SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Download to read offline
Nhận biết và phòng tránh chuyển dạ kéo dài
Nguyễn Duy Hoàng Minh Tâm
[1]
, Hồ Viết Thắng
[2]
, Âu Nhựt Luân
[3]
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Mục tiêu bài giảng
Sau khi học xong, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được khái niệmvề chuyển dạ kéo dài
2. Trình bày được hệ quả của chuyển dạ kéo dài
3. Trình bày được các biện pháp nhận biết chuyển dạ kéo dài
CHUYỂN DẠ KÉO DÀI, CHUYỂN DẠ TẮC NGHẼN VÀ BẤT XỨNGĐẦUCHẬU
Chuyển dạ kéo dài được hiểu là chuyển dạ kéo dài trên 24 giờ. Chuyển dạ giai đoạn
hoạt động trên 12 giờ là kéo dài.
Chuyển dạ kéo dài được định nghĩa là chuyển dạ kéo dài trên 24 giờ.
Do giai đoạn xóa mở cổ tử cung của chuyển dạ gồm 2 giai đoạn liên tiếp, nên có thể
phân biệt:
1. Chuyển dạ giai đoạn tiềmthời kéo dài: thường khó xác định, do khó biết được khởi
đầu của chuyển dạ.
2. Chuyển dạ giai đoạn hoạt động kéo dài: khi độ dài của giai đoạn hoạt động kéo dài
trên 12 giờ.
Chuyển dạ có thể bị kéo dài do bất thường của cơn co tử cung, do thai nhi hay do bất
thường của khung chậu (3P).
Tổng quát, có 3 yếu tố gây bất thường trong chuyển dạ:
1. Bất thường của cơn co
2. Bất thường của ngôi thai
3. Bất thường của đường sanh
1. P1 - The Power:
Cơn co tử cung là động lực của chuyển dạ, gây xóa mở cổ tử cung. Cơn gò yếu hay
không tương hợp sẽ dẫn đến diễn tiến bất thường của xóa mở cổ tử cung.
2. P2 - The Passenger:
Bất tương xứng của các kích thước của ngôi thai so với các kích thước của đường
sanh, kiểu trình thai bất thường có cơ chế sanh khó hay không có cơ chế sanh là
các yếu tố về phía thai gây chuyển dạ bất thường. Tuy nhiên, thuật ngữ chuyển dạ
kéo dài thường được dùng cho ngôi chỏm. Thuật ngữ chuyển dạ kéo dài hiếm khi
được dùng trong một chuyển dạ với ngôi thai không phải là ngôi chỏm.
3. P3 - The Passage:
Đoạn đường qua tiểu khung bất thường về hình dạng, cấu trúc hay kích thước sẽ
gây khó khăn cho thai nhi khi nỗ lực vượt qua đường sanh. Khối u cản trở đường
sanh không phải là nguyên nhân thường gặp.
Chuyển dạ tắc nghẽn (obstructed labor) là thuật ngữ dùng để chỉ một chuyển dạ với
tắc nghẽn cơ học ở đường ra.
Khi hiện diện một cản trở cơ học trên đường ra, thai nhi sẽ có những nỗ lực để vượt
qua.
Các nỗ lực để vượt trở ngại được thể hiện qua (1) việc tăng hoạt động của tử cung,
với các cơn co trở nên dồn dập, (2) tuy nhiên lại không dẫn đến tiến triển của ngôi
thai dù (3) thai nhi đã cố gắng thực hiện những biến đổi hình dạng cần thiết như uốn
khuôn đầu theo dạng của khung chậu hay chồng xương sọ. Các thành tố này tạo ra
một tình trạng được gọi là hội chứng vượt trở ngại.
Cản trở cơ học có thể có nguyên nhân là kích thước không thỏa đáng của khung chậu
(khung chậu hẹp) hay hình dạng bất thường của khung chậu. Cản trở do nguyên nhân
khung chậu tạo một rào cản không thể vượt qua. Khung chậu hẹp ở eo trên là thường
thấy nhất, nhưng cũng phổ biến trong đoạn đường đi trong tiểu khung (hẹp eo giữa).
Cản trở ở eo trên thường rõ ràng, dễ nhận biết, trong khi đó cản trở ở eo giữa thường
gây khó khăn trong thiết lập chẩn đoán, và có thể dẫn đến những sai lầmchết người.
Cản trở cơ học không chỉ do nguyên nhân khung chậu. Mọi nguyên nhân làm cho các
kích thước của ngôi không còn tương thích với kích thước của khung chậu cũng gây ra
cản trở cơ học. Các nguyên nhân gây chuyển dạ tắc nghẽn thường thấy nhất là:
