SlideShare a Scribd company logo
1 of 7
Download to read offline
SỞ Y TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
_____________________________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________________________________
HƯỚNG DẪN
Quy trình khám thai
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BVHV ngày 23/5/2014
của giám đốc bệnh viện Hùng Vương)
____________________________
1. GIỚI THIỆU
Mục đích khám thai:
- Là một hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản quan trọng và phong phú.
- Nếu thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung sẽ có hiệu quả cao đối với sức
khỏe của mẹ và thai nhi.
- Chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi trước khi sanh.
- Phát hiện sớm những nguy cơ
- Đề phòng và tránh được 5 tai biến sản khoa
2. NỘI DUNG KHÁM THAI
2.1 Hỏi
2.1.1 Bản thân
- Họ và tên
- Tuổi
- Nghề nghiệp, điều kiện lao động: tư thế làm việc ngồi hay đứng, chế độ nghỉ
ngơi, có tiếp xúc độc hại hay không
- Địa chỉ (ghi theo địa chỉ hộ khẩu, chú ý vùng sâu, xa)
- Dân tộc
- Trình độ học vấn
- Điều kiện sống, kinh tế (chú ý hoàn cảnh đói nghèo,..)
2.1.2 Sức khoẻ
Hiện tại:
- Hiện mắc bệnh gì, nếu có, mắc bệnh từ bao giờ, diễn tiến thế nào, đã điều trị
gì, kết quả điều trị, có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ, đang dùng thuốc gì.
Tiền sử bệnh:
- Mắc những bệnh gì? Lưu ý những bệnh phải nằm viện, phải phẫu thuật, truyền
máu, các tai nạn, dị ứng, nghiện rượu, thuốc lá, ma túy, các bệnh đái tháo
đường, tim mạch, tâm thần, nội tiêt, bệnh về máu, gan, thận.
Tiền sử sản khoa (PARA):
- Đã có thai bao nhiêu lần, ghi theo 4 số:
1
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
+ Số thứ nhất là số lần đẻ đủ tháng
+ Số thứ hai là số lần đẻ non
+ Số thứ ba là số lần sẩy thai hoặc phá thai
+ Số thứ tư là số con hiện sống
- Với từng lần có thai:
+ Tuổi thai khi kết thúc (để biết đẻ non hay đủ tháng)
+ Nơi đẻ: bệnh viện, trạm xá, tại nhà, đẻ rơi
+ Thời gian chuyển dạ
+ Cách đẻ: thường, khó (kềm, giác hút, phẫu thuật lấy thai,…)
+ Các bất thường: ra máu, tiền sản giật khi mang thai; ngôi bất thường, đẻ
khó, thai dị dạng; băng huyết, nhiễm khuẩn
+ Cân nặng con khi đẻ
+ Giới tính con
+ Tình trạng con khi đẻ ra: khóc ngay, ngạt, chết
Tiền sử phụ khoa:
- Có điều trị vô sinh, nội tiết, có các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, bệnh
lây truyền qua đường tình dục, đốt cổ tử cung, các khối u phụ khoa, sa sinh
dục, các phẫu thuật phụ khoa,…
Các biện pháp tránh thai đã dùng:
- Loại biện pháp tránh thai
- Thời gian ngừng sử dụng
- Biện pháp tránh thai dùng ngay trước lần có thai này
Hỏi về lần có thai này:
- Chu kỳ kinh nguyệt có đều không và ngày đầu của kỳ kinh cuối
- Các triệu chứng nghén
- Ngày thai máy
- Sụt bụng (xuất hiện 1 tháng trước đẻ, do ngôi thai xuống thấp)
- Các dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra máu, dịch tiết âm đạo tăng
- Mệt mỏi, uể oải, đau đầu, ăn kém ngon (dấu hiệu thiếu máu)
- Nhức đầu, hoa mắt, đau thượng vị, nôn mửa (dấu hiệu tiền sản giật)
2.1.3 Gia đình
- Sức khỏe, tuổi bố mẹ, anh chị, còn sống hay đã chết. Nếu chết, cho biết lý do
- Bệnh nội khoa: tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, gan, thận, lao
- Bệnh nhiễm khuẩn: lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS
- Các tình trạng bệnh lý khác: sinh đôi, đẻ con dị dạng, dị ứng
2
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
2.1.4 Tiền sử hôn nhân
- Lấy chồng năm bao nhiêu tuổi
- Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, sức khỏe, bệnh tật của chồng
