SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Download to read offline
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based 4-3: Xuất huyết tử cung bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ
Bài giảng trực tuyến Thai ngoài tử cung
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 1
Bài Team-Based 4-3: Xuất huyết tử cung bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ
Thai ngoài tử cung
Bùi Chí Thương 1
, Âu Nhựt Luân 2
Mục tiêu bài giảng
Sau khi học xong, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được các yêu tố nguy cơ và nguyên nhân của thai ngoài tử cung
2. Trình bày được 2 khái niệm cốt lõi (key concept) trong thiết lập chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung
3. Mô tả được bệnh cảnh lâm sàng của thai ngoài tử cung chưa vỡ và đã vỡ
4. Phân tích được chỉ định của điều trị nội khoa thai ngoài tử cung bằng methotrexate. So sánh được với điều trị ngoại khoa
5. Phân tích được chỉ định của điều trị ngoại khoa thai ngoài tử cung. So sánh được 2 phương pháp điều trị ngoại khoa
Trong vài thập niên gần đây, cho dù có nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán sớm, nhưng thai ngoài tử cung vẫn là bệnh lý ảnh hưởng
đến sức khỏe và tương lai sản khoa của người phụ nữ.
Thai ngoài tử cung được định nghĩa khi thai làm tổ bên ngoài buồng tử cung. Hơn 95% thai ngoài tử cung nằm ở vòi trứng.
75-80% thai ngoài tử cung là ở đoạn bóng, 12% ở đoạn eo, 6-11% ở đoạn loa và 2% ở đoạn kẽ. Ngoài ra, còn có những vị trí ít gặp
hơn như ở buồng trứng, cổ tử cung, trong dây chằng rộng hay ổ bụng. Gần đây, thai ngoài tử cung đóng ở sẹo mổ lấy thai cũ cũng trở
thành một vấn đề mới của sản khoa
CHẨN ĐOÁN SỚM THAI NGOÀI TỬ CUNG
Yếu tố quan trọng giúp điều trị thai ngoài tử cung thành công là chẩn đoán sớm.
Chẩn đoán sớm và chính xác thai ngoài tử cung sẽ cho phép mở rộng các lựa chọn trong điều trị, cũng như quyết định sự thành công
của điều trị. Trong những thập niên gần đây, nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung. Trong những
năm gần đây, mặc dù được chẩn đoán sớm nhưng thai ngoài tử cung vẫn là bệnh lý gây tử vong mẹ (4-6% tại Hoa Kỳ) và là nguyên
nhân gây tử vong mẹ thường gặp nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, chúng ta nên nghĩ đến “thai ngoài tử cung” khi bệnh nhân
trong lứa tuổi sinh đẻ có đau hạ vị, trễ kinh và ra huyết âm đạo, đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ.
Nguyên nhân của thai ngoài tử cung thường không rõ ràng nhưng thường phối hợp với một số yếu tố nguy cơ.
Xuất độ thai ngoài tử cung là 1:80 thai kỳ tự nhiên. Yếu tố nguy cơ lớn nhất là bệnh lý ống dẫn trứng do nguyên nhân thụ đắc.
Nguyên nhân lớn nhất của thai ngoài tử cung là do tổn thương ống dẫn trứng. Khoảng 50% trường hợp là do tổn thương lớp bề mặt
lông chuyển bên trong vòi trứng do hậu quả của viêm nhiễm Chlamydia và lậu cầu, dẫn đến sự thay đổi cơ chế vận chuyển vòi trứng.
Những nguyên nhân khác có thể gặp như sự di chuyển chậm trễ của hợp tử vào buồng tử cung hoặc hợp tử lại di chuyển sang vòi
trứng đối diện, dưới tác động của các yếu tố nội sinh hay ngoại sinh.
Tỷ lệ thai ngoài tử cung cũng tăng cao trong những thai kỳ có hỗ trợ sinh sản.
Một số yếu tố nguy cơ của thai ngoài tử cung như sau:
 Viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng trên vòi trứng, đặc biệt do Chlamydia và lậu cầu
 Tiền sử phẫu thuật trên vòi trứng: tái tạo vòi trứng, nối vòi trứng
 Tiền sử bị thai ngoài tử cung
 Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: kích thích rụng trứng, thụ tinh trong ống nghiệm…
 Thuốc ngừa thai dạng khẩn cấp chỉ chứa progestin
 Các bất thường giải phẫu của vòi trứng: polyp hay túi thừa vòi trứng
 Hút thuốc lá
Trong hai thập niên qua, tỷ lệ thai ngoài tử cung được chẩn đoán đã gia tăng đáng kể.
Số lượng thai ngoài tử cung được chẩn đoán đã tăng nhanh nhờ vào sự cải thiện của các kỹ thuật chẩn đoán, cũng như sự thay đổi
trong các khái niệm cốt lõi (key concepts) dùng trong chẩn đoán. Song song với gia tăng của hiệu quả trong chẩn đoán, thai ngoài tử
cung được nhận biết ngày càng sớm hơn.
Tần suất thai ngoài tử cung gia tăng còn do liên quan đến những biến đổi đổi trong lối sống, làm tăng tần suất của viêm vòi trứng cấp
tính và mãn tính gia tăng, đặc biệt do Chlamydia trachomatis.
1
Tiến sĩ. Giảng viên Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: buichithuong@yahoo.com
2
Giảng viên Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: aunhutluan@gmail.com
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based 4-3: Xuất huyết tử cung bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ
Bài giảng trực tuyến Thai ngoài tử cung
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 2
Song hành với các bệnh lý nhiễm trùng, là các nỗ lực phục hồi các thương tổn ống dẫn trứng. Tăng số lượng phẫu thuật tạo hình ống
dẫn trứng như vi phẫu nối vòi trứng hay tái tạo loa vòi trong khảo sát vô sinh do nguyên nhân vòi trứng có thể phục hồi chức năng ống
dẫn trứng cho một phần (40%) bệnh nhân có tổn thương ống dẫn trứng. Tuy nhiên, với các bệnh nhân còn lại, việc tạo hình không
thành công, dẫn đến thất bại của phẫu thuật phục hồi hay thai ngoài tử cung. Khi nỗ lực tạo hình thất bại, người ta cầu viện đến các kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản (Assissted Reproductive Technology - ART). Tuy nhiên, việc tăng số lượng chu kỳ hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là thụ
tinh trong ống nghiệm cũng làm tăng tần suất của thai ngoài tử cung. Xác định sớm vị trí thai có được sau kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
buộc phải được tiến hành một cách thường qui.
Khái niệm cốt lõi dùng trong chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung: tiến triển của nồng độ ß-hCG huyết thanh.
Tiến bộ trong chẩn đoán thai ngoài tử cung dựa trên sự phát triển các khái niệm cốt lõi (key concepts) dùng trong chẩn đoán.
Khái niệm cốt lõi trước nay chủ yếu dựa trên sự tiến triển của ß-hCG huyết thanh. Trong khái niệm này, động học của ß-hCG có thể
giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung (xem thêm bài TBL 4-2: động học của hCG). ß-hCG thể hiện hoạt năng của nguyên bào nuôi,
nhưng không thể hiện trực tiếp tình trạng thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ bình thường, ß-hCG huyết thanh tăng theo cấp số mũ. Thời
gian để tăng gấp đôi ß-hCG huyết thanh thay đổi từ 1,2 ngày ngay khi làm tổ đến 3,5 ngày lúc thai 8 tuần. Trong vài tuần đầu của thai
trong tử cung bình thường, ở 66% trường hợp, ß-hCG sẽ tăng gấp đôi trong mỗi 2 ngày và không bao giờ tăng < 53% mỗi 2 ngày. Vì
vậy, nếu ß-hCG tăng < 53% trong mỗi 2 ngày, thì nên nghĩ đến khả năng có thai trong tử cung với diễn biến bất thường hay khả năng
có thai ngoài tử cung. Sau khi sẩy thai tự nhiên, ß-hCG huyết thanh sẽ giảm ít nhất 21-35% mỗi 2 ngày. Vì vậy, nếu ß-hCG huyết
thanh giảm < 20% mỗi 2 ngày thì có nhiều khả năng là thai ngoài tử cung. Khi ß-hCG huyết thanh càng thấp (< 500mUI/mL
), thì độ thải
khỏi máu mẹ chậm hơn so với ß-hCG huyết thanh cao. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào động học hCG thì khả năng tầm soát thai ngoài tử
cung sẽ bị hạn chế.
Khái niệm cốt lõi dùng trong chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung: vùng phân biệt của nồng độ hCG và hình ảnh siêu âm
Hiện nay, khái niệm cốt lõi trong chẩn đoán được xây dựng dựa trên định lượng ß-hCG huyết thanh và siêu âm ngả âm đạo. Siêu âm
ngả âm đạo là một phương tiện quan trọng trong khái niệm cốt lõi chẩn đoán thai ngoài tử cung. Trong khái niệm này, một ngưỡng
phân định (discrimination zone) được xác lập. Trong một thai trong tử cung bình thường, khi nồng độ ß-hCG huyết thanh ở trên
ngưỡng cắt này thì phải thấy được hình ảnh của thai trong tử cung. Ngưỡng ß-hCG thường dùng là 1.500-2.000 mUI/mL
để có thể thấy
túi đơn thai trong lòng tử cung và ngưỡng này tăng lên 3000 mUI/mL
đối với song thai. Khi không thấy hình ảnh túi thai trong buồng tử
cung và nồng độ hCG trên ngưỡng phân biệt, thì phải nghĩ đến khả năng có thai ngoài tử cung.
Ngưỡng cắt của vùng phân định được định (set) phù hợp với điều kiện thực hành. Một ngưỡng cắt được set càng cao thì độ chuyên
biệt (specificity)của ngưỡng càng cao, nhưng sẽ mất đi độ nhạy (sensitivity). Ngược lại một ngưỡng cắt được set càng thấp thì độ nhạy
của ngưỡng càng cao, nhưng sẽ mất đi độ chuyên biệt.
Trong khái niệm cốt lõi này, khi nồng độ hCG nằm dưới ngưỡng cắt và không thấy hình ảnh của túi thai trong lòng tử cung, thì chẩn
đoán sẽ được thiết lập theo kiểu: “thai không xác định vị trí với nồng độ ß-hCG nằm dưới ngưỡng phân định” (Pregnancy of Unknown
Location - PUL).
THAI NGOÀI TỬ CUNG Ở VÒI TRỨNG
Diễn tiến tự nhiên của thai ở vòi trứng sẽ theo một trong 3 khả năng: (1) vỡ vòi trứng, (2) sẩy qua loa vòi hoặc (3) thoái triển.