· Bất xứng đầu chậu
· Ngôi bất thường với cơ chế sanh bất thường như ngôi mặt cằmsau
· Ngôi bất thường không có cơ chế sanh ngả âmđạo: ngôi trán, ngôi ngang
· Dị tật thai nhi: não úng thủy
· U đường sinh dục và vùng chậu cản trở đường sanh.
Bất xứng dầu chậu được hiểu là sự không tương thích giữa các đường kính trình thai
và kích thước tiểu khung.
Cả P2 và P3 đều có thể là nguyên nhân của tắc nghẽn. Đôi khi, khung chậu không hẹp
nhưng do thai nhi không vào được khung chậu do những kiểu trình thai bất thường
như đầu cúi không tốt, đầu lọt bất đối xứng… Trong những trường hợp này, ngôi thai
trình những đường kính không phải là đường kính nhỏ nhất của ngôi ra trước lối vào
của eo trên, và dẫn đến bất tương xứng giữa kích thước của phần trình thai và kích
thước lối vào của tiểu khung. Tình trạng này được gọi là bất xứng đầu chậu. Có thể xảy
ra giữa : khung chậu hẹp với đầu thai bình thường, hoặc thai to khung chậu bình
thường, hoặc cả hai điều trên. Hệ quả của bất xứng đầu chậu là một chuyển dạ tắc
nghẽn.
Một cách kinh điển, thuật ngữ bất xứng đầu chậu là một thuật ngữ chỉ dùng trong
chuyển dạ.
Trong quá trình chuẩn bị cho chuyển dạ, thai nhi thực hiện các bình chỉnh cần thiết
gồmthu các đường kính lọt về tối thiểu, hướng các đường kính lọt vào đường kính lớn
nhất của tiểu khung, và tiến trình vượt qua tiểu khung cũng như các điều chỉnh cuối
cùng tư thế, kích thước ngôi bằng các kiểu trình bất đối xứng hay uốn khuôn chỉ xảy ra
trong chuyển dạ và chỉ trong chuyển dạ mà thôi.
Chỉ trong một số rất ít trường hợp trong đó (1) các kích thước của tiểu khung quá nhỏ,
quá lệch trong khi thai nhi có kích cỡ bình thường, hay (2) khi thai nhi to vượt mức là
những trường hợp hiếm hoi mà chẩn đoán bất xứng đầu chậu có thể được thiết lập
ngoài chuyển dạ. Khi đó, mổ lấy thai là cần thiết.
CHUYỂN DẠ TẮC NGHẼN CÓ THỂ DẪN ĐẾN NHỮNG BIẾN CHỨNG HAY DI
CHỨNGNẶNGNỀ
Các nỗ lực của tử cung nhằmtống xuất thai nhi vượt qua được tắc nghẽn cơ học đôi khi
đạt được hiệu quả. Thai nhi được sanh qua ngả âm đạo với những biến dạng quan
trọng trên đầu thai.
Suy thai trong chuyển dạ
Suy thai trong chuyển dạ là hệ quả của hoạt động dồn dập với tần số và cường độ
cao của cơ tử cung
Cơn co tử cung với tần số và cường độ cao, kèmtheo tăng trương lực căn bản dẫn đến
suy giảm nghiêm trọng trong trao đổi tử cung-nhau. Ngưng cấp máu trong cơn co tử
cung, khoảng nghỉ ngắn không cho phép bù đắp tình trạng thiếu oxy trong cơn co làm
suy giảm nhanh chóng khả năng bù trừ của hệ đệm với tình trạng toan hóa hô hấp.
Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến khả năng mất bù trừ và nhiễm toan chuyển hóa, với
các di chứng trên hệ thần kinh thai.
Hội chứng vượt trở ngại - Dọa vỡ tử cung - Vỡ tử cung
Dọa vỡ tử cung là đỉnh điểmcủa hội chứng vượt trở ngại, xảy ra ngay trước khi thành
tử cung bị xé toạc do thai phải tìmđược lối ra khỏi một ống sanh bị tắc nghẽn.
Trong nhiều trường hợp, tử cung co thắt mãnh liệt.
Cơ tử cung ở vùng thân càng lúc càng dầy thêm, trong khi đoạn dưới bị kéo dài và trở
nên mỏng quá mức. Tử cung có thắt mạnh với lớp cơ dầy làm đáy tử cung bị dịch lên
cao, căng kéo hai dây chằng tròn (dấu hiệu Frommel). Ranh giới giữa vùng thân và
vùng đoạn dưới trở nên rõ rệt, có hình dạng như một vòng thắt tạo cho tử cung có
dạng một quả bầu (vòng Bandl).
Bộ các triệu chứng (1) Cơ tử cung hoạt động với tần số dồn dập, (2) hiện diện của
vòng Bandl và (3) dấu hiệu Frommel, cùng với (4) việc ngôi thai không tiến triển
