SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Download to read offline
KYDHQG 2012 Module Tieu hoa
1
SINH LÝ BỆNH TIÊU HÓA
Vai trò của hệ tiêu hóa là biến thức ăn thành những chất có thể hấp thu được. Như vậy các đại
phân tử, có cấu trúc polymer phải được cắt thành các đơn vị monomer. Quá trình thoái biến thức
ăn này cần đến:
- Sự tiêu hóa cơ học (nhai, nhào trộn)
- Sự hóa lỏng qua sự bài tiết dịch tiêu hóa
- Sự thủy phân bởi enzyme tiêu hóa
- Sự hấp thu qua niêm mạc tiêu hóa có diện tích rất lớn
Ống cơ tiêu hóa được phân vùng với mỗi vùng chuyên thực hiện một hay hơn các hoạt động trên.
Thức ăn phải tuần tự đi qua các vùng đó và các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu vào tĩnh mạch
cửa. Bất cứ sự cản trở nào đối với các hoạt động trên hoặc đối với hệ tuần hoàn của hệ tiêu hóa
đều có thể gây ra bệnh lý tiêu hóa.
Bệnh của thực quản
Thực quản gồm ba thành phần: cơ thắt thực quản trên, thân thực quản và cơ thắt thực quản dưới.
Thực quản tham gia vào hoạt động nuốt, do trung tâm nuốt ở hành não điều khiển. Bệnh của thực
quản có thể chia thành rối loạn cơ học và bệnh của niêm mạc.
 Rối loạn cơ học
 Liệt thực quản
- Tổn thương dây thần kinh. Tổn thương dây thần kinh V, IX hay X có thể gây liệt cơ
chế nuốt.
- Tổn thương não. Các bệnh như bại liệt và viêm não có thể gây rối loạn nuốt do tổn
thương trung tâm nuốt tại hành não.
- Rối loạn cơ. Liệt các cơ nuốt như trong bệnh loạn dưỡng cơ hay không có dẫn truyền
thần kinh -cơ như trong bệnh nhược cơ hay nhiễm clostridium botulinum cũng gây rối
loạn nuốt.
Một trong những trường hợp liệt cơ chế nuốt là khi bệnh nhân đang được gây mê. Có khi ở
trên bàn mổ bệnh nhân ói rất nhiều và thay vì nuốt các chất này trở lại bệnh nhân lại hít
chúng vào khí quản vì thuốc gây mê đã ức chế phản xạ nuốt. Kết quả là bệnh nhân có thể tử
vong do chất ói của chính mình.
 Phình thực quản. Nguyên nhân là do tổn thương đám rối thần kinh cơ nên không truyền
được tín hiệu đến làm giãn cơ thắt thực quản dưới khi thức ăn được đẩy xuống. Cơ thắt
thực quản dưới giãn ra không đủ nên thức ăn nuốt xuống tích tụ lại, gây giãn thực quản,
và sau nhiều tháng, năm, thực quản phình ra rõ rệt. Thức ăn tích tụ có thể bị nhiễm trùng,
dẫn đến loét thực quản, có khi vỡ thực quản gây tử vong.
 Bệnh của niêm mạc
Thường gặp nhất là viêm thực quản do trào ngược. Nguyên nhân là do cơ thắt thực quản dưới
co thắt yếu, giãn ra tự nhiên quá nhiều lần hay do thoát vị cơ hoành. Axít và pepsin của dịch
dạ dày gây viêm mạn tính phần cuối thực quản, có thể dẫn đến loét niêm mạc, sau đó là xơ
hóa thành thực quản, gây hẹp thực quản.
KYDHQG 2012 Module Tieu hoa
2
Bệnh của dạ dày
 Viêm dạ dày. Bệnh viêm dạ dày mạn tính rất thường gặp. Tình trạng viêm có thể nông,
không gây hại nhiều, nhưng cũng có thể xâm nhập sâu vào niêm mạc dạ dày, làm teo
niêm mạc. Viêm dạ dày cũng có thể cấp tính với niêm mạc bị bào mòn rồi bị loét.
Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng mạn tính niêm mạc dạ dày hay do những chất gây
tổn tương cho hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày như ruợu và aspirin.
 Sự xâm nhập hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày trong viêm dạ dày. Sự hấp thu tại dạ
dày thường kém do hai nguyên nhân: (1) niêm mạc dạ dày được lót bởi những tế bào
nhầy, bài tiết một chất nhầy quánh, kết dính và (2) niêm mạc có những liên kết vòng bịt
giữa các tế bào biểu mô. Các yếu tố này tham gia vào hàng rào bảo vệ niêm mạc.
Trong viêm dạ dày tính thấm của hàng rào tăng, để cho ion H+
khuếch tán vào biểu mô dạ
dày, tạo ra vòng lẩn quẩn khiến cho niêm mạc bị tổn thương và teo lại. Niêm mạc dạ dày
trở nên dễ bị tiêu hóa bởi pepsin, thường dẫn đến loét dạ dày.
 Viêm dạ dày mạn dẫn đến giảm axít hay vô toan. Viêm dạ dày mạn có thể làm giảm
chức năng bài tiết của niêm mạc dạ dày do làm teo niêm mạc. Vô toan là khi dạ dày
không bài tiết HCl. Khi thiếu axít pepsinogen không được hoạt hóa thành pepsin.
 Thiếu máu ác tính thường kèm theo vô toan và teo dạ dày. Yếu tố nội tại được bài tiết
bởi tế bào thành, kết hợp với vitamin B12 để bảo vệ vitamin B12 không bị tiêu hủy trong
ruột. Khi phức hợp yếu tố nội tại – vitamin B12 đi đến hồi tràng, yếu tố nội tại gắn với các
thụ thể trên bề mặt biểu mô, làm cho vitamin B12 được hấp thu. Không có yếu tố nội tại
sự hấp thu vitamin B12 không đủ để đảm bảo sự trưởng thành của hồng cầu non trong tủy
xương, dẫn đến thiếu máu ác tính.
 Loét dạ dày là do tác dụng tiêu hóa của dịch dạ dày. Loét dạ dày có thể do một trong
hai trường hợp:
 Bài tiết quá mức axít và pepsin bởi niêm mạc.
 Giảm khả năng bảo vệ của hàng rào bảo vệ niêm mạc đối với tác dụng tiêu hóa
của phức hợp axít-pepsin.
Bình thường tất cả các vùng của dạ dày tiếp xúc với dịch dạ dày đều được bảo vệ bởi
chất nhầy. Phần trên tá tràng cũng được bảo vệ bởi chất nhầy, ngoài ra còn được bảo vệ
bởi tính kiềm của các chất bài tiết vào ruột non. Quan trọng nhất là dịch tụy cung cấp rất
nhiều ion bicarbonate, giúp trung hòa axít của dạ dày, đồng thời bất hoạt pepsin. Ion
bicarbonate còn được cung cấp bởi dịch bài tiết từ các tuyến Brunner trong phần đầu tá
tràng và dịch mật của gan.
Thêm nữa có hai cơ chế feedback giúp trung hòa dịch dạ dày :
 Khi đi vào tá tràng thức ăn ức chế sự co bóp của dạ dày thông qua các phản xạ
thần kinh và feedback của các hormone tá tràng làm giảm sự thoát thức ăn ra khỏi
dạ dày.
 Sự hiện diện của axít trong tá tràng kích thích sự bài tiết secretin của niêm mạc
ruột non, đến lượt nó lại kích thích sự bài tiết dịch tụy.
KYDHQG 2012 Module Tieu hoa
3
 Nhiễm Helicobacter pylori làm gián đoạn hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày tá
tràng. Ít nhất 75% bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng bị nhiễm H. pylori mạn tính. Vi
trùng bài tiết các enzym tiêu hóa làm tiêu hủy hàng rào bảo vệ, cho phép các chất bài tiết
của dạ dày tiêu hóa tế bào biểu mô, dẫn đến loét dạ dày.
Bệnh của ruột non
 Rối loạn tiêu hóa do tuyến tụy bài tiết kém. Thiếu dịch tụy có nghĩa là thiếu nhiều
enzym tiêu hóa. Hậu quả là có nhiều thức ăn không được tiêu hóa, 60% mỡ và 30%
protein và carbohydrate, nên phân chứa nhiều mỡ. Sự bài tiết dịch tụy kém thường xảy ra
trong những trường hợp sau:
 Viêm tụy
 Sỏi mật tại bóng Vater làm tắc ống dẫn tụy.
 Sau khi đầu tụy bị cắt bỏ do ung thư.
 Viêm tụy. 90% trường hợp viêm tụy là do uống rượu quá mức hay tắc bóng Vater do sỏi
mật. Khi ống dẫn mật chính bị tắc do sỏi mật, các enzym tụy bị ứ đọng trong tụy.
Trypsinogen tích tụ quá nhiều sẽ bị hoạt hóa một phần. Sự hoạt hóa trypsinogen dẫn đến
sự hoạt hóa các tiền men khác. Hậu quả là chúng tiêu hóa nhanh chóng tuyến tụy, làm
cho tụy không còn khả năng bài tiết enzym.
Bệnh của ruột già
 Bón nặng là tình trạng chất thải di chuyển chậm qua đại tràng. Chất thải thường tích
tụ trong đại tràng xuống, cứng và khô, do nước được tái hấp thu quá nhiều. Các yếu tố
gây tắc sự vận chuyển chất thải đều gây bón như khối u, dính ruột sau mổ, loét. Một
nguyên nhân thường gặp khác là thói quen ức chế phản xạ đào thải sẽ khiến phản xạ này
giảm theo thời gian, dẫn đến táo bón.
Khi có nhiều chất thải tích tụ trong đại tràng trong thời gian dài đại tràng có thể tăng
đường kính lên 8-10 cm. Tình trạng này được gọi là phình đại tràng hay bệnh
Hirschprung. Nguyên nhân thường gặp nhất là thiếu hay khiếm khuyết các tế bào hạch
trong đám rối thần kinh cơ trong một đoạn của đại tràng sigma. Đoạn này co trương lực,
nhu động tại đây không mạnh và không có phản xạ đào thải.
 Tiêu chảy thường là do sự di chuyển nhanh của chất thải qua ruột già. Một số
nguyên nhân gây tiêu chảy như sau:
 Viêm ruột. Đây là tình trạng nhiễm trùng ruột, xảy ra nhiều nhất tại đại tràng và
phần cuối hồi tràng. Kết quả là cử động ruột tăng và niêm mạc bị kích thích tăng
bài tiết, cả hai đều dẫn đến tiêu chảy. Đây là một cơ chế quan trọng để thải tác
nhân gây bệnh. Cơ sở điều trị tiêu chảy là bù nước và điện giải càng sớm càng tốt.
 Tiêu chảy do tâm lý. Kiểu tiêu chảy này là do kích thích thần kinh phó giao cảm,
làm tăng cử động và bài tiết của phần xa đại tràng.
KYDHQG 2012 Module Tieu hoa
4
 Viêm loét đại tràng. Trong bệnh này thành ruột già bị viêm và loét. Cử động của
đại tràng bị loét trong phần lớn thời gian là các cử động toàn thể. Thêm nữa sự bài
tiết của đại tràng tăng lên nhiều.
 Trĩ là sung huyết tĩnh mạc trực tràng do tình trạng bón gây ra.
Rối loạn tiêu hóa
 Đau bụng cấp. Chẩn đoán đau bụng cấp là một trong những vấn đề khó trong y khoa. Vì
không có dây thần kinh cảm giác thân thể nên muốn phân biệt cơ quan bị đau và bản chất
của tình trạng đau phải hiểu rõ giải phẫu, sự phân phối thần kinh và chức năng của các
cấu trúc tiêu hóa.
- Cảm giác đau có thể do kích thích các dây thần kinh tự chủ phân phối cho các cơ
quan trong ổ bụng. Thường không phân định rõ vùng bị đau do cảm giác đau xuất
hiện trong vùng đau tham chiếu.
- Kiểu đau thứ hai là do viêm lá thành màng bụng nằm bên trên cơ quan bị tổn thương.
Vùng này có thần kinh cảm giác thân thể riêng nên cảm giác đau khu trú phía trên
vùng bị viêm.
Thí dụ khi bị viêm ruột thừa cảm giác đau tham chiếu tại vùng xung quanh rốn nhưng khi
quá trình viêm ảnh hưởng lên lá thành màng bụng nằm phía trên ruột thừa cảm giác đau
sẽ di chuyển về phía hố chậu phải.
 Ói. Khi trung tâm ói bị kích thích, động tác ói khởi sự qua các tác dụng: (1) hít vào sâu,
(2) xương quai và thanh quản được nâng lên để kéo cơ thắt thực quản trên mở ra, (3)
đóng nắp thanh quản, (4) kéo vòm khẩu mềm lên để đóng lỗ mũi sau. Kế đó cơ hoành và
cơ bụng co thắt cùng lúc, làm cho áp suất bên trong dạ dày tăng cao. Cuối cùng cơ thắt
thực quản dưới giãn ra và các chất trong dạ dày bị đẩy lên trên và ra ngoài miệng.
 Tắc ống cơ tiêu hóa. Nguyên nhân gây tắc thường gặp là (1) ung thư, (2) chít hẹp do xơ
hóa sau loét hay dính ruột, (3) co cứng một đoạn ruột và (4) liệt một đoạn ruột. Hậu quả
của tình trạng tắc tùy thuộc nơi bị tắc:
 Nếu tắc cơ thắt môn vị, thường do chít hẹp do xơ hóa sau loét dạ dày, hiện tượng ói
sẽ kéo dài. Hậu quả là cơ thể suy dinh dưỡng; mất ion H+
dẫn đến kiềm chuyển hóa.
 Nếu tắc bên dưới dạ dày sự trào ngược từ ruột non mang những chất dịch từ ruột non
vào dạ dày và chúng được ói ra ngoài cùng với chất dịch dạ dày. Bệnh nhân bị mất
nước nặng nhưng lượng axít và kiềm bị mất tương đương nên không ảnh hưởng lên
thăng bằng toan kiềm.
 Nếu tắc ở đoạn cuối của ruột non có thể ói ra chất kiềm nhiều hơn axít, dẫn đến
nhiễm toan. Sau vài ngày chất ói có tính chất giống chất thải.
 Nếu tắc gần phần xa của ruột già phân có thể tích tụ trong kết tràng trong nhiều tuần.
Bệnh nhân có cảm giác bón nhưng không thể đưa thêm dưỡng trấp từ ruột non xuống
ruột già. Lúc đó bệnh nhân sẽ ói rất nhiều. Tắc ruột già trong thời gian dài có thể gây
vỡ ruột, mất nước nhiều và sốc tuần hoàn do ói.
KYDHQG 2012 Module Tieu hoa
5
Bệnh gan và đường dẫn mật
 Bệnh đường dẫn mật
Bệnh của đường dẫn mật gây tắc mật, cũng có thể gây tổn thương cho tế bào gan do áp
lực ngược trong đường dẫn mật. Biểu hiện là vàng da, phân nhạt màu do thiếu bilirubin và
nước tiểu sậm màu do tăng bài tiết bilirubin trong nước tiểu.
Bệnh của đường dẫn mật thường gặp nhất là sỏi mật. Nếu sỏi nằm trong túi mật sẽ không
có triệu chứng. Tắc ống mật chủ sẽ gây đau khi túi mật co thắt và nhiễm trùng thứ phát (viêm
túi mật). Nếu sỏi mật nằm trong bóng Vater nó cũng gây tắc mật và có khi gây viêm tụy cấp.
Đau do túi mật sẽ gây khó chịu ở ở vai phải do những dây thần kinh phân phối cho túi mật đi
vào tủy sống cùng với các dây thần kinh cảm giác từ vai.
 Bệnh tế bào gan
Các bệnh gây tổn thương tế bào gan dẫn đến viêm gan cấp. Nguyên nhân có thể do nhiễm
trùng, thường gặp nhất là do nhiễm siêu vi trùng; ngoài ra còn do thuốc như paracetamol hay
chất độc như rượu. Tổn thương gan cấp có thể dẫn đến tổn thương gan mạn tính. Viêm gan
mạn tiến triển dần đến xơ gan. Hai hậu quả quan trọng của xơ gan là tăng áp lực tĩnh mạch
cửa và ung thư gan.
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm xuất hiện tuần hoàn bàng hệ và lách to. Lách to sẽ bẫy
các tiểu cầu nhiều hơn nên làm giảm số lượng tiểu cầu. Tuần hoàn bàng hệ được quan tâm
nhiều nhất là cầu nối giữa tĩnh mạch dạ dày và tĩnh mạch đơn ở phần dưới thực quản khiến
cho các tĩnh mạch của phần dưới thực quản dễ vỡ, gây xuất huyết có thể nguy hiểm đến tính
mạng. Tình trạng giảm tiểu cầu cộng với rối loạn đông máu do xơ gan càng làm nặng thêm
sự xuất huyết.
Bệnh liên quan đến tế bào gan ảnh hưởng lên chức năng gan, liên quan đến sự bài xuất
bilirubin, sản xuất protein và khử độc các thuốc. Sự sản xuất protein giảm, trong đó có
albumin, nên nước di chuyển vào khoảng gian bào, gây phù. Tình trạng miễn dịch giảm nên
bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng. Trong bệnh xơ gan lưu lượng máu qua gan về tĩnh mạch chủ
trên bị cản trở, làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Sự phối hợp của giảm sản xuất protein và tăng
áp lực tĩnh mạch cửa khiến dịch tích tụ trong ổ bụng, gây báng bụng. Đây là tình trạng không
hồi phục, dẫn đến suy chức năng gan.
Rối loạn dinh dưỡng
 Béo phì.
Béo phì là tình trạng dư mỡ cơ thể. Một cách để đánh giá lượng mỡ trong cơ thể là chỉ số
khối lượng cơ thể (BMI), được tính như sau:
BMI = cân nặng (kg)/chiều cao (m2
)
Trên lâm sàng một người có BMI giữa 25,0 và 29,9 kg/m2
được xem là dư cân và một
người có BMI > 30 kg/m2
được gọi là béo phì. Tuy nhiên BMI không ước lượng trực tiếp
KYDHQG 2012 Module Tieu hoa
6
lượng mỡ và không tính đến việc một số người có thể có thể có BMI cao do khối lượng cơ
lớn.
Béo phì là do năng lượng đưa vào nhiều hơn năng lượng tiêu thụ. Lượng calo đưa vào dư
dẫn đến tăng lượng mỡ dự trữ và tăng cân tương ứng. Đối với mỗi 9,3 calo năng lượng dư
thừa được đưa vào cơ thể có 1 g mỡ được dự trữ. Một khi bị béo phì mà cân nặng đã ổn định
thì năng lượng đưa vào bằng năng lượng bỏ ra. Để giảm cân năng lượng đưa vào phải ít hơn
năng lượng bỏ ra.
Nguyên nhân béo phì phức tạp và chưa rõ. Tuy gene đóng vai trò quan trọng trong việc
xác định lượng thức ăn hấp thu hay chuyển hóa năng lượng, lối sống ít vận động có thể đóng
vai trò quan trọng ở nhiều người béo phì.
Người béo phì thường bị bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh khớp, ngưng thở lúc ngủ, ung
thư, hội chứng chuyển hóa và rối loạn tâm lý.
 Gầy, chán ăn, suy kiệt, nhịn đói.
Gầy là tình trạng ngược lại với béo phì, có đặc tính là giảm cân nhiều. Nguyên nhân có
thể là do không có thức ăn hay những bệnh làm giảm sự thèm ăn, bao gồm rối loạn tâm lý,
bất thường về hạ đồi và những yếu tố phóng thích từ mô ngoại biên (thí dụ yếu tố tumor
necrosis factor TNF). Với những bệnh nặng như ung thư, việc chán ăn có thể là do tăng tiêu
thụ năng lượng, dẫn đến giảm cân nặng.
Chán ăn là giảm ăn, chủ yếu do giảm sự thèm ăn. Điều này có thể xảy ra trong những
bệnh như ung thư nhưng thường gặp hơn là khi bị đau và mắc ói. Chán ăn tâm thần là tình
trạng tâm lý bất thường trong đó người bệnh hoàn toàn mất sự thèm ăn, thậm chí mắc ói khi
ăn, dẫn đến suy kiệt.
Hậu quả của gầy ốm là kinh nguyệt không đều hay mất kinh, da khô, rụng tóc, tổn thương
tim, loãng xương, trầm cảm, có thể là tử vong.

More Related Content

What's hot

MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUSoM
 
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINH
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINHGIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINH
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINHTín Nguyễn-Trương
 
Chuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidChuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidLam Nguyen
 
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giacSinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giacDr NgocSâm
 
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCMSinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCMVuKirikou
 
KHÁM BỤNG
KHÁM BỤNGKHÁM BỤNG
KHÁM BỤNGSoM
 
CHỨC NĂNG GAN
CHỨC NĂNG GANCHỨC NĂNG GAN
CHỨC NĂNG GANSoM
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
BỆNH ÁN NỘI KHOA
BỆNH ÁN NỘI KHOABỆNH ÁN NỘI KHOA
BỆNH ÁN NỘI KHOASoM
 
Hội chứng thận hư
Hội chứng thận hưHội chứng thận hư
Hội chứng thận hưMartin Dr
 
Ứng dụng lâm sàng giải phẩu
Ứng dụng lâm sàng giải phẩuỨng dụng lâm sàng giải phẩu
Ứng dụng lâm sàng giải phẩuTrần Đương
 
Sinh lý tuyến giáp
Sinh lý tuyến giápSinh lý tuyến giáp
Sinh lý tuyến giápLê Tuấn
 
HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔIHỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔISoM
 

What's hot (20)

Tuyến tụy
Tuyến tụyTuyến tụy
Tuyến tụy
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
 
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINH
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINHGIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINH
GIẢI PHẪU DẪN TRUYỀN THẦN KINH
 
Chuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidChuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipid
 
Loét dạ dày - tá tràng
Loét dạ dày - tá tràngLoét dạ dày - tá tràng
Loét dạ dày - tá tràng
 
Hoi chung suy tim 2012
Hoi chung suy tim  2012Hoi chung suy tim  2012
Hoi chung suy tim 2012
 
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giacSinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
 
Giải phẫu tụy
Giải phẫu tụyGiải phẫu tụy
Giải phẫu tụy
 
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCMSinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
Sinh Lý Hệ Hô Hấp - ĐHYD TPHCM
 
KHÁM BỤNG
KHÁM BỤNGKHÁM BỤNG
KHÁM BỤNG
 
CHỨC NĂNG GAN
CHỨC NĂNG GANCHỨC NĂNG GAN
CHỨC NĂNG GAN
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
Viem
ViemViem
Viem
 
BỆNH ÁN NỘI KHOA
BỆNH ÁN NỘI KHOABỆNH ÁN NỘI KHOA
BỆNH ÁN NỘI KHOA
 
Hội chứng thận hư
Hội chứng thận hưHội chứng thận hư
Hội chứng thận hư
 
Tổng phân tích nước tiểu
Tổng phân tích nước tiểuTổng phân tích nước tiểu
Tổng phân tích nước tiểu
 
Bai 13 he noi tiet
Bai 13 he noi tietBai 13 he noi tiet
Bai 13 he noi tiet
 
Ứng dụng lâm sàng giải phẩu
Ứng dụng lâm sàng giải phẩuỨng dụng lâm sàng giải phẩu
Ứng dụng lâm sàng giải phẩu
 
Sinh lý tuyến giáp
Sinh lý tuyến giápSinh lý tuyến giáp
Sinh lý tuyến giáp
 
HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔIHỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
 

Similar to SINH LÝ BỆNH TIÊU HÓA

B5.TẮC RUỘT.docx
B5.TẮC RUỘT.docxB5.TẮC RUỘT.docx
B5.TẮC RUỘT.docxThnhTi15
 
CÁC BỆNH TIÊU HÓA & THUỐC
CÁC BỆNH TIÊU HÓA & THUỐCCÁC BỆNH TIÊU HÓA & THUỐC
CÁC BỆNH TIÊU HÓA & THUỐCDr Hoc
 
SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁ Hay.doc
SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁ             Hay.docSINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁ             Hay.doc
SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁ Hay.docHongBiThi1
 
SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁ ĐHYHN RẤT HAY LUÔN.doc
SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁ ĐHYHN RẤT HAY LUÔN.docSINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁ ĐHYHN RẤT HAY LUÔN.doc
SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁ ĐHYHN RẤT HAY LUÔN.docHongBiThi1
 
HVQY | Sinh lý bệnh | Tiêu hóa
HVQY | Sinh lý bệnh | Tiêu hóaHVQY | Sinh lý bệnh | Tiêu hóa
HVQY | Sinh lý bệnh | Tiêu hóaHồng Hạnh
 
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tắc ruột cơ học_Lê Khưu Duy Anh_ Y...
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tắc ruột cơ học_Lê Khưu Duy Anh_ Y...Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tắc ruột cơ học_Lê Khưu Duy Anh_ Y...
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tắc ruột cơ học_Lê Khưu Duy Anh_ Y...Sinh viên Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
 
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tắc ruột cơ học_Lê Khưu Duy Anh_ Y...
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tắc ruột cơ học_Lê Khưu Duy Anh_ Y...Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tắc ruột cơ học_Lê Khưu Duy Anh_ Y...
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tắc ruột cơ học_Lê Khưu Duy Anh_ Y...Sinh viên Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
 
Hội chứng viêm phúc mạc (tham khảo)
Hội chứng viêm phúc mạc (tham khảo)Hội chứng viêm phúc mạc (tham khảo)
Hội chứng viêm phúc mạc (tham khảo)Thanh Bửu Trương Minh
 
Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT
Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKTShare tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT
Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKTLuan Van
 
Lồng ruột cấp ở trẻ em HPMUSC.pdf
Lồng ruột cấp ở trẻ em HPMUSC.pdfLồng ruột cấp ở trẻ em HPMUSC.pdf
Lồng ruột cấp ở trẻ em HPMUSC.pdfTrngNguyn19056
 
Me dsub calo-case56 (1)
Me dsub calo-case56 (1)Me dsub calo-case56 (1)
Me dsub calo-case56 (1)MEDsub
 
Hẹp Môn Vị
Hẹp Môn Vị Hẹp Môn Vị
Hẹp Môn Vị nguyen hoan
 
NÔN ÓI - TIÊU CHẢY.pptx
NÔN ÓI - TIÊU CHẢY.pptxNÔN ÓI - TIÊU CHẢY.pptx
NÔN ÓI - TIÊU CHẢY.pptxTRẦN ANH
 

Similar to SINH LÝ BỆNH TIÊU HÓA (20)

B5.TẮC RUỘT.docx
B5.TẮC RUỘT.docxB5.TẮC RUỘT.docx
B5.TẮC RUỘT.docx
 
Tắc ruột
Tắc ruộtTắc ruột
Tắc ruột
 
CÁC BỆNH TIÊU HÓA & THUỐC
CÁC BỆNH TIÊU HÓA & THUỐCCÁC BỆNH TIÊU HÓA & THUỐC
CÁC BỆNH TIÊU HÓA & THUỐC
 
SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁ Hay.doc
SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁ             Hay.docSINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁ             Hay.doc
SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁ Hay.doc
 
SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁ ĐHYHN RẤT HAY LUÔN.doc
SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁ ĐHYHN RẤT HAY LUÔN.docSINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁ ĐHYHN RẤT HAY LUÔN.doc
SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HOÁ ĐHYHN RẤT HAY LUÔN.doc
 
HVQY | Sinh lý bệnh | Tiêu hóa
HVQY | Sinh lý bệnh | Tiêu hóaHVQY | Sinh lý bệnh | Tiêu hóa
HVQY | Sinh lý bệnh | Tiêu hóa
 
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tắc ruột cơ học_Lê Khưu Duy Anh_ Y...
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tắc ruột cơ học_Lê Khưu Duy Anh_ Y...Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tắc ruột cơ học_Lê Khưu Duy Anh_ Y...
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tắc ruột cơ học_Lê Khưu Duy Anh_ Y...
 
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tắc ruột cơ học_Lê Khưu Duy Anh_ Y...
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tắc ruột cơ học_Lê Khưu Duy Anh_ Y...Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tắc ruột cơ học_Lê Khưu Duy Anh_ Y...
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong tắc ruột cơ học_Lê Khưu Duy Anh_ Y...
 
Hội chứng ruột ngắn
Hội chứng ruột ngắnHội chứng ruột ngắn
Hội chứng ruột ngắn
 
Điều trị nang giả tụy sau viêm tụy cấp bằng dẫn lưu qua da, HAY
Điều trị nang giả tụy sau viêm tụy cấp bằng dẫn lưu qua da, HAYĐiều trị nang giả tụy sau viêm tụy cấp bằng dẫn lưu qua da, HAY
Điều trị nang giả tụy sau viêm tụy cấp bằng dẫn lưu qua da, HAY
 
VIÊM PHÚC MẠC_Lê Thành Đạt _Y2009A
VIÊM PHÚC MẠC_Lê Thành Đạt _Y2009AVIÊM PHÚC MẠC_Lê Thành Đạt _Y2009A
VIÊM PHÚC MẠC_Lê Thành Đạt _Y2009A
 
Hội chứng viêm phúc mạc (tham khảo)
Hội chứng viêm phúc mạc (tham khảo)Hội chứng viêm phúc mạc (tham khảo)
Hội chứng viêm phúc mạc (tham khảo)
 
Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT
Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKTShare tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT
Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT
 
Lồng ruột cấp ở trẻ em HPMUSC.pdf
Lồng ruột cấp ở trẻ em HPMUSC.pdfLồng ruột cấp ở trẻ em HPMUSC.pdf
Lồng ruột cấp ở trẻ em HPMUSC.pdf
 
SINH_LY_TIEU_HOA.pdf
SINH_LY_TIEU_HOA.pdfSINH_LY_TIEU_HOA.pdf
SINH_LY_TIEU_HOA.pdf
 
B26 hmv
B26 hmvB26 hmv
B26 hmv
 
Me dsub calo-case56 (1)
Me dsub calo-case56 (1)Me dsub calo-case56 (1)
Me dsub calo-case56 (1)
 
Hẹp Môn Vị
Hẹp Môn Vị Hẹp Môn Vị
Hẹp Môn Vị
 
NÔN ÓI - TIÊU CHẢY.pptx
NÔN ÓI - TIÊU CHẢY.pptxNÔN ÓI - TIÊU CHẢY.pptx
NÔN ÓI - TIÊU CHẢY.pptx
 
Đề tài: Kết quả chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi viêm ruột thừa tại Bệnh vi...
Đề tài: Kết quả chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi viêm ruột thừa tại Bệnh vi...Đề tài: Kết quả chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi viêm ruột thừa tại Bệnh vi...
Đề tài: Kết quả chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi viêm ruột thừa tại Bệnh vi...
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanh
Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanhTiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanh
Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanhHoangPhung15
 
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdfSGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdfHongBiThi1
 
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóSơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóHongBiThi1
 
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdfSGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdfSGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdfHongBiThi1
 
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdfSGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdfHongBiThi1
 
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdfSGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdfHongBiThi1
 
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCHTIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCHHoangPhung15
 
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdfSGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdfHongBiThi1
 
SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdf
SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdfSGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdf
SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdfHongBiThi1
 
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptxLiệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptxLE HAI TRIEU
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxHongBiThi1
 
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (13)

Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanh
Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanhTiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanh
Tiếp cận ban đầu rối loạn nhịp tim nhanh
 
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdfSGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
 
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóSơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
 
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdfSGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
 
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdfSGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
 
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdfSGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
 
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdfSGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
 
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCHTIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
TIẾP CẬN THĂM KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH LÍ LÁCH
 
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdfSGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
 
SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdf
SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdfSGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdf
SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdf
 
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptxLiệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
Liệt dây thần kinh mặt ngoại biên sau nhổ răng khôn (1).pptx
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
 
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
 

SINH LÝ BỆNH TIÊU HÓA

  • 1. KYDHQG 2012 Module Tieu hoa 1 SINH LÝ BỆNH TIÊU HÓA Vai trò của hệ tiêu hóa là biến thức ăn thành những chất có thể hấp thu được. Như vậy các đại phân tử, có cấu trúc polymer phải được cắt thành các đơn vị monomer. Quá trình thoái biến thức ăn này cần đến: - Sự tiêu hóa cơ học (nhai, nhào trộn) - Sự hóa lỏng qua sự bài tiết dịch tiêu hóa - Sự thủy phân bởi enzyme tiêu hóa - Sự hấp thu qua niêm mạc tiêu hóa có diện tích rất lớn Ống cơ tiêu hóa được phân vùng với mỗi vùng chuyên thực hiện một hay hơn các hoạt động trên. Thức ăn phải tuần tự đi qua các vùng đó và các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu vào tĩnh mạch cửa. Bất cứ sự cản trở nào đối với các hoạt động trên hoặc đối với hệ tuần hoàn của hệ tiêu hóa đều có thể gây ra bệnh lý tiêu hóa. Bệnh của thực quản Thực quản gồm ba thành phần: cơ thắt thực quản trên, thân thực quản và cơ thắt thực quản dưới. Thực quản tham gia vào hoạt động nuốt, do trung tâm nuốt ở hành não điều khiển. Bệnh của thực quản có thể chia thành rối loạn cơ học và bệnh của niêm mạc.  Rối loạn cơ học  Liệt thực quản - Tổn thương dây thần kinh. Tổn thương dây thần kinh V, IX hay X có thể gây liệt cơ chế nuốt. - Tổn thương não. Các bệnh như bại liệt và viêm não có thể gây rối loạn nuốt do tổn thương trung tâm nuốt tại hành não. - Rối loạn cơ. Liệt các cơ nuốt như trong bệnh loạn dưỡng cơ hay không có dẫn truyền thần kinh -cơ như trong bệnh nhược cơ hay nhiễm clostridium botulinum cũng gây rối loạn nuốt. Một trong những trường hợp liệt cơ chế nuốt là khi bệnh nhân đang được gây mê. Có khi ở trên bàn mổ bệnh nhân ói rất nhiều và thay vì nuốt các chất này trở lại bệnh nhân lại hít chúng vào khí quản vì thuốc gây mê đã ức chế phản xạ nuốt. Kết quả là bệnh nhân có thể tử vong do chất ói của chính mình.  Phình thực quản. Nguyên nhân là do tổn thương đám rối thần kinh cơ nên không truyền được tín hiệu đến làm giãn cơ thắt thực quản dưới khi thức ăn được đẩy xuống. Cơ thắt thực quản dưới giãn ra không đủ nên thức ăn nuốt xuống tích tụ lại, gây giãn thực quản, và sau nhiều tháng, năm, thực quản phình ra rõ rệt. Thức ăn tích tụ có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến loét thực quản, có khi vỡ thực quản gây tử vong.  Bệnh của niêm mạc Thường gặp nhất là viêm thực quản do trào ngược. Nguyên nhân là do cơ thắt thực quản dưới co thắt yếu, giãn ra tự nhiên quá nhiều lần hay do thoát vị cơ hoành. Axít và pepsin của dịch dạ dày gây viêm mạn tính phần cuối thực quản, có thể dẫn đến loét niêm mạc, sau đó là xơ hóa thành thực quản, gây hẹp thực quản.
  • 2. KYDHQG 2012 Module Tieu hoa 2 Bệnh của dạ dày  Viêm dạ dày. Bệnh viêm dạ dày mạn tính rất thường gặp. Tình trạng viêm có thể nông, không gây hại nhiều, nhưng cũng có thể xâm nhập sâu vào niêm mạc dạ dày, làm teo niêm mạc. Viêm dạ dày cũng có thể cấp tính với niêm mạc bị bào mòn rồi bị loét. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng mạn tính niêm mạc dạ dày hay do những chất gây tổn tương cho hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày như ruợu và aspirin.  Sự xâm nhập hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày trong viêm dạ dày. Sự hấp thu tại dạ dày thường kém do hai nguyên nhân: (1) niêm mạc dạ dày được lót bởi những tế bào nhầy, bài tiết một chất nhầy quánh, kết dính và (2) niêm mạc có những liên kết vòng bịt giữa các tế bào biểu mô. Các yếu tố này tham gia vào hàng rào bảo vệ niêm mạc. Trong viêm dạ dày tính thấm của hàng rào tăng, để cho ion H+ khuếch tán vào biểu mô dạ dày, tạo ra vòng lẩn quẩn khiến cho niêm mạc bị tổn thương và teo lại. Niêm mạc dạ dày trở nên dễ bị tiêu hóa bởi pepsin, thường dẫn đến loét dạ dày.  Viêm dạ dày mạn dẫn đến giảm axít hay vô toan. Viêm dạ dày mạn có thể làm giảm chức năng bài tiết của niêm mạc dạ dày do làm teo niêm mạc. Vô toan là khi dạ dày không bài tiết HCl. Khi thiếu axít pepsinogen không được hoạt hóa thành pepsin.  Thiếu máu ác tính thường kèm theo vô toan và teo dạ dày. Yếu tố nội tại được bài tiết bởi tế bào thành, kết hợp với vitamin B12 để bảo vệ vitamin B12 không bị tiêu hủy trong ruột. Khi phức hợp yếu tố nội tại – vitamin B12 đi đến hồi tràng, yếu tố nội tại gắn với các thụ thể trên bề mặt biểu mô, làm cho vitamin B12 được hấp thu. Không có yếu tố nội tại sự hấp thu vitamin B12 không đủ để đảm bảo sự trưởng thành của hồng cầu non trong tủy xương, dẫn đến thiếu máu ác tính.  Loét dạ dày là do tác dụng tiêu hóa của dịch dạ dày. Loét dạ dày có thể do một trong hai trường hợp:  Bài tiết quá mức axít và pepsin bởi niêm mạc.  Giảm khả năng bảo vệ của hàng rào bảo vệ niêm mạc đối với tác dụng tiêu hóa của phức hợp axít-pepsin. Bình thường tất cả các vùng của dạ dày tiếp xúc với dịch dạ dày đều được bảo vệ bởi chất nhầy. Phần trên tá tràng cũng được bảo vệ bởi chất nhầy, ngoài ra còn được bảo vệ bởi tính kiềm của các chất bài tiết vào ruột non. Quan trọng nhất là dịch tụy cung cấp rất nhiều ion bicarbonate, giúp trung hòa axít của dạ dày, đồng thời bất hoạt pepsin. Ion bicarbonate còn được cung cấp bởi dịch bài tiết từ các tuyến Brunner trong phần đầu tá tràng và dịch mật của gan. Thêm nữa có hai cơ chế feedback giúp trung hòa dịch dạ dày :  Khi đi vào tá tràng thức ăn ức chế sự co bóp của dạ dày thông qua các phản xạ thần kinh và feedback của các hormone tá tràng làm giảm sự thoát thức ăn ra khỏi dạ dày.  Sự hiện diện của axít trong tá tràng kích thích sự bài tiết secretin của niêm mạc ruột non, đến lượt nó lại kích thích sự bài tiết dịch tụy.
  • 3. KYDHQG 2012 Module Tieu hoa 3  Nhiễm Helicobacter pylori làm gián đoạn hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng. Ít nhất 75% bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng bị nhiễm H. pylori mạn tính. Vi trùng bài tiết các enzym tiêu hóa làm tiêu hủy hàng rào bảo vệ, cho phép các chất bài tiết của dạ dày tiêu hóa tế bào biểu mô, dẫn đến loét dạ dày. Bệnh của ruột non  Rối loạn tiêu hóa do tuyến tụy bài tiết kém. Thiếu dịch tụy có nghĩa là thiếu nhiều enzym tiêu hóa. Hậu quả là có nhiều thức ăn không được tiêu hóa, 60% mỡ và 30% protein và carbohydrate, nên phân chứa nhiều mỡ. Sự bài tiết dịch tụy kém thường xảy ra trong những trường hợp sau:  Viêm tụy  Sỏi mật tại bóng Vater làm tắc ống dẫn tụy.  Sau khi đầu tụy bị cắt bỏ do ung thư.  Viêm tụy. 90% trường hợp viêm tụy là do uống rượu quá mức hay tắc bóng Vater do sỏi mật. Khi ống dẫn mật chính bị tắc do sỏi mật, các enzym tụy bị ứ đọng trong tụy. Trypsinogen tích tụ quá nhiều sẽ bị hoạt hóa một phần. Sự hoạt hóa trypsinogen dẫn đến sự hoạt hóa các tiền men khác. Hậu quả là chúng tiêu hóa nhanh chóng tuyến tụy, làm cho tụy không còn khả năng bài tiết enzym. Bệnh của ruột già  Bón nặng là tình trạng chất thải di chuyển chậm qua đại tràng. Chất thải thường tích tụ trong đại tràng xuống, cứng và khô, do nước được tái hấp thu quá nhiều. Các yếu tố gây tắc sự vận chuyển chất thải đều gây bón như khối u, dính ruột sau mổ, loét. Một nguyên nhân thường gặp khác là thói quen ức chế phản xạ đào thải sẽ khiến phản xạ này giảm theo thời gian, dẫn đến táo bón. Khi có nhiều chất thải tích tụ trong đại tràng trong thời gian dài đại tràng có thể tăng đường kính lên 8-10 cm. Tình trạng này được gọi là phình đại tràng hay bệnh Hirschprung. Nguyên nhân thường gặp nhất là thiếu hay khiếm khuyết các tế bào hạch trong đám rối thần kinh cơ trong một đoạn của đại tràng sigma. Đoạn này co trương lực, nhu động tại đây không mạnh và không có phản xạ đào thải.  Tiêu chảy thường là do sự di chuyển nhanh của chất thải qua ruột già. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy như sau:  Viêm ruột. Đây là tình trạng nhiễm trùng ruột, xảy ra nhiều nhất tại đại tràng và phần cuối hồi tràng. Kết quả là cử động ruột tăng và niêm mạc bị kích thích tăng bài tiết, cả hai đều dẫn đến tiêu chảy. Đây là một cơ chế quan trọng để thải tác nhân gây bệnh. Cơ sở điều trị tiêu chảy là bù nước và điện giải càng sớm càng tốt.  Tiêu chảy do tâm lý. Kiểu tiêu chảy này là do kích thích thần kinh phó giao cảm, làm tăng cử động và bài tiết của phần xa đại tràng.
  • 4. KYDHQG 2012 Module Tieu hoa 4  Viêm loét đại tràng. Trong bệnh này thành ruột già bị viêm và loét. Cử động của đại tràng bị loét trong phần lớn thời gian là các cử động toàn thể. Thêm nữa sự bài tiết của đại tràng tăng lên nhiều.  Trĩ là sung huyết tĩnh mạc trực tràng do tình trạng bón gây ra. Rối loạn tiêu hóa  Đau bụng cấp. Chẩn đoán đau bụng cấp là một trong những vấn đề khó trong y khoa. Vì không có dây thần kinh cảm giác thân thể nên muốn phân biệt cơ quan bị đau và bản chất của tình trạng đau phải hiểu rõ giải phẫu, sự phân phối thần kinh và chức năng của các cấu trúc tiêu hóa. - Cảm giác đau có thể do kích thích các dây thần kinh tự chủ phân phối cho các cơ quan trong ổ bụng. Thường không phân định rõ vùng bị đau do cảm giác đau xuất hiện trong vùng đau tham chiếu. - Kiểu đau thứ hai là do viêm lá thành màng bụng nằm bên trên cơ quan bị tổn thương. Vùng này có thần kinh cảm giác thân thể riêng nên cảm giác đau khu trú phía trên vùng bị viêm. Thí dụ khi bị viêm ruột thừa cảm giác đau tham chiếu tại vùng xung quanh rốn nhưng khi quá trình viêm ảnh hưởng lên lá thành màng bụng nằm phía trên ruột thừa cảm giác đau sẽ di chuyển về phía hố chậu phải.  Ói. Khi trung tâm ói bị kích thích, động tác ói khởi sự qua các tác dụng: (1) hít vào sâu, (2) xương quai và thanh quản được nâng lên để kéo cơ thắt thực quản trên mở ra, (3) đóng nắp thanh quản, (4) kéo vòm khẩu mềm lên để đóng lỗ mũi sau. Kế đó cơ hoành và cơ bụng co thắt cùng lúc, làm cho áp suất bên trong dạ dày tăng cao. Cuối cùng cơ thắt thực quản dưới giãn ra và các chất trong dạ dày bị đẩy lên trên và ra ngoài miệng.  Tắc ống cơ tiêu hóa. Nguyên nhân gây tắc thường gặp là (1) ung thư, (2) chít hẹp do xơ hóa sau loét hay dính ruột, (3) co cứng một đoạn ruột và (4) liệt một đoạn ruột. Hậu quả của tình trạng tắc tùy thuộc nơi bị tắc:  Nếu tắc cơ thắt môn vị, thường do chít hẹp do xơ hóa sau loét dạ dày, hiện tượng ói sẽ kéo dài. Hậu quả là cơ thể suy dinh dưỡng; mất ion H+ dẫn đến kiềm chuyển hóa.  Nếu tắc bên dưới dạ dày sự trào ngược từ ruột non mang những chất dịch từ ruột non vào dạ dày và chúng được ói ra ngoài cùng với chất dịch dạ dày. Bệnh nhân bị mất nước nặng nhưng lượng axít và kiềm bị mất tương đương nên không ảnh hưởng lên thăng bằng toan kiềm.  Nếu tắc ở đoạn cuối của ruột non có thể ói ra chất kiềm nhiều hơn axít, dẫn đến nhiễm toan. Sau vài ngày chất ói có tính chất giống chất thải.  Nếu tắc gần phần xa của ruột già phân có thể tích tụ trong kết tràng trong nhiều tuần. Bệnh nhân có cảm giác bón nhưng không thể đưa thêm dưỡng trấp từ ruột non xuống ruột già. Lúc đó bệnh nhân sẽ ói rất nhiều. Tắc ruột già trong thời gian dài có thể gây vỡ ruột, mất nước nhiều và sốc tuần hoàn do ói.
  • 5. KYDHQG 2012 Module Tieu hoa 5 Bệnh gan và đường dẫn mật  Bệnh đường dẫn mật Bệnh của đường dẫn mật gây tắc mật, cũng có thể gây tổn thương cho tế bào gan do áp lực ngược trong đường dẫn mật. Biểu hiện là vàng da, phân nhạt màu do thiếu bilirubin và nước tiểu sậm màu do tăng bài tiết bilirubin trong nước tiểu. Bệnh của đường dẫn mật thường gặp nhất là sỏi mật. Nếu sỏi nằm trong túi mật sẽ không có triệu chứng. Tắc ống mật chủ sẽ gây đau khi túi mật co thắt và nhiễm trùng thứ phát (viêm túi mật). Nếu sỏi mật nằm trong bóng Vater nó cũng gây tắc mật và có khi gây viêm tụy cấp. Đau do túi mật sẽ gây khó chịu ở ở vai phải do những dây thần kinh phân phối cho túi mật đi vào tủy sống cùng với các dây thần kinh cảm giác từ vai.  Bệnh tế bào gan Các bệnh gây tổn thương tế bào gan dẫn đến viêm gan cấp. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng, thường gặp nhất là do nhiễm siêu vi trùng; ngoài ra còn do thuốc như paracetamol hay chất độc như rượu. Tổn thương gan cấp có thể dẫn đến tổn thương gan mạn tính. Viêm gan mạn tiến triển dần đến xơ gan. Hai hậu quả quan trọng của xơ gan là tăng áp lực tĩnh mạch cửa và ung thư gan. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm xuất hiện tuần hoàn bàng hệ và lách to. Lách to sẽ bẫy các tiểu cầu nhiều hơn nên làm giảm số lượng tiểu cầu. Tuần hoàn bàng hệ được quan tâm nhiều nhất là cầu nối giữa tĩnh mạch dạ dày và tĩnh mạch đơn ở phần dưới thực quản khiến cho các tĩnh mạch của phần dưới thực quản dễ vỡ, gây xuất huyết có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tình trạng giảm tiểu cầu cộng với rối loạn đông máu do xơ gan càng làm nặng thêm sự xuất huyết. Bệnh liên quan đến tế bào gan ảnh hưởng lên chức năng gan, liên quan đến sự bài xuất bilirubin, sản xuất protein và khử độc các thuốc. Sự sản xuất protein giảm, trong đó có albumin, nên nước di chuyển vào khoảng gian bào, gây phù. Tình trạng miễn dịch giảm nên bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng. Trong bệnh xơ gan lưu lượng máu qua gan về tĩnh mạch chủ trên bị cản trở, làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Sự phối hợp của giảm sản xuất protein và tăng áp lực tĩnh mạch cửa khiến dịch tích tụ trong ổ bụng, gây báng bụng. Đây là tình trạng không hồi phục, dẫn đến suy chức năng gan. Rối loạn dinh dưỡng  Béo phì. Béo phì là tình trạng dư mỡ cơ thể. Một cách để đánh giá lượng mỡ trong cơ thể là chỉ số khối lượng cơ thể (BMI), được tính như sau: BMI = cân nặng (kg)/chiều cao (m2 ) Trên lâm sàng một người có BMI giữa 25,0 và 29,9 kg/m2 được xem là dư cân và một người có BMI > 30 kg/m2 được gọi là béo phì. Tuy nhiên BMI không ước lượng trực tiếp
  • 6. KYDHQG 2012 Module Tieu hoa 6 lượng mỡ và không tính đến việc một số người có thể có thể có BMI cao do khối lượng cơ lớn. Béo phì là do năng lượng đưa vào nhiều hơn năng lượng tiêu thụ. Lượng calo đưa vào dư dẫn đến tăng lượng mỡ dự trữ và tăng cân tương ứng. Đối với mỗi 9,3 calo năng lượng dư thừa được đưa vào cơ thể có 1 g mỡ được dự trữ. Một khi bị béo phì mà cân nặng đã ổn định thì năng lượng đưa vào bằng năng lượng bỏ ra. Để giảm cân năng lượng đưa vào phải ít hơn năng lượng bỏ ra. Nguyên nhân béo phì phức tạp và chưa rõ. Tuy gene đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lượng thức ăn hấp thu hay chuyển hóa năng lượng, lối sống ít vận động có thể đóng vai trò quan trọng ở nhiều người béo phì. Người béo phì thường bị bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh khớp, ngưng thở lúc ngủ, ung thư, hội chứng chuyển hóa và rối loạn tâm lý.  Gầy, chán ăn, suy kiệt, nhịn đói. Gầy là tình trạng ngược lại với béo phì, có đặc tính là giảm cân nhiều. Nguyên nhân có thể là do không có thức ăn hay những bệnh làm giảm sự thèm ăn, bao gồm rối loạn tâm lý, bất thường về hạ đồi và những yếu tố phóng thích từ mô ngoại biên (thí dụ yếu tố tumor necrosis factor TNF). Với những bệnh nặng như ung thư, việc chán ăn có thể là do tăng tiêu thụ năng lượng, dẫn đến giảm cân nặng. Chán ăn là giảm ăn, chủ yếu do giảm sự thèm ăn. Điều này có thể xảy ra trong những bệnh như ung thư nhưng thường gặp hơn là khi bị đau và mắc ói. Chán ăn tâm thần là tình trạng tâm lý bất thường trong đó người bệnh hoàn toàn mất sự thèm ăn, thậm chí mắc ói khi ăn, dẫn đến suy kiệt. Hậu quả của gầy ốm là kinh nguyệt không đều hay mất kinh, da khô, rụng tóc, tổn thương tim, loãng xương, trầm cảm, có thể là tử vong.