2.1.5 Dự tính ngày sinh theo ngày đầu của kỳ kinh cuối
- Tính đúng 40 tuần kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối
- Theo dương lịch, lấy ngày đầu của kỳ kinh cuối cộng 7, tháng cuối cộng 9
(hoặc trử 3 nếu tồng số lớn hơn 12)
- Nếu có bảng quay tính tuổi thai thì sử dụng bảng quay
- Nếu không nhớ ngày đầu của kỳ kinh cuối thì có thể dựa trên kết quả siêu âm
(tốt nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ) để xác định tuổi thai
- Nếu sản phụ không nhớ ngày dương lịch, chỉ nhớ ngày âm lịch thì cán bộ y tế
dựa vào lịch mà chuyển ngày âm sang ngày dương
2.2 Khám toàn thân
- Đo chiều cao cơ thể (lần khám thai đầu)
- Cân nặng (mỗi lần khám thai)
- Khám da, niêm mạc, đánh giá có phù hoặc thiếu máu hay không (mỗi lần
khám thai)
- Đo huyết áp (mỗi lần khám thai)
- Khám tim phổi (mỗi lần khám thai)
- Khám vú
- Khám các bộ phận khác khi có dấu hiệu bất thường
2.3 Khám sản khoa
2.3.1 Ba tháng đầu
- Nắn trên xương mu xem đã thấy đáy tử cung chưa
- Xem có vết sẹo phẫu thuật bụng dưới
- Đặt mỏ vịt xem cổ tử cung có viêm không nếu nghi ngờ viêm nhiễm đường
sinh dục
- Chỉ thăm âm đạo nếu các dấu hiệu có thai chưa rõ, cần xác định thêm
- Xác định tuổi thai:
+ Hỏi ngày kinh cuối
- Siêu âm lần 1:
+ Xác định thai trong tử cung
+ Xác định tuổi thai
+ Đánh giá số lượng thai
+ Xác định có hoạt động tim thai
+ Phát hiện: khối u vùng chậu, tử cung bất thường
3
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
- Xét nghiệm máu thường quy:
+ HIV
+ Giang mai
+ Viêm gan siêu vi B
+ Rubella (tùy chọn)
+ Huyết đồ hoặc tổng phân tích tế bào máu
+ Nhóm máu: ABO, Rhesus
+ Đường huyết đói
- Khi thai khoảng 11-13 tuần:
+ Siêu âm lần 2: siêu âm hình thái học đo độ mờ da gáy
+ Làm Double test tầm soát bất thường nhiễm sắc thể, nếu nguy cơ cao
khám di truyền.
- Số lần khám thai: tối thiểu 2 lần.
2.3.2 Ba tháng giữa
- Số lần khám thai: tối thiểu 3 lần
- Đo chiều cao tử cung
- Nghe tim thai
- Cử động thai, số lượng thai
- Khi thai 14-20 tuần:
+ Nếu chưa làm Double test thì làm Triple test, nếu nguy cơ cao khám di
truyền.
+ Nếu đã làm Double test, tư vấn để bệnh nhân chọn lựa làm thêm Triple test
(để có kết quả là test liên hợp).
- Khi thai khoảng 20-24 tuần: siêu âm lần 3
+ Siêu âm 4D đánh giá hình thái học
- Khi thai 24-28 tuần:
+ Làm thử nghiệm dung nạp đường (test 75g)
- Nếu nghi ngờ có viêm nhiễm đường sinh dục, hay ra máu âm đạo bất thường
nên quan sát âm đạo, cổ tử cung qua đặt mỏ vịt.
2.3.3 Ba tháng cuối
- Số lần khám thai: tối thiểu 3 lần
- Đo chiều cao tử cung, vòng bụng
- Nắn ngôi thế (từ thai 36 tuần tuổi)
- Nghe tim thai
- Đánh giá độ xuống của đầu thai (trong vòng một tháng trước đẻ)
- Đánh giá cử động thai
4
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
- Siêu âm lần 4 khi thai 30-32 tuần đánh giá:
+ Xoang ối
+ Hoạt động tim thai
+ Vị trí nhau bám
+ Sinh trắc thai
- Siêu âm lần 5 khi thai 38-40 tuần đánh giá
- Nếu nghi ngờ có viêm nhiễm đường sinh dục, ra máu âm đạo nên quan sát âm
đạo, cổ tử cung qua đặt mỏ vịt
2.3.4 Đánh giá sức khỏe thai
- Đếm cử động thai:
+ Hướng dẫn thai phụ đếm cử động thai mỗi ngày
- Non stress test:
+ Thực hiện khi có chỉ định
+ Có thể thực hiện sớm hơn ở những thai kỳ nguy cơ cao
2.4 Các xét nghiệm cần thiết
2.4.1 Xét nghiệm máu thường quy
- HIV
- Giang mai
- Viêm gan siêu vi B
- Tổng phân tích tế bào máu
- Nhóm máu: ABO, Rhesus
- Đường huyết đói
2.4.2 Xét nghiệm máu trước sinh
- Tổng phân tích tế bào máu
- Chức năng đông máu: PT, aPTT, Fibrinogen
2.4.3 Xét nghiệm nước tiểu
