt ở cổ, nuốt khó,
khó thở, khàn tiếng do bướu lớn, đè vào các cơ quan lân cận. Trong viêm giáp cấp, xuất huyết
trong nang, ung thư bệnh nhân có thể có triệu chứng đau.
Bệnh nhân có thể than phiền các triệu chứng gợi ý có rối loạn chức năng tuyến giáp như
gầy sút , sợ nóng, đổ mồ hôi, hồi hộp, tiêu chảy … (gặp trong cường giáp) hay sợ lạnh, táo bón,
phù… (gặp trong suy giáp)
Nhìn:
Mục đích:
Bướu giáp: di động theo nhịp nuốt, phân biệt với các khối u khác vùng trước cổ như hạch
cạnh cơ ức đòn chũm, phì đại cơ ức đòn chũm hay khối u mỡ cạnh cổ. Một số trường hợp bướu
giáp không hoặc ít di động theo nhịp nuốt như viêm giáp xơ hóa Riedel hoặc ung thư giáp do mô
xơ hay thâm nhiễm vào các cấu trúc lân cận.
Quan sát da cổ phía trên bướu giáp phát hiện sẹo mổ cũ, các triệu chứng của hội chứng
viêm: sưng, đỏ gặp trong viêm giáp cấp sinh mủ hay viêm giáp De Quervain.
Kỹ thuật:
Bệnh nhân ngồi, bộc lộ vùng cổ
Cho bệnh nhân thực hiện động tác nuốt bằng cách cho uống vài ngụm nước nhỏ
Ghi nhận:
Tính chất di động của bướu giáp
Bướu to lan tỏa (to đều 2 thùy) hay bướu giáp nhân (một hay nhiều nhân), vị trí nhân.
Kích thước bướu giáp, các giới hạn của bướu giáp
Sẹo mổ cũ, hoặc sẹo do dán thuốc cao, cắt lễ…
Các dấu hiệu viêm cấp tính: sưng, đỏ
Có thể nhìn thấy những hạch vùng có liên quan đến bướu giáp: trước cơ ức đòn chũm,
cạnh cổ…
Ghi nhận các vùng đập bất thường ở cổ
(A) (B)
Khi nghỉ
Hình: nhìn tuyến giáp khi nghỉ và khi nuốt.
(A) (B)
Khi nuốt
A: tuyến giáp bình thường, B: bướu giáp
Sờ:
Mục đích:
Xác định tính chất nhạy đau của bướu giáp gặp trong viêm giáp cấp và bán cấp
Xác định nhiệt độ da vùng trên tuyến giáp, bổ sung triệu chứng nóng trong hội chứng
viêm cấp.
Xác định lại tính chất lan tỏa hay bướu giáp nhân và mật độ tuyến giáp: đàn hồi, chắc,
cứng như gỗ.
Xác định lại giới hạn tuyến giáp
Khám lại các hạch vùng
Xác định tính chất bướu giáp mạch bằng cách khám rung miu.
Kỹ thuật:
Khám tuyến giáp từ phía sau:
Bệnh nhân ngồi, hơi cúi đầu ra trước để làm chùng cơ ức đòn chũm
Người khám đứng sau bệnh nhân, khám bằng ngón 2,3,4 (hoặc ngón 2,3) của hai bàn tay. Ngón
cái làm điểm tựa có thể đặt phía sau cổ bệnh nhân. Các ngón 2,3,4 sẽ di động từ ngoài vào trong,
từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới để xác định ranh giới bướu giáp. Sau đó khám từng thùy
để xác định tính chất lan tỏa hay nhân giáp và mật độ tuyến giáp. Không khám hạch vùng và tìm
rung miu ở tư thế khám phía sau. Khám phía sau ít bị ảnh hưởng bởi động tác nhìn, do đó khách
quan hơn trong
việc đánh giá
kích thước tuyến
giáp.
Hình: khám
bướu giáp từ phía sau
Khám tuyến giáp từ phía trước: người khám ngồi đối diện với
bệnh nhân
Bước đầu tiên trong khám tuyến giáp là xác định sụn nhẫn giáp
vì eo tuyến giáp nằm ngay dưới sụn nhẫn giáp.
Đặt ngón tay cái sao cho bờ trên ngón cái dọc theo bờ dưới
của sụn nhẫn giáp. Ngón cái sẽ cảm nhận được phần eo tuyến
giáp khi cho bệnh nhân nuốt. Eo tuyến giáp bình thường có
kích thước vài mm và có mật độ đồng nhất. Eo tuyến giáp
lớn, chắc, hay có nhân gợi ý có bất thường tuyến giáp.Dùng
ngón cái cũng giúp xác định thùy tháp của tuyến giáp (nếu
có).
Dùng ngón cái để tiếp tục khám bướu giáp. Các ngón 2,3,4 cũng có thể được sử dụng trong
trường hợp khám từng thùy bướu giáp. Người khám sẽ xác định lại các tính chất của bướu, kết
Hình khám tuyến giáp từ phía trước
hợp thêm thăm khám hạch vùng và tìm cảm giác rung miu. Cảm giác này sẽ được khám riêng ở
từng thùy bằng cạnh trong lòng bàn tay.
Chú ý: thăm khám tuyến giáp phải nhẹ nhàng, không dùng các ngón tay để bóp bướu giáp gây
đau hoặc làm nặng hơn các sang thương như xuất huyết trong nang hoặc vỡ các nang có sẵn.
PHÂN LOẠI BƯỚU GIÁP THEO TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI NĂM 1960 ( hiệu chỉnh
năm 1994 ):
ĐỘ ĐẶC ĐIỂM
0 Không có bướu giáp.
IA Mỗi thùy tuyến giáp to hơn đốt 1 ngón tay cái của người được khám/bệnh nhân,
sờ nắn được.
IB Khi ngửa đầu ra tối đa, nhìn thấy tuyến giáp to - bướu sờ nắn được.
II Tuyến giáp to, nhìn thấy khi đầu ở tư thế bình thường và ở gần - bướu nhìn thấy.
III Bướu giáp rất lớn, nhìn thấy dù ở xa.
Bướu lớn làm biến dạng cổ.
Đo vòng cổ giúp theo dõi độ lớn của bướu. Để đánh giá cụ thể và chính xác hơn: dùng kết quả xạ
hình, siêu âm.
Đo bướu giáp:
Mục đích: Theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị bướu giáp đơn thuần hay bệnh Basedow
Kỹ thuật: Bệnh nhân ngồi trên ghế, người khám ngồi đối diện. Mốc đo là qua chu vi to nhất vòng
cổ, không thả dây quá lỏng hay xiết quá chặt. Thước dây ôm vừa vòng cổ.
Gõ:
Mục đích: Phát hiện bướu giáp chìm sau xương ức
Kỹ thuật: Cho bệnh nhân ngồi, người khám đứng đối diện bệnh nhân, gõ ở vùng xương ức trước
ngực. (Chú ý: không gõ lên bướu giáp).
Nghiệm pháp Pemberton:
Chỉ định: - Khi nghi ngờ bướu giáp chìm sau xương ức
- Có triệu chứng phù áo khoác hay tuần hoàn bàng hệ vùng cổ – vai
Kỹ thuật:
Bệnh nhân ngồi trên ghế hoặc đứng, thầy thuốc đứng trước mặt bệnh nhân
Giải thích cách tiến hành nghiệm pháp cho bệnh nhân và triệu chứng có thể xuất hiện khi
tiến hành nghiệm pháp
Bệnh nhân giơ hai tay thẳng lên khỏi đầu, lòng bàn tay hướng vào trong, cánh tay ép sát
vào mang tai, hít thật sâu rồi nín thở.
Quan sát vẻ mặt bệnh nhân: nghiệm pháp dương tính khi mặt bệnh nhân đỏ bừng và bệnh
nhân có thể chóng mặt, choáng váng. Nghiệm pháp dương tính chứng tỏ có khối choán
chỗ ở trung thất trên (bướu giáp chìm, u tuyến ức, hạch phì đại…)
Nghe:
Mục đích:
Xác định bướu giáp mạch (có âm thổi trên bướu giáp): khi có gia tăng lưu lượng máu đến
tuyến giáp. Bướu giáp mạch có thể gặp trong bệnh Basedow hay bướu giáp khổng lồ,
hiếm gặp trong ung thư tuyến giáp.
Chẩn đoán phân biệt âm thổi của bướu giáp với các âm thổi khác:
- Âm thổi từ tim lan lên trên khi có các bệnh lý van động mạch chủ (lan dọc
đường đi động mạch cảnh)
- Am thổi từ động mạch cảnh: hẹp động mạch cảnh, túi phình ĐMC, dò động
tĩnh mạch cảnh…
- Âm thổi tĩnh mạch ( venous hum )
Kỹ thuật:
Luôn luôn bắt mạch khi nghe âm thổi.
Nghe ở tư thế ngồi, người khám ngồi đối diện hay đứng bên cạnh bệnh nhân
Nên nghe từ đáy tim lên để loại trừ các âm thổi trong bệnh lý van ĐM chủ (hẹp van ĐM
chủ). Vị trí nghe tại tuyến giáp là hai cực trên và dưới, nơi động mạch giáp trên và dưới
đổ vào. Không đè mạnh ống nghe vì dễ tạo thành âm thổi giả. Nếu không nghe âm thổi
hay nghi ngờ nên cho bệnh nhân nín thở để loại trừ các tạp âm đường hô hấp