Thai ngoài tử cung đóng ở vòi trứng nhanh chóng xâm lấn vào niêm mạc vòi trứng, ăn mòn vào các mạch máu tăng sinh của vòi trứng.
Khi khối thai phát triển và ăn mòn vào các mạch máu vòi trứng sẽ gây chảy máu khu trú làm cho đoạn vòi trứng chứa khối thai căng
phình ra. Vì vậy trên lâm sàng bệnh nhân có ra máu âm đạo có thể giải thích bằng 2 giả thuyết: (1) do hoạt năng nguyên bào nuôi bất
thường (hCG thấp) không đủ để củng cố và duy trì hoàng thể thai kỳ, làm thiếu hụt cả estrogen và progesterone, thiếu hụt này dẫn đến
sự yếu kém trong củng cố nội mạc tử cung làm nội mạc bị bong róc từng phần, hoặc (2) có thể do máu từ vòi trứng rỉ vào buồng tử
cung. Thai ngoài tử cung ở vòi trứng có thể diễn tiến theo một trong ba khả năng:
 Vỡ vòi trứng gây xuất huyết nội
 Thai ngoài tử cung tự thoái triển do sự cung cấp máu đến khối thai giảm dần
 Sẩy khối thai qua loa vòi vào trong ổ bụng
Tam chứng cổ điển của thai ngoài tử cung ở vòi trứng chưa vỡ: (1) trễ kinh, (2) ra máu âm đạo và (3) đau hạ vị
Thai ngoài tử cung chưa vỡ là hình thái thai ngoài tử cung thường gặp nhất. Lâm sàng thường là nghi ngờ thai ngoài tử cung vì triệu
chứng quá ít và không đặc hiệu. Khám nhiều lần mới có thể chẩn đoán được thai ngoài tử cung.
 Triệu chứng cơ năng: Thường gặp triệu chứng đau hạ vị trong phần lớn trường hợp (99%). Trễ kinh gặp trong khoảng 75-90%.
Ra máu âm đạo bất thường chiếm khoảng 56% trường hợp, có thể thay đổi từ mức độ nhẹ như ri rỉ máu đến mức độ nhiều giống
như máu kinh. Ra máu âm đạo bất thường là hậu quả của tiết ß-hCG thấp do tế bào nuôi của thai ngoài tử cung ít hơn tế bào nuôi
của thai kỳ bình thường, vì vậy không đủ để duy trì hoàng thể, gián tiếp gây thiếu hụt steroid sinh dục, gây mất ổn định nội mạc
tử cung. Chẩn đoán phân biệt phổ biến nhất và khó khăn nhất của bệnh cảnh thai ngoài tử cung chưa vỡ là phân biệt với dọa sẩy
thai hay sẩy thai.
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based 4-3: Xuất huyết tử cung bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ
Bài giảng trực tuyến Thai ngoài tử cung
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 3
 Triệu chứng thực thể: Khám lâm sàng sờ được khối cạnh tử cung trong < 50% trường hợp. Có thể sờ được khối cạnh tử cung ở
bên đối diện với khối thai ngoài tử cung vì khối này là hoàng thể thai kỳ. Tử cung thường mềm và hơi to hơn bình thường. Siêu
âm có thể thấy nội mạc tử cung dày do phản ứng Arias-Stella, là phản ứng mô học của biểu mô nội mạc tử cung đối với ß-hCG,
có thể thấy ít dịch ở cùng đồ Douglas.
Thai ngoài tử cung vỡ gây xuất huyết nội, là một cấp cứu phụ khoa.
Xuất huyết nội của thai ngoài tử cung có thể dẫn đến tử vong. Chẩn đoán phải được thiết lập nhanh chóng.
Triệu chứng cơ năng: bệnh nhân cảm giác đau bụng nhiều, chóng mặt, có thể đau một bên vai do máu tự do trong ổ bụng kích thích
thần kinh hoành.
 Tổng trạng: niêm nhạt nhẹ. Đôi khi, thai ngoài tử cung vỡ gây choáng mát máu với biểu hiện mạch nhanh, huyết áp tụt, da xanh,
niêm tái nhợt, nếu nặng có thể hôn mê.
 Triệu chứng thực thể: khám bụng thấy căng hoặc lình phình, có phản ứng dội. Thăm âm đạo lắc cổ tử cung đau, tử cung hơi to,
khó sờ được khối cạnh tử cung do bụng chứa nhiều máu làm bệnh nhân gồng người khó khám.
 Cận lâm sàng: Test định tính hCG dương tính. Trong nhiều trường hợp bụng cấp, việc chờ đợi kết quả định lượng hCG có thể là
không cần thiết, thậm chí làm mất đi thời gian cho can thiệp. Siêu âm thấy lòng tử cung trống, có thể thấy khối cạnh tử cung, dịch
tự do trong ổ bụng.
Xử trí phải được thực hiện nhanh chóng: cần mổ cấp cứu trong bệnh cảnh này (thường mổ mở, tuy nhiên có thể mổ nội soi tùy thuộc
vào đánh giá của bác sĩ gây mê hồi sức, kỹ năng của phẫu thuật viên và trang thiết bị nội soi tại cơ sở y tế đó). Nên thiết lập 2 đường
truyền khẩu kính lớn để bồi hoàn dịch, có thể truyền máu nếu có chỉ định.
Chẩn đoán phân biệt thường rất khó khăn.
Nhiều tình huống mà thai ngoài tử cung rất khó phân biệt với những bệnh lý khác. Việc tận dụng các phương tiện chẩn đoán căn bản
là định lượng ß-hCG huyết thanh và siêu âm sẽ giúp đỡ trong phân biệt.
Cần phân biệt thai ngoài tử cung với những tình trạng sau:
 Những bệnh liên quan đến phụ khoa
 Dọa sẩy thai hoặc sẩy thai không trọn
 Nang hoàng thể vỡ
 Viêm nhiễm cấp vùng chậu
 U buồng trứng xoắn
 U xơ tử cung thoái hóa (đặc biệt lúc mang thai)
Những bệnh không liên quan đến phụ khoa
 Viêm ruột thừa
 Viêm đài bể thận
 Viêm tụy
ĐIỀU TRỊ THAI NGOÀI TỬ CUNG
Xử trí thai ngoài tử cung tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, cơ sở vật chất và nhân sự tại cơ sở y tế đó. Hiện tại có 3 cách xử trí
thai ngoài tử cung như sau: (1) theo dõi cho đến khi thai ngoài tử cung thoái triển hoàn toàn, (2) điều trị nội khoa và (3) điều trị ngoại
khoa.
Theo dõi cho đến khi thai ngoài tử cung thoái triển hoàn toàn. Điều kiện của chỉ định khá nghiêm ngặt.
Khoảng 80% thai ngoài tử cung có ß-hCG ≤ 1.000 mUI/mL
sẽ không vỡ tự nhiên hoặc không chảy máu vào ổ bụng nhiều mà thường
thoái triển tự nhiên.
Chỉ được áp dụng cách xử trí này cho những trường hợp có các tiêu chuẩn như sau:
 Bệnh nhân có huyết động học ổn định
 Siêu âm có kích thước khối thai ngoài tử cung < 2cm
 ß-hCG huyết thanh < 1.000 mUI/mL
và giảm dần theo thời gian
Những bệnh nhân được xử trí theo cách này phải được định lượng ß-hCG huyết thanh hàng tuần cho đến khi âm tính.
Điều trị nội khoa với Methotrexate có thể được thực hiện khi thai ngoài tử cung chưa vỡ, với những điều kiện xác định.
Ngày nay việc chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung ngay từ khi chưa vỡ giúp cho việc chọn lựa điều trị nội khoa trở nên càng dễ dàng
hơn. Thuốc được chọn điều trị là Methotrexate (MTX) là chất đối vận với acid folic, có tác dụng ức chế tổng hợp DNA của tế bào
nuôi.
Được phép điều trị nội khoa thai ngoài tử cung bằng MTX khi cùng một lúc thỏa các điều kiện sau:
 Huyết động học ổn định
 Thai ngoài tử cung chưa vỡ
 Kích thước khối thai < 3,5 cm và không có tim thai
 ß-hCG huyết thanh < 5.000 mUI/mL
 Bệnh nhân mong muốn điều trị nội khoa
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based 4-3: Xuất huyết tử cung bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ
Bài giảng trực tuyến Thai ngoài tử cung
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 4
Điều trị nội khoa thai ngoài tử cung bằng MTX bị chống chỉ định khi chỉ cần có một trong các yếu tố sau:
 Huyết động học không ổn định
 Thai ngoài tử cung vỡ
 Có bệnh lý huyết học như BC < 3.000/mm3, TC < 100.000/mm3; hoặc suy chức năng thận (creatinin tăng) hoặc suy chức năng
gan (SGOT, SGPT tăng)
 Bệnh lý loét dạ dày, bệnh phổi đang tiến triển hay suy giảm miễn dịch
 Quá mẫn với MTX
 Đang cho con bú hoặc có thai trong tử cung cùng tồn tại
 Bệnh nhân không có thời gian để làm xét nghiệm theo dõi ßhCG huyết thanh đến khi âm tính
 Khoảng cách từ nhà đến bệnh viện quá xa, vì khi điều trị nội khoa có thể vỡ vòi trứng không vào bệnh viện cấp cứu kịp thời
 Bệnh nhân không muốn điều trị nội khoa
Trước khi điều trị MTX, bệnh nhân được xét nghiệm ß-hCG huyết thanh, công thức máu, chức năng gan, thận. Trong đa số các trường
hợp, phác đồ điều trị đơn liều MTX được dùng. Một số bệnh viện chọn phác đồ điều trị MTX đa liều để giảm tỷ lệ thất bại điều trị. So
với phác đồ đa liều MTX, hiệu quả của đơn liều MTX gần tương đương nhưng ít tác dụng phụ hơn. Phác đồ MTX đa liều có nhược
điểm là cần phải dùng thêm leucovorin xen kẽ để giảm thiểu tác dụng phụ do thiếu hụt folate.
Nếu bệnh nhân có triệu chứng thai ngoài tử cung vỡ hoặc dọa vỡ, có thể chuyển sang điều trị ngoại khoa.
 Khi được chỉ định điều trị MTX, bệnh nhân sẽ được tiêm bắp MTX với liều 50 mg/m2 da.
 Định lượng ß-hCG vào ngày thứ 4 và thứ 7 sau tiêm.
o Nếu ß-hCG vào ngày 7 giàm hơn 15% so với ß-hCG ngày thứ 4: được xem là thai ngoài tử cung đáp ứng với điều trị MTX và sẽ định lượng ß-hCG
hàng tuần cho đến khi âm tính.
o Nếu ß-hCG vào ngày 7 không giàm hơn 15% hoặc bình nguyên hoặc tăng so với ß-hCG ngày thứ 4: được xem là thai ngoài tử cung không đáp ứng với
điều trị MTX lần 1, sẽ điều trị tiếp MTX liều thứ 2 nếu còn chỉ định. Lưu ý là sau khi tiêm MTX vài ngày, ß-hCG có thể tăng (vào ngày thứ 4) là do hợp
bào nuôi tiếp tục sản xuất ß-hCG trong khi tế bào nuôi đã ngừng sản xuất ß-hCG và MTX làm hoại tử tế bào nuôi, sẽ làm vỡ ra nhiều mảnh ß-hCG mà
máy xét nghiệm đếm số mảnh vỡ này chứ không phân biệt được là các mảnh vỡ này cùng xuất hiện từ 1 tiểu đơn vị ß-hCG.
 Trong lúc điều trị MTX, nên hướng dẫn bệnh nhân:
o Tránh thức ăn chứa folate
o Tránh dùng thuốc kháng viêm nonsteroid vì thuốc này có thể tương tác với MTX gây ức chế tủy xương, hay gây độc tố đường tiêu hóa
o Tránh giao hợp vì có thể gây vỡ khối thai ngoài tử cung. Nên ngừa thai ít nhất 3 tháng sau khi ßhCG âm tính
o Hạn chế khám âm đạo vì có thể gây vỡ thai ngoài tử cung