trong ống sanh và (5) các biến dạng trên ngôi thai như chồng xương sọ quan trọng,
lọt không đối xứng và bướu huyết thanh càng lúc càng to là 5 thành tố cho phép
nhận định rằng hội chứng vượt trở ngại đã trở nên rất nghiêm trọng, nói một cách
khác đi là tử cung sẽ bị vỡ trong một thời gian rất ngắn: tình trạng dọa vỡ tử cung.
Nếu tình trạng dọa vỡ tử cung không được can thiệp kịp thời, thai sẽ xé toạc thành tử
cung và rơi vào ổ bụng.
Vỡ tử cung là hệ quả cuối cùng của chuyển dạ tắc nghẽn, với nhiều hệ quả nghiêm
trọng.
Khi tiến triển xa hơn nữa, cơn co tử cung sẽ dẫn đến việc tống xuất thai nhi vượt qua
nơi có trở kháng yếu nhất trên đường sanh. Lúc này, nơi có trở kháng kémnhất chính là
đoạn dưới tử cung. Dưới tác dụng của cơn co tử cung, ngôi thai xé toạc đoạn dưới tử
cung và rơi vào trong ổ bụng.
Tình trạng vỡ tử cung thường kèm theo (1) tổn thương các mạch máu chủ yếu cấp
máu cho tử cung và gây chảy máu nghiêm trọng và nhanh chóng dẫn đến tử vong
mẹ, (2) tồng xuất thai nhi ra ngoài, bong nhau và chấm dứt trao đổi tử cung-nhau
trong khi thai vẫn chưa tiếp xúc với khí trời gây tử vong thai một cách nhanh chóng.
Các đường dò sinh dục với bàng quang hay trực tràng
Các đường dò sinh dục với cơ quan lân cận, phía trước hay phía sau là hệ quả của
chèn ép trên ống sanh.
Trong những nỗ lực vượt qua trở ngại, các cơn co tử cung thúc ngôi thai xuống dưới.
Dưới sức mạnh của lực đẩy của tử cung, phần mềm của đường sanh bị chèn ép mạnh
giữa hai vật cứng là xương đầu thai và khung chậu, gây nên tình trạng thiếu máu tạm
thời. Khi tình trạng kéo dài, thiếu máu sẽ dẫn đến hoại tử mô mềmnơi bị chèn ép và dẫn
đến hình thành các đường dò niệu-sinh dục (thường nhất là bàng quang-tử cung) hay
tiêu hóa-sinh dục (thường nhất là giữa trực tràng và ống sinh dục). Do chèn ép phía
trước giữa đầu và xương vệ thường liên tục và mạnh, trong khi chèn ép mô phía sau
giữa đầu và mỏm nhô thường gián đoạn và yếu hơn nên các đường dò niệu-sinh dục
xảy ra với tần suất phổ biến hơn là các đường dò tiêu hóa-sinh dục.
Nhiễm trùng sơ sinh và nhiễm trùng hậu sản
Nhiễmtrùng trong chuyển dạ có nguồn gốc từ dường sinh dục dưới.
Ở các chuyển dạ bình thường, trong điều kiện các màng ối còn nguyên vẹn, màng ối có
nhiệmvụ như một chốt chặn ngăn cản sự xâmnhập lên trên của vi khuẩn.
Khi các màng ối đã vỡ, nhiều biến động sẽ xảy ra.
1. Tử cung co thắt làm thay đổi áp suất trong buồng tử cung có chu kỳ, có tác động
như một bơmtống nước ối sạch từ tử cung vào âmđạo, và hút nước ối/dịch âmđạo
có vi khuẩn vào buồng ối.
Thời gian càng chuyển dạ có vỡ ối càng kéo dài, hoạt độ tử cung càng mạnh thì
nguy cơ vấy bẩn buồng ối do xâmnhập ngược dòng càng cao.
2. Chuyển dạ kéo dài làmtăng một cách không mong muốn số lần khám, dẫn đến việc
đưa vi khuẩn âmđạo xâmnhập vào buồng ối khi thực hiện thao tác khám.
Nhiễm trùng ối là tình trạng nhiễm trùng rất nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sơ
sinh.
Nhiễmkhuẩn ối được định nghĩa là nhiễmkhuẩn của nước ối và các màng ối.
Vi khuẩn tìmthấy ở nước ối một môi trường nuôi cấy và phát triển lý tưởng, và gây nên
nhiễmkhuẩn nước ối sau 6 giờ.
Nhiễm khuẩn của nước ối kéo theo một hệ quả trực tiếp là nhiễm khuẩn thai nhi, do
thai nhi uống và hít thở nước ối. Nhiễm trùng sơ sinh là hệ quả trực tiếp của nhiễm
khuẩn ối.
Nhiễm khuẩn này càng nặng nề hơn nếu tác nhân gây bệnh là Streptococcus B. Nhiễm