- Tổng phân tích nước tiểu ít nhất một lần trong mỗi tam cá nguyệt, lấy nước
tiểu buổi sáng, giữa dòng
2.4.4 Soi nhuộm huyết trắng
- Nếu nghi ngờ viêm nhiễm hoặc thai phụ than phiền huyết trắng hôi, ngứa,..
2.5 Tiêm phòng uốn ván
- Với người chưa tiêm phòng uốn ván lần nào: tiêm mũi đầu khi phát hiện thai
nghén bất kỳ ở tháng nào, tiếp theo tiêm mũi thứ hai sau mũi tiêm đầu ít nhất
một tháng và phải cách thời gian dự kiến đẻ ít nhất một tháng
- Với những người đã tiêm đủ 2 mũi, nếu:
+ Lần tiêm trước < 5 năm: tiêm 1 mũi
5
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
+ Lần tiêm trước > 5 năm: tiêm 2 mũi
- Với người đã tiêm ba mũi hoặc bốn mũi, cần tiêm nhắc lại một mũi
- Với người đã tiêm đủ năm mũi phòng uốn ván theo đúng lịch, nếu mũi tiêm
cuối cùng cách đã 10 năm trở lên thì nên tiêm thêm một mũi nhắc lại
2.6 Bổ sung viên sắt, acid folic
- Uống ngày 1 viên trong suốt thời gian mang thai đến hết 6 tuần sau đẻ. Tối
thiểu uống trước đẻ 90 ngày
- Nếu thai phụ có biểu hiện thiếu máu rõ, có thể tăng liều dự phòng lên liều điều
trị 2-3 viên/ngày
- Việc bổ sung viên sắt, acid folic cần được thực hiện ngay từ lần khám thai
đầu. Kiểm tra việc sử dụng và bổ sung tiếp trong các lần khám thai sau.
2.7 Giáo dục sức khỏe
2.7.1 Dinh dưỡng
- Chế độ ăn khi có thai
- Lượng tăng ít nhất ¼ (tăng số bữa ăn và số lượng cơm, thức ăn trong mỗi
bữa).
- Tăng chất: đảm bảo cho sự phát triển của mẹ và con (thịt, cá, tôm, sữa, trứng,
đậu lạc, vừng, dầu ăn, rau quả tươi).
- Không nên ăn mặn, nên thay đổi món để ngon miệng.
- Không hút thuốc lá, uống rượu
- Không uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc
- Tránh táo bón bằng chế độ ăn hợp lý, không nên dùng thuốc chống táo bón
2.7.2 Chế độ làm việc khi có thai
- Làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi nhưng không quá nặng nhọc, tránh làm
ban đêm (nhất là từ tháng thứ bảy).
- Không làm việc vào tháng cuối để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và để con tăng
cân
- Không mang vác nặng trên đầu, trên vai
- Không để kiệt sức
- Không làm việc dưới nước hoặc trên cao
- Không tiếp xúc các yếu tố độc hại
- Tránh đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh
- Quan hệ tình dục thận trọng
2.7.3 Vệ sinh khi có thai
- Nhà ở phải thoáng khí sạch sẽ, tránh ẩm, nóng, khói
- Mặc quần áo rộng và thoáng
- Tắm rửa thường xuyên, giữ sạch vú và bộ phận sinh dục hàng ngày
6
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
- Duy trì cuộc sống thoải mái, tránh căng thẳng
- Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Chú trọng ngủ trưa
- Tránh bơm rửa trong âm đạo
2.8 Ghi chép sổ khám thai
- Nếu là khám lần đầu phải ghi đầy đủ các mục trong sổ khám thai
- Các lần khám sau ghi tất cả các mục đã hỏi và khám của lần khám đó
2.9 Kết luận, dặn dò
- Thông báo cho thai phụ biết kết quả của lần khám thai có bình thường hay
không, tình trạng mẹ và thai phát triển thế nào, cần lưu ý những điểm gì trong
thời gian từ sau khi khám đến lần khám tiếp theo.
- Kê toa thuốc thiết yếu và hướng dẫn cách dùng (nếu cần thiết).
- Dặn dò
- Trước khi kết thúc cuộc khám, nên hỏi một số điều kết luận và dặn dò quan
trọng để thai phụ nhắc lại xem họ có hiểu và nhớ đúng hay không.
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn chi tiết chăm sóc trước sinh. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản, Bộ Y tế, 2009.
2. Preconception and Anterpartum Care. ACOG, 7th
Edition.
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Trương
7
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

