SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Download to read offline
[BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016
ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 1
NGỘ ĐỘC CẤP Ở TRẺ EM
ThS.BS. Đỗ Minh Hùng
Mục tiêu bài học
…
Ngộ độc cấp là tai nạn thường gặp ở trẻ em; thường là do uống nhầm
trong nhóm trẻ dưới 5 tuổi, tự tử hay gặp ở nhóm trẻ lớn hơn. Phải nghĩ đến
ngộ độc ở tất cả các trường hợp trẻ có những dấu hiệu xuất hiện đột ngột và
không giải thích được.
DỊCH TỄ
 Tỷ lệ mắc bệnh: dao động từ 0,33% đến 7,6% tùy nghiên cứu [Sabiha
Sahin, Acute poisoning in Children]
 Tỷ lệ tử vong: dao động từ 3% đến 5% [Agarwal, Accidental poisonings
in children][Buch NA, Poisonings in children][Mutlu M, Pattern of
pediatric poisoning in the east Karadeniz]
 Tuổi: ngộ độc cấp thường xảy ra ở trẻ em (năm 2014, ở Mỹ có 671
trường hợp ngộ độc cấp trên mỗi 100.000 dân, 48% trong số đó xảy ra
ở trẻ dưới 6 tuổi, đỉnh tuổi ngộ độc là 1 - 2 tuổi); tuy nhiên, các ca ngộ
độc nặng thường gặp ở trẻ lớn hoặc người lớn (theo U.S National
Poison Data System).
 Nơi ngộ độc: thường là tại nhà (71%, theo NPDS 2014)
 Nguyên nhân ngộ độc: ở trẻ dưới 5 tuổi thường do uống nhầm (99%
uống nhầm so với 1% tự tử), tự tử thường gặp ở trẻ lớn hơn (37%
uống nhầm so với 63% tự tử) (theo NPDS 2014).
 Ngõ vào: ngộ độc qua đường uống là thường gặp nhất. Ngộ độc khi
tiếp xúc qua da, do hít phải, qua đường tiêm,…có thể gặp nhưng ít hơn.
 Tác nhân gây ngộ độc: các loại thuốc trị bệnh sẵn có trong nhà, các loại
hóa chất tẩy rữa hay mỹ phẩm, các loại thuốc trừ sâu hay diệt cỏ.
CHẨN ĐOÁN
Bệnh sử:
[BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016
ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 2
 Bệnh cảnh rõ ràng: có tiếp xúc độc chất, phải khai thác được hoàn
cảnh phát hiện ngộ độc, loại độc chất, nồng độ độc chất, lượng độc
chất đã tiếp xúc, ngõ vào, các sơ cứu tại hiện trường hoặc các cơ sở y
tế tuyến trước, thời gian từ lúc tiếp xúc độc chất đến khi được áp dụng
các biện pháp điều trị.
 Bệnh cảnh không rõ ràng: thường nghi ngờ ngộ độc khi trẻ đột ngột
xuất hiện các dấu hiệu bất thường khó giải thích bằng cách khác.
Khám:
 Đánh giá các dấu hiệu cấp cứu theo ABCDE.
 Tìm các triệu chứng đặc hiệu cho từng độc chất (các triệu chứng đặc
hiệu thường liên quan đến tri giác, đồng tử, nhịp tim, cách thờ, màu sắc
da)
Bảng 1.1: Bảng dấu hiệu lâm sàng
TRIỆU CHỨNG TÁC NHÂN GÂY NGỘ ĐỘC
Hôn mê Thuốc ngủ, chống động kinh, á phienẹ, rượu, chì,
phospho hữu cơ
Co giật Chlor hữu cơ, thuốc diệt chuột Trung Quốc, chống
trầm cảm 3 vòng, phenothiazin
Hội chứng ngoại tháp Metoclopramid, Haloperidol
Đồng tử co Morphin, thuốc ngủ, phospho hữu cơ
Đồng tử dãn Atropin, Antihistamin, chống trầm cảm 3 vòng
Thở nhanh Salicylat, CO, Cyanua, methanol
Thở chậm Morphin, thuốc ngủ, thuốc nhỏ mũi Naphazolin
Nhịp tim nhanh Atropin, Antihistamin, theophyllin, chống trầm cảm 3
vòng
Nhịp tim chậm Digoxin, chẹn Canxi, chẹn Beta, trứng cóc, nấm độc
Đỏ da Atropin, Antihistamin
Sốt cao Atropin, Antihistamin, Salicylate
[BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016
ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 3
Đề nghị cận lâm sàng:
Bảng 1.2: Bảng các cận lâm sàng cần nhớ
Độc chất Xét nghiệm cần thiết
Acetaminophen GOT, GPT (thử chức năng gan khi có tăng men gan
nhiều), Urea, Creatinine máu
Định lượng Acetaminophen máu giờ 4 – 24
Metoclopramid Không xét nghiệm độc chất đặc hiệu
Thuốc nhỏ mũi
Naphazolin
Không xét nghiệm độc chất đặc hiệu
Phenobarbital Định tính Phenobarbital dịch dạ dày hoặc nước tiểu
Định lượng Phenobarbital máu
Salicylat Đông máu toàn bộ (kéo dài PT)
KMĐM, Đo ECG
Định lượng Salicylat máu
Thuốc trừ sâu
Phospho hữu cơ
Định tính Phospho hữu cơ dịch dạ dày
Định lượng Acetylcholinesterase hồng cầu
Định lượng Acetylcholinesterase huyết tương
Thuốc diệt chuột
Phospho kẽm
Đo ECG
GOT, GPT, Urea, Creatinine máu
Định tính Phospho kẽm dịch dạ dày
Thuốc diệt chuột
Trung Quốc
KMĐM, Urea, Creatinine máu
Định tính Fluoroacetate dịch dạ dày
Thuốc diệt cỏ
Paraquat
GOT, GPT, Urea, Creatinine máu
Định tính Paraquat nước tiểu hoặc dịch dạ dày
Định tính Paraquat máu
Định lượng Paraquat máu
Xăng, dầu hỏa XQ ngực
Chẩn đoán xác định:
 Bệnh sử tiếp xúc độc chất
 Lâm sàng điển hình từng loại độc chất
[BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016
ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 4
 Xét nghiệm độc chất dương tính
Chẩn đoán có thể:
 Không làm được xét nghiệm độc chất nhưng lâm sàng đặc hiệu ngộ
độc chất.
 Bệnh có tính chất tập thể
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị:
 Xác định độc chất
 Loại bỏ độc chất
 Chất đối kháng đặc hiệu
 Điều trị biến chứng
Điều trị cấp cứu
 Điều trị dấu hiệu cấp cứu: theo ABCDE
Loại bỏ độc chất: tùy ngõ vào
 Hít phải độc chất: mang bệnh nhân ra chỗ thoáng
 Tiếp xúc qua da: tắm sạch bệnh nhân với nước và xà phòng, nhân viên
y tế mang găng khi tiếp xúc bệnh nhân.
 Tiếp xúc qua mắt: rửa sạch mắt với nước hay dưới vòi nước 10 – 15
phút
 Uống phải độc chất: rửa dạ dày, than hoạt
 Các biện pháp khác như lọc máu, thay huyết tương, tăng thải độc chất
qua thận (truyền dịch gấp rưỡi nhu cầu cơ bản để tăng thải qua thận,
dùng thuốc lợi tiểu, kiềm hóa nước tiểu)
Rửa dạ dày
 Hiệu quả tốt trong vòng 6 giờ đầu.
 Rửa bằng Normal saline để tránh hạ Natri máu.
 Liều 15 ml/kg/lần (tối đa 300 ml/lần) cho đến khi dịch trong, không mùi.
 Chống chỉ định:
 Ngộ độc chất ăn mòn: acid, base,…
 Ngộ độc chất bay hơi: xăng, dầu hôi,…
[BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016
ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 5
 Đang co giật
 Hôn mê chưa đặt nội khí quản có bóng chèn.
 Gây nôn: Ipecac có thể được dùng để sơ cứu tại chỗ hoặc các cơ sở
không có phương tiện rửa dạ dày với liều 10 – 15 ml/lần, có thể lặp lại
sau 30 phút và không quá 2 lần. Không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Chống chỉ định gây nôn tương tự trong rửa dạ dày. Ở trẻ em, có thể
gây nôn bằng kích thích hầu họng, tránh dùng dung dịch muối để gây
nôn vì nguy cơ tăng Natri máu.
Than hoạt
 Tác dụng: kết hợp độc chất ở dạ dày - ruột thành phức hợp không độc,
không hấp thu vào máu và được thải ra ngoài qua phân.
 Than hoạt không tác dụng: kim loại nặng, dầu hỏa, acid - base, alcohol.
 Không cho than hoạt khi điều trị N-Acetylcystein đường uống trong ngộ
độc Acetaminophen.
 Cho ngay sau rửa dạ dày, trước khi rút sonde dạ dày.
 Liều dùng: 1g/kg/lần, tối đa 50g, pha với nước chín tỉ lệ 1/4, dùng ngay
sau
 khi pha. Lặp lại 1/2 liều mỗi 4 - 6 giờ uống hay bơm qua sonde dạ dày,
cho
 đến khi than hoạt xuất hiện trong phân, thường trong 24 giờ.
 Không dùng các sản phẩm than hoạt dạng viên do không hoặc ít tác
dụng.
 Không hiệu quả trong ngộ độc kim loại nặng, dầu hỏa, alcohol, acid,
base.
 Có thể kết hợp với thuốc xổ Sorbitol dung dịch 70% với liều 1 g/kg
tương ứng với 1,4 ml/kg mỗi 12 giờ trong vòng 24 giờ đầu.
Lọc thận
 Áp dụng cho các loại độc chất có trọng lượng phân tử thấp và ít hay
không
 gắn kết với protein huyết tương.
[BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016
ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 6
 Chỉ định: ngộ độc Theophylline, Salicylate, Phenobarbital, rượu khi có
dấu
 hiệu hôn mê, suy hô hấp, tụt huyết áp hay không đáp ứng điều trị nâng
đỡ.
 Thay huyết tương, lọc máu, lọc máu với cột than hoạt tính:
 Áp dụng cho các loại độc chất tan trong mỡ, thể tích phân bố cao, gắn
kết với protein nhiều.
 Chỉ định trong những ca nặng, độc tính cao, lượng nhiều, và lâm sàng
nặng.
Kiềm hóa máu:
 Chỉ định: ngộ độc Aspirin, Phenobarbital, thuốc chống trầm cảm ba
vòng.
 Bicarbonate truyền tĩnh mạch:
 Mục tiêu giữ pH máu khoảng 7,5 và kiềm hóa nước tiểu giữ pH nước
tiểu
 khoảng 7,5 – 8 để giảm phân bố salicylate vào mô và để tăng thải
salicylate
 qua thận. Tác dụng của bicarbonate là làm giảm nửa đời sống huyết
thanh
 của salicylate từ 24 giờ còn 6 giờ và tăng độ thanh thải gấp 10 - 20 lần.
 Bicarbonate: bắt đầu bicarbonate 4,2% 2 ml/kg tĩnh mạch, sau đó
truyền
 tĩnh mạch dung dịch bicarbonate 1,4% (bicarbonate 140 mEq pha trong
1
 Lít Dextrose 5%) tốc độ 2 ml/kg/giờ.
 Sau đó điều chỉnh tốc độ bằng cách theo dõi pH nước tiểu mỗi giờ bằng
 kỹ thuật que thử tổng phân tích nước tiểu (pH nước tiểu khoảng 7,5 –
8)
 hoặc thay đổi màu của giấy quỳ kết hợp xét nghiệm khí máu (pH máu
 khoảng 7,5) mỗi 3 – 6 giờ.
[BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016
ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 7
Lợi tiểu
 Tăng thải độc chất qua đường thận:
 Truyền dịch bằng 1,5 nhu cầu cơ bản, luôn theo dõi lượng nước tiểu
1,5 ml/kg/giờ.
 Furosemid 1 mg/kg/lần TMC.
 Ít khi có chỉ định vì nguy cơ quá tải nếu không theo dõi sát bệnh nhân.
Theo dõi
 Trong các trường hợp nguy kịch phải theo dõi sát mỗi 15-30 phút các
dấu hiệu sinh tồn, tri giác, co giật, tím tái.
 Khi tình trạng tương đối ổn định cần tiếp tục theo dõi mạch, huyết áp,
nhịp
 thở, tri giác, nước tiểu mỗi 2-6 giờ trong 24 giờ đầu và sự xuất hiện
than hoạt trong phân.
 Theo dõi diễn tiến các triệu chứng và các tác dụng phụ của các
Antidote tùy theo loại ngộ độc.
Giáo dục và phòng ngừa
 Tâm lý trị liệu trong các trường hợp ngộ độc do tự tử.
 Đậy kín và để xa tầm tay trẻ em tất cả mọi độc chất, thuốc điều trị.
 Dùng thuốc hợp lý an toàn theo đúng chỉ dẫn của nhân viên y tế.
 Hướng dẫn sơ cứu đúng và nhanh chóng mang trẻ đến cơ sở y tế gần
nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016
ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 8
MỘT SỐ NGỘ ĐỘC THƯỜNG GẶP
Ở TRẺ EM
NGỘ ĐỘC ACETAMINOPHEN
 Cơ chế tổn thương chính là tổn thương gan do hoại tử tế bào gan.
 Liều độc khi > 150 mg/kg.
Chẩn đoán
 Uống quá liều Acetaminophen.
 Lâm sàng: diễn tiến theo 4 pha
 24 giờ đầu: biếng ăn, nôn ói, đau bụng.
 24 đến 72 giờ: các triệu chứng trên lui dần, xuất hiện đau hạ sườn
phải, gan to, men gan tăng, bilirubin tăng, PTs kéo dài.
 72 đến 96 giờ: các biến chứng của suy gan cấp (vd: vàng da, rối
loạn đông máu, hạ đường huyết,…)
 Ngày 4 đến 2 tuần: hồi phụ hoặc suy gan tiến triển nặng dần đến tử
vong.
 Xét nghiệm:
 Đo hoạt độ GOT, GPT, Bilirubin toàn phần - trực tiếp - gián tiếp,
đường huyết, ĐMTB (PTs, PT%, INR, aPTT, Fibrinogen), NH3 máu
 Định lượng Ure, Creatinine máu
 Định lượng Acetaminophen máu trong khoảng 4 – 24 giờ sau ngộ
độc. Đối chiếu kết quả với biểu đồ Rumack – Mathew để chẩn đoán
và trả lời câu hỏi có cần điều trị thuốc đối kháng không (chỉ cần Có
Khả Năng Ngộ Độc là dùng thuốc đối kháng).
[BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016
ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 9
Hình 1.1: Biểu đồ Rumack – Mathew
Hình 1.1: Biểu đồ Rumack - Mathew
Điều trị
 Rửa dạ dày.
 Than hoạt.
 Truyền dịch gấp rưỡi nhu cầu tăng thải qua thận.
 Thuốc đối kháng: N-Acetylcystein
 PO: liều load 140 mg/kg, liều duy trì 70 mg/kg mỗi 4 giờ trong 72
giờ.
 IV: 150 mg/kg TTM 60 phút, 12,5 mg/kg trong 4 giờ kế, 6,25 mg/kg
trong 16 giờ cuối cho đủ tổng 21 giờ.
 Suy gan cấp: giống như IV ở trên, chỉ khác là liều 6,25 mg/kg cuối
không duy trì cho đủ 16 giờ, mà duy trì đến khi thấy men gan cải
thiện, chức năng đông máu cải thiện, bệnh não gan phục hồi thì
ngưng.
NGỘ ĐỘC PHOSPHO HỮU CƠ
 Cơ chế tổn thương chính là ức chế men Acetylcholine esterase àm ứ
đọng Acetylcholine tại synapse thần kinh.
 Liều độc tùy từng loại Phospho hữu cơ, thường được báo cáo dưới
dạng LD50 khi thí nghiệm trên động vật.
[BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016
ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 10
Chẩn đoán
 Tiếp xúc thuốc trừ sâu chưa Phospho hữu cơ, Carbamate hoặc Chlor
hữu cơ.
 Lâm sàng:
 Dấu hiệu Muscarinic: đồng tử co, tăng tiết đàm, tiêu chảy, đau quặn
bụng, nhịp tim chậm, huyết áp hạ.
 Dấu hiệu Nicotinic: rung thớ cơ, yếu liệt cơ, nhịp tim nhanh, huyết áp
tăng.
 Dấu hiệu thần kinh: nhức đầu, mê, co giật.
 Phân biệt ngộ độc do Phospho hữu cơ hay Carbamate dùng test
Atropin (Atropin 0,02 mg/kg TM). Test Atropin dương tính (không đỏ
da, không tăng mạch, không dãn đồng tử) xác định ngộ độc là do
thuốc trừ sâu có chưa Phospho hữu cơ.
 Phân biệt ngộ độc do Phospho hữu cơ hay Chlor hữu cơ dựa vào
triệu chứng chính là gì. Nếu bệnh cảnh với các dấu hiệu thần kinh
như co giật nổi trội sau khi tiếp xúc thuốc trừ sâu, đó có thể là Chlor
hữu cơ, thường chỉ chống co giật, không có chất đối kháng. Cần
phân biệt vì Test Atropin làm nặng lên ngộ độc do Chlor hữu cơ.
 Xét nghiệm:
 Định tính Phospho hữu cơ dịch dạ dày.
 Định lượng men Acetylcholine estarase trong hồng cầu và huyết
tương - giảm trên 50% bình thường.
 Phân độ nặng:
 Nhẹ: chỉ có Muscarinic, men Acetylcholine estarase còn 20 –
50% bình thường.
 Trung bình: Muscarinic kèm Nicotinic hoặc dấu hiệu thần kinh
nhưng chưa suy hô hấp, sốc, men Acetylcholine estarase còn 10
– 20% bình thường.
 Nặng: suy hô hấp, sốc, mê, men Acetylcholine estarase còn <
10% bình thường.
[BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016
ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 11
Điều trị
 Rửa dạ dày. Cho phép rửa lại dù tuyến trước đã rửa. Kể cả khi đã rửa
tại bệnh viện, sau 3 giờ nếu tình trạng không cải thiện, vẫn cho phép
rửa tiếp.
 Than hoạt.
 Truyền dịch gấp rưỡi nhu cầu tăng thải qua thận.
 Atropin:
 Tấn công 0,02 – 0,05 mg/kg TM mỗi 15 phút đến khi có dấu thấm
Atropin. Tiêm trước, trong và sau rửa dạ dày.
 Duy trì ngay khi thấy đã có dấu thấm Atropin, có 2 lựa chọn:
 TTM 0,02 – 0,08 mg/kg/giờ
 hoặc giảm liều TM đang dùng cho đến 0,02 mg/kg, sau đó sẽ tiêm
tĩnh mạch cách quãng xa hơn.
 Ngưng truyền khi bệnh nhi ổn định với liều TTM thấp hơn 0,02
mg/kg/giờ hoặc khi đang tiêm TM cách khoảng 1 giờ. Khi đó, chuyển
sang tiêm dưới da mỗi 2 – 4 giờ.
 Mục tiêu là duy trì dấu thấm Atropin trong 12 – 24 giờ, tránh đưa đến
tình trạng ngộ độc Atropin. Trong quá trình truyền Atropin, nếu xuất
hiện triệu chứng ngộ độc Atropin, phải ngừng truyền ngay, theo dõi
sát đến khi hết dấu hiệu ngộ độc Atropin mới truyền lại và chọn liều
thấp hơn liều truyền trước đó.
 Dấu thấm Atropin: hết ran phổi, đồng tử dãn 3 – 4 mm.
 Ngộ độc Atropin: nói sảng, sốt cao > 39o