khuẩn nước ối làm thay đổi tính chất của dịch ối, dịch ối trở nên hôi. Sơ sinh tống xuất
phân su do cả tình trạng thiếu oxy kéo dài lẫm tình trạng nhiễm trùng dẫn đến đổi màu
nước ối. Do lúc này, vi khuẩn còn chưa tấn công người mẹ, nên vẫn chưa có biểu hiện
lâmsàng về phía mẹ.
Nhiễm trùng nội mạc tử cung, tử cung, du khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết là hệ
quả tiếp theo của nhiễmtrùng ối.
Đích đến kế đó của vi khuẩn sẽ là màng ối và màng đệm. Vi khuẩn nhanh chóng vượt
qua các màng bào thai để vào đến tử cung và hệ tuần hoàn mẹ. Nhiễm trùng của màng
rụng, lớp cơ tử cung, du khuẩn huyết, tiếp theo bằng huyết nhiễm trùng là các mức độ
tuần tự tăng dần của nhiễm trùng ối. Lúc này, đã có các triệu chứng toàn thân ở mẹ.
Biến đổi trong công thức bạch cầu, CRP là nhiễmdấu chứng của tình trạng nhiễmtrùng
ối đã xâmnhập vào tuần hoàn mẹ. Co thắt tử cung mạnh và liên tục tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho du khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết. Huyết nhiễm trùng là tình trạng rất
nặng, có thể dẫn đến sốc nhiễmtrùng và tử vong cho mẹ.
NHẬN BIẾT CHUYỂN DẠ KÉO DÀI
Việc áp dụng sản đồ model WHO 1993 có hiệu quả trên việc làm giảm tần suất và
biến chứng của chuyển dạ kéo dài.
1993, Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization-WHO) khuyến cáo rằng việc
đưa vào thực hành sản đồ WHO model 1993 có thể làmgiảmcó ý nghĩa chuyển dạ kéo
dài và các biến chứng của nó. Việc áp dụng đã cho thấy các hiệu quả trên việc làmgiảm
các biến chứng của chuyển dạ kéo dài.
Thành tựu lớn nhất của sản đồ model WHO 1993 là việc thiết kế đường báo động và
những khuyến cáo khi sản đồ nằmgiữa đường báo động và hành động.
WHO khuyến cáo:
1. Tất cả những sản phụ có đường biểu diễn mở cổ tử cung chuyển sang bên phải
so với đường báo động, phải được chuyển đến theo dõi tại các cơ sở có đủ
phương tiện can thiệp sản khoa hoặc theo dõi sát tại chỗ nếu gần sanh.
2. Khi đường biểu diễn chạm đường hành động, sản phụ phải được đánh giá lại cẩn
thận nguyên nhân có thể đã gây nên cản trở chuyển dạ và đề ra quyết định can
thiệp thích hợp.
Tuy nhiên, model 1993 gặp phải vấn đề của giai đoạn tiềm thời. Trên lý thuyết, giai
đoạn tiềm thời kéo dài quá 8 giờ được xem là bất thường. Khi có chuyển dạ giai đoạn
tiềm thời kéo dài, sản phụ cần được theo dõi cẩn thận hoặc chuyển tuyến để có biện
pháp can thiệp thích hợp. Tuy nhiên, ý nghĩa của việc chuyển dạ giai đoạn tiềmthời bị
kéo dài là không rõ ràng.
Sản đồ WHO model 2002 là một bước cải biến đáng kể trong nỗ lực làm tăng tính tin
cậy của tầmsoát chuyển dạ kéo dài.
Sản đồ được bắt đầu vẽ khi cổ tử cung đã mở 4 cm làm giảm số biểu đồ bị chuyển phải
do được ghi quá sớm, qua đó giúp hạn chế các can thiệp sớmvà không cần thiết.
TÀI LIỆU ĐỌ C THÊM
1. Obstetrics and gynecology 7th edition. Tác giả Beckmann. Hợp tác xuất bản với ACOG. Nhà
xuất bản Wolters Kluwer Health 2014.
2. Williams Obstetrics 24th edition. Nhà xuất bản McGraw-Hill Education 2014.
3. The World Health Organization. 1993. Preventing prolonged labour. A practical guide. The
partograph. Part II. User’s manual.
http://whqlibdoc.who.int/hq/1993/WHO_FHE_MSM_93.9.pdf
[1]
Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail:
drhmtam03@yahoo.com
[2]
Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail:
hoviet_thang@yahoo.com
[3]
Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: aunhutluan@gmail.com