Nghe ở tư thế nằm: bệnh nhân nằm ngửa, bộc lộ vùng cổ (không nằm gối). Nghe ở tư thế
nằm thường dễ phát hiện âm thổi hơn khi nghe ở tư thế ngồi do loại bỏ yếu tố trọng lực.
Ghi nhận: âm thổi liên tục hay tâm thu, cường độ, âm sắc.
Tóm lại:
Bình thường, tuyến giáp không sờ thấy. Tuy nhiên, với một người khám có kinh nghiệm, có thể
sờ được tuyến giáp bình thường.
Cần khám thêm các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cường giáp hoặc suy giáp để từ đó có
hướng chẩn đoán rối loạn chức năng tuyến giáp đi kèm.
CƯỜNG GIÁP SUY GIÁP
1. Rối loạn điều hoà nhiệt :
 Sợ nóng , hay đổ mồ hôi
 Da nóng , mịn , ẩm ướt
2. Biểu hiện tim mạch :
 Hồi hộp ,khó thở khi gắng sức
 Mạch nẩy mạnh , nhanh , nhịp tim
nhanh
 Tiếng tim mạnh , âm thổi tâm thu
liên sườn 2-3 bờ trái xương ức
 Huyết áp tâm thu cao
3. Thay đổi cân nặng :
 Gầy sút nhanh
4. Các dấu hiệu tâm thần kinh :
 Cáu gắt , dễ xúc động , nói nhiều ,
không ngồi yên một chỗ
 Run ở đầu ngón tay : tần số cao ,
đều , biên độ nhỏ
 Đỏ mặt từng lúc , toát mồ hôi
1. Triệu chứng da niêm :
 Mặt ít biểu lộ tình cảm , trán
nhiều nếp nhăn trông già trước tuổi
 Phù mi mắt , nhất là mi dưới
 Môi dày tím , gò má hơi tím ,mao
mạch dãn
 Bàn tay , bàn chân dày , các ngón
to , thô , gan bàn tay , bàn chân có
màu vàng
 Da lạnh , thô nhám , khô , bong
vảy
 Lông , tóc dễ rụng , móng tay ,
móng chân dễ gãy
 Lưỡi to , có dấu ấn răng , khàn
tiếng
 Giảm thính lực , ngủ ngáy to
2. Triệu chứng giảm chuyển hóa :
 Sợ lạnh , thân nhiệt giảm
5. Tăng nhu động ruột :
 Tiêu chảy
6. Rối loạn hô hấp :
 Nhịp thở nhanh
 Yếu cơ hô hấp
7. Biểu hiện cơ bắp :
 Teo cơ
 Dấu ghế đẩu
 Rung giật cơ
8. Rối loạn sinh dục :
 Nữ : thiểu kinh , tắt kinh
 Nam : vú to , giảm khả năng tình
dục
9. Tăng sinh mô lymphô bào :
 Sờ được hạch , lách to , tuyến ức to
10. Rối loạn ở da :
 Da có mao mạch dãn , đỏ , có thể có
dấu sao mạch
 Tóc dễ rụng , móng dễ gãy
 Biểu hiện onycholysis
11. Các rối loạn khác :
 Khát nhiều , uống nhiều , tiểu nhiều
 Uống ít , tiểu ít , chậm bài niệu
 Táo bón kéo dài
 Giảm tiết mồ hôi
3. Triệu chứng tim mạch :
 Mạch thường < 60 lần/phút
 Có thể có tràn dịch màng ngoài
tim
4. Triệu chứng thần kinh cơ :
 Teo cơ , giả phì đại cơ do thâm
nhiễm dạng nhầy
 Giảm phản xạ gân xương
 Kéo dài thời gian phản xạ gân gót
 Hay bị vọp bẻ
5. Triệu chứng tâm thần :
 Thờ ơ , chậm chạp , vô cảm
 Suy giảm các hoạt động của cơ
thể : trí óc ( hay quên ) , sinh dục
6. Triệu chứng nội tiết :
 Bướu giáp có thể to hoặc không
to
 Rối loạn kinh nguyệt : kinh
nguyệt kéo dài , kinh nhiều …
KHÁM CÁC TRIỆU CHỨNG VỀ MẮT TRONG BỆNH
BASEDOW (GRAVES)
Khám mắt bình thường gồm các phần:
Khám thị lực: dùng biểu đồ Snellen
Khám thị trường: đứng đối diện với bệnh nhân, đưa từ từ ngón tay từ ngoài vào, sao cho khoảng
cách từ ngón tay đến đồng tử của người khám và bệnh nhân phải bằng nhau, so sánh thị trường
của bệnh nhân với người khám. Có thể khám thị trường bằng máy Landol.
Hình: khám thị trường hai bên và một bên mắt
Khám các cấu trúc trong và ngoài mắt: mi mắt, giác mạc, mô quanh mắt tìm các dấu hiệu viêm,
sung huyết, phù
Khám cử động mắt :
Soi đáy mắt :
Khám các triệu chứng về mắt của bệnh Basedow :
Cơ thẳng
trên ( III )
Cơ
thẳng
ngoài
( VI )
Cơ thẳng
trên ( III )
Cơ
thẳng
ngoài
( VI )
Cơ thẳng
dưới ( III )
Cơ thẳng
dưới ( III )
Cơ thẳng
trong ( III )
Cơ chéo
dưới ( III )
Cơ chéo
trên ( IV )
Nhìn sang phải
Nhìn sang phải -
lên trên
Nhìn sang phải
– xuống dưới
Nhìn sang trái
Nhìn sang trái -
lên trên
Nhìn sang trái –
xuống dưới
Chia độ tổn thương mắt theo Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ
Độ
0
1
2
3
4
5
6
Biểu hiện
Không có triệu chứng (cơ năng và thực thể)
Co cơ mi trên (dấu Dalrymple, Stellwag, von Graefe)
Tổn thương phần mềm mô quanh hốc mắt (phù mi mắt, dấu Jellinek)
Lồi mắt (>3mm so với trị số sinh lý, đo bằng thước Hertel)
Tổn thương cơ vận nhãn
Tổn thương giác mạc (viêm giác mạc)
Tổn thương dây thần kinh thị giác
Triệu chứng co kéo cơ mi trên: không đặc hiệu cho bệnh Basedow, là biểu hiện của tình trạng
cường giao cảm, gồm :
 Dấu Dalrymple (hở khe mi)
Cho bệnh nhân nhìn thẳng: mi mắt trên bị kéo lên làm khe mi rộng ra và ta có thể thấy
được màu trắng của củng mạc nằm giữa mi trên và đồng tử
Hình: co kéo cơ mi trên và lồi mắt trái
 Triệu chứng Stellwag:
Mắt nhắm không kín và rất ít nháy.
 Triệu chứng von Graefe (dấu lid lag): mất đồng vận nhãn cầu và mi mắt: khi
cho bệnh nhân nhìn vào một vật từ trên xuống dưới, bình thường mi mắt sẽ di
chuyển cùng với đồng tử. Khi có triệu chứng von Graefe, ta quan sát thấy củng
mạc giữa mi trên và đồng tử.
A B
Hình: dấu lid lag khi cho bệnh nhân nhìn một vật di chuyển từ trên xuống dưới ( B ) , bình
thường ( A )
Tổn thương phần mềm mô quanh hốc mắt
 Bệnh nhân có thể than phiền có cảm giác xốn ở mắt, chảy nước mắt
 Phù mi mắt
 Dấu Jellinek: viền sậm màu bao quanh hốc mắt
Lồi mắt (Exophthalmos)
Do các cơ vận nhãn và mô liên kết sau nhãn cầu bị tẩm nhuận glucosaminoglycan nên dày lên,
đẩy nhãn cầu ra phía trước
Vị trí khám tốt nhất là đứng phía sau bệnh nhân, đánh giá bằng cách so sánh giác mạc với mi
dưới. Bình thường mi dưới ở trước giác mạc. Khi lồi mắt, giác mạc bị đẩy ra trước. Có thể phát
hiện lồi mắt bằng thước đo Hertel.
Hình: Đo thị lực bằng thước đo Hertel
Chú ý: triệu chứng lồi mắt đơn độc không đủ để chẩn đoán bệnh mắt Basedow , nhất là khi chỉ
xuất hiện một bên. Lồi mắt có thể gặp trong một số bệnh như béo phì, giả u sau hốc mắt, xơ
gan…
Tổn thương cơ ngoài mắt
 Dấu Mobius: mất khả năng duy trì hội tụ hai mắt
Hình: hội tụ hai mắt kém trong cường giáp
Cho bệnh nhân nhìn ngón tay hay đầu viết chì, di chuyển lại gần mũi. Triệu chứng dương
tính khi bệnh nhân không thể duy trì hội tụ hai mắt
 Hạn chế cử động của mắt: tùy theo cơ vận nhãn bị tổn thương, bệnh nhân sẽ bị
mất hay giảm cử động theo hướng của cơ đó.
Đánh giá bằng cách cho bệnh nhân nhìn và liếc theo một vật theo các hướng, ghi nhận cử động
của mắt
 Song thị: do hạn chế cử động của các cơ vận nhãn
Tổn thương giác mạc:
Quan sát giác mạc, giác mạc có thể bị khô do mắt bị đẩy ra trước, tiếp xúc với không khí.
Trong trường hợp bị viêm sẽ thấy có biểu hiện sung huyết, phù, mất trơn láng
Tổn thương thị giác:
Đánh giá thị lực, thị trường từng mắt
Bệnh nhân có thể bị giảm thị lực, mù do các cơ vận nhãn sưng lên đè vào dây thần kinh
thị giác
Siêu âm: đo bề dày cơ vận nhãn …