More Related Content

What's hot

SỔ TAY SẢN PHỤ KHOA: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG SẢN PHỤ KHOA
SỔ TAY SẢN PHỤ KHOA: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG SẢN PHỤ KHOASỔ TAY SẢN PHỤ KHOA: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG SẢN PHỤ KHOA
SỔ TAY SẢN PHỤ KHOA: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG SẢN PHỤ KHOA
SoM
 
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nangHội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang
SoM
 
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RÁCH TẦNG SINH MÔN PHỨC TẠP
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RÁCH TẦNG SINH MÔN PHỨC TẠPPHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RÁCH TẦNG SINH MÔN PHỨC TẠP
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RÁCH TẦNG SINH MÔN PHỨC TẠP
SoM
 
NHAU TIỀN ĐẠO
NHAU TIỀN ĐẠONHAU TIỀN ĐẠO
NHAU TIỀN ĐẠO
SoM
 
U XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNGU XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNG
SoM
 
CTG ( EFM )
CTG ( EFM )CTG ( EFM )
CTG ( EFM )
SoM
 
NHAU BỌNG NON
NHAU BỌNG NONNHAU BỌNG NON
NHAU BỌNG NON
SoM
 
VIÊM RUỘT THỪA - TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN
VIÊM RUỘT THỪA - TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁNVIÊM RUỘT THỪA - TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN
VIÊM RUỘT THỪA - TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN
SoM
 
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ tháng
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ thángđặc điểm thai nhi và phần phụ đủ tháng
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ tháng
Vân Nguyễn
 

What's hot (20)

CASE LÂM SÀNG SẢN (1).pptx
CASE LÂM SÀNG SẢN (1).pptxCASE LÂM SÀNG SẢN (1).pptx
CASE LÂM SÀNG SẢN (1).pptx
 
SỔ TAY SẢN PHỤ KHOA: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG SẢN PHỤ KHOA
SỔ TAY SẢN PHỤ KHOA: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG SẢN PHỤ KHOASỔ TAY SẢN PHỤ KHOA: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG SẢN PHỤ KHOA
SỔ TAY SẢN PHỤ KHOA: NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG SẢN PHỤ KHOA
 
KHÁM THAI
KHÁM THAIKHÁM THAI
KHÁM THAI
 
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nangHội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang
 
CHUYỂN DẠ SINH NON
CHUYỂN DẠ SINH NONCHUYỂN DẠ SINH NON
CHUYỂN DẠ SINH NON
 
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RÁCH TẦNG SINH MÔN PHỨC TẠP
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RÁCH TẦNG SINH MÔN PHỨC TẠPPHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RÁCH TẦNG SINH MÔN PHỨC TẠP
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RÁCH TẦNG SINH MÔN PHỨC TẠP
 
NHAU TIỀN ĐẠO
NHAU TIỀN ĐẠONHAU TIỀN ĐẠO
NHAU TIỀN ĐẠO
 
U XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNGU XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNG
 
U XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNGU XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNG
 
CÁCH KHAM SẢN KHOA - ĐH Y KHOA PNT
CÁCH KHAM SẢN KHOA - ĐH Y KHOA PNTCÁCH KHAM SẢN KHOA - ĐH Y KHOA PNT
CÁCH KHAM SẢN KHOA - ĐH Y KHOA PNT
 
CTG ( EFM )
CTG ( EFM )CTG ( EFM )
CTG ( EFM )
 
Ngôi thế kiểu thế và độ lọt của thai nhi
Ngôi thế kiểu thế và độ lọt của thai nhiNgôi thế kiểu thế và độ lọt của thai nhi
Ngôi thế kiểu thế và độ lọt của thai nhi
 
khởi phát chuyển dạ
khởi phát chuyển dạkhởi phát chuyển dạ
khởi phát chuyển dạ
 
KHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOAKHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOA
 
NHAU BỌNG NON
NHAU BỌNG NONNHAU BỌNG NON
NHAU BỌNG NON
 
San do
San doSan do
San do
 
VIÊM RUỘT THỪA - TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN
VIÊM RUỘT THỪA - TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁNVIÊM RUỘT THỪA - TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN
VIÊM RUỘT THỪA - TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN
 
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ tháng
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ thángđặc điểm thai nhi và phần phụ đủ tháng
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ tháng
 
Thiểu ối
Thiểu ối Thiểu ối
Thiểu ối
 
Ngôi mông
Ngôi môngNgôi mông
Ngôi mông
 

Similar to Quy trình khám thai

Pddt khoa san 2014
Pddt khoa san 2014Pddt khoa san 2014
Pddt khoa san 2014
docnghia
 