o Tránh tiếp xúc ánh sáng mặt trời vì có thể gây viêm da.
Theo dõi sau điều trị MTX chủ yếu là bằng diễn biến của ß-hCG huyết thanh.
Cần định lượng ß-hCG huyết thanh hàng tuần để đánh giá điều trị thai ngoài tử cung bằng MTX. Không nên sử dụng siêu âm là
phương tiện theo dõi điều trị nội khoa MTX vì trên siêu âm sẽ thấy kích thước khối thai to lên và có thể tồn tại vài tuần. Khối thai to
thường là do máu tụ trong vòi trứng và không nên dựa vào yếu tố này để đánh giá thất bại của MTX.
Tuy nhiên, siêu âm có giá trị để đánh giá lượng dịch tự do trong ổ bụng đối với những bệnh nhân đau bụng nhiều nghi thai ngoài tử
cung vỡ sau điều trị MTX. Thường đau bụng vài ngày sau khi tiêm MTX, chủ yếu là do khối thai sẩy qua loa hoặc máu tụ làm vòi
trứng căng ra.
Ngoại khoa là lựa chọn ưu tiên khi huyết động bất thường. Là lựa chọn bình dẳng với nội khoa khi thai ngoài tử cung chưa vỡ.
Mổ mở thường áp dụng cho bệnh nhân có huyết động học không ổn định nhằm mục đích giải quyết nhanh khối thai để cầm máu tức
thời. Mổ mở cũng là phương pháp hữu hiệu trong trường hợp có chống chỉ định nội soi hoặc nội soi thất bại như bệnh nhân có dính
trong ổ bụng nhiều do tiền sử mổ trước đó hay nhiễm trùng hoặc lạc nội mạc tử cung dính. Tuy nhiên, khi bệnh nhân có huyết động
học ổn định hay có sẵn dụng cụ, thì mổ nội soi là một phương pháp điều trị được ưu tiên do những ưu điểm như thời gian nằm viện
ngắn, chi phí thấp, ít đau, ít dính sau mổ, phục hồi nhanh và thẩm mỹ hơn. Điều trị ngoại khoa thai ở vòi trứng tùy thuộc vào mức độ
tổn thương của vòi trứng và mong muốn có thai trong tương lai của bệnh nhân.
Chỉ định điều trị ngoại khoa:
 Huyết động học không ổn định
 Thai ngoài tử cung vỡ
 Chống chỉ định dùng MTX
 Có thai trong tử cung cùng tồn tại
 Điều trị MTX thất bại
 Có bệnh lý hiếm muộn do nguyên nhân vòi trứng cần cắt bỏ và có kế hoạch làm thụ tinh trong ống nghiệm
 Mong muốn triệt sản
Cách mổ có thể là cắt vòi trứng toàn phần hoặc xẻ vòi trứng bảo tồn.
Cắt vòi trứng toàn phần: là can thiệp triệt để. Phẫu thuật này được thực hiện đối với những trường hợp sau:
 Tổn thương nặng vòi trứng
 Thai ngoài tử cung vỡ
 Thai ngoài tử cung tái phát ở vòi trứng cùng bên
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based 4-3: Xuất huyết tử cung bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ
Bài giảng trực tuyến Thai ngoài tử cung
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 5
 Khối thai ngoài tử cung to > 5 cm
 Bệnh nhân không còn muốn có thai trong tương lai
Xẻ vòi trứng bảo tồn: được lựa chọn hay được nghĩ đến trong trường hợp bệnh nhân còn muốn có thai trong tương lai.
Nguy cơ sót tế bào nuôi sau xẻ vòi trứng bảo tồn là 3-20%, vì vậy cần định lượng ß-hCG sau mổ 3 ngày, nếu ß-hCG sau mổ 3 ngày
giảm hơn 20% so với ß-hCG trước mổ thì được xem là bảo tồn thành công và sẽ định lượng ß-hCG hàng tuần cho đến khi âm tính.
Nếu ß-hCG sau mổ 3 ngày giảm ít hơn 20% so với ß-hCG trước mổ thì được xem là còn sót tế bào nuôi, trường hợp này sẽ được tư
vấn điều trị methotrexate đơn liều 50 mg
tiêm bắp.
TƯƠNG LAI SẢN KHOA SAU THAI NGOÀI TỬ CUNG
Những bệnh nhân đã bị thai ngoài tử cung thì có gia tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung và vô sinh sau đó. Có vài nghiên cứu cho thấy
rằng tỷ lệ có thai khoảng 80% trong thời gian từ 9-12 tháng sau điều trị thai ngoài tử cung ở cả hai phương pháp điều trị nội khoa hay
ngoại khoa.
Nên tư vấn kỹ cho bệnh nhân về tương lai sản khoa vì nếu người đã bị 1 lần thai ngoài tử cung thì nguy cơ bị thai ngoài tử cung trong
tương lai tăng lên 7-13 lần, khả năng có thai ở lần có thai tiếp theo là: 50-80% có thai trong tử cung và 10-25% thai ngoài tử cung.
Hình 1: Phân bố các vị trí của thai ngoài tử cung
75-80% thai ngoài tử cung là ở đoạn bóng, 12% ở đoạn eo, 6-11% ở đoạn loa và 2% ở đoạn
kẽ. Ngoài ra, còn có những vị trí ít gặp hơn như ở buồng trứng, cổ tử cung, trong dây chằng
rộng hay ổ bụng. Gần đây, thai ngoài tử cung đóng ở sẹo mổ lấy thai cũ cũng trở thành một
vấn đề mới của sản khoa
Hình 2: Siêu âm và định lượng ß-hCG huyết thanh
Hiếm khi ta có được hình ảnh trực tiếp của thai ngoài tử cung như hình bên.
Hiện nay, khái niệm cốt lõi trong chẩn đoán được xây dựng dựa trên định lượng ß-hCG huyết
thanh và siêu âm ngả âm đạo. Siêu âm ngả âm đạo là một phương tiện quan trọng trong khái
niệm cốt lõi chẩn đoán thai ngoài tử cung. Trong khái niệm này, một ngưỡng phân định
(discrimination zone) được xác lập. Trong một thai trong tử cung bình thường, khi nồng độ ß-
hCG huyết thanh ở trên ngưỡng cắt này thì phải thấy được hình ảnh của thai trong tử cung.
Ngưỡng ß-hCG thường dùng là 1.500-2.000 mUI/mL
để có thể thấy túi đơn thai trong lòng tử
cung và ngưỡng này tăng lên 3000 mUI/mL
đối với song thai.
Hình 3: Cắt vòi trứng toàn phần
Là can thiệp triệt để. Phẫu thuật này được thực hiện đối với những trường hợp sau:
• Tổn thương nặng vòi trứng
• Thai ngoài tử cung vỡ
• Thai ngoài tử cung tái phát ở vòi trứng cùng bên
• Khối thai ngoài tử cung to > 5 cm
• Bệnh nhân không còn muốn có thai trong tương lai
Hình 4: Điều trị xẻ vòi trứng bảo tồn
Là phẫu thuật được lựa chọn hay được nghĩ đến trong trường hợp bệnh nhân còn muốn có thai
trong tương lai.
Có thể giảm chảy máu lúc xẻ vòi trứng bảo tồn bằng cách sử dụng chất co mạch Vasopressin
hoặc Oxytocin pha loãng tiêm vào mạc treo vòi trứng, sau đó dùng dao điện đơn cực rạch
khoảng 2cm tại bờ tự do của vòi trứng nơi chứa khối thai, dùng lực nước của ống bơm làm
tróc khối thai, đốt cầm máu nhẹ nhàng bằng dao điện lưỡng cực. Để 2 mép đường xẻ lành tự
nhiên, không phải khâu lại cho thấy kết quả tốt hơn trường hợp khâu lại 2 mép đường xẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based 4-3: Xuất huyết tử cung bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ
Bài giảng trực tuyến Thai ngoài tử cung
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 6
1. Ankum WM, Mol BW, Van der Veen F, Bossuyt PM. Risk factors for ectopic pregnancy: a meta-analysis. Fertil Steril 1996; 65:1093.
2. Alsuleiman SA, Grimes EM. Ectopic pregnancy: a review of 147 cases. J Reprod Med 1982; 27:101.
3. Weckstein LN. Current perspective on ectopic pregnancy. Obstet Gynecol Surv 1985; 40:259.
4. Job-Spira N, Fernandez H, Bouyer J, et al. Ruptured tubal ectopic pregnancy: risk factors and reproductive outcome: results of a population-based study in France. Am J Obstet Gynecol 1999; 180:938.
5. Dart RG, Kaplan B, Varaklis K. Predictive value of history and physical examination in patients with suspected ectopic pregnancy. Ann Emerg Med 1999; 33:283.
6. Buckley RG, King KJ, Disney JD, et al. History and physical examination to estimate the risk of ectopic pregnancy: validation of a clinical prediction model. Ann Emerg Med 1999; 34:589.
7. Tulandi, T. Current protocol for ectopic pregnancy. Contemp Obstet Gynecol 1999; 44:42.
8. Yao M, Tulandi T. Current status of surgical and nonsurgical management of ectopic pregnancy. Fertil Steril 1997; 67:421.
9. Ankum WM, Van der Veen F, Hamerlynck JV, Lammes FB. Laparoscopy: a dispensable tool in the diagnosis of ectopic pregnancy? Hum Reprod 1993; 8:1301.
10. Gabrielli S, Romero R, Pilu G, et al. Accuracy of transvaginal ultrasound and serum ßhCG in the diagnosis of ectopic pregnancy. Ultrasound Obstet Gynecol 1992; 2:110.
11. Kirchler HC, Seebacher S, Alge AA, et al. Early diagnosis of tubal pregnancy: changes in tubal blood flow evaluated by endovaginal color Doppler sonography. Obstet Gynecol 1993; 82:561.
12. Daya S. Human chorionic gonadotropin increase in normal early pregnancy. Am J Obstet Gynecol 1987; 156:286.
13. Cole LA. Individual deviations in human chorionic gonadotropin concentrations during pregnancy. Am J Obstet Gynecol 2011; 204:349.e1.
14. Kadar N, DeCherney AH, Romero R. Receiver operating characteristic (ROC) curve analysis of the relative efficacy of single and serial chorionic gonadotropin determinations in the early diagnosis of ectopic
pregnancy. Fertil Steril 1982; 37:542.
15. Barnhart KT, Sammel MD, Rinaudo PF, et al. Symptomatic patients with an early viable intrauterine pregnancy: ßHCG curves redefined. Obstet Gynecol 2004; 104:50.
16. Silva C, Sammel MD, Zhou L, et al. Human chorionic gonadotropin profile for women with ectopic pregnancy. Obstet Gynecol 2006; 107:605.
17. Kadar N, DeVore G, Romero R. Discriminatory ßhCG zone: its use in the sonographic evaluation for ectopic pregnancy. Obstet Gynecol 1981; 58:156.
18. Rotmensch S, Cole LA. False diagnosis and needless therapy of presumed malignant disease in women with false-positive human chorionic gonadotropin concentrations. Lancet 2000; 355:712.
19. Cole LA. Phantom ßhCG and phantom choriocarcinoma. Gynecol Oncol 1998; 71:325.
20. Olsen TG, Hubert PR, Nycum LR. Falsely elevated human chorionic gonadotropin leading to unnecessary therapy. Obstet Gynecol 2001; 98:843.
21. Paul M, Schaff E, Nichols M. The roles of clinical assessment, human chorionic gonadotropin assays, and ultrasonography in medical abortion practice. Am J Obstet Gynecol 2000; 183:S34.
22. Barnhart KT, Simhan H, Kamelle SA. Diagnostic accuracy of ultrasound above and below the beta-ßhCG discriminatory zone. Obstet Gynecol 1999; 94:583.
23. Condous G, Kirk E, Lu C, et al. Diagnostic accuracy of varying discriminatory zones for the prediction of ectopic pregnancy in women with a pregnancy of unknown location. Ultrasound Obstet Gynecol 2005;
26:770.
24. Seeber BE, Barnhart KT. Suspected ectopic pregnancy. Obstet Gynecol 2006; 107:399.
25. Rausch ME, Barnhart KT. Serum biomarkers for detecting ectopic pregnancy. Clin Obstet Gynecol 2012; 55:418.
26. Verhaegen J, Gallos ID, van Mello NM, et al. Accuracy of single progesterone test to predict early pregnancy outcome in women with pain or bleeding: meta-analysis of cohort studies. BMJ 2012; 345:e6077.
27. Perkins SL, Al-Ramahi M, Claman P. Comparison of serum progesterone as an indicator of pregnancy nonviability in spontaneously pregnant emergency room and infertility clinic patient populations. Fertil Steril
2000; 73:499.
28. Lindahl B, Ahlgren M. Identification of chorion villi in abortion specimens. Obstet Gynecol 1986; 67:79.
29. Ries A, Singson P, Bidus M, Barnes JG. Use of the endometrial pipelle in the diagnosis of early abnormal gestations. Fertil Steril 2000; 74:593.
30. Barnhart KT, Gracia CR, Reindl B, Wheeler JE. Usefulness of pipelle endometrial biopsy in the diagnosis of women at risk for ectopic pregnancy. Am J Obstet Gynecol 2003; 188:906.
31. Lipscomb GH, Stovall TG, Ling FW. Nonsurgical treatment of ectopic pregnancy. N Engl J Med 2000; 343:1325.
32. Barnhart KT, Katz I, Hummel A, Gracia CR. Presumed diagnosis of ectopic pregnancy. Obstet Gynecol 2002; 100:505.
33. Ailawadi M, Lorch SA, Barnhart KT. Cost-effectiveness of presumptively medically treating women at risk for ectopic pregnancy compared with first performing a dilatation and curettage. Fertil Steril 2005; 83:376.
34. Condous G, Kirk E, Lu C, et al. There is no role for uterine curettage in the contemporary diagnostic workup of women with a pregnancy of unknown location. Hum Reprod 2006; 21:2706.
35. Condous G, Timmerman D, Goldstein S, et al. Pregnancies of unknown location: consensus statement. Ultrasound Obstet Gynecol 2006; 28:121.
36. Pellerito JS, Taylor KJ, Quedens-Case C, et al. Ectopic pregnancy: evaluation with endovaginal color flow imaging. Radiology 1992; 183:407.
37. Atri M. Ectopic pregnancy versus corpus luteum cyst revisited: best Doppler predictors. J Ultrasound Med 2003; 22:1181.
38. Kataoka ML, Togashi K, Kobayashi H, et al. Evaluation of ectopic pregnancy by magnetic resonance imaging. Hum Reprod 1999; 14:2644.
39. Stovall TG, Kellerman AL, Ling FW, Buster JE. Emergency department diagnosis of ectopic pregnancy. Ann Emerg Med 1990; 19:1098.
40. Mol BW, van der Veen F, Bossuyt PM. Symptom-free women at increased risk of ectopic pregnancy: should we screen? Acta Obstet Gynecol Scand 2002; 81:661.
41. De Los Ríos JF, Castañeda JD, Miryam A. Bilateral ectopic pregnancy. J Minim Invasive Gynecol 2007; 14:419.
42. Cepni I, Ocal P, Erkan S, Erzik B. Conservative treatment of cervical ectopic pregnancy with transvaginal ultrasound-guided aspiration and single-dose methotrexate. Fertil Steril 2004; 81:1130.
43. Benson CB, Doubilet PM. Strategies for conservative treatment of cervical ectopic pregnancy. Ultrasound Obstet Gynecol 1996; 8:371.
44. Ushakov FB, Elchalal U, Aceman PJ, Schenker JG. Cervical pregnancy: past and future. Obstet Gynecol Surv 1997; 52:45.
45. Comstock C, Huston K, Lee W. The ultrasonographic appearance of ovarian ectopic pregnancies. Obstet Gynecol 2005; 105:42.
46. Dilbaz S, Katas B, Demir B, Dilbaz B. Treating cornual pregnancy with a single methotrexate injection: a report of 3 cases. J Reprod Med 2005; 50:141.
47. Lau S, Tulandi T. Conservative medical and surgical management of interstitial ectopic pregnancy. Fertil Steril 1999; 72:207.
48. Fisch JD, Ortiz BH, Tazuke SI, et al. Medical management of interstitial ectopic pregnancy: a case report and literature review. Hum Reprod 1998; 13:1981.
49. Atrash HK, Friede A, Hogue CJ. Abdominal pregnancy in the United States: frequency and maternal mortality. Obstet Gynecol 1987; 69:333.
50. Dover RW, Powell MC. Management of a primary abdominal pregnancy. Am J Obstet Gynecol 1995; 172:1603.
51. Fisch B, Peled Y, Kaplan B, et al. Abdominal pregnancy following in vitro fertilization in a patient with previous bilateral salpingectomy. Obstet Gynecol 1996; 88:642.
52. Onan MA, Turp AB, Saltik A, et al. Primary omental pregnancy: case report. Hum Reprod 2005; 20:807.
53. Varma R, Mascarenhas L, James D. Successful outcome of advanced abdominal pregnancy with exclusive omental insertion. Ultrasound Obstet Gynecol 2003; 21:192.
54. Bernstein HB, Thrall MM, Clark WB. Expectant management of intramural ectopic pregnancy. Obstet Gynecol 2001; 97:826.
55. Shinohara A, Yamada A, Imai A. Rupture of noncommunicating rudimentary uterine horn at 27 weeks' gestation with neonatal and maternal survival. Int J Gynaecol Obstet 2005; 88:316.
56. Fernandez H, Lelaidier C, Doumerc S, et al. Nonsurgical treatment of heterotopic pregnancy: a report of six cases. Fertil Steril 1993; 60:428.
57. Goldstein JS, Ratts VS, Philpott T, Dahan MH. Risk of surgery after use of potassium chloride for treatment of tubal heterotopic pregnancy. Obstet Gynecol 2006; 107:506.
58. Doubilet PM, Benson CB, Frates MC, Ginsburg E. Sonographically guided minimally invasive treatment of unusual ectopic pregnancies. J Ultrasound Med 2004; 23:359.
59. Gyamfi C, Cohen S, Stone JL. Maternal complication of cervical heterotopic pregnancy after successful potassium chloride fetal reduction. Fertil Steril 2004; 82:940.
60. Salomon LJ, Fernandez H, Chauveaud A, et al. Successful management of a heterotopic Caesarean scar pregnancy: potassium chloride injection with preservation of the intrauterine gestation: case report. Hum Reprod
2003; 18:189.
61. Rotas MA, Haberman S, Levgur M. Cesarean scar ectopic pregnancies: etiology, diagnosis, and management. Obstet Gynecol 2006; 107:1373.
62. Vial Y, Petignat P, Hohlfeld P. Pregnancy in a cesarean scar. Ultrasound Obstet Gynecol 2000; 16:592.
63. Ash A, Smith A, Maxwell D. Caesarean scar pregnancy. BJOG 2007; 114:253.
64. Valley MT, Pierce JG, Daniel TB, Kaunitz AM. Cesarean scar pregnancy: imaging and treatment with conservative surgery. Obstet Gynecol 1998; 91:838.
65. Habbu J, Read MD. Ovarian pregnancy successfully treated with methotrexate. J Obstet Gynaecol 2006; 26:587.
66. Raziel A, Golan A. Primary ovarian pregnancy successfully treated with methotrexate. Am J Obstet Gynecol 1993; 169:1362.
67. Shamma FN, Schwartz LB. Primary ovarian pregnancy successfully treated with methotrexate. Am J Obstet Gynecol 1992; 167:1307.
68. Fishman DA, Padilla LA, Joob A, Lurain JR. Ectopic pregnancy causing hemothorax managed by thoracoscopy and actinomycin D. Obstet Gynecol 1998; 91:837.
69. Jansen RP, Elliott PM. Angular intrauterine pregnancy. Obstet Gynecol 1981; 58:167.
70. Larraín D, Marengo F, Bourdel N, et al. Proximal ectopic pregnancy: a descriptive general population-based study and results of different management options in 86 cases. Fertil Steril 2011; 95:867.
71. Tulandi T, Al-Jaroudi D. Interstitial pregnancy: results generated from the Society of Reproductive Surgeons Registry. Obstet Gynecol 2004; 103:47.
72. Soriano D, Vicus D, Mashiach R, et al. Laparoscopic treatment of cornual pregnancy: a series of 20 consecutive cases. Fertil Steril 2008; 90:839.
73. Chan LY, Fok WY, Yuen PM. Pitfalls in diagnosis of interstitial pregnancy. Acta Obstet Gynecol Scand 2003; 82:867.
74. Anderson FW, Hogan JG, Ansbacher R. Sudden death: ectopic pregnancy mortality. Obstet Gynecol 2004; 103:1218.
75. LUND J. Early ectopic pregnancy; comments on conservative treatment. J Obstet Gynaecol Br Emp 1955; 62:70.
76. Shalev E, Peleg D, Tsabari A, et al. Spontaneous resolution of ectopic tubal pregnancy: natural history. Fertil Steril 1995; 63:15.
77. Korhonen J, Stenman UH, Ylöstalo P. Serum human chorionic gonadotropin dynamics during spontaneous resolution of ectopic pregnancy. Fertil Steril 1994; 61:632.
78. Trio D, Strobelt N, Picciolo C, et al. Prognostic factors for successful expectant management of ectopic pregnancy. Fertil Steril 1995; 63:469.
79. Tulandi T, Ferenczy A, Berger E. Tubal occlusion as a result of retained ectopic pregnancy: a case report. Am J Obstet Gynecol 1988; 158:1116.

More Related Content

More from SoM

Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 
thiết bị tim mạch.pdf
thiết bị tim mạch.pdfthiết bị tim mạch.pdf
thiết bị tim mạch.pdfSoM
 
rối loạn nhịp tim.pdf
rối loạn nhịp tim.pdfrối loạn nhịp tim.pdf
rối loạn nhịp tim.pdfSoM
 
nhịp nhanh trên thất.pdf
nhịp nhanh trên thất.pdfnhịp nhanh trên thất.pdf
nhịp nhanh trên thất.pdfSoM
 
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdf
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdfhội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdf
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdfSoM
 
bóc tách động mạch chủ.pdf
bóc tách động mạch chủ.pdfbóc tách động mạch chủ.pdf
bóc tách động mạch chủ.pdfSoM
 
hội chứng động mạch chủ cấp.pdf
hội chứng động mạch chủ cấp.pdfhội chứng động mạch chủ cấp.pdf
hội chứng động mạch chủ cấp.pdfSoM
 
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdf
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdfnhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdf
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdfSoM
 
nhịp chậm, block nhĩ thất và phân ly nhĩ thất.pdf
nhịp chậm, block nhĩ thất và phân ly nhĩ thất.pdfnhịp chậm, block nhĩ thất và phân ly nhĩ thất.pdf
nhịp chậm, block nhĩ thất và phân ly nhĩ thất.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 
thiết bị tim mạch.pdf
thiết bị tim mạch.pdfthiết bị tim mạch.pdf
thiết bị tim mạch.pdf
 
rối loạn nhịp tim.pdf
rối loạn nhịp tim.pdfrối loạn nhịp tim.pdf
rối loạn nhịp tim.pdf
 
nhịp nhanh trên thất.pdf
nhịp nhanh trên thất.pdfnhịp nhanh trên thất.pdf
nhịp nhanh trên thất.pdf
 
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdf
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdfhội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdf
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdf
 
bóc tách động mạch chủ.pdf
bóc tách động mạch chủ.pdfbóc tách động mạch chủ.pdf
bóc tách động mạch chủ.pdf
 
hội chứng động mạch chủ cấp.pdf
hội chứng động mạch chủ cấp.pdfhội chứng động mạch chủ cấp.pdf
hội chứng động mạch chủ cấp.pdf
 
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdf
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdfnhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdf
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdf
 
nhịp chậm, block nhĩ thất và phân ly nhĩ thất.pdf
nhịp chậm, block nhĩ thất và phân ly nhĩ thất.pdfnhịp chậm, block nhĩ thất và phân ly nhĩ thất.pdf
nhịp chậm, block nhĩ thất và phân ly nhĩ thất.pdf
 

Recently uploaded

SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
Chuyên đề Viêm não bài giảng sau đại học.pptx
Chuyên đề Viêm não bài giảng sau đại học.pptxChuyên đề Viêm não bài giảng sau đại học.pptx
Chuyên đề Viêm não bài giảng sau đại học.pptxNhikhoa1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbPhNguyn914909
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfHongBiThi1
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptxngocsangchaunguyen
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh TrangMinhTTrn14
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx27NguynTnQuc11A1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
Chuyên đề Viêm não bài giảng sau đại học.pptx
Chuyên đề Viêm não bài giảng sau đại học.pptxChuyên đề Viêm não bài giảng sau đại học.pptx
Chuyên đề Viêm não bài giảng sau đại học.pptx
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 

THAI NGOÀI TỬ CUNG

  • 1. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based 4-3: Xuất huyết tử cung bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ Bài giảng trực tuyến Thai ngoài tử cung © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 1 Bài Team-Based 4-3: Xuất huyết tử cung bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ Thai ngoài tử cung Bùi Chí Thương 1 , Âu Nhựt Luân 2 Mục tiêu bài giảng Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các yêu tố nguy cơ và nguyên nhân của thai ngoài tử cung 2. Trình bày được 2 khái niệm cốt lõi (key concept) trong thiết lập chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung 3. Mô tả được bệnh cảnh lâm sàng của thai ngoài tử cung chưa vỡ và đã vỡ 4. Phân tích được chỉ định của điều trị nội khoa thai ngoài tử cung bằng methotrexate. So sánh được với điều trị ngoại khoa 5. Phân tích được chỉ định của điều trị ngoại khoa thai ngoài tử cung. So sánh được 2 phương pháp điều trị ngoại khoa Trong vài thập niên gần đây, cho dù có nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán sớm, nhưng thai ngoài tử cung vẫn là bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai sản khoa của người phụ nữ. Thai ngoài tử cung được định nghĩa khi thai làm tổ bên ngoài buồng tử cung. Hơn 95% thai ngoài tử cung nằm ở vòi trứng. 75-80% thai ngoài tử cung là ở đoạn bóng, 12% ở đoạn eo, 6-11% ở đoạn loa và 2% ở đoạn kẽ. Ngoài ra, còn có những vị trí ít gặp hơn như ở buồng trứng, cổ tử cung, trong dây chằng rộng hay ổ bụng. Gần đây, thai ngoài tử cung đóng ở sẹo mổ lấy thai cũ cũng trở thành một vấn đề mới của sản khoa CHẨN ĐOÁN SỚM THAI NGOÀI TỬ CUNG Yếu tố quan trọng giúp điều trị thai ngoài tử cung thành công là chẩn đoán sớm. Chẩn đoán sớm và chính xác thai ngoài tử cung sẽ cho phép mở rộng các lựa chọn trong điều trị, cũng như quyết định sự thành công của điều trị. Trong những thập niên gần đây, nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung. Trong những năm gần đây, mặc dù được chẩn đoán sớm nhưng thai ngoài tử cung vẫn là bệnh lý gây tử vong mẹ (4-6% tại Hoa Kỳ) và là nguyên nhân gây tử vong mẹ thường gặp nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, chúng ta nên nghĩ đến “thai ngoài tử cung” khi bệnh nhân trong lứa tuổi sinh đẻ có đau hạ vị, trễ kinh và ra huyết âm đạo, đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ. Nguyên nhân của thai ngoài tử cung thường không rõ ràng nhưng thường phối hợp với một số yếu tố nguy cơ. Xuất độ thai ngoài tử cung là 1:80 thai kỳ tự nhiên. Yếu tố nguy cơ lớn nhất là bệnh lý ống dẫn trứng do nguyên nhân thụ đắc. Nguyên nhân lớn nhất của thai ngoài tử cung là do tổn thương ống dẫn trứng. Khoảng 50% trường hợp là do tổn thương lớp bề mặt lông chuyển bên trong vòi trứng do hậu quả của viêm nhiễm Chlamydia và lậu cầu, dẫn đến sự thay đổi cơ chế vận chuyển vòi trứng. Những nguyên nhân khác có thể gặp như sự di chuyển chậm trễ của hợp tử vào buồng tử cung hoặc hợp tử lại di chuyển sang vòi trứng đối diện, dưới tác động của các yếu tố nội sinh hay ngoại sinh. Tỷ lệ thai ngoài tử cung cũng tăng cao trong những thai kỳ có hỗ trợ sinh sản. Một số yếu tố nguy cơ của thai ngoài tử cung như sau:  Viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng trên vòi trứng, đặc biệt do Chlamydia và lậu cầu  Tiền sử phẫu thuật trên vòi trứng: tái tạo vòi trứng, nối vòi trứng  Tiền sử bị thai ngoài tử cung  Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: kích thích rụng trứng, thụ tinh trong ống nghiệm…  Thuốc ngừa thai dạng khẩn cấp chỉ chứa progestin  Các bất thường giải phẫu của vòi trứng: polyp hay túi thừa vòi trứng  Hút thuốc lá Trong hai thập niên qua, tỷ lệ thai ngoài tử cung được chẩn đoán đã gia tăng đáng kể. Số lượng thai ngoài tử cung được chẩn đoán đã tăng nhanh nhờ vào sự cải thiện của các kỹ thuật chẩn đoán, cũng như sự thay đổi trong các khái niệm cốt lõi (key concepts) dùng trong chẩn đoán. Song song với gia tăng của hiệu quả trong chẩn đoán, thai ngoài tử cung được nhận biết ngày càng sớm hơn. Tần suất thai ngoài tử cung gia tăng còn do liên quan đến những biến đổi đổi trong lối sống, làm tăng tần suất của viêm vòi trứng cấp tính và mãn tính gia tăng, đặc biệt do Chlamydia trachomatis. 1 Tiến sĩ. Giảng viên Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: buichithuong@yahoo.com 2 Giảng viên Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: aunhutluan@gmail.com
  • 2. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based 4-3: Xuất huyết tử cung bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ Bài giảng trực tuyến Thai ngoài tử cung © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 2 Song hành với các bệnh lý nhiễm trùng, là các nỗ lực phục hồi các thương tổn ống dẫn trứng. Tăng số lượng phẫu thuật tạo hình ống dẫn trứng như vi phẫu nối vòi trứng hay tái tạo loa vòi trong khảo sát vô sinh do nguyên nhân vòi trứng có thể phục hồi chức năng ống dẫn trứng cho một phần (40%) bệnh nhân có tổn thương ống dẫn trứng. Tuy nhiên, với các bệnh nhân còn lại, việc tạo hình không thành công, dẫn đến thất bại của phẫu thuật phục hồi hay thai ngoài tử cung. Khi nỗ lực tạo hình thất bại, người ta cầu viện đến các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (Assissted Reproductive Technology - ART). Tuy nhiên, việc tăng số lượng chu kỳ hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là thụ tinh trong ống nghiệm cũng làm tăng tần suất của thai ngoài tử cung. Xác định sớm vị trí thai có được sau kỹ thuật hỗ trợ sinh sản buộc phải được tiến hành một cách thường qui. Khái niệm cốt lõi dùng trong chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung: tiến triển của nồng độ ß-hCG huyết thanh. Tiến bộ trong chẩn đoán thai ngoài tử cung dựa trên sự phát triển các khái niệm cốt lõi (key concepts) dùng trong chẩn đoán. Khái niệm cốt lõi trước nay chủ yếu dựa trên sự tiến triển của ß-hCG huyết thanh. Trong khái niệm này, động học của ß-hCG có thể giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung (xem thêm bài TBL 4-2: động học của hCG). ß-hCG thể hiện hoạt năng của nguyên bào nuôi, nhưng không thể hiện trực tiếp tình trạng thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ bình thường, ß-hCG huyết thanh tăng theo cấp số mũ. Thời gian để tăng gấp đôi ß-hCG huyết thanh thay đổi từ 1,2 ngày ngay khi làm tổ đến 3,5 ngày lúc thai 8 tuần. Trong vài tuần đầu của thai trong tử cung bình thường, ở 66% trường hợp, ß-hCG sẽ tăng gấp đôi trong mỗi 2 ngày và không bao giờ tăng < 53% mỗi 2 ngày. Vì vậy, nếu ß-hCG tăng < 53% trong mỗi 2 ngày, thì nên nghĩ đến khả năng có thai trong tử cung với diễn biến bất thường hay khả năng có thai ngoài tử cung. Sau khi sẩy thai tự nhiên, ß-hCG huyết thanh sẽ giảm ít nhất 21-35% mỗi 2 ngày. Vì vậy, nếu ß-hCG huyết thanh giảm < 20% mỗi 2 ngày thì có nhiều khả năng là thai ngoài tử cung. Khi ß-hCG huyết thanh càng thấp (< 500mUI/mL ), thì độ thải khỏi máu mẹ chậm hơn so với ß-hCG huyết thanh cao. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào động học hCG thì khả năng tầm soát thai ngoài tử cung sẽ bị hạn chế. Khái niệm cốt lõi dùng trong chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung: vùng phân biệt của nồng độ hCG và hình ảnh siêu âm Hiện nay, khái niệm cốt lõi trong chẩn đoán được xây dựng dựa trên định lượng ß-hCG huyết thanh và siêu âm ngả âm đạo. Siêu âm ngả âm đạo là một phương tiện quan trọng trong khái niệm cốt lõi chẩn đoán thai ngoài tử cung. Trong khái niệm này, một ngưỡng phân định (discrimination zone) được xác lập. Trong một thai trong tử cung bình thường, khi nồng độ ß-hCG huyết thanh ở trên ngưỡng cắt này thì phải thấy được hình ảnh của thai trong tử cung. Ngưỡng ß-hCG thường dùng là 1.500-2.000 mUI/mL để có thể thấy túi đơn thai trong lòng tử cung và ngưỡng này tăng lên 3000 mUI/mL đối với song thai. Khi không thấy hình ảnh túi thai trong buồng tử cung và nồng độ hCG trên ngưỡng phân biệt, thì phải nghĩ đến khả năng có thai ngoài tử cung. Ngưỡng cắt của vùng phân định được định (set) phù hợp với điều kiện thực hành. Một ngưỡng cắt được set càng cao thì độ chuyên biệt (specificity)của ngưỡng càng cao, nhưng sẽ mất đi độ nhạy (sensitivity). Ngược lại một ngưỡng cắt được set càng thấp thì độ nhạy của ngưỡng càng cao, nhưng sẽ mất đi độ chuyên biệt. Trong khái niệm cốt lõi này, khi nồng độ hCG nằm dưới ngưỡng cắt và không thấy hình ảnh của túi thai trong lòng tử cung, thì chẩn đoán sẽ được thiết lập theo kiểu: “thai không xác định vị trí với nồng độ ß-hCG nằm dưới ngưỡng phân định” (Pregnancy of Unknown Location - PUL). THAI NGOÀI TỬ CUNG Ở VÒI TRỨNG Diễn tiến tự nhiên của thai ở vòi trứng sẽ theo một trong 3 khả năng: (1) vỡ vòi trứng, (2) sẩy qua loa vòi hoặc (3) thoái triển. Thai ngoài tử cung đóng ở vòi trứng nhanh chóng xâm lấn vào niêm mạc vòi trứng, ăn mòn vào các mạch máu tăng sinh của vòi trứng. Khi khối thai phát triển và ăn mòn vào các mạch máu vòi trứng sẽ gây chảy máu khu trú làm cho đoạn vòi trứng chứa khối thai căng phình ra. Vì vậy trên lâm sàng bệnh nhân có ra máu âm đạo có thể giải thích bằng 2 giả thuyết: (1) do hoạt năng nguyên bào nuôi bất thường (hCG thấp) không đủ để củng cố và duy trì hoàng thể thai kỳ, làm thiếu hụt cả estrogen và progesterone, thiếu hụt này dẫn đến sự yếu kém trong củng cố nội mạc tử cung làm nội mạc bị bong róc từng phần, hoặc (2) có thể do máu từ vòi trứng rỉ vào buồng tử cung. Thai ngoài tử cung ở vòi trứng có thể diễn tiến theo một trong ba khả năng:  Vỡ vòi trứng gây xuất huyết nội  Thai ngoài tử cung tự thoái triển do sự cung cấp máu đến khối thai giảm dần  Sẩy khối thai qua loa vòi vào trong ổ bụng Tam chứng cổ điển của thai ngoài tử cung ở vòi trứng chưa vỡ: (1) trễ kinh, (2) ra máu âm đạo và (3) đau hạ vị Thai ngoài tử cung chưa vỡ là hình thái thai ngoài tử cung thường gặp nhất. Lâm sàng thường là nghi ngờ thai ngoài tử cung vì triệu chứng quá ít và không đặc hiệu. Khám nhiều lần mới có thể chẩn đoán được thai ngoài tử cung.  Triệu chứng cơ năng: Thường gặp triệu chứng đau hạ vị trong phần lớn trường hợp (99%). Trễ kinh gặp trong khoảng 75-90%. Ra máu âm đạo bất thường chiếm khoảng 56% trường hợp, có thể thay đổi từ mức độ nhẹ như ri rỉ máu đến mức độ nhiều giống như máu kinh. Ra máu âm đạo bất thường là hậu quả của tiết ß-hCG thấp do tế bào nuôi của thai ngoài tử cung ít hơn tế bào nuôi của thai kỳ bình thường, vì vậy không đủ để duy trì hoàng thể, gián tiếp gây thiếu hụt steroid sinh dục, gây mất ổn định nội mạc tử cung. Chẩn đoán phân biệt phổ biến nhất và khó khăn nhất của bệnh cảnh thai ngoài tử cung chưa vỡ là phân biệt với dọa sẩy thai hay sẩy thai.
  • 3. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based 4-3: Xuất huyết tử cung bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ Bài giảng trực tuyến Thai ngoài tử cung © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 3  Triệu chứng thực thể: Khám lâm sàng sờ được khối cạnh tử cung trong < 50% trường hợp. Có thể sờ được khối cạnh tử cung ở bên đối diện với khối thai ngoài tử cung vì khối này là hoàng thể thai kỳ. Tử cung thường mềm và hơi to hơn bình thường. Siêu âm có thể thấy nội mạc tử cung dày do phản ứng Arias-Stella, là phản ứng mô học của biểu mô nội mạc tử cung đối với ß-hCG, có thể thấy ít dịch ở cùng đồ Douglas. Thai ngoài tử cung vỡ gây xuất huyết nội, là một cấp cứu phụ khoa. Xuất huyết nội của thai ngoài tử cung có thể dẫn đến tử vong. Chẩn đoán phải được thiết lập nhanh chóng. Triệu chứng cơ năng: bệnh nhân cảm giác đau bụng nhiều, chóng mặt, có thể đau một bên vai do máu tự do trong ổ bụng kích thích thần kinh hoành.  Tổng trạng: niêm nhạt nhẹ. Đôi khi, thai ngoài tử cung vỡ gây choáng mát máu với biểu hiện mạch nhanh, huyết áp tụt, da xanh, niêm tái nhợt, nếu nặng có thể hôn mê.  Triệu chứng thực thể: khám bụng thấy căng hoặc lình phình, có phản ứng dội. Thăm âm đạo lắc cổ tử cung đau, tử cung hơi to, khó sờ được khối cạnh tử cung do bụng chứa nhiều máu làm bệnh nhân gồng người khó khám.  Cận lâm sàng: Test định tính hCG dương tính. Trong nhiều trường hợp bụng cấp, việc chờ đợi kết quả định lượng hCG có thể là không cần thiết, thậm chí làm mất đi thời gian cho can thiệp. Siêu âm thấy lòng tử cung trống, có thể thấy khối cạnh tử cung, dịch tự do trong ổ bụng. Xử trí phải được thực hiện nhanh chóng: cần mổ cấp cứu trong bệnh cảnh này (thường mổ mở, tuy nhiên có thể mổ nội soi tùy thuộc vào đánh giá của bác sĩ gây mê hồi sức, kỹ năng của phẫu thuật viên và trang thiết bị nội soi tại cơ sở y tế đó). Nên thiết lập 2 đường truyền khẩu kính lớn để bồi hoàn dịch, có thể truyền máu nếu có chỉ định. Chẩn đoán phân biệt thường rất khó khăn. Nhiều tình huống mà thai ngoài tử cung rất khó phân biệt với những bệnh lý khác. Việc tận dụng các phương tiện chẩn đoán căn bản là định lượng ß-hCG huyết thanh và siêu âm sẽ giúp đỡ trong phân biệt. Cần phân biệt thai ngoài tử cung với những tình trạng sau:  Những bệnh liên quan đến phụ khoa  Dọa sẩy thai hoặc sẩy thai không trọn  Nang hoàng thể vỡ  Viêm nhiễm cấp vùng chậu  U buồng trứng xoắn  U xơ tử cung thoái hóa (đặc biệt lúc mang thai) Những bệnh không liên quan đến phụ khoa  Viêm ruột thừa  Viêm đài bể thận  Viêm tụy ĐIỀU TRỊ THAI NGOÀI TỬ CUNG Xử trí thai ngoài tử cung tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, cơ sở vật chất và nhân sự tại cơ sở y tế đó. Hiện tại có 3 cách xử trí thai ngoài tử cung như sau: (1) theo dõi cho đến khi thai ngoài tử cung thoái triển hoàn toàn, (2) điều trị nội khoa và (3) điều trị ngoại khoa. Theo dõi cho đến khi thai ngoài tử cung thoái triển hoàn toàn. Điều kiện của chỉ định khá nghiêm ngặt. Khoảng 80% thai ngoài tử cung có ß-hCG ≤ 1.000 mUI/mL sẽ không vỡ tự nhiên hoặc không chảy máu vào ổ bụng nhiều mà thường thoái triển tự nhiên. Chỉ được áp dụng cách xử trí này cho những trường hợp có các tiêu chuẩn như sau:  Bệnh nhân có huyết động học ổn định  Siêu âm có kích thước khối thai ngoài tử cung < 2cm  ß-hCG huyết thanh < 1.000 mUI/mL và giảm dần theo thời gian Những bệnh nhân được xử trí theo cách này phải được định lượng ß-hCG huyết thanh hàng tuần cho đến khi âm tính. Điều trị nội khoa với Methotrexate có thể được thực hiện khi thai ngoài tử cung chưa vỡ, với những điều kiện xác định. Ngày nay việc chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung ngay từ khi chưa vỡ giúp cho việc chọn lựa điều trị nội khoa trở nên càng dễ dàng hơn. Thuốc được chọn điều trị là Methotrexate (MTX) là chất đối vận với acid folic, có tác dụng ức chế tổng hợp DNA của tế bào nuôi. Được phép điều trị nội khoa thai ngoài tử cung bằng MTX khi cùng một lúc thỏa các điều kiện sau:  Huyết động học ổn định  Thai ngoài tử cung chưa vỡ  Kích thước khối thai < 3,5 cm và không có tim thai  ß-hCG huyết thanh < 5.000 mUI/mL  Bệnh nhân mong muốn điều trị nội khoa
  • 4. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based 4-3: Xuất huyết tử cung bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ Bài giảng trực tuyến Thai ngoài tử cung © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 4 Điều trị nội khoa thai ngoài tử cung bằng MTX bị chống chỉ định khi chỉ cần có một trong các yếu tố sau:  Huyết động học không ổn định  Thai ngoài tử cung vỡ  Có bệnh lý huyết học như BC < 3.000/mm3, TC < 100.000/mm3; hoặc suy chức năng thận (creatinin tăng) hoặc suy chức năng gan (SGOT, SGPT tăng)  Bệnh lý loét dạ dày, bệnh phổi đang tiến triển hay suy giảm miễn dịch  Quá mẫn với MTX  Đang cho con bú hoặc có thai trong tử cung cùng tồn tại  Bệnh nhân không có thời gian để làm xét nghiệm theo dõi ßhCG huyết thanh đến khi âm tính  Khoảng cách từ nhà đến bệnh viện quá xa, vì khi điều trị nội khoa có thể vỡ vòi trứng không vào bệnh viện cấp cứu kịp thời  Bệnh nhân không muốn điều trị nội khoa Trước khi điều trị MTX, bệnh nhân được xét nghiệm ß-hCG huyết thanh, công thức máu, chức năng gan, thận. Trong đa số các trường hợp, phác đồ điều trị đơn liều MTX được dùng. Một số bệnh viện chọn phác đồ điều trị MTX đa liều để giảm tỷ lệ thất bại điều trị. So với phác đồ đa liều MTX, hiệu quả của đơn liều MTX gần tương đương nhưng ít tác dụng phụ hơn. Phác đồ MTX đa liều có nhược điểm là cần phải dùng thêm leucovorin xen kẽ để giảm thiểu tác dụng phụ do thiếu hụt folate. Nếu bệnh nhân có triệu chứng thai ngoài tử cung vỡ hoặc dọa vỡ, có thể chuyển sang điều trị ngoại khoa.  Khi được chỉ định điều trị MTX, bệnh nhân sẽ được tiêm bắp MTX với liều 50 mg/m2 da.  Định lượng ß-hCG vào ngày thứ 4 và thứ 7 sau tiêm. o Nếu ß-hCG vào ngày 7 giàm hơn 15% so với ß-hCG ngày thứ 4: được xem là thai ngoài tử cung đáp ứng với điều trị MTX và sẽ định lượng ß-hCG hàng tuần cho đến khi âm tính. o Nếu ß-hCG vào ngày 7 không giàm hơn 15% hoặc bình nguyên hoặc tăng so với ß-hCG ngày thứ 4: được xem là thai ngoài tử cung không đáp ứng với điều trị MTX lần 1, sẽ điều trị tiếp MTX liều thứ 2 nếu còn chỉ định. Lưu ý là sau khi tiêm MTX vài ngày, ß-hCG có thể tăng (vào ngày thứ 4) là do hợp bào nuôi tiếp tục sản xuất ß-hCG trong khi tế bào nuôi đã ngừng sản xuất ß-hCG và MTX làm hoại tử tế bào nuôi, sẽ làm vỡ ra nhiều mảnh ß-hCG mà máy xét nghiệm đếm số mảnh vỡ này chứ không phân biệt được là các mảnh vỡ này cùng xuất hiện từ 1 tiểu đơn vị ß-hCG.  Trong lúc điều trị MTX, nên hướng dẫn bệnh nhân: o Tránh thức ăn chứa folate o Tránh dùng thuốc kháng viêm nonsteroid vì thuốc này có thể tương tác với MTX gây ức chế tủy xương, hay gây độc tố đường tiêu hóa o Tránh giao hợp vì có thể gây vỡ khối thai ngoài tử cung. Nên ngừa thai ít nhất 3 tháng sau khi ßhCG âm tính o Hạn chế khám âm đạo vì có thể gây vỡ thai ngoài tử cung o Tránh tiếp xúc ánh sáng mặt trời vì có thể gây viêm da. Theo dõi sau điều trị MTX chủ yếu là bằng diễn biến của ß-hCG huyết thanh. Cần định lượng ß-hCG huyết thanh hàng tuần để đánh giá điều trị thai ngoài tử cung bằng MTX. Không nên sử dụng siêu âm là phương tiện theo dõi điều trị nội khoa MTX vì trên siêu âm sẽ thấy kích thước khối thai to lên và có thể tồn tại vài tuần. Khối thai to thường là do máu tụ trong vòi trứng và không nên dựa vào yếu tố này để đánh giá thất bại của MTX. Tuy nhiên, siêu âm có giá trị để đánh giá lượng dịch tự do trong ổ bụng đối với những bệnh nhân đau bụng nhiều nghi thai ngoài tử cung vỡ sau điều trị MTX. Thường đau bụng vài ngày sau khi tiêm MTX, chủ yếu là do khối thai sẩy qua loa hoặc máu tụ làm vòi trứng căng ra. Ngoại khoa là lựa chọn ưu tiên khi huyết động bất thường. Là lựa chọn bình dẳng với nội khoa khi thai ngoài tử cung chưa vỡ. Mổ mở thường áp dụng cho bệnh nhân có huyết động học không ổn định nhằm mục đích giải quyết nhanh khối thai để cầm máu tức thời. Mổ mở cũng là phương pháp hữu hiệu trong trường hợp có chống chỉ định nội soi hoặc nội soi thất bại như bệnh nhân có dính trong ổ bụng nhiều do tiền sử mổ trước đó hay nhiễm trùng hoặc lạc nội mạc tử cung dính. Tuy nhiên, khi bệnh nhân có huyết động học ổn định hay có sẵn dụng cụ, thì mổ nội soi là một phương pháp điều trị được ưu tiên do những ưu điểm như thời gian nằm viện ngắn, chi phí thấp, ít đau, ít dính sau mổ, phục hồi nhanh và thẩm mỹ hơn. Điều trị ngoại khoa thai ở vòi trứng tùy thuộc vào mức độ tổn thương của vòi trứng và mong muốn có thai trong tương lai của bệnh nhân. Chỉ định điều trị ngoại khoa:  Huyết động học không ổn định  Thai ngoài tử cung vỡ  Chống chỉ định dùng MTX  Có thai trong tử cung cùng tồn tại  Điều trị MTX thất bại  Có bệnh lý hiếm muộn do nguyên nhân vòi trứng cần cắt bỏ và có kế hoạch làm thụ tinh trong ống nghiệm  Mong muốn triệt sản Cách mổ có thể là cắt vòi trứng toàn phần hoặc xẻ vòi trứng bảo tồn. Cắt vòi trứng toàn phần: là can thiệp triệt để. Phẫu thuật này được thực hiện đối với những trường hợp sau:  Tổn thương nặng vòi trứng  Thai ngoài tử cung vỡ  Thai ngoài tử cung tái phát ở vòi trứng cùng bên
  • 5. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based 4-3: Xuất huyết tử cung bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ Bài giảng trực tuyến Thai ngoài tử cung © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 5  Khối thai ngoài tử cung to > 5 cm  Bệnh nhân không còn muốn có thai trong tương lai Xẻ vòi trứng bảo tồn: được lựa chọn hay được nghĩ đến trong trường hợp bệnh nhân còn muốn có thai trong tương lai. Nguy cơ sót tế bào nuôi sau xẻ vòi trứng bảo tồn là 3-20%, vì vậy cần định lượng ß-hCG sau mổ 3 ngày, nếu ß-hCG sau mổ 3 ngày giảm hơn 20% so với ß-hCG trước mổ thì được xem là bảo tồn thành công và sẽ định lượng ß-hCG hàng tuần cho đến khi âm tính. Nếu ß-hCG sau mổ 3 ngày giảm ít hơn 20% so với ß-hCG trước mổ thì được xem là còn sót tế bào nuôi, trường hợp này sẽ được tư vấn điều trị methotrexate đơn liều 50 mg tiêm bắp. TƯƠNG LAI SẢN KHOA SAU THAI NGOÀI TỬ CUNG Những bệnh nhân đã bị thai ngoài tử cung thì có gia tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung và vô sinh sau đó. Có vài nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ có thai khoảng 80% trong thời gian từ 9-12 tháng sau điều trị thai ngoài tử cung ở cả hai phương pháp điều trị nội khoa hay ngoại khoa. Nên tư vấn kỹ cho bệnh nhân về tương lai sản khoa vì nếu người đã bị 1 lần thai ngoài tử cung thì nguy cơ bị thai ngoài tử cung trong tương lai tăng lên 7-13 lần, khả năng có thai ở lần có thai tiếp theo là: 50-80% có thai trong tử cung và 10-25% thai ngoài tử cung. Hình 1: Phân bố các vị trí của thai ngoài tử cung 75-80% thai ngoài tử cung là ở đoạn bóng, 12% ở đoạn eo, 6-11% ở đoạn loa và 2% ở đoạn kẽ. Ngoài ra, còn có những vị trí ít gặp hơn như ở buồng trứng, cổ tử cung, trong dây chằng rộng hay ổ bụng. Gần đây, thai ngoài tử cung đóng ở sẹo mổ lấy thai cũ cũng trở thành một vấn đề mới của sản khoa Hình 2: Siêu âm và định lượng ß-hCG huyết thanh Hiếm khi ta có được hình ảnh trực tiếp của thai ngoài tử cung như hình bên. Hiện nay, khái niệm cốt lõi trong chẩn đoán được xây dựng dựa trên định lượng ß-hCG huyết thanh và siêu âm ngả âm đạo. Siêu âm ngả âm đạo là một phương tiện quan trọng trong khái niệm cốt lõi chẩn đoán thai ngoài tử cung. Trong khái niệm này, một ngưỡng phân định (discrimination zone) được xác lập. Trong một thai trong tử cung bình thường, khi nồng độ ß- hCG huyết thanh ở trên ngưỡng cắt này thì phải thấy được hình ảnh của thai trong tử cung. Ngưỡng ß-hCG thường dùng là 1.500-2.000 mUI/mL để có thể thấy túi đơn thai trong lòng tử cung và ngưỡng này tăng lên 3000 mUI/mL đối với song thai. Hình 3: Cắt vòi trứng toàn phần Là can thiệp triệt để. Phẫu thuật này được thực hiện đối với những trường hợp sau: • Tổn thương nặng vòi trứng • Thai ngoài tử cung vỡ • Thai ngoài tử cung tái phát ở vòi trứng cùng bên • Khối thai ngoài tử cung to > 5 cm • Bệnh nhân không còn muốn có thai trong tương lai Hình 4: Điều trị xẻ vòi trứng bảo tồn Là phẫu thuật được lựa chọn hay được nghĩ đến trong trường hợp bệnh nhân còn muốn có thai trong tương lai. Có thể giảm chảy máu lúc xẻ vòi trứng bảo tồn bằng cách sử dụng chất co mạch Vasopressin hoặc Oxytocin pha loãng tiêm vào mạc treo vòi trứng, sau đó dùng dao điện đơn cực rạch khoảng 2cm tại bờ tự do của vòi trứng nơi chứa khối thai, dùng lực nước của ống bơm làm tróc khối thai, đốt cầm máu nhẹ nhàng bằng dao điện lưỡng cực. Để 2 mép đường xẻ lành tự nhiên, không phải khâu lại cho thấy kết quả tốt hơn trường hợp khâu lại 2 mép đường xẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based 4-3: Xuất huyết tử cung bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ Bài giảng trực tuyến Thai ngoài tử cung © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 6 1. Ankum WM, Mol BW, Van der Veen F, Bossuyt PM. Risk factors for ectopic pregnancy: a meta-analysis. Fertil Steril 1996; 65:1093. 2. Alsuleiman SA, Grimes EM. Ectopic pregnancy: a review of 147 cases. J Reprod Med 1982; 27:101. 3. Weckstein LN. Current perspective on ectopic pregnancy. Obstet Gynecol Surv 1985; 40:259. 4. Job-Spira N, Fernandez H, Bouyer J, et al. Ruptured tubal ectopic pregnancy: risk factors and reproductive outcome: results of a population-based study in France. Am J Obstet Gynecol 1999; 180:938. 5. Dart RG, Kaplan B, Varaklis K. Predictive value of history and physical examination in patients with suspected ectopic pregnancy. Ann Emerg Med 1999; 33:283. 6. Buckley RG, King KJ, Disney JD, et al. History and physical examination to estimate the risk of ectopic pregnancy: validation of a clinical prediction model. Ann Emerg Med 1999; 34:589. 7. Tulandi, T. Current protocol for ectopic pregnancy. Contemp Obstet Gynecol 1999; 44:42. 8. Yao M, Tulandi T. Current status of surgical and nonsurgical management of ectopic pregnancy. Fertil Steril 1997; 67:421. 9. Ankum WM, Van der Veen F, Hamerlynck JV, Lammes FB. Laparoscopy: a dispensable tool in the diagnosis of ectopic pregnancy? Hum Reprod 1993; 8:1301. 10. Gabrielli S, Romero R, Pilu G, et al. Accuracy of transvaginal ultrasound and serum ßhCG in the diagnosis of ectopic pregnancy. Ultrasound Obstet Gynecol 1992; 2:110. 11. Kirchler HC, Seebacher S, Alge AA, et al. Early diagnosis of tubal pregnancy: changes in tubal blood flow evaluated by endovaginal color Doppler sonography. Obstet Gynecol 1993; 82:561. 12. Daya S. Human chorionic gonadotropin increase in normal early pregnancy. Am J Obstet Gynecol 1987; 156:286. 13. Cole LA. Individual deviations in human chorionic gonadotropin concentrations during pregnancy. Am J Obstet Gynecol 2011; 204:349.e1. 14. Kadar N, DeCherney AH, Romero R. Receiver operating characteristic (ROC) curve analysis of the relative efficacy of single and serial chorionic gonadotropin determinations in the early diagnosis of ectopic pregnancy. Fertil Steril 1982; 37:542. 15. Barnhart KT, Sammel MD, Rinaudo PF, et al. Symptomatic patients with an early viable intrauterine pregnancy: ßHCG curves redefined. Obstet Gynecol 2004; 104:50. 16. Silva C, Sammel MD, Zhou L, et al. Human chorionic gonadotropin profile for women with ectopic pregnancy. Obstet Gynecol 2006; 107:605. 17. Kadar N, DeVore G, Romero R. Discriminatory ßhCG zone: its use in the sonographic evaluation for ectopic pregnancy. Obstet Gynecol 1981; 58:156. 18. Rotmensch S, Cole LA. False diagnosis and needless therapy of presumed malignant disease in women with false-positive human chorionic gonadotropin concentrations. Lancet 2000; 355:712. 19. Cole LA. Phantom ßhCG and phantom choriocarcinoma. Gynecol Oncol 1998; 71:325. 20. Olsen TG, Hubert PR, Nycum LR. Falsely elevated human chorionic gonadotropin leading to unnecessary therapy. Obstet Gynecol 2001; 98:843. 21. Paul M, Schaff E, Nichols M. The roles of clinical assessment, human chorionic gonadotropin assays, and ultrasonography in medical abortion practice. Am J Obstet Gynecol 2000; 183:S34. 22. Barnhart KT, Simhan H, Kamelle SA. Diagnostic accuracy of ultrasound above and below the beta-ßhCG discriminatory zone. Obstet Gynecol 1999; 94:583. 23. Condous G, Kirk E, Lu C, et al. Diagnostic accuracy of varying discriminatory zones for the prediction of ectopic pregnancy in women with a pregnancy of unknown location. Ultrasound Obstet Gynecol 2005; 26:770. 24. Seeber BE, Barnhart KT. Suspected ectopic pregnancy. Obstet Gynecol 2006; 107:399. 25. Rausch ME, Barnhart KT. Serum biomarkers for detecting ectopic pregnancy. Clin Obstet Gynecol 2012; 55:418. 26. Verhaegen J, Gallos ID, van Mello NM, et al. Accuracy of single progesterone test to predict early pregnancy outcome in women with pain or bleeding: meta-analysis of cohort studies. BMJ 2012; 345:e6077. 27. Perkins SL, Al-Ramahi M, Claman P. Comparison of serum progesterone as an indicator of pregnancy nonviability in spontaneously pregnant emergency room and infertility clinic patient populations. Fertil Steril 2000; 73:499. 28. Lindahl B, Ahlgren M. Identification of chorion villi in abortion specimens. Obstet Gynecol 1986; 67:79. 29. Ries A, Singson P, Bidus M, Barnes JG. Use of the endometrial pipelle in the diagnosis of early abnormal gestations. Fertil Steril 2000; 74:593. 30. Barnhart KT, Gracia CR, Reindl B, Wheeler JE. Usefulness of pipelle endometrial biopsy in the diagnosis of women at risk for ectopic pregnancy. Am J Obstet Gynecol 2003; 188:906. 31. Lipscomb GH, Stovall TG, Ling FW. Nonsurgical treatment of ectopic pregnancy. N Engl J Med 2000; 343:1325. 32. Barnhart KT, Katz I, Hummel A, Gracia CR. Presumed diagnosis of ectopic pregnancy. Obstet Gynecol 2002; 100:505. 33. Ailawadi M, Lorch SA, Barnhart KT. Cost-effectiveness of presumptively medically treating women at risk for ectopic pregnancy compared with first performing a dilatation and curettage. Fertil Steril 2005; 83:376. 34. Condous G, Kirk E, Lu C, et al. There is no role for uterine curettage in the contemporary diagnostic workup of women with a pregnancy of unknown location. Hum Reprod 2006; 21:2706. 35. Condous G, Timmerman D, Goldstein S, et al. Pregnancies of unknown location: consensus statement. Ultrasound Obstet Gynecol 2006; 28:121. 36. Pellerito JS, Taylor KJ, Quedens-Case C, et al. Ectopic pregnancy: evaluation with endovaginal color flow imaging. Radiology 1992; 183:407. 37. Atri M. Ectopic pregnancy versus corpus luteum cyst revisited: best Doppler predictors. J Ultrasound Med 2003; 22:1181. 38. Kataoka ML, Togashi K, Kobayashi H, et al. Evaluation of ectopic pregnancy by magnetic resonance imaging. Hum Reprod 1999; 14:2644. 39. Stovall TG, Kellerman AL, Ling FW, Buster JE. Emergency department diagnosis of ectopic pregnancy. Ann Emerg Med 1990; 19:1098. 40. Mol BW, van der Veen F, Bossuyt PM. Symptom-free women at increased risk of ectopic pregnancy: should we screen? Acta Obstet Gynecol Scand 2002; 81:661. 41. De Los Ríos JF, Castañeda JD, Miryam A. Bilateral ectopic pregnancy. J Minim Invasive Gynecol 2007; 14:419. 42. Cepni I, Ocal P, Erkan S, Erzik B. Conservative treatment of cervical ectopic pregnancy with transvaginal ultrasound-guided aspiration and single-dose methotrexate. Fertil Steril 2004; 81:1130. 43. Benson CB, Doubilet PM. Strategies for conservative treatment of cervical ectopic pregnancy. Ultrasound Obstet Gynecol 1996; 8:371. 44. Ushakov FB, Elchalal U, Aceman PJ, Schenker JG. Cervical pregnancy: past and future. Obstet Gynecol Surv 1997; 52:45. 45. Comstock C, Huston K, Lee W. The ultrasonographic appearance of ovarian ectopic pregnancies. Obstet Gynecol 2005; 105:42. 46. Dilbaz S, Katas B, Demir B, Dilbaz B. Treating cornual pregnancy with a single methotrexate injection: a report of 3 cases. J Reprod Med 2005; 50:141. 47. Lau S, Tulandi T. Conservative medical and surgical management of interstitial ectopic pregnancy. Fertil Steril 1999; 72:207. 48. Fisch JD, Ortiz BH, Tazuke SI, et al. Medical management of interstitial ectopic pregnancy: a case report and literature review. Hum Reprod 1998; 13:1981. 49. Atrash HK, Friede A, Hogue CJ. Abdominal pregnancy in the United States: frequency and maternal mortality. Obstet Gynecol 1987; 69:333. 50. Dover RW, Powell MC. Management of a primary abdominal pregnancy. Am J Obstet Gynecol 1995; 172:1603. 51. Fisch B, Peled Y, Kaplan B, et al. Abdominal pregnancy following in vitro fertilization in a patient with previous bilateral salpingectomy. Obstet Gynecol 1996; 88:642. 52. Onan MA, Turp AB, Saltik A, et al. Primary omental pregnancy: case report. Hum Reprod 2005; 20:807. 53. Varma R, Mascarenhas L, James D. Successful outcome of advanced abdominal pregnancy with exclusive omental insertion. Ultrasound Obstet Gynecol 2003; 21:192. 54. Bernstein HB, Thrall MM, Clark WB. Expectant management of intramural ectopic pregnancy. Obstet Gynecol 2001; 97:826. 55. Shinohara A, Yamada A, Imai A. Rupture of noncommunicating rudimentary uterine horn at 27 weeks' gestation with neonatal and maternal survival. Int J Gynaecol Obstet 2005; 88:316. 56. Fernandez H, Lelaidier C, Doumerc S, et al. Nonsurgical treatment of heterotopic pregnancy: a report of six cases. Fertil Steril 1993; 60:428. 57. Goldstein JS, Ratts VS, Philpott T, Dahan MH. Risk of surgery after use of potassium chloride for treatment of tubal heterotopic pregnancy. Obstet Gynecol 2006; 107:506. 58. Doubilet PM, Benson CB, Frates MC, Ginsburg E. Sonographically guided minimally invasive treatment of unusual ectopic pregnancies. J Ultrasound Med 2004; 23:359. 59. Gyamfi C, Cohen S, Stone JL. Maternal complication of cervical heterotopic pregnancy after successful potassium chloride fetal reduction. Fertil Steril 2004; 82:940. 60. Salomon LJ, Fernandez H, Chauveaud A, et al. Successful management of a heterotopic Caesarean scar pregnancy: potassium chloride injection with preservation of the intrauterine gestation: case report. Hum Reprod 2003; 18:189. 61. Rotas MA, Haberman S, Levgur M. Cesarean scar ectopic pregnancies: etiology, diagnosis, and management. Obstet Gynecol 2006; 107:1373. 62. Vial Y, Petignat P, Hohlfeld P. Pregnancy in a cesarean scar. Ultrasound Obstet Gynecol 2000; 16:592. 63. Ash A, Smith A, Maxwell D. Caesarean scar pregnancy. BJOG 2007; 114:253. 64. Valley MT, Pierce JG, Daniel TB, Kaunitz AM. Cesarean scar pregnancy: imaging and treatment with conservative surgery. Obstet Gynecol 1998; 91:838. 65. Habbu J, Read MD. Ovarian pregnancy successfully treated with methotrexate. J Obstet Gynaecol 2006; 26:587. 66. Raziel A, Golan A. Primary ovarian pregnancy successfully treated with methotrexate. Am J Obstet Gynecol 1993; 169:1362. 67. Shamma FN, Schwartz LB. Primary ovarian pregnancy successfully treated with methotrexate. Am J Obstet Gynecol 1992; 167:1307. 68. Fishman DA, Padilla LA, Joob A, Lurain JR. Ectopic pregnancy causing hemothorax managed by thoracoscopy and actinomycin D. Obstet Gynecol 1998; 91:837. 69. Jansen RP, Elliott PM. Angular intrauterine pregnancy. Obstet Gynecol 1981; 58:167. 70. Larraín D, Marengo F, Bourdel N, et al. Proximal ectopic pregnancy: a descriptive general population-based study and results of different management options in 86 cases. Fertil Steril 2011; 95:867. 71. Tulandi T, Al-Jaroudi D. Interstitial pregnancy: results generated from the Society of Reproductive Surgeons Registry. Obstet Gynecol 2004; 103:47. 72. Soriano D, Vicus D, Mashiach R, et al. Laparoscopic treatment of cornual pregnancy: a series of 20 consecutive cases. Fertil Steril 2008; 90:839. 73. Chan LY, Fok WY, Yuen PM. Pitfalls in diagnosis of interstitial pregnancy. Acta Obstet Gynecol Scand 2003; 82:867. 74. Anderson FW, Hogan JG, Ansbacher R. Sudden death: ectopic pregnancy mortality. Obstet Gynecol 2004; 103:1218. 75. LUND J. Early ectopic pregnancy; comments on conservative treatment. J Obstet Gynaecol Br Emp 1955; 62:70. 76. Shalev E, Peleg D, Tsabari A, et al. Spontaneous resolution of ectopic tubal pregnancy: natural history. Fertil Steril 1995; 63:15. 77. Korhonen J, Stenman UH, Ylöstalo P. Serum human chorionic gonadotropin dynamics during spontaneous resolution of ectopic pregnancy. Fertil Steril 1994; 61:632. 78. Trio D, Strobelt N, Picciolo C, et al. Prognostic factors for successful expectant management of ectopic pregnancy. Fertil Steril 1995; 63:469. 79. Tulandi T, Ferenczy A, Berger E. Tubal occlusion as a result of retained ectopic pregnancy: a case report. Am J Obstet Gynecol 1988; 158:1116.