C, đỏ da, đồng tử dãn to.
 Thời gian điều trị bằng Atropin tùy phân độ, thường khoảng 3 – 5
ngày.
 Nên chọn Atropin 1mg/1ml để tránh ngộ độc nước, hạ Natri máu.
 Pralidoxim:
 Do khi truyền nhanh có thể xuất hienẹ các tác dụng phụ như nhức
đầu, buồn nôn, tim nhanh, co gồng cơ nên thận trọng khi truyền. Chỉ
truyền khi đúng chỉ định.
[BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016
ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 12
 Chỉ định: các trường hợp ngộ độc Phospho hữu cơ nặng có suy hô
hấp, ngừng thở, yếu cơ, run giật thớ cơ hoặc không có các dấu hiệu
trên nhưng uống lượng nhiều.
 Tấn công 20 – 50 mg/kg/lần (tối đa 1g) pha trong 100 ml Normal
saline TTM 30 phút – 1 giờ. Duy trì đến khi mất các biểu hiện
Nicotinic. Duy trì có 2 cách:
 TTM 10 – 20 mg/kg/giờ.
 hoặc lặp lại liều tấn công thứ 2 sau 1 – 2 giờ từ liều đầu, liều tấn
công thứ 3 sau liều thứ 2 mỗi 10 – 12 giờ.
 Xem xét Thay huyết tương trong những trường hợp ngộ độc nặng, phải
thở máy, thất bại với điều trị phối hợp Atropin + Pralidoxim.
NGỘ ĐỘC THUỐC DIỆT CHUỘT
 3 loại thường gặp là thuốc diệt chuột gây rối loạn đông máu, thuốc diệt
chuột chứa Phospho kẽm và thuốc diệt chuột Fluoroacetate (thuốc diệt
chuột Trung Quốc).
 Cơ chế gây ngộ độc của thuốc diệt chuột gaya rối loạn đông máu (dạng
bột hoặc viên) là ức chế hoạt động của vitamin K, do đó ức chế hoạt
động các yếu tố đông máu II, VII, IX và X, gây rối loạn đường đông máu
ngoại sinh, nội sinh và đường chung, nhưng Fibrinogen hoàn toàn bình
thường.
 Cơ chế gây ngộ độc của thuốc diệt chuột chứa Phospho kẽm (dạng bột
xám tro, mùi tỏi) là sản sinh ra phosphine, chất này khi vào cơ thể gây
ra các rối loạn theo cơ chế phức tạp làm tổn thương hàng loạt cơ quan
như tim (viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim gây rối loạn nhịp tim, sốc
tim), phổi (ARDS), thần kinh (mê, giật), suy gan, suy thận, tán huyết
cấp, Methemoglobin,…Liều độc ở người lớn là  4g.
 Cơ chế ngộ độc của thuốc diệt chuột chứa Flouroacetate (thuốc diệt
chuột Trung Quốc, dạng dung dịch màu hồng trong ống nhựa hoặc
dạng hạt gạo màu hồng) là ức chế chu trình Krebs gây ngừng hô hấp tế
bào, làm tổn thương não (co giật), tim (rối loạn nhịp) và thận (suy thận).
[BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016
ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 13
Chẩn đoán
 Dựa vào bệnh sử là tiếp xúc thuốc diệt chuột loại gì.
 Dựa vào bệnh cảnh lâm sàng nổi trội là nhóm dấu hiệu gì:
 Ngộ độc thuốc diệt chuột gây rối loạn đông máu gây bệnh cảnh xuất
huyết.
 Ngộ độc thuốc diệt chuột chứa Phospho kẽm gây bệnh cảnh toàn
thân, suy đa tạng, nổi trội là hô hấp và tuần hoàn, biểu hiện thần
kinh cũng có thể gặp nhưng ít.
 Ngộ độc thuốc diệt chuột chứa Fluoroacetate (thuốc diệt chuột
Trung Quốc) cũng gây bệnh cảnh toàn thân, nhưng nổi trội là các
biểu hiện thần kinh như co giật.
 Xét nghiệm độc chất:
 Ngộ độc thuốc diệt chuột gây rối loạn đông máu: PTs kéo dài, PT%
giảm, INR tăng, aPTT kéo dài, Fibrinogen bình thường.
 Ngộ độc thuốc diệt chuột chứa Phospho kẽm: định tính Phospho
kẽm dịch dạ dày (nếu được).
 Ngộ độc thuốc diệt chuột chứa Fluoroacetate: định tính
Fluoroacetate dịch dạ dày (nếu được).
Điều trị
 Rửa dạ dày.
 Than hoạt.
 Truyền dịch gấp rưỡi nhu cầu để tăng thải qua thận.
 Thuốc đối kháng:
Đối với thuốc diệt chuột gây rối loạn đông máu: thuốc đối kháng là
vitamin K1 vì vitamin K3 có thời gian bắt đầu tác dụng lâu, không phù hợp
điều trị tình huống khẩn cấp. Tùy vào thuốc diệt chuột thuộc nhóm nào, phác
đồ điều trị với vitamin K1 sẽ khác nhau.
 Thuốc diệt chuột chứa warfarin (tác dụng ngắn):
 Tấn công 2,2 mg/kg Vitamin K1 tiêm dưới da.
[BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016
ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 14
 Duy trì 1,1 mg/kg Vitamin K1 mỗi 12 giờ đến khi tình trạng xuất
huyết ngưng.
 Khi tình trạng xuất huyết ngưng, chuyền sang duy trì 3 – 5 mg/kg
Vitamin K1 đường uống, chia 2 lần trong ngày, uống mỗi ngày cho
đủ 1 tuần.
 Thuốc diệt chuột thế hệ 2 (tác dụng dài) như bromadiolone,
brodifacoum, diphacinone, pindone:
 Tấn công 2,2 mg/kg tiêm dưới da Vitamin K1.
 Duy trì 1,1 mg/kg tiêm dưới da Vitamin K1 mỗi 12 giờ đến khi Hct ổn
định và tình trạng xuất huyết ngưng.
 Duy trì 1,1 mg/kg đường uống, chia 2 lần trong ngày, uống mỗi ngày
cho đủ 2 tuần.
 Giảm ½ liều sau mỗi 2 tuần, đủ tổng thời gian là 6 tuần thì ngưng.
Vitamin K1 ưa dùng hơn đường tĩnh mạch, vì dùng đường tĩnh mạch có thể
gây hematome tại nơi tiêm hoặc gây sốc phản vệ.
[Corrnell University-College of Veterinary Medicine-Vitamin K Therapy]
Đối với thuốc diệt chuột chứa Phospho kẽm: rửa dạ dày bằng sulfate
đồng (1 gói sulfate đồng 0,5g + 5 lít nước chín để có tỷ lệ 1:10.000), sau đó
rửa tiếp bằng half-saline (250 ml NaCl 0,9% + 250 ml nước chín) cho đến khi
dịch trong, không mùi.
Đối với thuốc diệt chuột chứa Fluoroacetate: không có thuốc đối kháng.
Nếu chống co giật bằng Diazepam sau 3 liều đầu không hiệu quả, nên cân
nhắc sớm truyền dãn cơ Thiopental, đặt nội khí quản và thở máy.
NGỘ ĐỘC THUỐC DIỆT CỎ PARAQUAT
 Cơ chế độc tính là sau khi vào phổi, sản sinh ra các chất oxy hóa
mạnh, nếu ngộ độc lượng nhiều thì các gốc oxy hóa này gây ARDS
khiến trẻ tử vong trong 3 ngày đầu, nếu ngộ độc lượng vừa - nặng thì
các gốc oxy này gây xơ phổi, trẻ thường suy hô hấp dần từ đầu tuần
thứ 2 trở đi và tử vong.
 Liều độc là 4 – 5 ml Paraquat 20% ở trẻ em và 10 – 15 ml Paraquat
20% ở người lớn.
[BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016
ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 15
Chẩn đoán
 Tiếp xúc Paraquat.
 Lâm sàng:
Bảng 1.1: Phân độ nặng ngộ độc Paraquat
Mức độ Lượng Paraquat Lâm sàng Tiên lượng
Nhẹ < 20 mg/kg Thường chỉ loét
miệng, xuất hiện từ
ngày đầu
Hồi phục thường
hoàn toàn
Trung bình 20 – 40 mg/kg
(trẻ 30kg # 5ml
Paraquat 20%)
Tổn thương gan,
thận (thường từ
ngày 2 trở đi)
Suy hô hấp muộn
sau 1 tuần
Tử vong cao (muộn,
sau 2 – 3 tuần)
Nặng > 40 mg/kg Suy thận, suy gan,
suy hô hấp sớm
Tử vong sớm
(#100%) trong vòng
72 giờ đầu)
 Xét nghiệm:
 Định tính Paraquat nước tiểu (Paraquat kit test niệu).
 Định tính Paraquat máu.
 Định lượng Paraquat máu.
 XQ phổi, KMĐM khi có suy hô hấp.
Điều trị
 Rửa dạ dày.
 Fuller's Earth hoặc than hoạt.
 Truyền dịch gấp rưỡi nhu cầu để tăng thải qua thận.
 Furosemide 1 – 2 mg/kg khi thiểu niệu.
 Không có thuốc đối kháng.
 Xem xét lọc máu hấp phụ với cột than hoạt tính đối với những trường
hợp đến sớm. Lưu ý biện pháp này chỉ hi vọng có hiệu quả trong vòng
[BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016
ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 16
2 giờ đầu sau ngộ độc, mà điều này thì rất hiếm trên thực tế do bệnh
nhi phải được chuyển tuyến nhiều lần, khi đến được trung tâm đủ khả
năng lọc máu thì đã trễ.
 Không được thở oxy dù đang suy hô hấp, vì thở oxy làm nặng thêm
tình trạng suy hô hấp do cung cấp cơ chất là oxy cho các phản ứng
sinh gốc oxy tự do trong phổi.
 Dùng thuốc chống oxy hóa có thể có lợi như truyền Cyclophosphamide,
truyền Methylprednisolone,...