More Related Content

More from SoM

Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 
thiết bị tim mạch.pdf
thiết bị tim mạch.pdfthiết bị tim mạch.pdf
thiết bị tim mạch.pdfSoM
 
rối loạn nhịp tim.pdf
rối loạn nhịp tim.pdfrối loạn nhịp tim.pdf
rối loạn nhịp tim.pdfSoM
 
nhịp nhanh trên thất.pdf
nhịp nhanh trên thất.pdfnhịp nhanh trên thất.pdf
nhịp nhanh trên thất.pdfSoM
 
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdf
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdfhội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdf
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdfSoM
 
bóc tách động mạch chủ.pdf
bóc tách động mạch chủ.pdfbóc tách động mạch chủ.pdf
bóc tách động mạch chủ.pdfSoM
 
hội chứng động mạch chủ cấp.pdf
hội chứng động mạch chủ cấp.pdfhội chứng động mạch chủ cấp.pdf
hội chứng động mạch chủ cấp.pdfSoM
 
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdf
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdfnhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdf
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 
thiết bị tim mạch.pdf
thiết bị tim mạch.pdfthiết bị tim mạch.pdf
thiết bị tim mạch.pdf
 
rối loạn nhịp tim.pdf
rối loạn nhịp tim.pdfrối loạn nhịp tim.pdf
rối loạn nhịp tim.pdf
 
nhịp nhanh trên thất.pdf
nhịp nhanh trên thất.pdfnhịp nhanh trên thất.pdf
nhịp nhanh trên thất.pdf
 
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdf
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdfhội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdf
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdf
 
bóc tách động mạch chủ.pdf
bóc tách động mạch chủ.pdfbóc tách động mạch chủ.pdf
bóc tách động mạch chủ.pdf
 
hội chứng động mạch chủ cấp.pdf
hội chứng động mạch chủ cấp.pdfhội chứng động mạch chủ cấp.pdf
hội chứng động mạch chủ cấp.pdf
 
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdf
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdfnhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdf
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdf
 

Recently uploaded

SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxHongBiThi1
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxuchihohohoho1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạHongBiThi1
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtHongBiThi1
 
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdfGIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf2151010465
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuHongBiThi1
 
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ 19BiPhng
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfHongBiThi1
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Phngon26
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩHongBiThi1
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaHongBiThi1
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptxPhương Phạm
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
 
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdfGIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
 
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptxmẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai  .pptx
mẫu bệnh án hscc chống độc bạch mai .pptx
 