Pddt khoa san 2014
Pddt khoa san 2014Pddt khoa san 2014
Pddt khoa san 2014
docnghia
 
Giao Trinh Sang Loc Va Chan Doan So Sinh
Giao Trinh Sang Loc Va Chan Doan So SinhGiao Trinh Sang Loc Va Chan Doan So Sinh
Giao Trinh Sang Loc Va Chan Doan So Sinh
thanh cong
 
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptx
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptxBÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptx
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptx
PhngBim
 
06 chan-doan-thai-nghen
06 chan-doan-thai-nghen06 chan-doan-thai-nghen
06 chan-doan-thai-nghen
Duy Quang
 
Bai 3 kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)
Bai 3   kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)Bai 3   kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)
Bai 3 kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)
Le Khac Thien Luan
 
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).pptso sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
Thi Hien Uyen Mai
 
Mebehoanggialammeantoan
MebehoanggialammeantoanMebehoanggialammeantoan
Mebehoanggialammeantoan
mebehoanggia
 
HUY- tốp 5 -DY17 đánh giá sức khỏe thai nhi.pptx
HUY- tốp 5 -DY17 đánh giá sức khỏe thai nhi.pptxHUY- tốp 5 -DY17 đánh giá sức khỏe thai nhi.pptx
HUY- tốp 5 -DY17 đánh giá sức khỏe thai nhi.pptx
BaHong5
 
Chan doan thai va chm soc thai
Chan doan thai va chm soc thaiChan doan thai va chm soc thai
Chan doan thai va chm soc thai
Linh Pham
 
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfSơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
HongBiThi1
 
Cham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So SinhCham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So Sinh
thanh cong
 

Similar to Quy trình khám thai (20)

Pddt khoa san 2014
Pddt khoa san 2014Pddt khoa san 2014
Pddt khoa san 2014
 
Pddt khoa san 2014
Pddt khoa san 2014Pddt khoa san 2014
Pddt khoa san 2014
 
Kham thai va quan ly thai
Kham thai va quan ly thaiKham thai va quan ly thai
Kham thai va quan ly thai
 
Khám thai
Khám thaiKhám thai
Khám thai
 
Khám thai.pdf
Khám thai.pdfKhám thai.pdf
Khám thai.pdf
 
Giao Trinh Sang Loc Va Chan Doan So Sinh
Giao Trinh Sang Loc Va Chan Doan So SinhGiao Trinh Sang Loc Va Chan Doan So Sinh
Giao Trinh Sang Loc Va Chan Doan So Sinh
 
khám thai
khám thaikhám thai
khám thai
 
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptx
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptxBÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptx
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptx
 
06 chan-doan-thai-nghen
06 chan-doan-thai-nghen06 chan-doan-thai-nghen
06 chan-doan-thai-nghen
 
Bai 3 kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)
Bai 3   kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)Bai 3   kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)
Bai 3 kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)
 
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).pptso sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
 
Mebehoanggialammeantoan
MebehoanggialammeantoanMebehoanggialammeantoan
Mebehoanggialammeantoan
 
Mẫu bệnh án nhi khoa
Mẫu bệnh án nhi khoaMẫu bệnh án nhi khoa
Mẫu bệnh án nhi khoa
 
HUY- tốp 5 -DY17 đánh giá sức khỏe thai nhi.pptx
HUY- tốp 5 -DY17 đánh giá sức khỏe thai nhi.pptxHUY- tốp 5 -DY17 đánh giá sức khỏe thai nhi.pptx
HUY- tốp 5 -DY17 đánh giá sức khỏe thai nhi.pptx
 
Chan doan thai va chm soc thai
Chan doan thai va chm soc thaiChan doan thai va chm soc thai
Chan doan thai va chm soc thai
 
Triệt sản nữ
Triệt sản nữTriệt sản nữ
Triệt sản nữ
 
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfSơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
 
Benh an san y6 h
Benh an san y6 hBenh an san y6 h
Benh an san y6 h
 
Cham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So SinhCham Soc Tre So Sinh
Cham Soc Tre So Sinh
 
Thai chậm tăng trưởng
Thai chậm tăng trưởngThai chậm tăng trưởng
Thai chậm tăng trưởng
 

More from SoM

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
HongBiThi1
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
HongBiThi1
 
Microalgae-Rhodophyta và những ứng dụng thực tiễn
Microalgae-Rhodophyta và những ứng dụng thực tiễnMicroalgae-Rhodophyta và những ứng dụng thực tiễn
Microalgae-Rhodophyta và những ứng dụng thực tiễn
terpublic
 