More Related Content

What's hot

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
KHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGKHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGSoM
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾTCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾTSoM
 
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHPHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHSoM
 
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạn
Bệnh án khoa thận   bệnh thận mạnBệnh án khoa thận   bệnh thận mạn
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạnSoM
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯSoM
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHSoM
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EMSoM
 
VÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docxVÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docxSoM
 
DÃN PHẾ QUẢN
DÃN PHẾ QUẢNDÃN PHẾ QUẢN
DÃN PHẾ QUẢNSoM
 
Vàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinhVàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinhNguyen Khue
 
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNGLUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNGSoM
 
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANSoM
 
THIẾU MÁU THIẾU SẮT.docx
THIẾU MÁU THIẾU SẮT.docxTHIẾU MÁU THIẾU SẮT.docx
THIẾU MÁU THIẾU SẮT.docxSoM
 
Chuyên đề xuất huyết tiêu hóa (XHTH)
Chuyên đề xuất huyết tiêu hóa (XHTH)Chuyên đề xuất huyết tiêu hóa (XHTH)
Chuyên đề xuất huyết tiêu hóa (XHTH)vinhnguyn258
 
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EMTIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EMSoM
 
KHÓ THỞ THANH QUẢN VÀ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ EM
KHÓ THỞ THANH QUẢN VÀ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ EMKHÓ THỞ THANH QUẢN VÀ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ EM
KHÓ THỞ THANH QUẢN VÀ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ EMSoM
 
VIÊM RUỘT THỪA
VIÊM RUỘT THỪAVIÊM RUỘT THỪA
VIÊM RUỘT THỪAGreat Doctor
 
Bệnh mạch vành -Cơn đau thắt ngực
Bệnh mạch vành -Cơn đau thắt ngực Bệnh mạch vành -Cơn đau thắt ngực
Bệnh mạch vành -Cơn đau thắt ngực Bs. Nhữ Thu Hà
 
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMCÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMSoM
 

What's hot (20)

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
KHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGKHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNG
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾTCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
 
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHPHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
PHÂN TÍCH KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
 
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạn
Bệnh án khoa thận   bệnh thận mạnBệnh án khoa thận   bệnh thận mạn
Bệnh án khoa thận bệnh thận mạn
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
 
VÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docxVÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docx
 
DÃN PHẾ QUẢN
DÃN PHẾ QUẢNDÃN PHẾ QUẢN
DÃN PHẾ QUẢN
 
Vàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinhVàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinh
 
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNGLUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
 
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
 
THIẾU MÁU THIẾU SẮT.docx
THIẾU MÁU THIẾU SẮT.docxTHIẾU MÁU THIẾU SẮT.docx
THIẾU MÁU THIẾU SẮT.docx
 
Chuyên đề xuất huyết tiêu hóa (XHTH)
Chuyên đề xuất huyết tiêu hóa (XHTH)Chuyên đề xuất huyết tiêu hóa (XHTH)
Chuyên đề xuất huyết tiêu hóa (XHTH)
 
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EMTIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
 
KHÓ THỞ THANH QUẢN VÀ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ EM
KHÓ THỞ THANH QUẢN VÀ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ EMKHÓ THỞ THANH QUẢN VÀ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ EM
KHÓ THỞ THANH QUẢN VÀ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ EM
 
VIÊM RUỘT THỪA
VIÊM RUỘT THỪAVIÊM RUỘT THỪA
VIÊM RUỘT THỪA
 
Bệnh mạch vành -Cơn đau thắt ngực
Bệnh mạch vành -Cơn đau thắt ngực Bệnh mạch vành -Cơn đau thắt ngực
Bệnh mạch vành -Cơn đau thắt ngực
 
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMCÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
 

Similar to Ngộ độc cấp ở trẻ em

Ngộ độc cấp gs phạm thắng
Ngộ độc cấp gs phạm thắngNgộ độc cấp gs phạm thắng
Ngộ độc cấp gs phạm thắngngoc nguyen
 
NGỘ ĐỘC CẤP
NGỘ ĐỘC CẤPNGỘ ĐỘC CẤP
NGỘ ĐỘC CẤPSoM
 
Thuốc chữa viêm loét dạ dày
Thuốc chữa viêm loét dạ dàyThuốc chữa viêm loét dạ dày
Thuốc chữa viêm loét dạ dàyPhong Phu Nguyen
 
Bệnh gout tổ 6 nhóm i d4 a
Bệnh gout tổ 6 nhóm i d4 aBệnh gout tổ 6 nhóm i d4 a
Bệnh gout tổ 6 nhóm i d4 aTrần Huy
 
NGỘ ĐỌC CẤP.pptx
NGỘ ĐỌC CẤP.pptxNGỘ ĐỌC CẤP.pptx
NGỘ ĐỌC CẤP.pptxTrngTr18
 
Phác đồ điều trị nội khoa tổng hợp
Phác đồ điều trị nội khoa tổng hợpPhác đồ điều trị nội khoa tổng hợp
Phác đồ điều trị nội khoa tổng hợpjackjohn45
 
NGỘ ĐỌC CẤP.pptx
NGỘ ĐỌC CẤP.pptxNGỘ ĐỌC CẤP.pptx
NGỘ ĐỌC CẤP.pptxTrngTr18
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNHCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNHSoM
 
REP 20.pptx anh huong cua thuoc tru sau den suc
REP 20.pptx anh huong cua thuoc tru sau den sucREP 20.pptx anh huong cua thuoc tru sau den suc
REP 20.pptx anh huong cua thuoc tru sau den sucbomonnhacongdong
 
ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY/ TÁ TRÀNG
ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY/ TÁ TRÀNGĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY/ TÁ TRÀNG
ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY/ TÁ TRÀNGSoM
 
Thuoc Olanib 50mg Olaparib dieu tri ung thu buong trung | ThuocLP Vietnamese
Thuoc Olanib 50mg Olaparib dieu tri ung thu buong trung | ThuocLP VietnameseThuoc Olanib 50mg Olaparib dieu tri ung thu buong trung | ThuocLP Vietnamese
Thuoc Olanib 50mg Olaparib dieu tri ung thu buong trung | ThuocLP VietnameseThuocLP Vietnamese Health
 
Phân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấpPhân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấpHA VO THI
 
Thuoc Ampicillin Thanh phan cong dung va tac dung phu| ThuocLP
Thuoc Ampicillin Thanh phan cong dung va tac dung phu| ThuocLPThuoc Ampicillin Thanh phan cong dung va tac dung phu| ThuocLP
Thuoc Ampicillin Thanh phan cong dung va tac dung phu| ThuocLPBác sĩ Trần Ngọc Anh
 
Chăm sóc người bệnh sốc phản vệ.pdf
Chăm sóc người bệnh sốc phản vệ.pdfChăm sóc người bệnh sốc phản vệ.pdf
Chăm sóc người bệnh sốc phản vệ.pdfjackjohn45
 
thuoc tri teo co rilutek 50mg cong dung gia ban | ThuocLP Vietnamese
thuoc tri teo co rilutek 50mg cong dung gia ban | ThuocLP Vietnamesethuoc tri teo co rilutek 50mg cong dung gia ban | ThuocLP Vietnamese
thuoc tri teo co rilutek 50mg cong dung gia ban | ThuocLP VietnameseBác sĩ Trần Ngọc Anh
 
Cẩm nang kiến thức sản phẩm phu khoa đông ty triphu - linh dan
Cẩm nang kiến thức sản phẩm phu khoa đông ty triphu - linh danCẩm nang kiến thức sản phẩm phu khoa đông ty triphu - linh dan
Cẩm nang kiến thức sản phẩm phu khoa đông ty triphu - linh danmrlongsob
 
Antifungal cream 10g dieu tri nam chan nam ben nam than|Tracuuthuoctay
Antifungal cream 10g dieu tri nam chan nam ben nam than|TracuuthuoctayAntifungal cream 10g dieu tri nam chan nam ben nam than|Tracuuthuoctay
Antifungal cream 10g dieu tri nam chan nam ben nam than|TracuuthuoctayTra Cứu Thuốc Tây
 
Bài hực tập dược lý
Bài hực tập dược lýBài hực tập dược lý
Bài hực tập dược lýNguyễn Cung
 

Similar to Ngộ độc cấp ở trẻ em (20)

Ngộ độc cấp gs phạm thắng
Ngộ độc cấp gs phạm thắngNgộ độc cấp gs phạm thắng
Ngộ độc cấp gs phạm thắng
 
NGỘ ĐỘC CẤP
NGỘ ĐỘC CẤPNGỘ ĐỘC CẤP
NGỘ ĐỘC CẤP
 
Thuốc chữa viêm loét dạ dày
Thuốc chữa viêm loét dạ dàyThuốc chữa viêm loét dạ dày
Thuốc chữa viêm loét dạ dày
 
Bệnh gout tổ 6 nhóm i d4 a
Bệnh gout tổ 6 nhóm i d4 aBệnh gout tổ 6 nhóm i d4 a
Bệnh gout tổ 6 nhóm i d4 a
 
NGỘ ĐỌC CẤP.pptx
NGỘ ĐỌC CẤP.pptxNGỘ ĐỌC CẤP.pptx
NGỘ ĐỌC CẤP.pptx
 
Phác đồ điều trị nội khoa tổng hợp
Phác đồ điều trị nội khoa tổng hợpPhác đồ điều trị nội khoa tổng hợp
Phác đồ điều trị nội khoa tổng hợp
 
NGỘ ĐỌC CẤP.pptx
NGỘ ĐỌC CẤP.pptxNGỘ ĐỌC CẤP.pptx
NGỘ ĐỌC CẤP.pptx
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNHCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
 
REP 20.pptx anh huong cua thuoc tru sau den suc
REP 20.pptx anh huong cua thuoc tru sau den sucREP 20.pptx anh huong cua thuoc tru sau den suc
REP 20.pptx anh huong cua thuoc tru sau den suc
 
ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY/ TÁ TRÀNG
ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY/ TÁ TRÀNGĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY/ TÁ TRÀNG
ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY/ TÁ TRÀNG
 
Thuoc Olanib 50mg Olaparib dieu tri ung thu buong trung | ThuocLP Vietnamese
Thuoc Olanib 50mg Olaparib dieu tri ung thu buong trung | ThuocLP VietnameseThuoc Olanib 50mg Olaparib dieu tri ung thu buong trung | ThuocLP Vietnamese
Thuoc Olanib 50mg Olaparib dieu tri ung thu buong trung | ThuocLP Vietnamese
 
Phân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấpPhân tích CLS cơn hen cấp
Phân tích CLS cơn hen cấp
 
6. HP TRE EM.pdf
6. HP TRE EM.pdf6. HP TRE EM.pdf
6. HP TRE EM.pdf
 
Thuoc Ampicillin Thanh phan cong dung va tac dung phu| ThuocLP
Thuoc Ampicillin Thanh phan cong dung va tac dung phu| ThuocLPThuoc Ampicillin Thanh phan cong dung va tac dung phu| ThuocLP
Thuoc Ampicillin Thanh phan cong dung va tac dung phu| ThuocLP
 
Chăm sóc người bệnh sốc phản vệ.pdf
Chăm sóc người bệnh sốc phản vệ.pdfChăm sóc người bệnh sốc phản vệ.pdf
Chăm sóc người bệnh sốc phản vệ.pdf
 
Cai thuoc la online
Cai thuoc la  onlineCai thuoc la  online
Cai thuoc la online
 
thuoc tri teo co rilutek 50mg cong dung gia ban | ThuocLP Vietnamese
thuoc tri teo co rilutek 50mg cong dung gia ban | ThuocLP Vietnamesethuoc tri teo co rilutek 50mg cong dung gia ban | ThuocLP Vietnamese
thuoc tri teo co rilutek 50mg cong dung gia ban | ThuocLP Vietnamese
 
Cẩm nang kiến thức sản phẩm phu khoa đông ty triphu - linh dan
Cẩm nang kiến thức sản phẩm phu khoa đông ty triphu - linh danCẩm nang kiến thức sản phẩm phu khoa đông ty triphu - linh dan
Cẩm nang kiến thức sản phẩm phu khoa đông ty triphu - linh dan
 
Antifungal cream 10g dieu tri nam chan nam ben nam than|Tracuuthuoctay
Antifungal cream 10g dieu tri nam chan nam ben nam than|TracuuthuoctayAntifungal cream 10g dieu tri nam chan nam ben nam than|Tracuuthuoctay
Antifungal cream 10g dieu tri nam chan nam ben nam than|Tracuuthuoctay
 
Bài hực tập dược lý
Bài hực tập dược lýBài hực tập dược lý
Bài hực tập dược lý
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfHongBiThi1
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptxngocsangchaunguyen
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfHongBiThi1
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbPhNguyn914909
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx27NguynTnQuc11A1
 

Recently uploaded (19)

SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
 

Ngộ độc cấp ở trẻ em

  • 1. [BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016 ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 1 NGỘ ĐỘC CẤP Ở TRẺ EM ThS.BS. Đỗ Minh Hùng Mục tiêu bài học … Ngộ độc cấp là tai nạn thường gặp ở trẻ em; thường là do uống nhầm trong nhóm trẻ dưới 5 tuổi, tự tử hay gặp ở nhóm trẻ lớn hơn. Phải nghĩ đến ngộ độc ở tất cả các trường hợp trẻ có những dấu hiệu xuất hiện đột ngột và không giải thích được. DỊCH TỄ  Tỷ lệ mắc bệnh: dao động từ 0,33% đến 7,6% tùy nghiên cứu [Sabiha Sahin, Acute poisoning in Children]  Tỷ lệ tử vong: dao động từ 3% đến 5% [Agarwal, Accidental poisonings in children][Buch NA, Poisonings in children][Mutlu M, Pattern of pediatric poisoning in the east Karadeniz]  Tuổi: ngộ độc cấp thường xảy ra ở trẻ em (năm 2014, ở Mỹ có 671 trường hợp ngộ độc cấp trên mỗi 100.000 dân, 48% trong số đó xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi, đỉnh tuổi ngộ độc là 1 - 2 tuổi); tuy nhiên, các ca ngộ độc nặng thường gặp ở trẻ lớn hoặc người lớn (theo U.S National Poison Data System).  Nơi ngộ độc: thường là tại nhà (71%, theo NPDS 2014)  Nguyên nhân ngộ độc: ở trẻ dưới 5 tuổi thường do uống nhầm (99% uống nhầm so với 1% tự tử), tự tử thường gặp ở trẻ lớn hơn (37% uống nhầm so với 63% tự tử) (theo NPDS 2014).  Ngõ vào: ngộ độc qua đường uống là thường gặp nhất. Ngộ độc khi tiếp xúc qua da, do hít phải, qua đường tiêm,…có thể gặp nhưng ít hơn.  Tác nhân gây ngộ độc: các loại thuốc trị bệnh sẵn có trong nhà, các loại hóa chất tẩy rữa hay mỹ phẩm, các loại thuốc trừ sâu hay diệt cỏ. CHẨN ĐOÁN Bệnh sử:
  • 2. [BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016 ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 2  Bệnh cảnh rõ ràng: có tiếp xúc độc chất, phải khai thác được hoàn cảnh phát hiện ngộ độc, loại độc chất, nồng độ độc chất, lượng độc chất đã tiếp xúc, ngõ vào, các sơ cứu tại hiện trường hoặc các cơ sở y tế tuyến trước, thời gian từ lúc tiếp xúc độc chất đến khi được áp dụng các biện pháp điều trị.  Bệnh cảnh không rõ ràng: thường nghi ngờ ngộ độc khi trẻ đột ngột xuất hiện các dấu hiệu bất thường khó giải thích bằng cách khác. Khám:  Đánh giá các dấu hiệu cấp cứu theo ABCDE.  Tìm các triệu chứng đặc hiệu cho từng độc chất (các triệu chứng đặc hiệu thường liên quan đến tri giác, đồng tử, nhịp tim, cách thờ, màu sắc da) Bảng 1.1: Bảng dấu hiệu lâm sàng TRIỆU CHỨNG TÁC NHÂN GÂY NGỘ ĐỘC Hôn mê Thuốc ngủ, chống động kinh, á phienẹ, rượu, chì, phospho hữu cơ Co giật Chlor hữu cơ, thuốc diệt chuột Trung Quốc, chống trầm cảm 3 vòng, phenothiazin Hội chứng ngoại tháp Metoclopramid, Haloperidol Đồng tử co Morphin, thuốc ngủ, phospho hữu cơ Đồng tử dãn Atropin, Antihistamin, chống trầm cảm 3 vòng Thở nhanh Salicylat, CO, Cyanua, methanol Thở chậm Morphin, thuốc ngủ, thuốc nhỏ mũi Naphazolin Nhịp tim nhanh Atropin, Antihistamin, theophyllin, chống trầm cảm 3 vòng Nhịp tim chậm Digoxin, chẹn Canxi, chẹn Beta, trứng cóc, nấm độc Đỏ da Atropin, Antihistamin Sốt cao Atropin, Antihistamin, Salicylate
  • 3. [BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016 ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 3 Đề nghị cận lâm sàng: Bảng 1.2: Bảng các cận lâm sàng cần nhớ Độc chất Xét nghiệm cần thiết Acetaminophen GOT, GPT (thử chức năng gan khi có tăng men gan nhiều), Urea, Creatinine máu Định lượng Acetaminophen máu giờ 4 – 24 Metoclopramid Không xét nghiệm độc chất đặc hiệu Thuốc nhỏ mũi Naphazolin Không xét nghiệm độc chất đặc hiệu Phenobarbital Định tính Phenobarbital dịch dạ dày hoặc nước tiểu Định lượng Phenobarbital máu Salicylat Đông máu toàn bộ (kéo dài PT) KMĐM, Đo ECG Định lượng Salicylat máu Thuốc trừ sâu Phospho hữu cơ Định tính Phospho hữu cơ dịch dạ dày Định lượng Acetylcholinesterase hồng cầu Định lượng Acetylcholinesterase huyết tương Thuốc diệt chuột Phospho kẽm Đo ECG GOT, GPT, Urea, Creatinine máu Định tính Phospho kẽm dịch dạ dày Thuốc diệt chuột Trung Quốc KMĐM, Urea, Creatinine máu Định tính Fluoroacetate dịch dạ dày Thuốc diệt cỏ Paraquat GOT, GPT, Urea, Creatinine máu Định tính Paraquat nước tiểu hoặc dịch dạ dày Định tính Paraquat máu Định lượng Paraquat máu Xăng, dầu hỏa XQ ngực Chẩn đoán xác định:  Bệnh sử tiếp xúc độc chất  Lâm sàng điển hình từng loại độc chất
  • 4. [BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016 ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 4  Xét nghiệm độc chất dương tính Chẩn đoán có thể:  Không làm được xét nghiệm độc chất nhưng lâm sàng đặc hiệu ngộ độc chất.  Bệnh có tính chất tập thể ĐIỀU TRỊ Nguyên tắc điều trị:  Xác định độc chất  Loại bỏ độc chất  Chất đối kháng đặc hiệu  Điều trị biến chứng Điều trị cấp cứu  Điều trị dấu hiệu cấp cứu: theo ABCDE Loại bỏ độc chất: tùy ngõ vào  Hít phải độc chất: mang bệnh nhân ra chỗ thoáng  Tiếp xúc qua da: tắm sạch bệnh nhân với nước và xà phòng, nhân viên y tế mang găng khi tiếp xúc bệnh nhân.  Tiếp xúc qua mắt: rửa sạch mắt với nước hay dưới vòi nước 10 – 15 phút  Uống phải độc chất: rửa dạ dày, than hoạt  Các biện pháp khác như lọc máu, thay huyết tương, tăng thải độc chất qua thận (truyền dịch gấp rưỡi nhu cầu cơ bản để tăng thải qua thận, dùng thuốc lợi tiểu, kiềm hóa nước tiểu) Rửa dạ dày  Hiệu quả tốt trong vòng 6 giờ đầu.  Rửa bằng Normal saline để tránh hạ Natri máu.  Liều 15 ml/kg/lần (tối đa 300 ml/lần) cho đến khi dịch trong, không mùi.  Chống chỉ định:  Ngộ độc chất ăn mòn: acid, base,…  Ngộ độc chất bay hơi: xăng, dầu hôi,…
  • 5. [BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016 ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 5  Đang co giật  Hôn mê chưa đặt nội khí quản có bóng chèn.  Gây nôn: Ipecac có thể được dùng để sơ cứu tại chỗ hoặc các cơ sở không có phương tiện rửa dạ dày với liều 10 – 15 ml/lần, có thể lặp lại sau 30 phút và không quá 2 lần. Không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Chống chỉ định gây nôn tương tự trong rửa dạ dày. Ở trẻ em, có thể gây nôn bằng kích thích hầu họng, tránh dùng dung dịch muối để gây nôn vì nguy cơ tăng Natri máu. Than hoạt  Tác dụng: kết hợp độc chất ở dạ dày - ruột thành phức hợp không độc, không hấp thu vào máu và được thải ra ngoài qua phân.  Than hoạt không tác dụng: kim loại nặng, dầu hỏa, acid - base, alcohol.  Không cho than hoạt khi điều trị N-Acetylcystein đường uống trong ngộ độc Acetaminophen.  Cho ngay sau rửa dạ dày, trước khi rút sonde dạ dày.  Liều dùng: 1g/kg/lần, tối đa 50g, pha với nước chín tỉ lệ 1/4, dùng ngay sau  khi pha. Lặp lại 1/2 liều mỗi 4 - 6 giờ uống hay bơm qua sonde dạ dày, cho  đến khi than hoạt xuất hiện trong phân, thường trong 24 giờ.  Không dùng các sản phẩm than hoạt dạng viên do không hoặc ít tác dụng.  Không hiệu quả trong ngộ độc kim loại nặng, dầu hỏa, alcohol, acid, base.  Có thể kết hợp với thuốc xổ Sorbitol dung dịch 70% với liều 1 g/kg tương ứng với 1,4 ml/kg mỗi 12 giờ trong vòng 24 giờ đầu. Lọc thận  Áp dụng cho các loại độc chất có trọng lượng phân tử thấp và ít hay không  gắn kết với protein huyết tương.
  • 6. [BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016 ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 6  Chỉ định: ngộ độc Theophylline, Salicylate, Phenobarbital, rượu khi có dấu  hiệu hôn mê, suy hô hấp, tụt huyết áp hay không đáp ứng điều trị nâng đỡ.  Thay huyết tương, lọc máu, lọc máu với cột than hoạt tính:  Áp dụng cho các loại độc chất tan trong mỡ, thể tích phân bố cao, gắn kết với protein nhiều.  Chỉ định trong những ca nặng, độc tính cao, lượng nhiều, và lâm sàng nặng. Kiềm hóa máu:  Chỉ định: ngộ độc Aspirin, Phenobarbital, thuốc chống trầm cảm ba vòng.  Bicarbonate truyền tĩnh mạch:  Mục tiêu giữ pH máu khoảng 7,5 và kiềm hóa nước tiểu giữ pH nước tiểu  khoảng 7,5 – 8 để giảm phân bố salicylate vào mô và để tăng thải salicylate  qua thận. Tác dụng của bicarbonate là làm giảm nửa đời sống huyết thanh  của salicylate từ 24 giờ còn 6 giờ và tăng độ thanh thải gấp 10 - 20 lần.  Bicarbonate: bắt đầu bicarbonate 4,2% 2 ml/kg tĩnh mạch, sau đó truyền  tĩnh mạch dung dịch bicarbonate 1,4% (bicarbonate 140 mEq pha trong 1  Lít Dextrose 5%) tốc độ 2 ml/kg/giờ.  Sau đó điều chỉnh tốc độ bằng cách theo dõi pH nước tiểu mỗi giờ bằng  kỹ thuật que thử tổng phân tích nước tiểu (pH nước tiểu khoảng 7,5 – 8)  hoặc thay đổi màu của giấy quỳ kết hợp xét nghiệm khí máu (pH máu  khoảng 7,5) mỗi 3 – 6 giờ.
  • 7. [BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016 ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 7 Lợi tiểu  Tăng thải độc chất qua đường thận:  Truyền dịch bằng 1,5 nhu cầu cơ bản, luôn theo dõi lượng nước tiểu 1,5 ml/kg/giờ.  Furosemid 1 mg/kg/lần TMC.  Ít khi có chỉ định vì nguy cơ quá tải nếu không theo dõi sát bệnh nhân. Theo dõi  Trong các trường hợp nguy kịch phải theo dõi sát mỗi 15-30 phút các dấu hiệu sinh tồn, tri giác, co giật, tím tái.  Khi tình trạng tương đối ổn định cần tiếp tục theo dõi mạch, huyết áp, nhịp  thở, tri giác, nước tiểu mỗi 2-6 giờ trong 24 giờ đầu và sự xuất hiện than hoạt trong phân.  Theo dõi diễn tiến các triệu chứng và các tác dụng phụ của các Antidote tùy theo loại ngộ độc. Giáo dục và phòng ngừa  Tâm lý trị liệu trong các trường hợp ngộ độc do tự tử.  Đậy kín và để xa tầm tay trẻ em tất cả mọi độc chất, thuốc điều trị.  Dùng thuốc hợp lý an toàn theo đúng chỉ dẫn của nhân viên y tế.  Hướng dẫn sơ cứu đúng và nhanh chóng mang trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. [BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016 ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 8 MỘT SỐ NGỘ ĐỘC THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM NGỘ ĐỘC ACETAMINOPHEN  Cơ chế tổn thương chính là tổn thương gan do hoại tử tế bào gan.  Liều độc khi > 150 mg/kg. Chẩn đoán  Uống quá liều Acetaminophen.  Lâm sàng: diễn tiến theo 4 pha  24 giờ đầu: biếng ăn, nôn ói, đau bụng.  24 đến 72 giờ: các triệu chứng trên lui dần, xuất hiện đau hạ sườn phải, gan to, men gan tăng, bilirubin tăng, PTs kéo dài.  72 đến 96 giờ: các biến chứng của suy gan cấp (vd: vàng da, rối loạn đông máu, hạ đường huyết,…)  Ngày 4 đến 2 tuần: hồi phụ hoặc suy gan tiến triển nặng dần đến tử vong.  Xét nghiệm:  Đo hoạt độ GOT, GPT, Bilirubin toàn phần - trực tiếp - gián tiếp, đường huyết, ĐMTB (PTs, PT%, INR, aPTT, Fibrinogen), NH3 máu  Định lượng Ure, Creatinine máu  Định lượng Acetaminophen máu trong khoảng 4 – 24 giờ sau ngộ độc. Đối chiếu kết quả với biểu đồ Rumack – Mathew để chẩn đoán và trả lời câu hỏi có cần điều trị thuốc đối kháng không (chỉ cần Có Khả Năng Ngộ Độc là dùng thuốc đối kháng).
  • 9. [BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016 ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 9 Hình 1.1: Biểu đồ Rumack – Mathew Hình 1.1: Biểu đồ Rumack - Mathew Điều trị  Rửa dạ dày.  Than hoạt.  Truyền dịch gấp rưỡi nhu cầu tăng thải qua thận.  Thuốc đối kháng: N-Acetylcystein  PO: liều load 140 mg/kg, liều duy trì 70 mg/kg mỗi 4 giờ trong 72 giờ.  IV: 150 mg/kg TTM 60 phút, 12,5 mg/kg trong 4 giờ kế, 6,25 mg/kg trong 16 giờ cuối cho đủ tổng 21 giờ.  Suy gan cấp: giống như IV ở trên, chỉ khác là liều 6,25 mg/kg cuối không duy trì cho đủ 16 giờ, mà duy trì đến khi thấy men gan cải thiện, chức năng đông máu cải thiện, bệnh não gan phục hồi thì ngưng. NGỘ ĐỘC PHOSPHO HỮU CƠ  Cơ chế tổn thương chính là ức chế men Acetylcholine esterase àm ứ đọng Acetylcholine tại synapse thần kinh.  Liều độc tùy từng loại Phospho hữu cơ, thường được báo cáo dưới dạng LD50 khi thí nghiệm trên động vật.
  • 10. [BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016 ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 10 Chẩn đoán  Tiếp xúc thuốc trừ sâu chưa Phospho hữu cơ, Carbamate hoặc Chlor hữu cơ.  Lâm sàng:  Dấu hiệu Muscarinic: đồng tử co, tăng tiết đàm, tiêu chảy, đau quặn bụng, nhịp tim chậm, huyết áp hạ.  Dấu hiệu Nicotinic: rung thớ cơ, yếu liệt cơ, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng.  Dấu hiệu thần kinh: nhức đầu, mê, co giật.  Phân biệt ngộ độc do Phospho hữu cơ hay Carbamate dùng test Atropin (Atropin 0,02 mg/kg TM). Test Atropin dương tính (không đỏ da, không tăng mạch, không dãn đồng tử) xác định ngộ độc là do thuốc trừ sâu có chưa Phospho hữu cơ.  Phân biệt ngộ độc do Phospho hữu cơ hay Chlor hữu cơ dựa vào triệu chứng chính là gì. Nếu bệnh cảnh với các dấu hiệu thần kinh như co giật nổi trội sau khi tiếp xúc thuốc trừ sâu, đó có thể là Chlor hữu cơ, thường chỉ chống co giật, không có chất đối kháng. Cần phân biệt vì Test Atropin làm nặng lên ngộ độc do Chlor hữu cơ.  Xét nghiệm:  Định tính Phospho hữu cơ dịch dạ dày.  Định lượng men Acetylcholine estarase trong hồng cầu và huyết tương - giảm trên 50% bình thường.  Phân độ nặng:  Nhẹ: chỉ có Muscarinic, men Acetylcholine estarase còn 20 – 50% bình thường.  Trung bình: Muscarinic kèm Nicotinic hoặc dấu hiệu thần kinh nhưng chưa suy hô hấp, sốc, men Acetylcholine estarase còn 10 – 20% bình thường.  Nặng: suy hô hấp, sốc, mê, men Acetylcholine estarase còn < 10% bình thường.
  • 11. [BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016 ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 11 Điều trị  Rửa dạ dày. Cho phép rửa lại dù tuyến trước đã rửa. Kể cả khi đã rửa tại bệnh viện, sau 3 giờ nếu tình trạng không cải thiện, vẫn cho phép rửa tiếp.  Than hoạt.  Truyền dịch gấp rưỡi nhu cầu tăng thải qua thận.  Atropin:  Tấn công 0,02 – 0,05 mg/kg TM mỗi 15 phút đến khi có dấu thấm Atropin. Tiêm trước, trong và sau rửa dạ dày.  Duy trì ngay khi thấy đã có dấu thấm Atropin, có 2 lựa chọn:  TTM 0,02 – 0,08 mg/kg/giờ  hoặc giảm liều TM đang dùng cho đến 0,02 mg/kg, sau đó sẽ tiêm tĩnh mạch cách quãng xa hơn.  Ngưng truyền khi bệnh nhi ổn định với liều TTM thấp hơn 0,02 mg/kg/giờ hoặc khi đang tiêm TM cách khoảng 1 giờ. Khi đó, chuyển sang tiêm dưới da mỗi 2 – 4 giờ.  Mục tiêu là duy trì dấu thấm Atropin trong 12 – 24 giờ, tránh đưa đến tình trạng ngộ độc Atropin. Trong quá trình truyền Atropin, nếu xuất hiện triệu chứng ngộ độc Atropin, phải ngừng truyền ngay, theo dõi sát đến khi hết dấu hiệu ngộ độc Atropin mới truyền lại và chọn liều thấp hơn liều truyền trước đó.  Dấu thấm Atropin: hết ran phổi, đồng tử dãn 3 – 4 mm.  Ngộ độc Atropin: nói sảng, sốt cao > 39o C, đỏ da, đồng tử dãn to.  Thời gian điều trị bằng Atropin tùy phân độ, thường khoảng 3 – 5 ngày.  Nên chọn Atropin 1mg/1ml để tránh ngộ độc nước, hạ Natri máu.  Pralidoxim:  Do khi truyền nhanh có thể xuất hienẹ các tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, tim nhanh, co gồng cơ nên thận trọng khi truyền. Chỉ truyền khi đúng chỉ định.
  • 12. [BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016 ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 12  Chỉ định: các trường hợp ngộ độc Phospho hữu cơ nặng có suy hô hấp, ngừng thở, yếu cơ, run giật thớ cơ hoặc không có các dấu hiệu trên nhưng uống lượng nhiều.  Tấn công 20 – 50 mg/kg/lần (tối đa 1g) pha trong 100 ml Normal saline TTM 30 phút – 1 giờ. Duy trì đến khi mất các biểu hiện Nicotinic. Duy trì có 2 cách:  TTM 10 – 20 mg/kg/giờ.  hoặc lặp lại liều tấn công thứ 2 sau 1 – 2 giờ từ liều đầu, liều tấn công thứ 3 sau liều thứ 2 mỗi 10 – 12 giờ.  Xem xét Thay huyết tương trong những trường hợp ngộ độc nặng, phải thở máy, thất bại với điều trị phối hợp Atropin + Pralidoxim. NGỘ ĐỘC THUỐC DIỆT CHUỘT  3 loại thường gặp là thuốc diệt chuột gây rối loạn đông máu, thuốc diệt chuột chứa Phospho kẽm và thuốc diệt chuột Fluoroacetate (thuốc diệt chuột Trung Quốc).  Cơ chế gây ngộ độc của thuốc diệt chuột gaya rối loạn đông máu (dạng bột hoặc viên) là ức chế hoạt động của vitamin K, do đó ức chế hoạt động các yếu tố đông máu II, VII, IX và X, gây rối loạn đường đông máu ngoại sinh, nội sinh và đường chung, nhưng Fibrinogen hoàn toàn bình thường.  Cơ chế gây ngộ độc của thuốc diệt chuột chứa Phospho kẽm (dạng bột xám tro, mùi tỏi) là sản sinh ra phosphine, chất này khi vào cơ thể gây ra các rối loạn theo cơ chế phức tạp làm tổn thương hàng loạt cơ quan như tim (viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim gây rối loạn nhịp tim, sốc tim), phổi (ARDS), thần kinh (mê, giật), suy gan, suy thận, tán huyết cấp, Methemoglobin,…Liều độc ở người lớn là  4g.  Cơ chế ngộ độc của thuốc diệt chuột chứa Flouroacetate (thuốc diệt chuột Trung Quốc, dạng dung dịch màu hồng trong ống nhựa hoặc dạng hạt gạo màu hồng) là ức chế chu trình Krebs gây ngừng hô hấp tế bào, làm tổn thương não (co giật), tim (rối loạn nhịp) và thận (suy thận).
  • 13. [BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016 ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 13 Chẩn đoán  Dựa vào bệnh sử là tiếp xúc thuốc diệt chuột loại gì.  Dựa vào bệnh cảnh lâm sàng nổi trội là nhóm dấu hiệu gì:  Ngộ độc thuốc diệt chuột gây rối loạn đông máu gây bệnh cảnh xuất huyết.  Ngộ độc thuốc diệt chuột chứa Phospho kẽm gây bệnh cảnh toàn thân, suy đa tạng, nổi trội là hô hấp và tuần hoàn, biểu hiện thần kinh cũng có thể gặp nhưng ít.  Ngộ độc thuốc diệt chuột chứa Fluoroacetate (thuốc diệt chuột Trung Quốc) cũng gây bệnh cảnh toàn thân, nhưng nổi trội là các biểu hiện thần kinh như co giật.  Xét nghiệm độc chất:  Ngộ độc thuốc diệt chuột gây rối loạn đông máu: PTs kéo dài, PT% giảm, INR tăng, aPTT kéo dài, Fibrinogen bình thường.  Ngộ độc thuốc diệt chuột chứa Phospho kẽm: định tính Phospho kẽm dịch dạ dày (nếu được).  Ngộ độc thuốc diệt chuột chứa Fluoroacetate: định tính Fluoroacetate dịch dạ dày (nếu được). Điều trị  Rửa dạ dày.  Than hoạt.  Truyền dịch gấp rưỡi nhu cầu để tăng thải qua thận.  Thuốc đối kháng: Đối với thuốc diệt chuột gây rối loạn đông máu: thuốc đối kháng là vitamin K1 vì vitamin K3 có thời gian bắt đầu tác dụng lâu, không phù hợp điều trị tình huống khẩn cấp. Tùy vào thuốc diệt chuột thuộc nhóm nào, phác đồ điều trị với vitamin K1 sẽ khác nhau.  Thuốc diệt chuột chứa warfarin (tác dụng ngắn):  Tấn công 2,2 mg/kg Vitamin K1 tiêm dưới da.
  • 14. [BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016 ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 14  Duy trì 1,1 mg/kg Vitamin K1 mỗi 12 giờ đến khi tình trạng xuất huyết ngưng.  Khi tình trạng xuất huyết ngưng, chuyền sang duy trì 3 – 5 mg/kg Vitamin K1 đường uống, chia 2 lần trong ngày, uống mỗi ngày cho đủ 1 tuần.  Thuốc diệt chuột thế hệ 2 (tác dụng dài) như bromadiolone, brodifacoum, diphacinone, pindone:  Tấn công 2,2 mg/kg tiêm dưới da Vitamin K1.  Duy trì 1,1 mg/kg tiêm dưới da Vitamin K1 mỗi 12 giờ đến khi Hct ổn định và tình trạng xuất huyết ngưng.  Duy trì 1,1 mg/kg đường uống, chia 2 lần trong ngày, uống mỗi ngày cho đủ 2 tuần.  Giảm ½ liều sau mỗi 2 tuần, đủ tổng thời gian là 6 tuần thì ngưng. Vitamin K1 ưa dùng hơn đường tĩnh mạch, vì dùng đường tĩnh mạch có thể gây hematome tại nơi tiêm hoặc gây sốc phản vệ. [Corrnell University-College of Veterinary Medicine-Vitamin K Therapy] Đối với thuốc diệt chuột chứa Phospho kẽm: rửa dạ dày bằng sulfate đồng (1 gói sulfate đồng 0,5g + 5 lít nước chín để có tỷ lệ 1:10.000), sau đó rửa tiếp bằng half-saline (250 ml NaCl 0,9% + 250 ml nước chín) cho đến khi dịch trong, không mùi. Đối với thuốc diệt chuột chứa Fluoroacetate: không có thuốc đối kháng. Nếu chống co giật bằng Diazepam sau 3 liều đầu không hiệu quả, nên cân nhắc sớm truyền dãn cơ Thiopental, đặt nội khí quản và thở máy. NGỘ ĐỘC THUỐC DIỆT CỎ PARAQUAT  Cơ chế độc tính là sau khi vào phổi, sản sinh ra các chất oxy hóa mạnh, nếu ngộ độc lượng nhiều thì các gốc oxy hóa này gây ARDS khiến trẻ tử vong trong 3 ngày đầu, nếu ngộ độc lượng vừa - nặng thì các gốc oxy này gây xơ phổi, trẻ thường suy hô hấp dần từ đầu tuần thứ 2 trở đi và tử vong.  Liều độc là 4 – 5 ml Paraquat 20% ở trẻ em và 10 – 15 ml Paraquat 20% ở người lớn.
  • 15. [BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016 ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 15 Chẩn đoán  Tiếp xúc Paraquat.  Lâm sàng: Bảng 1.1: Phân độ nặng ngộ độc Paraquat Mức độ Lượng Paraquat Lâm sàng Tiên lượng Nhẹ < 20 mg/kg Thường chỉ loét miệng, xuất hiện từ ngày đầu Hồi phục thường hoàn toàn Trung bình 20 – 40 mg/kg (trẻ 30kg # 5ml Paraquat 20%) Tổn thương gan, thận (thường từ ngày 2 trở đi) Suy hô hấp muộn sau 1 tuần Tử vong cao (muộn, sau 2 – 3 tuần) Nặng > 40 mg/kg Suy thận, suy gan, suy hô hấp sớm Tử vong sớm (#100%) trong vòng 72 giờ đầu)  Xét nghiệm:  Định tính Paraquat nước tiểu (Paraquat kit test niệu).  Định tính Paraquat máu.  Định lượng Paraquat máu.  XQ phổi, KMĐM khi có suy hô hấp. Điều trị  Rửa dạ dày.  Fuller's Earth hoặc than hoạt.  Truyền dịch gấp rưỡi nhu cầu để tăng thải qua thận.  Furosemide 1 – 2 mg/kg khi thiểu niệu.  Không có thuốc đối kháng.  Xem xét lọc máu hấp phụ với cột than hoạt tính đối với những trường hợp đến sớm. Lưu ý biện pháp này chỉ hi vọng có hiệu quả trong vòng
  • 16. [BỘ MÔN NHI – KHOA Y ĐHQG TP.HCM] November 23, 2016 ThS.BS. Đỗ Minh Hùng – Phone no. 0162.984.7445 Page 16 2 giờ đầu sau ngộ độc, mà điều này thì rất hiếm trên thực tế do bệnh nhi phải được chuyển tuyến nhiều lần, khi đến được trung tâm đủ khả năng lọc máu thì đã trễ.  Không được thở oxy dù đang suy hô hấp, vì thở oxy làm nặng thêm tình trạng suy hô hấp do cung cấp cơ chất là oxy cho các phản ứng sinh gốc oxy tự do trong phổi.  Dùng thuốc chống oxy hóa có thể có lợi như truyền Cyclophosphamide, truyền Methylprednisolone,...