NHẬN BIẾT VÀ DỰ PHÒNG CHUYỂN DẠ KÉO DÀI

  • 1. Nhận biết và phòng tránh chuyển dạ kéo dài Nguyễn Duy Hoàng Minh Tâm [1] , Hồ Viết Thắng [2] , Âu Nhựt Luân [3] © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu bài giảng Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được khái niệmvề chuyển dạ kéo dài 2. Trình bày được hệ quả của chuyển dạ kéo dài 3. Trình bày được các biện pháp nhận biết chuyển dạ kéo dài CHUYỂN DẠ KÉO DÀI, CHUYỂN DẠ TẮC NGHẼN VÀ BẤT XỨNGĐẦUCHẬU Chuyển dạ kéo dài được hiểu là chuyển dạ kéo dài trên 24 giờ. Chuyển dạ giai đoạn hoạt động trên 12 giờ là kéo dài. Chuyển dạ kéo dài được định nghĩa là chuyển dạ kéo dài trên 24 giờ. Do giai đoạn xóa mở cổ tử cung của chuyển dạ gồm 2 giai đoạn liên tiếp, nên có thể phân biệt: 1. Chuyển dạ giai đoạn tiềmthời kéo dài: thường khó xác định, do khó biết được khởi đầu của chuyển dạ. 2. Chuyển dạ giai đoạn hoạt động kéo dài: khi độ dài của giai đoạn hoạt động kéo dài trên 12 giờ. Chuyển dạ có thể bị kéo dài do bất thường của cơn co tử cung, do thai nhi hay do bất thường của khung chậu (3P). Tổng quát, có 3 yếu tố gây bất thường trong chuyển dạ: 1. Bất thường của cơn co 2. Bất thường của ngôi thai 3. Bất thường của đường sanh 1. P1 - The Power: Cơn co tử cung là động lực của chuyển dạ, gây xóa mở cổ tử cung. Cơn gò yếu hay không tương hợp sẽ dẫn đến diễn tiến bất thường của xóa mở cổ tử cung. 2. P2 - The Passenger: Bất tương xứng của các kích thước của ngôi thai so với các kích thước của đường sanh, kiểu trình thai bất thường có cơ chế sanh khó hay không có cơ chế sanh là các yếu tố về phía thai gây chuyển dạ bất thường. Tuy nhiên, thuật ngữ chuyển dạ kéo dài thường được dùng cho ngôi chỏm. Thuật ngữ chuyển dạ kéo dài hiếm khi được dùng trong một chuyển dạ với ngôi thai không phải là ngôi chỏm. 3. P3 - The Passage:
  • 2. Đoạn đường qua tiểu khung bất thường về hình dạng, cấu trúc hay kích thước sẽ gây khó khăn cho thai nhi khi nỗ lực vượt qua đường sanh. Khối u cản trở đường sanh không phải là nguyên nhân thường gặp. Chuyển dạ tắc nghẽn (obstructed labor) là thuật ngữ dùng để chỉ một chuyển dạ với tắc nghẽn cơ học ở đường ra. Khi hiện diện một cản trở cơ học trên đường ra, thai nhi sẽ có những nỗ lực để vượt qua. Các nỗ lực để vượt trở ngại được thể hiện qua (1) việc tăng hoạt động của tử cung, với các cơn co trở nên dồn dập, (2) tuy nhiên lại không dẫn đến tiến triển của ngôi thai dù (3) thai nhi đã cố gắng thực hiện những biến đổi hình dạng cần thiết như uốn khuôn đầu theo dạng của khung chậu hay chồng xương sọ. Các thành tố này tạo ra một tình trạng được gọi là hội chứng vượt trở ngại. Cản trở cơ học có thể có nguyên nhân là kích thước không thỏa đáng của khung chậu (khung chậu hẹp) hay hình dạng bất thường của khung chậu. Cản trở do nguyên nhân khung chậu tạo một rào cản không thể vượt qua. Khung chậu hẹp ở eo trên là thường thấy nhất, nhưng cũng phổ biến trong đoạn đường đi trong tiểu khung (hẹp eo giữa). Cản trở ở eo trên thường rõ ràng, dễ nhận biết, trong khi đó cản trở ở eo giữa thường gây khó khăn trong thiết lập chẩn đoán, và có thể dẫn đến những sai lầmchết người. Cản trở cơ học không chỉ do nguyên nhân khung chậu. Mọi nguyên nhân làm cho các kích thước của ngôi không còn tương thích với kích thước của khung chậu cũng gây ra cản trở cơ học. Các nguyên nhân gây chuyển dạ tắc nghẽn thường thấy nhất là: · Bất xứng đầu chậu · Ngôi bất thường với cơ chế sanh bất thường như ngôi mặt cằmsau · Ngôi bất thường không có cơ chế sanh ngả âmđạo: ngôi trán, ngôi ngang · Dị tật thai nhi: não úng thủy · U đường sinh dục và vùng chậu cản trở đường sanh. Bất xứng dầu chậu được hiểu là sự không tương thích giữa các đường kính trình thai và kích thước tiểu khung. Cả P2 và P3 đều có thể là nguyên nhân của tắc nghẽn. Đôi khi, khung chậu không hẹp nhưng do thai nhi không vào được khung chậu do những kiểu trình thai bất thường như đầu cúi không tốt, đầu lọt bất đối xứng… Trong những trường hợp này, ngôi thai trình những đường kính không phải là đường kính nhỏ nhất của ngôi ra trước lối vào của eo trên, và dẫn đến bất tương xứng giữa kích thước của phần trình thai và kích thước lối vào của tiểu khung. Tình trạng này được gọi là bất xứng đầu chậu. Có thể xảy ra giữa : khung chậu hẹp với đầu thai bình thường, hoặc thai to khung chậu bình thường, hoặc cả hai điều trên. Hệ quả của bất xứng đầu chậu là một chuyển dạ tắc nghẽn. Một cách kinh điển, thuật ngữ bất xứng đầu chậu là một thuật ngữ chỉ dùng trong chuyển dạ. Trong quá trình chuẩn bị cho chuyển dạ, thai nhi thực hiện các bình chỉnh cần thiết
  • 3. gồmthu các đường kính lọt về tối thiểu, hướng các đường kính lọt vào đường kính lớn nhất của tiểu khung, và tiến trình vượt qua tiểu khung cũng như các điều chỉnh cuối cùng tư thế, kích thước ngôi bằng các kiểu trình bất đối xứng hay uốn khuôn chỉ xảy ra trong chuyển dạ và chỉ trong chuyển dạ mà thôi. Chỉ trong một số rất ít trường hợp trong đó (1) các kích thước của tiểu khung quá nhỏ, quá lệch trong khi thai nhi có kích cỡ bình thường, hay (2) khi thai nhi to vượt mức là những trường hợp hiếm hoi mà chẩn đoán bất xứng đầu chậu có thể được thiết lập ngoài chuyển dạ. Khi đó, mổ lấy thai là cần thiết. CHUYỂN DẠ TẮC NGHẼN CÓ THỂ DẪN ĐẾN NHỮNG BIẾN CHỨNG HAY DI CHỨNGNẶNGNỀ Các nỗ lực của tử cung nhằmtống xuất thai nhi vượt qua được tắc nghẽn cơ học đôi khi đạt được hiệu quả. Thai nhi được sanh qua ngả âm đạo với những biến dạng quan trọng trên đầu thai. Suy thai trong chuyển dạ Suy thai trong chuyển dạ là hệ quả của hoạt động dồn dập với tần số và cường độ cao của cơ tử cung Cơn co tử cung với tần số và cường độ cao, kèmtheo tăng trương lực căn bản dẫn đến suy giảm nghiêm trọng trong trao đổi tử cung-nhau. Ngưng cấp máu trong cơn co tử cung, khoảng nghỉ ngắn không cho phép bù đắp tình trạng thiếu oxy trong cơn co làm suy giảm nhanh chóng khả năng bù trừ của hệ đệm với tình trạng toan hóa hô hấp. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến khả năng mất bù trừ và nhiễm toan chuyển hóa, với các di chứng trên hệ thần kinh thai. Hội chứng vượt trở ngại - Dọa vỡ tử cung - Vỡ tử cung Dọa vỡ tử cung là đỉnh điểmcủa hội chứng vượt trở ngại, xảy ra ngay trước khi thành tử cung bị xé toạc do thai phải tìmđược lối ra khỏi một ống sanh bị tắc nghẽn. Trong nhiều trường hợp, tử cung co thắt mãnh liệt. Cơ tử cung ở vùng thân càng lúc càng dầy thêm, trong khi đoạn dưới bị kéo dài và trở nên mỏng quá mức. Tử cung có thắt mạnh với lớp cơ dầy làm đáy tử cung bị dịch lên cao, căng kéo hai dây chằng tròn (dấu hiệu Frommel). Ranh giới giữa vùng thân và vùng đoạn dưới trở nên rõ rệt, có hình dạng như một vòng thắt tạo cho tử cung có dạng một quả bầu (vòng Bandl). Bộ các triệu chứng (1) Cơ tử cung hoạt động với tần số dồn dập, (2) hiện diện của vòng Bandl và (3) dấu hiệu Frommel, cùng với (4) việc ngôi thai không tiến triển trong ống sanh và (5) các biến dạng trên ngôi thai như chồng xương sọ quan trọng, lọt không đối xứng và bướu huyết thanh càng lúc càng to là 5 thành tố cho phép nhận định rằng hội chứng vượt trở ngại đã trở nên rất nghiêm trọng, nói một cách khác đi là tử cung sẽ bị vỡ trong một thời gian rất ngắn: tình trạng dọa vỡ tử cung. Nếu tình trạng dọa vỡ tử cung không được can thiệp kịp thời, thai sẽ xé toạc thành tử cung và rơi vào ổ bụng. Vỡ tử cung là hệ quả cuối cùng của chuyển dạ tắc nghẽn, với nhiều hệ quả nghiêm
  • 4. trọng. Khi tiến triển xa hơn nữa, cơn co tử cung sẽ dẫn đến việc tống xuất thai nhi vượt qua nơi có trở kháng yếu nhất trên đường sanh. Lúc này, nơi có trở kháng kémnhất chính là đoạn dưới tử cung. Dưới tác dụng của cơn co tử cung, ngôi thai xé toạc đoạn dưới tử cung và rơi vào trong ổ bụng. Tình trạng vỡ tử cung thường kèm theo (1) tổn thương các mạch máu chủ yếu cấp máu cho tử cung và gây chảy máu nghiêm trọng và nhanh chóng dẫn đến tử vong mẹ, (2) tồng xuất thai nhi ra ngoài, bong nhau và chấm dứt trao đổi tử cung-nhau trong khi thai vẫn chưa tiếp xúc với khí trời gây tử vong thai một cách nhanh chóng. Các đường dò sinh dục với bàng quang hay trực tràng Các đường dò sinh dục với cơ quan lân cận, phía trước hay phía sau là hệ quả của chèn ép trên ống sanh. Trong những nỗ lực vượt qua trở ngại, các cơn co tử cung thúc ngôi thai xuống dưới. Dưới sức mạnh của lực đẩy của tử cung, phần mềm của đường sanh bị chèn ép mạnh giữa hai vật cứng là xương đầu thai và khung chậu, gây nên tình trạng thiếu máu tạm thời. Khi tình trạng kéo dài, thiếu máu sẽ dẫn đến hoại tử mô mềmnơi bị chèn ép và dẫn đến hình thành các đường dò niệu-sinh dục (thường nhất là bàng quang-tử cung) hay tiêu hóa-sinh dục (thường nhất là giữa trực tràng và ống sinh dục). Do chèn ép phía trước giữa đầu và xương vệ thường liên tục và mạnh, trong khi chèn ép mô phía sau giữa đầu và mỏm nhô thường gián đoạn và yếu hơn nên các đường dò niệu-sinh dục xảy ra với tần suất phổ biến hơn là các đường dò tiêu hóa-sinh dục. Nhiễm trùng sơ sinh và nhiễm trùng hậu sản Nhiễmtrùng trong chuyển dạ có nguồn gốc từ dường sinh dục dưới. Ở các chuyển dạ bình thường, trong điều kiện các màng ối còn nguyên vẹn, màng ối có nhiệmvụ như một chốt chặn ngăn cản sự xâmnhập lên trên của vi khuẩn. Khi các màng ối đã vỡ, nhiều biến động sẽ xảy ra. 1. Tử cung co thắt làm thay đổi áp suất trong buồng tử cung có chu kỳ, có tác động như một bơmtống nước ối sạch từ tử cung vào âmđạo, và hút nước ối/dịch âmđạo có vi khuẩn vào buồng ối. Thời gian càng chuyển dạ có vỡ ối càng kéo dài, hoạt độ tử cung càng mạnh thì nguy cơ vấy bẩn buồng ối do xâmnhập ngược dòng càng cao. 2. Chuyển dạ kéo dài làmtăng một cách không mong muốn số lần khám, dẫn đến việc đưa vi khuẩn âmđạo xâmnhập vào buồng ối khi thực hiện thao tác khám. Nhiễm trùng ối là tình trạng nhiễm trùng rất nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sơ sinh. Nhiễmkhuẩn ối được định nghĩa là nhiễmkhuẩn của nước ối và các màng ối. Vi khuẩn tìmthấy ở nước ối một môi trường nuôi cấy và phát triển lý tưởng, và gây nên nhiễmkhuẩn nước ối sau 6 giờ. Nhiễm khuẩn của nước ối kéo theo một hệ quả trực tiếp là nhiễm khuẩn thai nhi, do
  • 5. thai nhi uống và hít thở nước ối. Nhiễm trùng sơ sinh là hệ quả trực tiếp của nhiễm khuẩn ối. Nhiễm khuẩn này càng nặng nề hơn nếu tác nhân gây bệnh là Streptococcus B. Nhiễm khuẩn nước ối làm thay đổi tính chất của dịch ối, dịch ối trở nên hôi. Sơ sinh tống xuất phân su do cả tình trạng thiếu oxy kéo dài lẫm tình trạng nhiễm trùng dẫn đến đổi màu nước ối. Do lúc này, vi khuẩn còn chưa tấn công người mẹ, nên vẫn chưa có biểu hiện lâmsàng về phía mẹ. Nhiễm trùng nội mạc tử cung, tử cung, du khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết là hệ quả tiếp theo của nhiễmtrùng ối. Đích đến kế đó của vi khuẩn sẽ là màng ối và màng đệm. Vi khuẩn nhanh chóng vượt qua các màng bào thai để vào đến tử cung và hệ tuần hoàn mẹ. Nhiễm trùng của màng rụng, lớp cơ tử cung, du khuẩn huyết, tiếp theo bằng huyết nhiễm trùng là các mức độ tuần tự tăng dần của nhiễm trùng ối. Lúc này, đã có các triệu chứng toàn thân ở mẹ. Biến đổi trong công thức bạch cầu, CRP là nhiễmdấu chứng của tình trạng nhiễmtrùng ối đã xâmnhập vào tuần hoàn mẹ. Co thắt tử cung mạnh và liên tục tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết. Huyết nhiễm trùng là tình trạng rất nặng, có thể dẫn đến sốc nhiễmtrùng và tử vong cho mẹ. NHẬN BIẾT CHUYỂN DẠ KÉO DÀI Việc áp dụng sản đồ model WHO 1993 có hiệu quả trên việc làm giảm tần suất và biến chứng của chuyển dạ kéo dài. 1993, Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization-WHO) khuyến cáo rằng việc đưa vào thực hành sản đồ WHO model 1993 có thể làmgiảmcó ý nghĩa chuyển dạ kéo dài và các biến chứng của nó. Việc áp dụng đã cho thấy các hiệu quả trên việc làmgiảm các biến chứng của chuyển dạ kéo dài. Thành tựu lớn nhất của sản đồ model WHO 1993 là việc thiết kế đường báo động và những khuyến cáo khi sản đồ nằmgiữa đường báo động và hành động. WHO khuyến cáo: 1. Tất cả những sản phụ có đường biểu diễn mở cổ tử cung chuyển sang bên phải so với đường báo động, phải được chuyển đến theo dõi tại các cơ sở có đủ phương tiện can thiệp sản khoa hoặc theo dõi sát tại chỗ nếu gần sanh. 2. Khi đường biểu diễn chạm đường hành động, sản phụ phải được đánh giá lại cẩn thận nguyên nhân có thể đã gây nên cản trở chuyển dạ và đề ra quyết định can thiệp thích hợp. Tuy nhiên, model 1993 gặp phải vấn đề của giai đoạn tiềm thời. Trên lý thuyết, giai đoạn tiềm thời kéo dài quá 8 giờ được xem là bất thường. Khi có chuyển dạ giai đoạn tiềm thời kéo dài, sản phụ cần được theo dõi cẩn thận hoặc chuyển tuyến để có biện pháp can thiệp thích hợp. Tuy nhiên, ý nghĩa của việc chuyển dạ giai đoạn tiềmthời bị kéo dài là không rõ ràng. Sản đồ WHO model 2002 là một bước cải biến đáng kể trong nỗ lực làm tăng tính tin cậy của tầmsoát chuyển dạ kéo dài.
  • 6. Sản đồ được bắt đầu vẽ khi cổ tử cung đã mở 4 cm làm giảm số biểu đồ bị chuyển phải do được ghi quá sớm, qua đó giúp hạn chế các can thiệp sớmvà không cần thiết. TÀI LIỆU ĐỌ C THÊM 1. Obstetrics and gynecology 7th edition. Tác giả Beckmann. Hợp tác xuất bản với ACOG. Nhà xuất bản Wolters Kluwer Health 2014. 2. Williams Obstetrics 24th edition. Nhà xuất bản McGraw-Hill Education 2014. 3. The World Health Organization. 1993. Preventing prolonged labour. A practical guide. The partograph. Part II. User’s manual. http://whqlibdoc.who.int/hq/1993/WHO_FHE_MSM_93.9.pdf [1] Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: drhmtam03@yahoo.com [2] Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: hoviet_thang@yahoo.com [3] Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: aunhutluan@gmail.com