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất haySGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
HongBiThi1
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩCÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
HongBiThi1
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
uchihohohoho1
 
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
 
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bảnTiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
 
Microalgae-Rhodophyta và những ứng dụng thực tiễn
Microalgae-Rhodophyta và những ứng dụng thực tiễnMicroalgae-Rhodophyta và những ứng dụng thực tiễn
Microalgae-Rhodophyta và những ứng dụng thực tiễn
 
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất haySGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩCÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 

Quy trình khám thai

  • 1. SỞ Y TẾ TP.HỒ CHÍ MINH BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG _____________________________________ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________________________________________________ HƯỚNG DẪN Quy trình khám thai (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BVHV ngày 23/5/2014 của giám đốc bệnh viện Hùng Vương) ____________________________ 1. GIỚI THIỆU Mục đích khám thai: - Là một hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản quan trọng và phong phú. - Nếu thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung sẽ có hiệu quả cao đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. - Chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi trước khi sanh. - Phát hiện sớm những nguy cơ - Đề phòng và tránh được 5 tai biến sản khoa 2. NỘI DUNG KHÁM THAI 2.1 Hỏi 2.1.1 Bản thân - Họ và tên - Tuổi - Nghề nghiệp, điều kiện lao động: tư thế làm việc ngồi hay đứng, chế độ nghỉ ngơi, có tiếp xúc độc hại hay không - Địa chỉ (ghi theo địa chỉ hộ khẩu, chú ý vùng sâu, xa) - Dân tộc - Trình độ học vấn - Điều kiện sống, kinh tế (chú ý hoàn cảnh đói nghèo,..) 2.1.2 Sức khoẻ Hiện tại: - Hiện mắc bệnh gì, nếu có, mắc bệnh từ bao giờ, diễn tiến thế nào, đã điều trị gì, kết quả điều trị, có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ, đang dùng thuốc gì. Tiền sử bệnh: - Mắc những bệnh gì? Lưu ý những bệnh phải nằm viện, phải phẫu thuật, truyền máu, các tai nạn, dị ứng, nghiện rượu, thuốc lá, ma túy, các bệnh đái tháo đường, tim mạch, tâm thần, nội tiêt, bệnh về máu, gan, thận. Tiền sử sản khoa (PARA): - Đã có thai bao nhiêu lần, ghi theo 4 số: 1 BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
  • 2. + Số thứ nhất là số lần đẻ đủ tháng + Số thứ hai là số lần đẻ non + Số thứ ba là số lần sẩy thai hoặc phá thai + Số thứ tư là số con hiện sống - Với từng lần có thai: + Tuổi thai khi kết thúc (để biết đẻ non hay đủ tháng) + Nơi đẻ: bệnh viện, trạm xá, tại nhà, đẻ rơi + Thời gian chuyển dạ + Cách đẻ: thường, khó (kềm, giác hút, phẫu thuật lấy thai,…) + Các bất thường: ra máu, tiền sản giật khi mang thai; ngôi bất thường, đẻ khó, thai dị dạng; băng huyết, nhiễm khuẩn + Cân nặng con khi đẻ + Giới tính con + Tình trạng con khi đẻ ra: khóc ngay, ngạt, chết Tiền sử phụ khoa: - Có điều trị vô sinh, nội tiết, có các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục, đốt cổ tử cung, các khối u phụ khoa, sa sinh dục, các phẫu thuật phụ khoa,… Các biện pháp tránh thai đã dùng: - Loại biện pháp tránh thai - Thời gian ngừng sử dụng - Biện pháp tránh thai dùng ngay trước lần có thai này Hỏi về lần có thai này: - Chu kỳ kinh nguyệt có đều không và ngày đầu của kỳ kinh cuối - Các triệu chứng nghén - Ngày thai máy - Sụt bụng (xuất hiện 1 tháng trước đẻ, do ngôi thai xuống thấp) - Các dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra máu, dịch tiết âm đạo tăng - Mệt mỏi, uể oải, đau đầu, ăn kém ngon (dấu hiệu thiếu máu) - Nhức đầu, hoa mắt, đau thượng vị, nôn mửa (dấu hiệu tiền sản giật) 2.1.3 Gia đình - Sức khỏe, tuổi bố mẹ, anh chị, còn sống hay đã chết. Nếu chết, cho biết lý do - Bệnh nội khoa: tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, gan, thận, lao - Bệnh nhiễm khuẩn: lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS - Các tình trạng bệnh lý khác: sinh đôi, đẻ con dị dạng, dị ứng 2 BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