More Related Content

What's hot

KHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGKHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGSoM
 
Tiếp cận tiểu máu
Tiếp cận tiểu máuTiếp cận tiểu máu
Tiếp cận tiểu máuSauDaiHocYHGD
 
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊVIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊSoM
 
HỘI CHỨNG CUSHING
HỘI CHỨNG CUSHINGHỘI CHỨNG CUSHING
HỘI CHỨNG CUSHINGSoM
 
Tràn dịch màng phổi 2020.pdf
Tràn dịch màng phổi 2020.pdfTràn dịch màng phổi 2020.pdf
Tràn dịch màng phổi 2020.pdfSoM
 
CHUYÊN ĐỀ BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHUYÊN ĐỀ BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGCHUYÊN ĐỀ BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHUYÊN ĐỀ BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
Viêm tụy cấp
Viêm tụy cấpViêm tụy cấp
Viêm tụy cấpYen Ha
 
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANSoM
 
HỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DAHỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DASoM
 
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯCÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯSoM
 
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTHỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTSoM
 
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG  ÁP LỰC THẨM THẤUHÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG  ÁP LỰC THẨM THẤU
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤUSoM
 
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EMTIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EMSoM
 
XƠ GAN
XƠ GANXƠ GAN
XƠ GANSoM
 
SUY HÔ HẤP CẤP
SUY HÔ HẤP CẤPSUY HÔ HẤP CẤP
SUY HÔ HẤP CẤPSoM
 
Xét nghiệm khí máu động mạch: Nên bắt đầu từ đâu?
Xét nghiệm khí máu động mạch: Nên bắt đầu từ đâu?Xét nghiệm khí máu động mạch: Nên bắt đầu từ đâu?
Xét nghiệm khí máu động mạch: Nên bắt đầu từ đâu?Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
SUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤPSUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤPSoM
 

What's hot (20)

KHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGKHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNG
 
Tiếp cận tiểu máu
Tiếp cận tiểu máuTiếp cận tiểu máu
Tiếp cận tiểu máu
 
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊVIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
 
HỘI CHỨNG CUSHING
HỘI CHỨNG CUSHINGHỘI CHỨNG CUSHING
HỘI CHỨNG CUSHING
 
Tràn dịch màng phổi 2020.pdf
Tràn dịch màng phổi 2020.pdfTràn dịch màng phổi 2020.pdf
Tràn dịch màng phổi 2020.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHUYÊN ĐỀ BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGCHUYÊN ĐỀ BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHUYÊN ĐỀ BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
Viêm tụy cấp
Viêm tụy cấpViêm tụy cấp
Viêm tụy cấp
 
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
 
Hội chứng viêm
Hội chứng viêmHội chứng viêm
Hội chứng viêm
 
Hoi chung suy tim 2012
Hoi chung suy tim  2012Hoi chung suy tim  2012
Hoi chung suy tim 2012
 
HỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DAHỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DA
 
X-quang trong chẩn đoán tắc ruột
X-quang trong chẩn đoán tắc ruộtX-quang trong chẩn đoán tắc ruột
X-quang trong chẩn đoán tắc ruột
 
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯCÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
 
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTHỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
 
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG  ÁP LỰC THẨM THẤUHÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG  ÁP LỰC THẨM THẤU
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU
 
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EMTIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
 
XƠ GAN
XƠ GANXƠ GAN
XƠ GAN
 
SUY HÔ HẤP CẤP
SUY HÔ HẤP CẤPSUY HÔ HẤP CẤP
SUY HÔ HẤP CẤP
 
Xét nghiệm khí máu động mạch: Nên bắt đầu từ đâu?
Xét nghiệm khí máu động mạch: Nên bắt đầu từ đâu?Xét nghiệm khí máu động mạch: Nên bắt đầu từ đâu?
Xét nghiệm khí máu động mạch: Nên bắt đầu từ đâu?
 
SUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤPSUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤP
 

Similar to KHÁM BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - KHÁM TUYẾN GIÁP

Chuyên đề.pptx
Chuyên đề.pptxChuyên đề.pptx
Chuyên đề.pptxThngTrnPh1
 
First aid - Sơ cấp cứu ban đầu
First aid - Sơ cấp cứu ban đầuFirst aid - Sơ cấp cứu ban đầu
First aid - Sơ cấp cứu ban đầuTrongsaysin
 
Hội chứng ống cổ tay- Bs Linh .pptx
Hội chứng ống cổ tay- Bs Linh .pptxHội chứng ống cổ tay- Bs Linh .pptx
Hội chứng ống cổ tay- Bs Linh .pptxcMinhBcs
 
Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)
Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)
Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)Hai Trieu
 
Thăm khám tuyến giáp trên lâm sàng
Thăm khám tuyến giáp trên lâm sàngThăm khám tuyến giáp trên lâm sàng
Thăm khám tuyến giáp trên lâm sàngVu Huong
 
mau benh an phu khoa
mau benh an phu khoamau benh an phu khoa
mau benh an phu khoaTrung Lee
 
Các kỹ thuật khám cơ bản
Các kỹ thuật khám cơ bảnCác kỹ thuật khám cơ bản
Các kỹ thuật khám cơ bảnLE HAI TRIEU
 
Khám bàn chân ĐTĐ Y3 (2. 12. 2021).pptx
Khám bàn chân  ĐTĐ Y3  (2. 12. 2021).pptxKhám bàn chân  ĐTĐ Y3  (2. 12. 2021).pptx
Khám bàn chân ĐTĐ Y3 (2. 12. 2021).pptxHNgcTrm4
 
Siêu âm khớp cổ chân.pdf
Siêu âm khớp cổ chân.pdfSiêu âm khớp cổ chân.pdf
Siêu âm khớp cổ chân.pdfhieu vu
 
Cứng Khớp Khuỷu: Điều Trị Bằng Nội Soi Khớp
Cứng Khớp Khuỷu: Điều Trị Bằng Nội Soi Khớp Cứng Khớp Khuỷu: Điều Trị Bằng Nội Soi Khớp
Cứng Khớp Khuỷu: Điều Trị Bằng Nội Soi Khớp nataliej4
 
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptx
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptxViêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptx
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptxTBFTTH
 
Bệnh án ngoại khoa
Bệnh án ngoại khoa Bệnh án ngoại khoa
Bệnh án ngoại khoa Đất Đầu
 
Khám tổng trạng
Khám tổng trạngKhám tổng trạng
Khám tổng trạngangTrnHong
 
Khám tổng trạng
Khám tổng trạngKhám tổng trạng
Khám tổng trạngangTrnHong
 
Khám tổng trạng
Khám tổng trạngKhám tổng trạng
Khám tổng trạngangTrnHong
 

Similar to KHÁM BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - KHÁM TUYẾN GIÁP (20)

Chuyên đề.pptx
Chuyên đề.pptxChuyên đề.pptx
Chuyên đề.pptx
 
First aid - Sơ cấp cứu ban đầu
First aid - Sơ cấp cứu ban đầuFirst aid - Sơ cấp cứu ban đầu
First aid - Sơ cấp cứu ban đầu
 
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09BLách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
 
Kham dau co
Kham dau coKham dau co
Kham dau co
 
Hội chứng ống cổ tay- Bs Linh .pptx
Hội chứng ống cổ tay- Bs Linh .pptxHội chứng ống cổ tay- Bs Linh .pptx
Hội chứng ống cổ tay- Bs Linh .pptx
 
Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)
Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)
Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)
 
Thăm khám tuyến giáp trên lâm sàng
Thăm khám tuyến giáp trên lâm sàngThăm khám tuyến giáp trên lâm sàng
Thăm khám tuyến giáp trên lâm sàng
 
Diabetic foot
Diabetic footDiabetic foot
Diabetic foot
 
mau benh an phu khoa
mau benh an phu khoamau benh an phu khoa
mau benh an phu khoa
 
Các kỹ thuật khám cơ bản
Các kỹ thuật khám cơ bảnCác kỹ thuật khám cơ bản
Các kỹ thuật khám cơ bản
 
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấpViêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp
 
Khám bàn chân ĐTĐ Y3 (2. 12. 2021).pptx
Khám bàn chân  ĐTĐ Y3  (2. 12. 2021).pptxKhám bàn chân  ĐTĐ Y3  (2. 12. 2021).pptx
Khám bàn chân ĐTĐ Y3 (2. 12. 2021).pptx
 
Siêu âm khớp cổ chân.pdf
Siêu âm khớp cổ chân.pdfSiêu âm khớp cổ chân.pdf
Siêu âm khớp cổ chân.pdf
 
Cứng Khớp Khuỷu: Điều Trị Bằng Nội Soi Khớp
Cứng Khớp Khuỷu: Điều Trị Bằng Nội Soi Khớp Cứng Khớp Khuỷu: Điều Trị Bằng Nội Soi Khớp
Cứng Khớp Khuỷu: Điều Trị Bằng Nội Soi Khớp
 
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptx
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptxViêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptx
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptx
 
Bệnh án ngoại khoa
Bệnh án ngoại khoa Bệnh án ngoại khoa
Bệnh án ngoại khoa
 
Khám tổng trạng
Khám tổng trạngKhám tổng trạng
Khám tổng trạng
 
Khám tổng trạng
Khám tổng trạngKhám tổng trạng
Khám tổng trạng
 
Khám tổng trạng
Khám tổng trạngKhám tổng trạng
Khám tổng trạng
 
BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH DƯỚI DA CHI DƯỚI_Phommavong_Y09B
BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH DƯỚI DA CHI DƯỚI_Phommavong_Y09BBỆNH GIÃN TĨNH MẠCH DƯỚI DA CHI DƯỚI_Phommavong_Y09B
BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH DƯỚI DA CHI DƯỚI_Phommavong_Y09B
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx27NguynTnQuc11A1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfHongBiThi1
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfHongBiThi1
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptxngocsangchaunguyen
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbPhNguyn914909
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (19)

SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 

KHÁM BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - KHÁM TUYẾN GIÁP

  • 1. KHÁM BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Cơ chế bệnh sinh loét chân do đái tháo đường 1. Hỏi triệu chứng cơ năng: Tìm những triệu chứng liên quan đến biến chứng thần kinh, mạch máu chi dưới và loét chân. - Hỏi những triệu chứng liên quan đến thần kinh: + Tê, dị cảm (châm chích, kiến bò, rát bỏng…), mất cảm giác: o Khởi phát nhanh hay chậm. o Đối xứng, kiểu mang vớ. o Vị trí xuất phát, hướng lan. o Tính chất thay đổi ngày, đêm. o Đợt tự hết hay liên tục. + Mất cảm giác đau, nhiệt. Đái tháo đường Biến chứng mạch máu Biến chứng thần kinh Giảm tưới máu (da, đầu chi) Cảm giác Vận động Tự chủ Mất CG đau Teo và yếu cơ Giảm tiết mồ hôi Khô da, nứt nẻ Vi trùng xâm nhập Biến dạng chân Cục chai Vết thương khó lành Bàn chân Đái tháo đường  loét  nhiễm trùng  hoại thư
  • 2. + Đi rớt dép không biết. + Yếu cơ khi đi lại . + Hỏi các bệnh khác có thể gây tổn thương thần kinh: nghiện rượu, thiếu vitamin nhóm B, hội chứng cận ung thư… - Hỏi triệu chứng liên quan đến biến chứng mạch máu: cảm giác lạnh chân, đi cách hồi. - Nếu bàn chân có vết loét: + Hoàn cảnh xuất hiện vết loét: bóng nước vỡ, do chấn thương, do đạp phải vật cứng nhọn, do giày dép chật, xuất hiện từ lỗ đáo, vết chai, do đắp dầu, hơ lửa, sưởi đèn … hoặc xuất hiện hoại tử khô ở các đầu ngón. + Diễn tiến nhanh hay chậm. Điều trị, chăm sóc trước đó. + Triệu chứng toàn thân: sốt. 2. Quan sát bàn chân: - Biến dạng bàn chân Charcot. Bàn chân Charcot và khớp Charcot Ngón chân hình búa Nốt chai
  • 3. - Màu sắc da, xem có khô da, nứt da, nốt chai, bóng nước, hoại tử da. - Móng: loạn dưỡng, nấm móng. Lông ở cẳng chân và bàn chân. - Nếu có vết loét, vết thương: + Mô tả vị trí, kích thước, độ sâu vết loét, mức độ viêm tấy, lan xung quanh... + Tính chất dịch tiết, mủ: màu, mùi, số lượng… + Lộ gân, xương. + Độ sâu, đáy vết loét, mô hạt, giả mạc. 3. Sờ bàn chân: - Nhiệt bàn chân: nóng, lạnh. Da khô, nứt hay ẩm ướt. - Sờ đánh giá mức độ chai, các vị trí tì đè bàn chân. - Đối với vết loét: mô xung quanh nóng, đau. Ấn chảy mủ, dịch? Dấu lép bép dưới da? - Dùng que thăm dò độ sâu vết loét, có chạm xương? Đường dò, abces sâu? - Đánh giá theo phân độ Wagner. 4. Khám mạch máu: - Bắt mạch mu chân, chày sau, kheo, đùi, so sánh 2 bên. - Đánh giá tình trạng giảm tưới máu: Ngón chân lệch ngoài Nấm móngLỗ đáo
  • 4. Nghiệm pháp: nâng chân bệnh nhân góc 45 độ trong thời gian 20 giây, sau đó thả chân xuống dưới mặt giường. Quan sát sự đổi màu da. Nếu thiếu máu: chân nhợt màu lúc nâng chân và tĩnh mạch chậm cương tụ lúc thả chân xuống. 5. Khám thần kinh: khám so sánh 2 bên: - Cảm giác nông: sờ nông (bông gòn), nhiệt (nóng, lạnh), cảm giác đau. - Khám bằng monofilament: khám 10 điểm trên bàn chân, nếu không cảm giác từ 4 điểm trở lên là bất thường. - Khám monofilament 4 điểm: bàn chân có nguy cơ khi mất cảm giác từ 1 điểm trở lên. - Cảm giác sâu: rung âm thoa, đếm ngón. o Khám rung âm thoa: dùng dụng cụ rung âm thoa để khám: đặt rung âm thoa trên mấu xương lồi ở ngón chân cái để ghi nhận cảm giác rung vỏ xương, khi bệnh nhân hết nhận cảm cảm giác này ở chân lập tức chuyển rung âm thoa đặt qua tay người khám, nếu người khám còn nhận cảm được cảm giác rung trên 10 giây thì kết luận bệnh nhân bị giảm cảm giác rung vỏ xương. o Khám rung âm thoa (theo đồng thuận quốc tế về bàn chân ĐTĐ 2008): đặt rung âm thoa ở vị trí lồi xương ngón cái, làm 3 lần (2 lần có chạm và 1 lần không chạm vào vị trí đó ). Nếu bệnh nhân cảm nhận đúng ít nhất 2 trong 3 lần thì xem như bình thường . Nếu không cảm nhận đúng ở ngón cái thì thực hiện tiếp lên các vị trí khác : mắt cá, lồi xương chày. - Khám phản xạ gân gối và gân gót. Các vị trí khám monofilament ( 4 điểm ) Các vị trí khám monofilament ( 10 điểm )
  • 5. Đánh giá chỉ số ABI : > 1.30 : xơ vữa động mạch 1.00 – 1.29 : bình thường 0.91 – 0.99 : nghi ngờ bệnh lý 0.41 – 0.90 : bệnh mạch máu ngoại biên nhẹ - trung bình 0.00 – 0.40 : bệnh mạch máu ngoại biên nặng HATThu cao nhất cổ chân ABI phải = HATThu cao nhất cánh tay HATThu cao nhất cổ chân ABI trái = HATThu cao nhất cánh tay
  • 6. Rửa chân mỗi ngày với nước ấm ( không quá 37o C ) , không ngâm chân Rửa chân mỗi ngày với nước ấm ( không quá 37o C ) , không ngâm chân Tự quan sát và khám bàn chân mỗi ngày ( nếu phát hiện bất thường , đến ngay bác sĩ ) Giữ cho bàn chân sạch và khô sau khi tắm , đặc biệt là vùng kẻ ngón Nếu da khô , có thể dùng kem làm mềm da Không ngâm chân trong nước nóng , các loại dung dịch , hóa chất , dầu nóng Cắt móng chân phải cắt ngang , không cắt khóe , có thể dùng cây dũa Không đi chân trần , mang dày dép ngay cả khi đi trong nhà,chọn loại giày mềm mại , vừa vặn , thay vớ thường xuyên Kiểm tra giày dép trước khi mang vào Đến ngay cơ sở y tế nếu phát hiện bất thường ở bàn chân KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT THẬT TỐT
  • 7. KHÁM TUYẾN GIÁP 1.Sơ lược giải phẫu học tuyến giáp Tuyến giáp nằm ở giữa về phía trước – dưới cổ, gồm 2 thùy nối với nhau bởi eo tuyến giáp, nằm ngay trước khí quản dưới mức sụn nhẫn, nặng khoảng 20 – 30g. Tuyến giáp được bao bọc bởi một vỏ xơ dính vào mô tuyến. Tuyến giáp di động khi nuốt. 2. Thăm khám tuyến giáp Hỏi bệnh nhân phát hiện bướu khi nào, có thay đổi kích thước gần đây? Bướu giáp mới thay đổi kích thước gần đây gợi ý xuất huyết trong nang, ung thư giáp, viêm giáp bán cấp. Triệu chứng cơ năng: Bệnh nhân có thể không có triệu chứng cơ năng hoặc có cảm giác nghẹt ở cổ, nuốt khó, khó thở, khàn tiếng do bướu lớn, đè vào các cơ quan lân cận. Trong viêm giáp cấp, xuất huyết trong nang, ung thư bệnh nhân có thể có triệu chứng đau. Bệnh nhân có thể than phiền các triệu chứng gợi ý có rối loạn chức năng tuyến giáp như gầy sút , sợ nóng, đổ mồ hôi, hồi hộp, tiêu chảy … (gặp trong cường giáp) hay sợ lạnh, táo bón, phù… (gặp trong suy giáp) Nhìn: Mục đích: Bướu giáp: di động theo nhịp nuốt, phân biệt với các khối u khác vùng trước cổ như hạch cạnh cơ ức đòn chũm, phì đại cơ ức đòn chũm hay khối u mỡ cạnh cổ. Một số trường hợp bướu giáp không hoặc ít di động theo nhịp nuốt như viêm giáp xơ hóa Riedel hoặc ung thư giáp do mô xơ hay thâm nhiễm vào các cấu trúc lân cận. Quan sát da cổ phía trên bướu giáp phát hiện sẹo mổ cũ, các triệu chứng của hội chứng viêm: sưng, đỏ gặp trong viêm giáp cấp sinh mủ hay viêm giáp De Quervain.
  • 8. Kỹ thuật: Bệnh nhân ngồi, bộc lộ vùng cổ Cho bệnh nhân thực hiện động tác nuốt bằng cách cho uống vài ngụm nước nhỏ Ghi nhận: Tính chất di động của bướu giáp Bướu to lan tỏa (to đều 2 thùy) hay bướu giáp nhân (một hay nhiều nhân), vị trí nhân. Kích thước bướu giáp, các giới hạn của bướu giáp Sẹo mổ cũ, hoặc sẹo do dán thuốc cao, cắt lễ… Các dấu hiệu viêm cấp tính: sưng, đỏ Có thể nhìn thấy những hạch vùng có liên quan đến bướu giáp: trước cơ ức đòn chũm, cạnh cổ… Ghi nhận các vùng đập bất thường ở cổ (A) (B) Khi nghỉ Hình: nhìn tuyến giáp khi nghỉ và khi nuốt. (A) (B) Khi nuốt A: tuyến giáp bình thường, B: bướu giáp Sờ: Mục đích: Xác định tính chất nhạy đau của bướu giáp gặp trong viêm giáp cấp và bán cấp Xác định nhiệt độ da vùng trên tuyến giáp, bổ sung triệu chứng nóng trong hội chứng viêm cấp. Xác định lại tính chất lan tỏa hay bướu giáp nhân và mật độ tuyến giáp: đàn hồi, chắc, cứng như gỗ. Xác định lại giới hạn tuyến giáp
  • 9. Khám lại các hạch vùng Xác định tính chất bướu giáp mạch bằng cách khám rung miu. Kỹ thuật: Khám tuyến giáp từ phía sau: Bệnh nhân ngồi, hơi cúi đầu ra trước để làm chùng cơ ức đòn chũm Người khám đứng sau bệnh nhân, khám bằng ngón 2,3,4 (hoặc ngón 2,3) của hai bàn tay. Ngón cái làm điểm tựa có thể đặt phía sau cổ bệnh nhân. Các ngón 2,3,4 sẽ di động từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới để xác định ranh giới bướu giáp. Sau đó khám từng thùy để xác định tính chất lan tỏa hay nhân giáp và mật độ tuyến giáp. Không khám hạch vùng và tìm rung miu ở tư thế khám phía sau. Khám phía sau ít bị ảnh hưởng bởi động tác nhìn, do đó khách quan hơn trong việc đánh giá kích thước tuyến giáp. Hình: khám bướu giáp từ phía sau Khám tuyến giáp từ phía trước: người khám ngồi đối diện với bệnh nhân Bước đầu tiên trong khám tuyến giáp là xác định sụn nhẫn giáp vì eo tuyến giáp nằm ngay dưới sụn nhẫn giáp. Đặt ngón tay cái sao cho bờ trên ngón cái dọc theo bờ dưới của sụn nhẫn giáp. Ngón cái sẽ cảm nhận được phần eo tuyến giáp khi cho bệnh nhân nuốt. Eo tuyến giáp bình thường có kích thước vài mm và có mật độ đồng nhất. Eo tuyến giáp lớn, chắc, hay có nhân gợi ý có bất thường tuyến giáp.Dùng ngón cái cũng giúp xác định thùy tháp của tuyến giáp (nếu có). Dùng ngón cái để tiếp tục khám bướu giáp. Các ngón 2,3,4 cũng có thể được sử dụng trong trường hợp khám từng thùy bướu giáp. Người khám sẽ xác định lại các tính chất của bướu, kết Hình khám tuyến giáp từ phía trước
  • 10. hợp thêm thăm khám hạch vùng và tìm cảm giác rung miu. Cảm giác này sẽ được khám riêng ở từng thùy bằng cạnh trong lòng bàn tay. Chú ý: thăm khám tuyến giáp phải nhẹ nhàng, không dùng các ngón tay để bóp bướu giáp gây đau hoặc làm nặng hơn các sang thương như xuất huyết trong nang hoặc vỡ các nang có sẵn. PHÂN LOẠI BƯỚU GIÁP THEO TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI NĂM 1960 ( hiệu chỉnh năm 1994 ): ĐỘ ĐẶC ĐIỂM 0 Không có bướu giáp. IA Mỗi thùy tuyến giáp to hơn đốt 1 ngón tay cái của người được khám/bệnh nhân, sờ nắn được. IB Khi ngửa đầu ra tối đa, nhìn thấy tuyến giáp to - bướu sờ nắn được. II Tuyến giáp to, nhìn thấy khi đầu ở tư thế bình thường và ở gần - bướu nhìn thấy. III Bướu giáp rất lớn, nhìn thấy dù ở xa. Bướu lớn làm biến dạng cổ. Đo vòng cổ giúp theo dõi độ lớn của bướu. Để đánh giá cụ thể và chính xác hơn: dùng kết quả xạ hình, siêu âm. Đo bướu giáp: Mục đích: Theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị bướu giáp đơn thuần hay bệnh Basedow Kỹ thuật: Bệnh nhân ngồi trên ghế, người khám ngồi đối diện. Mốc đo là qua chu vi to nhất vòng cổ, không thả dây quá lỏng hay xiết quá chặt. Thước dây ôm vừa vòng cổ. Gõ: Mục đích: Phát hiện bướu giáp chìm sau xương ức Kỹ thuật: Cho bệnh nhân ngồi, người khám đứng đối diện bệnh nhân, gõ ở vùng xương ức trước ngực. (Chú ý: không gõ lên bướu giáp). Nghiệm pháp Pemberton: Chỉ định: - Khi nghi ngờ bướu giáp chìm sau xương ức - Có triệu chứng phù áo khoác hay tuần hoàn bàng hệ vùng cổ – vai Kỹ thuật:
  • 11. Bệnh nhân ngồi trên ghế hoặc đứng, thầy thuốc đứng trước mặt bệnh nhân Giải thích cách tiến hành nghiệm pháp cho bệnh nhân và triệu chứng có thể xuất hiện khi tiến hành nghiệm pháp Bệnh nhân giơ hai tay thẳng lên khỏi đầu, lòng bàn tay hướng vào trong, cánh tay ép sát vào mang tai, hít thật sâu rồi nín thở. Quan sát vẻ mặt bệnh nhân: nghiệm pháp dương tính khi mặt bệnh nhân đỏ bừng và bệnh nhân có thể chóng mặt, choáng váng. Nghiệm pháp dương tính chứng tỏ có khối choán chỗ ở trung thất trên (bướu giáp chìm, u tuyến ức, hạch phì đại…) Nghe: Mục đích: Xác định bướu giáp mạch (có âm thổi trên bướu giáp): khi có gia tăng lưu lượng máu đến tuyến giáp. Bướu giáp mạch có thể gặp trong bệnh Basedow hay bướu giáp khổng lồ, hiếm gặp trong ung thư tuyến giáp. Chẩn đoán phân biệt âm thổi của bướu giáp với các âm thổi khác: - Âm thổi từ tim lan lên trên khi có các bệnh lý van động mạch chủ (lan dọc đường đi động mạch cảnh) - Am thổi từ động mạch cảnh: hẹp động mạch cảnh, túi phình ĐMC, dò động tĩnh mạch cảnh… - Âm thổi tĩnh mạch ( venous hum ) Kỹ thuật: Luôn luôn bắt mạch khi nghe âm thổi.
  • 12. Nghe ở tư thế ngồi, người khám ngồi đối diện hay đứng bên cạnh bệnh nhân Nên nghe từ đáy tim lên để loại trừ các âm thổi trong bệnh lý van ĐM chủ (hẹp van ĐM chủ). Vị trí nghe tại tuyến giáp là hai cực trên và dưới, nơi động mạch giáp trên và dưới đổ vào. Không đè mạnh ống nghe vì dễ tạo thành âm thổi giả. Nếu không nghe âm thổi hay nghi ngờ nên cho bệnh nhân nín thở để loại trừ các tạp âm đường hô hấp Nghe ở tư thế nằm: bệnh nhân nằm ngửa, bộc lộ vùng cổ (không nằm gối). Nghe ở tư thế nằm thường dễ phát hiện âm thổi hơn khi nghe ở tư thế ngồi do loại bỏ yếu tố trọng lực. Ghi nhận: âm thổi liên tục hay tâm thu, cường độ, âm sắc. Tóm lại: Bình thường, tuyến giáp không sờ thấy. Tuy nhiên, với một người khám có kinh nghiệm, có thể sờ được tuyến giáp bình thường. Cần khám thêm các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cường giáp hoặc suy giáp để từ đó có hướng chẩn đoán rối loạn chức năng tuyến giáp đi kèm. CƯỜNG GIÁP SUY GIÁP 1. Rối loạn điều hoà nhiệt :  Sợ nóng , hay đổ mồ hôi  Da nóng , mịn , ẩm ướt 2. Biểu hiện tim mạch :  Hồi hộp ,khó thở khi gắng sức  Mạch nẩy mạnh , nhanh , nhịp tim nhanh  Tiếng tim mạnh , âm thổi tâm thu liên sườn 2-3 bờ trái xương ức  Huyết áp tâm thu cao 3. Thay đổi cân nặng :  Gầy sút nhanh 4. Các dấu hiệu tâm thần kinh :  Cáu gắt , dễ xúc động , nói nhiều , không ngồi yên một chỗ  Run ở đầu ngón tay : tần số cao , đều , biên độ nhỏ  Đỏ mặt từng lúc , toát mồ hôi 1. Triệu chứng da niêm :  Mặt ít biểu lộ tình cảm , trán nhiều nếp nhăn trông già trước tuổi  Phù mi mắt , nhất là mi dưới  Môi dày tím , gò má hơi tím ,mao mạch dãn  Bàn tay , bàn chân dày , các ngón to , thô , gan bàn tay , bàn chân có màu vàng  Da lạnh , thô nhám , khô , bong vảy  Lông , tóc dễ rụng , móng tay , móng chân dễ gãy  Lưỡi to , có dấu ấn răng , khàn tiếng  Giảm thính lực , ngủ ngáy to 2. Triệu chứng giảm chuyển hóa :  Sợ lạnh , thân nhiệt giảm
  • 13. 5. Tăng nhu động ruột :  Tiêu chảy 6. Rối loạn hô hấp :  Nhịp thở nhanh  Yếu cơ hô hấp 7. Biểu hiện cơ bắp :  Teo cơ  Dấu ghế đẩu  Rung giật cơ 8. Rối loạn sinh dục :  Nữ : thiểu kinh , tắt kinh  Nam : vú to , giảm khả năng tình dục 9. Tăng sinh mô lymphô bào :  Sờ được hạch , lách to , tuyến ức to 10. Rối loạn ở da :  Da có mao mạch dãn , đỏ , có thể có dấu sao mạch  Tóc dễ rụng , móng dễ gãy  Biểu hiện onycholysis 11. Các rối loạn khác :  Khát nhiều , uống nhiều , tiểu nhiều  Uống ít , tiểu ít , chậm bài niệu  Táo bón kéo dài  Giảm tiết mồ hôi 3. Triệu chứng tim mạch :  Mạch thường < 60 lần/phút  Có thể có tràn dịch màng ngoài tim 4. Triệu chứng thần kinh cơ :  Teo cơ , giả phì đại cơ do thâm nhiễm dạng nhầy  Giảm phản xạ gân xương  Kéo dài thời gian phản xạ gân gót  Hay bị vọp bẻ 5. Triệu chứng tâm thần :  Thờ ơ , chậm chạp , vô cảm  Suy giảm các hoạt động của cơ thể : trí óc ( hay quên ) , sinh dục 6. Triệu chứng nội tiết :  Bướu giáp có thể to hoặc không to  Rối loạn kinh nguyệt : kinh nguyệt kéo dài , kinh nhiều …
  • 14. KHÁM CÁC TRIỆU CHỨNG VỀ MẮT TRONG BỆNH BASEDOW (GRAVES) Khám mắt bình thường gồm các phần: Khám thị lực: dùng biểu đồ Snellen Khám thị trường: đứng đối diện với bệnh nhân, đưa từ từ ngón tay từ ngoài vào, sao cho khoảng cách từ ngón tay đến đồng tử của người khám và bệnh nhân phải bằng nhau, so sánh thị trường của bệnh nhân với người khám. Có thể khám thị trường bằng máy Landol. Hình: khám thị trường hai bên và một bên mắt Khám các cấu trúc trong và ngoài mắt: mi mắt, giác mạc, mô quanh mắt tìm các dấu hiệu viêm, sung huyết, phù
  • 15. Khám cử động mắt : Soi đáy mắt : Khám các triệu chứng về mắt của bệnh Basedow : Cơ thẳng trên ( III ) Cơ thẳng ngoài ( VI ) Cơ thẳng trên ( III ) Cơ thẳng ngoài ( VI ) Cơ thẳng dưới ( III ) Cơ thẳng dưới ( III ) Cơ thẳng trong ( III ) Cơ chéo dưới ( III ) Cơ chéo trên ( IV ) Nhìn sang phải Nhìn sang phải - lên trên Nhìn sang phải – xuống dưới Nhìn sang trái Nhìn sang trái - lên trên Nhìn sang trái – xuống dưới
  • 16. Chia độ tổn thương mắt theo Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ Độ 0 1 2 3 4 5 6 Biểu hiện Không có triệu chứng (cơ năng và thực thể) Co cơ mi trên (dấu Dalrymple, Stellwag, von Graefe) Tổn thương phần mềm mô quanh hốc mắt (phù mi mắt, dấu Jellinek) Lồi mắt (>3mm so với trị số sinh lý, đo bằng thước Hertel) Tổn thương cơ vận nhãn Tổn thương giác mạc (viêm giác mạc) Tổn thương dây thần kinh thị giác Triệu chứng co kéo cơ mi trên: không đặc hiệu cho bệnh Basedow, là biểu hiện của tình trạng cường giao cảm, gồm :  Dấu Dalrymple (hở khe mi) Cho bệnh nhân nhìn thẳng: mi mắt trên bị kéo lên làm khe mi rộng ra và ta có thể thấy được màu trắng của củng mạc nằm giữa mi trên và đồng tử Hình: co kéo cơ mi trên và lồi mắt trái  Triệu chứng Stellwag: Mắt nhắm không kín và rất ít nháy.  Triệu chứng von Graefe (dấu lid lag): mất đồng vận nhãn cầu và mi mắt: khi cho bệnh nhân nhìn vào một vật từ trên xuống dưới, bình thường mi mắt sẽ di chuyển cùng với đồng tử. Khi có triệu chứng von Graefe, ta quan sát thấy củng mạc giữa mi trên và đồng tử. A B
  • 17. Hình: dấu lid lag khi cho bệnh nhân nhìn một vật di chuyển từ trên xuống dưới ( B ) , bình thường ( A ) Tổn thương phần mềm mô quanh hốc mắt  Bệnh nhân có thể than phiền có cảm giác xốn ở mắt, chảy nước mắt  Phù mi mắt  Dấu Jellinek: viền sậm màu bao quanh hốc mắt Lồi mắt (Exophthalmos) Do các cơ vận nhãn và mô liên kết sau nhãn cầu bị tẩm nhuận glucosaminoglycan nên dày lên, đẩy nhãn cầu ra phía trước Vị trí khám tốt nhất là đứng phía sau bệnh nhân, đánh giá bằng cách so sánh giác mạc với mi dưới. Bình thường mi dưới ở trước giác mạc. Khi lồi mắt, giác mạc bị đẩy ra trước. Có thể phát hiện lồi mắt bằng thước đo Hertel. Hình: Đo thị lực bằng thước đo Hertel Chú ý: triệu chứng lồi mắt đơn độc không đủ để chẩn đoán bệnh mắt Basedow , nhất là khi chỉ xuất hiện một bên. Lồi mắt có thể gặp trong một số bệnh như béo phì, giả u sau hốc mắt, xơ gan… Tổn thương cơ ngoài mắt  Dấu Mobius: mất khả năng duy trì hội tụ hai mắt Hình: hội tụ hai mắt kém trong cường giáp Cho bệnh nhân nhìn ngón tay hay đầu viết chì, di chuyển lại gần mũi. Triệu chứng dương tính khi bệnh nhân không thể duy trì hội tụ hai mắt  Hạn chế cử động của mắt: tùy theo cơ vận nhãn bị tổn thương, bệnh nhân sẽ bị mất hay giảm cử động theo hướng của cơ đó.
  • 18. Đánh giá bằng cách cho bệnh nhân nhìn và liếc theo một vật theo các hướng, ghi nhận cử động của mắt  Song thị: do hạn chế cử động của các cơ vận nhãn Tổn thương giác mạc: Quan sát giác mạc, giác mạc có thể bị khô do mắt bị đẩy ra trước, tiếp xúc với không khí. Trong trường hợp bị viêm sẽ thấy có biểu hiện sung huyết, phù, mất trơn láng Tổn thương thị giác: Đánh giá thị lực, thị trường từng mắt Bệnh nhân có thể bị giảm thị lực, mù do các cơ vận nhãn sưng lên đè vào dây thần kinh thị giác Siêu âm: đo bề dày cơ vận nhãn …