  • 3. 2.1.4 Tiền sử hôn nhân - Lấy chồng năm bao nhiêu tuổi - Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, sức khỏe, bệnh tật của chồng 2.1.5 Dự tính ngày sinh theo ngày đầu của kỳ kinh cuối - Tính đúng 40 tuần kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối - Theo dương lịch, lấy ngày đầu của kỳ kinh cuối cộng 7, tháng cuối cộng 9 (hoặc trử 3 nếu tồng số lớn hơn 12) - Nếu có bảng quay tính tuổi thai thì sử dụng bảng quay - Nếu không nhớ ngày đầu của kỳ kinh cuối thì có thể dựa trên kết quả siêu âm (tốt nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ) để xác định tuổi thai - Nếu sản phụ không nhớ ngày dương lịch, chỉ nhớ ngày âm lịch thì cán bộ y tế dựa vào lịch mà chuyển ngày âm sang ngày dương 2.2 Khám toàn thân - Đo chiều cao cơ thể (lần khám thai đầu) - Cân nặng (mỗi lần khám thai) - Khám da, niêm mạc, đánh giá có phù hoặc thiếu máu hay không (mỗi lần khám thai) - Đo huyết áp (mỗi lần khám thai) - Khám tim phổi (mỗi lần khám thai) - Khám vú - Khám các bộ phận khác khi có dấu hiệu bất thường 2.3 Khám sản khoa 2.3.1 Ba tháng đầu - Nắn trên xương mu xem đã thấy đáy tử cung chưa - Xem có vết sẹo phẫu thuật bụng dưới - Đặt mỏ vịt xem cổ tử cung có viêm không nếu nghi ngờ viêm nhiễm đường sinh dục - Chỉ thăm âm đạo nếu các dấu hiệu có thai chưa rõ, cần xác định thêm - Xác định tuổi thai: + Hỏi ngày kinh cuối - Siêu âm lần 1: + Xác định thai trong tử cung + Xác định tuổi thai + Đánh giá số lượng thai + Xác định có hoạt động tim thai + Phát hiện: khối u vùng chậu, tử cung bất thường 3 BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
  • 4. - Xét nghiệm máu thường quy: + HIV + Giang mai + Viêm gan siêu vi B + Rubella (tùy chọn) + Huyết đồ hoặc tổng phân tích tế bào máu + Nhóm máu: ABO, Rhesus + Đường huyết đói - Khi thai khoảng 11-13 tuần: + Siêu âm lần 2: siêu âm hình thái học đo độ mờ da gáy + Làm Double test tầm soát bất thường nhiễm sắc thể, nếu nguy cơ cao khám di truyền. - Số lần khám thai: tối thiểu 2 lần. 2.3.2 Ba tháng giữa - Số lần khám thai: tối thiểu 3 lần - Đo chiều cao tử cung - Nghe tim thai - Cử động thai, số lượng thai - Khi thai 14-20 tuần: + Nếu chưa làm Double test thì làm Triple test, nếu nguy cơ cao khám di truyền. + Nếu đã làm Double test, tư vấn để bệnh nhân chọn lựa làm thêm Triple test (để có kết quả là test liên hợp). - Khi thai khoảng 20-24 tuần: siêu âm lần 3 + Siêu âm 4D đánh giá hình thái học - Khi thai 24-28 tuần: + Làm thử nghiệm dung nạp đường (test 75g) - Nếu nghi ngờ có viêm nhiễm đường sinh dục, hay ra máu âm đạo bất thường nên quan sát âm đạo, cổ tử cung qua đặt mỏ vịt. 2.3.3 Ba tháng cuối - Số lần khám thai: tối thiểu 3 lần - Đo chiều cao tử cung, vòng bụng - Nắn ngôi thế (từ thai 36 tuần tuổi) - Nghe tim thai - Đánh giá độ xuống của đầu thai (trong vòng một tháng trước đẻ) - Đánh giá cử động thai 4 BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
  • 5. - Siêu âm lần 4 khi thai 30-32 tuần đánh giá: + Xoang ối + Hoạt động tim thai + Vị trí nhau bám + Sinh trắc thai - Siêu âm lần 5 khi thai 38-40 tuần đánh giá - Nếu nghi ngờ có viêm nhiễm đường sinh dục, ra máu âm đạo nên quan sát âm đạo, cổ tử cung qua đặt mỏ vịt 2.3.4 Đánh giá sức khỏe thai - Đếm cử động thai: + Hướng dẫn thai phụ đếm cử động thai mỗi ngày - Non stress test: + Thực hiện khi có chỉ định + Có thể thực hiện sớm hơn ở những thai kỳ nguy cơ cao 2.4 Các xét nghiệm cần thiết 2.4.1 Xét nghiệm máu thường quy - HIV - Giang mai - Viêm gan siêu vi B - Tổng phân tích tế bào máu - Nhóm máu: ABO, Rhesus - Đường huyết đói 2.4.2 Xét nghiệm máu trước sinh - Tổng phân tích tế bào máu - Chức năng đông máu: PT, aPTT, Fibrinogen 2.4.3 Xét nghiệm nước tiểu - Tổng phân tích nước tiểu ít nhất một lần trong mỗi tam cá nguyệt, lấy nước tiểu buổi sáng, giữa dòng 2.4.4 Soi nhuộm huyết trắng - Nếu nghi ngờ viêm nhiễm hoặc thai phụ than phiền huyết trắng hôi, ngứa,.. 2.5 Tiêm phòng uốn ván - Với người chưa tiêm phòng uốn ván lần nào: tiêm mũi đầu khi phát hiện thai nghén bất kỳ ở tháng nào, tiếp theo tiêm mũi thứ hai sau mũi tiêm đầu ít nhất một tháng và phải cách thời gian dự kiến đẻ ít nhất một tháng - Với những người đã tiêm đủ 2 mũi, nếu: + Lần tiêm trước < 5 năm: tiêm 1 mũi 5 BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
  • 6. + Lần tiêm trước > 5 năm: tiêm 2 mũi - Với người đã tiêm ba mũi hoặc bốn mũi, cần tiêm nhắc lại một mũi - Với người đã tiêm đủ năm mũi phòng uốn ván theo đúng lịch, nếu mũi tiêm cuối cùng cách đã 10 năm trở lên thì nên tiêm thêm một mũi nhắc lại 2.6 Bổ sung viên sắt, acid folic - Uống ngày 1 viên trong suốt thời gian mang thai đến hết 6 tuần sau đẻ. Tối thiểu uống trước đẻ 90 ngày - Nếu thai phụ có biểu hiện thiếu máu rõ, có thể tăng liều dự phòng lên liều điều trị 2-3 viên/ngày - Việc bổ sung viên sắt, acid folic cần được thực hiện ngay từ lần khám thai đầu. Kiểm tra việc sử dụng và bổ sung tiếp trong các lần khám thai sau. 2.7 Giáo dục sức khỏe 2.7.1 Dinh dưỡng - Chế độ ăn khi có thai - Lượng tăng ít nhất ¼ (tăng số bữa ăn và số lượng cơm, thức ăn trong mỗi bữa). - Tăng chất: đảm bảo cho sự phát triển của mẹ và con (thịt, cá, tôm, sữa, trứng, đậu lạc, vừng, dầu ăn, rau quả tươi). - Không nên ăn mặn, nên thay đổi món để ngon miệng. - Không hút thuốc lá, uống rượu - Không uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc - Tránh táo bón bằng chế độ ăn hợp lý, không nên dùng thuốc chống táo bón 2.7.2 Chế độ làm việc khi có thai - Làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi nhưng không quá nặng nhọc, tránh làm ban đêm (nhất là từ tháng thứ bảy). - Không làm việc vào tháng cuối để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và để con tăng cân - Không mang vác nặng trên đầu, trên vai - Không để kiệt sức - Không làm việc dưới nước hoặc trên cao - Không tiếp xúc các yếu tố độc hại - Tránh đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh - Quan hệ tình dục thận trọng 2.7.3 Vệ sinh khi có thai - Nhà ở phải thoáng khí sạch sẽ, tránh ẩm, nóng, khói - Mặc quần áo rộng và thoáng - Tắm rửa thường xuyên, giữ sạch vú và bộ phận sinh dục hàng ngày 6 BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
  • 7. - Duy trì cuộc sống thoải mái, tránh căng thẳng - Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Chú trọng ngủ trưa - Tránh bơm rửa trong âm đạo 2.8 Ghi chép sổ khám thai - Nếu là khám lần đầu phải ghi đầy đủ các mục trong sổ khám thai - Các lần khám sau ghi tất cả các mục đã hỏi và khám của lần khám đó 2.9 Kết luận, dặn dò - Thông báo cho thai phụ biết kết quả của lần khám thai có bình thường hay không, tình trạng mẹ và thai phát triển thế nào, cần lưu ý những điểm gì trong thời gian từ sau khi khám đến lần khám tiếp theo. - Kê toa thuốc thiết yếu và hướng dẫn cách dùng (nếu cần thiết). - Dặn dò - Trước khi kết thúc cuộc khám, nên hỏi một số điều kết luận và dặn dò quan trọng để thai phụ nhắc lại xem họ có hiểu và nhớ đúng hay không. 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn chi tiết chăm sóc trước sinh. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bộ Y tế, 2009. 2. Preconception and Anterpartum Care. ACOG, 7th Edition. GIÁM ĐỐC Nguyễn Văn Trương 7 BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG