SlideShare a Scribd company logo
1 of 9
Download to read offline
THUỐC VẬN MẠCH TRONG HỒI SỨC
Ts.Bs. Lê Minh Khôi
Bộ môn Hồi sức-Cấp cứu-Chống độc, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Sốc được đặc trưng bởi giảm tưới máu cơ quan cấp tính đưa đến giảm cung cấp ôxy và
dưỡng chất có thể đe dọa tính mạng. Sự xuất hiện của sốc đi kèm với hạ huyết áp và cuối
cùng sẽ đưa đến rối loạn chức năng đa cơ quan. Điều trị sốc bao gồm nhận diện và loại
trừ bệnh lý nền và điều chỉnh huyết động. Các thuốc vận mạch (vasopressor) cần phải
được chỉ định ở những bệnh nhân vẫn còn hạ huyết áp mặc dù đã được bù dịch đầy đủ.
Trong hội chứng giảm cung lượng tim, cần phải chỉ định các thuốc tăng co bóp
(inotrope). Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ thuốc vận mạch để chỉ cả các
thuốc vận mạch lẫn các thuốc tăng co bóp cơ tim.
Các thuốc vận mạch là một trụ cột quan trọng trong điều trị bệnh nhân suy tuần hoàn. Nói
một cách tổng quát, các thuốc này có tác động kích thích và ức chế trên tim và cơ trơn
mạch máu cũng như có tác động quan trọng lên chuyển hóa, hệ thần kinh trung ương và
hệ thần kinh tự động tiền synapse. Các thuốc này được sử dụng với mục đích làm tăng
cung lượng tim hoặc trương lực mạch máu khi các cơ quan này bị suy giảm chức năng
nặng nề trong những bệnh cảnh lâm sàng đe dọa tính mạng bệnh nhân. Hiệu quả lâm sàng
của các thuốc này đã được nghiên cứu sâu rộng. Khuyến cáo thực hành lâm sàng được
dựa trên y học chứng cứ và một phần dựa vào ý kiến chuyên gia, ngoại suy từ các nghiên
cứu thực nghiệm trên động vật cũng như tùy thuộc vào từng thầy thuốc.
Bài viết này sẽ trình bày bốn nhóm tác nhân chính thường được sử dụng trên lâm sàng:
(1) Catecholamine, (2) Tác nhân ức chế phosphodiesterase, (3) Vasopressin và (4) Tác
nhân tăng nhạy cảm với Calci.
I. CƠ SỞ SINH LÝ CỦA TÁC ĐỘNG CỦA CÁC TÁC NHÂN VẬN MẠCH
1. Kích thích và co rút của sợi cơ
Các sợi cơ tim co rút thông qua cơ chế trượt của các sợi. Các sợi actin và myosin trượt
lên nhau thông qua quá trình kết nối chéo rồi giải kết nối. Mỗi một điện thế hoạt động của
cơ tim làm mở kênh Ca++
hoạt động theo điện thế trên màng tế bào. Nhờ đó, Ca++
ngoại
bào đi qua màng vào bên trong làm tăng nồng độ Ca++
nội bào. Tăng Ca++
nội bào làm
tăng giải phóng chính Ca++
có sẵn trong mạng lưới nội bào tương. Sự giải phóng từ mạng
lưới nội bào tương đóng góp 75% lượng Ca++
tăng lên trong bào tương. Ở trạng thái nghỉ
ngơi, tropomyosin che khuất vị trí gắn của actin làm đầu actin trở nên bất hoạt. Khi ion
Ca++
vào gắn với troponin-C trong phức hợp troponin, nó sẽ làm di lệch vị trí của
tropomyosin. Nhờ sự di lệch này mà đầu gắn của actin được bộc lộ cho phép quá trình
gắn cầu nối chéo giữa actin và myosin xảy ra. Actin và myosin trượt lên nhau trong một
quá trình cần đến ATP. Vào cuối điện thế hoạt động, trong quá trình tái cực, Ca++
lại
được bơm ngược vào mạng lưới nội bào tương cho phép cơ tim giãn ra. Quá trình này
được minh họa trong Hình 1 dưới đây.
Hình 1. Sơ đồ mình họa cơ chế kích thích-co bóp. Đầu tiên, Ca++
đi vào tế bào trong quá trình phân
cực kích hoạt giải phóng Ca++
từ bể tận. Đây được gọi là quá trình phóng thích Ca++
phụ thuộc Ca++
.
Sau khi vào bên trong bào tương, Ca++
gắn với troponin-C làm thay đổi hình dạng của phức hợp
troponin nhờ đó các đầu myosin gắn với actin tạo nên chuyển động do các cầu chéo làm giảm chiều
dài sarcomere. Sau khi co, Ca++
bị loại khỏi troponin-C và do vậy myosin tách khỏi actin (quá trình
này cần ATP) cho phép sarcomere trở lại chiều dài bình thường, tế bào cơ tim giãn nở. Ca++
trong bào
tương được thu nhận lại vào lưới nội mô nhờ bơm SERCA chờ đến lần kích thích kế tiếp.
2. Lực và tốc độ co rút sợi cơ
Cung lượng tim là thể tích máu do tim bơm ra trong một phút được quyết định bởi lực và
tốc độ co bóp của thất. Tăng hồi lưu tĩnh mạch làm tăng sức căng thất (và sợi cơ tim)
trong thì tâm trương, làm tăng số lượng vị trí gắn với Ca++
. Cơ chế này là nền tảng của
định luật Starling trên tim đảm bảo rằng cung lượng thất thay đổi tương ứng với thay đổi
của hồi lưu tĩnh mạch. Các tác nhân tăng co bóp kéo dài thời gian cao nguyên của điện
thế hoạt động, tăng Ca++
nội bào, tăng phóng thích Ca++
từ hệ thống lưới nội bào và do
vậy làm tăng co bóp.
3. Trương lực mạch
Trương lực mạch máu kháng trở (resistance vessel) có tác động lên cung lượng tim một
cách trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua các phản xạ phức tạp. Với cùng một tiền tải và co
bóp cơ tim, kháng lực mạch máu hệ thống giảm sẽ làm tăng cung lượng tim và ngược lại,
kháng lực tăng sẽ làm giảm cung lượng tim. Trong sốc, các cơ chế cân bằng nội môi sẽ bị
nhiễu loạn có thể làm giảm co bóp do nhiễm toan, giảm lưu lượng máu vành và làm thay
đổi tỉ suất cung cấp-nhu cầu ôxy cơ tim theo hướng bất lợi.
4. Lưu lượng vi tuần hoàn
Hệ vi tuần hoàn là những vùng tuần hoàn có kích thước mạch máu nhỏ hơn 100 µm. Cân
bằng nội môi của những vùng chuyên biệt này chịu ảnh hưởng của sinh cơ, chuyển hóa,
miễn dịch và thần kinh. Bất thường lưu lượng vi tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong
sinh lý bệnh của bệnh nặng. Các tác nhân vận mạch có thể ảnh hưởng đến cân bằng này
thông qua làm thay đổi cung lượng tim lẫn trương lực vi tuần hoàn. Những tác động gián
tiếp của các thuốc này cũng đưa đến những hệ quả phức tạp trên tính thấm của nội mô
mạch máu do đó ảnh hưởng đến thể tích máu.
5. Tác động chuyển hóa
Các tác nhân vận mạch làm thay đổi tốc độ chuyển hóa và thay đổi sự sản xuất các phân
tử có hoạt tính chuyển hóa thông qua các cơ chế liên quan đến tưới máu, các thụ thể cũng
như hệ thống tín hiệu thứ hai. Những tác động này thường gặp nhất khi sử dụng các
catecholamine và chất ức chế phosphodiesterase đưa đến tăng tiêu thụ ôxy tổng thể, đề
kháng insulin ngoại biên, ức chế bài xuất insulin, tăng các sản phẩm acid béo tự do và
lactate cũng như tăng đường huyết. Tăng đường huyết có thể gây tổn thương tế bào nội
mô mạch máu dẫn đến những hậu quả xấu ở vi tuần hoàn.
6. Tác động miễn dịch
Các tác nhân vận mạch cũng làm thay đổi sự hoạt hóa các tế bào miễn dịch và do vậy có
thể có những tác động quan trọng trên chức năng miễn dịch. Tác động này hiện nay chưa
được biết rõ. Chức năng tế bào nội mô là một cấu phần quan trọng của hệ miễn dịch.
Tương tác tế bào miễn dịch-tế bào nội mô xuất hiện phụ thuộc hoặc độc lập với cơ chế cọ
xát. Tương tác này bị ảnh hưởng bởi các tác nhân vận mạch. Cơ chế phụ thuộc cọ xát liên
quan đến dòng máu trong mạng lưới vi tuần hoàn. Lưu lượng càng thấp thì khả năng
tương tác này càng cao.
II. CÁC THUỐC VẬN MẠCH
1. Các catecholamine
Từ khi phát hiện epinephrine, hoạt chất chính của tủy thượng thận, dược lý và sinh học
của nhóm catecholamine (hay chất kích thích giao cảm) nội sinh và tổng hợp đã được
nghiên cứu một cách sâu rộng. Các catecholamine tác động chủ yếu thông qua các thụ thể
α1, β1, β2 và các thụ thể dopaminergic. Mật độ và tỉ lệ khác nhau của các thụ thể này ở các
tổ chức khác nhau sẽ quyết định đáp ứng sinh lý của các thuốc vận mạch ở tổ chức đó.
Kích thích các thụ thể β1-adrenergic làm tăng co bóp cơ tim thông qua Ca++
trong cơ chế
gắn phức hợp actin-myosin với troponin C cũng như làm tăng tần số do hoạt hóa kênh
Ca++
. Kích thích thụ thể β2-adrenergic trên tế bào cơ trơn sẽ làm mạng lưới nội bào
tương tăng thu nhận Ca++
và gây giãn mạch. Kích thích thụ thể α1-adrenergic trên tế bào
cơ trơn động mạch làm co cơ và tăng kháng lực hệ thống. Cuối cùng, kích thích các thụ
thể D1 và D2 dopaminergic ở thận, mạch máu tạng làm giãn mạch máu thận và tạng thông
qua các hệ thống tín hiệu thứ hai phức tạp.
Các thuốc thuộc nhóm catecholamine sẽ có mức độ kích thích các thụ thể khác nhau nằm
trong một phổ đi từ phenylephrine là thuốc tác động chủ yếu lên thụ thể α1-adrenergic
(gây co mạch mạnh) đến isoproterenol là tác nhân chủ yếu kích thích β-adrenergic (tăng
co bóp cơ tim và tăng tần số tim). Những tác động của các tác nhân nhóm catecholamine
còn bị chi phối bởi các thay đổi phản xạ của hệ thần kinh tự động sau biến động huyết áp
cấp tính ảnh hưởng đến tần số tim, kháng lực hệ thống và các thông số huyết động khác.
Các thụ thể adrenergic còn bị giảm nhạy cảm và điều hòa ức chế trong một số tình trạng
sinh lý bệnh như suy tim mạn tính. Ngoài ra, ái tính tương đối của mỗi tác nhân vận mạch
còn bị thay đổi bởi tình trạng thiếu ôxy hay nhiễm toan. Đôi khi nhiễm toan nặng làm mất
hoàn toàn tác dụng của catecholamine.
1.1. Dopamine
Dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh trung ương nội sinh, là tiền chất gần của
norepinephrine trong con đường tổng hợp catecholamine. Với liều thấp (0,5-3µg/kg/ph),
dopamine kích thích các thụ thể D1-dopaminergic sau synapse ở mạch vành, thận, mạc
treo và giường mạch máu não làm tăng lượng máu đến các cơ quan này. Liều trung bình
(3-10µg/kg/ph) sẽ kích thích nhẹ thụ thể β1-adrenergic làm tăng co bóp và tần số tim và
tăng nhẹ kháng lực hệ thống. Ở liều cao (10-20 µg/kg/ph), dopamine kích thích thụ thể
α1-adrenergic và gây co mạch ngoại biên.
Ngày nay, “liều thận” đã không còn được khuyến cáo.
1.2. Dobutamine
Dobutamine là một catecholamine tổng hợp có ái tính cao với cả thụ thể β1- và β2-
adrenergic theo tỉ lệ 3:1. Với tác động β1-adrenergic trên tim, dobutamine là một chất
tăng co bóp mạnh và ít tăng tần số tim. Liều thấp, dobutamine làm giãn mạch nhẹ. Liều
dưới 15 µg/kg/ph làm tăng co bóp tim nhưng ít ảnh hưởng đến kháng lực hệ thống. Liều
cao hơn sẽ làm tăng co mạch.
Mặc dù ít gây tăng tần số tim so với các tác nhân khác nhưng dobutamine lại làm tăng
đáng kể tiêu thụ ôxy của cơ tim. Chính vì vậy, tác nhân này được sử dụng trong các thử
nghiệm gắng sức. Chỉ sau vài ngày điều trị, hiện tượng lờn thuốc sẽ xuất hiện. Hiếm gặp
nhưng loạn nhịp thất ác tính có thể xuất hiện khi dùng dobutamine và không liên quan
đến liều.
1.3. Norepinephrine
Norepinephrine, chất dẫn truyền thần kinh nội sinh chính được giải phóng bởi các sợi
thần kinh adrenergic hậu hạch, là một chất chủ vận thụ thể α1-adrenergic nhưng ít có tác
động lên thụ thể β. Do vậy, tác nhân này có tác dụng co mạch mạnh nhưng ít tăng co bóp
cơ tim và tần số tim. Như vậy thuốc này có thể lý tưởng để nâng huyết áp trong những
bệnh lý cần hạn chế co bóp và tránh tăng tần số tim. Norepinephrine làm tăng huyết áp
tâm trương và kích thích gián tiếp tế bào cơ tim giải phóng chất giãn mạch tại chỗ nên
làm tăng lưu lượng máu vành. Sử dụng kéo dài làm tăng độc tính tế bào cơ tim do khởi
động quá trình chết tế bào lập trình thông qua cơ chế hoạt hóa protein kinase A và tăng
dòng Ca++
đi vào bào tương. Đây là thuốc vận mạch được khuyến cáo trong nhiễm trùng
huyết nặng và sốc NTH.
1.4. Epinephrine
Epinephrine là một catecholamine nội sinh có ái tính cao với các thụ thể β1, β2 và α1 trên
tim và cơ trơn mạch máu. Nhìn chung, tác động kích thích β chủ yếu ở liều thấp và kích
thích α ở liều cao hơn. Tác động làm giãn mạch vành do làm tăng thời gian tâm trương
tương đối ở tần số cao và kích thích sản xuất chất giãn mạch cục bộ (triệt tiêu bớt tác
động co mạch của kích thích α). Epinephrine làm tăng áp lực cả động lẫn tĩnh mạch phổi
do co mạch phổi trục tiếp và do tăng lưu lượng máu phổi. Liều cao và kéo dài gây độc
trực tiếp lên tim trong qua tổn thương thành động mạch đưa đến hoạt tử vùng cũng như
thông qua cơ chế chết tế bào theo chương trình.
1.5. Isoproterenol
Isoproterenol là chất tổng hợp có tác động kích thích thụ thể β mạnh và không chọn lọc
nhưng có ái tính rất thấp với thụ thể α. Isoproterenol có tác động tăng tần số tim và tăng
co bóp mạnh nhưng lại làm giãn mạch hệ thống mạnh, giãn mạch phổi nhẹ.
1.6. Phenylephrine
Đây là một tác nhân tổng hợp có tác động α-adrenergic mạnh mẽ và hầu như không có ái
tính với các thụ thể β-adrenergic do đó tác động chủ yếu là co mạch ngoại biên.
Phenylephrine được dùng chủ yếu trong cấp cứu các tình trạng hạ huyết áp đột ngột trong
gây mê, phản xạ cường phế vị trong lúc thực hiện thủ thuật chẩn đoán và điều trị, giãn
mạch nặng do dùng phối hợp sildenafil (Viagra) với nitrate, làm giảm chênh áp qua
đường thoát thất trái ở bệnh nhân mắc bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn
2. Các thuốc ức chế enzyme phosphodiesterase
Phosphodiesterase 3 là là một enzyme nội bào của mạng lưới nội bào tương trong tế bào
cơ tim và tế bào cơ trơn mạch máu có tác dụng giáng hóa AMP vòng (cAMP) thành
AMP. Chúng ta biết rằng cAMP là hệ thống tín hiệu thứ hai của các catecholamine. Các
thuốc ức chế phosphodiesterase làm tăng nồng độ cAMP thông qua ức chế giáng hóa hợp
chất này bên trong tế bào, qua đó làm tăng co bóp cơ tim. Những tác nhân này có tác
dụng co bóp cơ tim và giãn mạch mạnh cũng như hỗ trợ giãn cơ tim trong thì tâm trương.
Tác động trên lâm sàng là làm giảm tiền tải, giảm hậu tải và giảm kháng lực hệ thống.
Milrinone là thuốc ức chế phosphodiesterase thường được sử dụng nhất trên lâm sàng,
đặc biệt là hậu phẫu tim mạch. Ở dạng truyền TM, milrinone có thời gian bán hủy dài 2-4
giờ. Thuốc này đặc biệt có ích trong các trường hợp mà thụ thể adrenergic bị điều hòa ức
chế và bị lờn như trong suy tim mạn tính hay sau khi sử dụng các thuốc catecholamine
kéo dài. Amrinone ít được sử dụng hơn do có tác dụng không mong muốn bao gồm giảm
tiểu cầu.
3. Vasopressin
Vasopressin hay hormone chống bài niệu (antidiuretic hormone-ADH) được phân lập vào
năm 1951 là một nonapeptide (có 9 amino acid) được dự trữ trong các hạt ở thùy yên sau.
Vasopressin được phóng thích khi nồng độ thẩm thấu huyết tương tăng cao cũng như
đau, buồn nôn và hạ ôxy máu. Tim cũng tổng hợp một lượng nhỏ vasopressin khi tăng
stress thành cơ tim. Thượng thận cũng tổng hợp vasopressin khi tăng tiết catecholamine.
Vasopressin tác động lên hệ tuần hoàn thông qua các thụ thể V1 (V1a ở tế bào cơ trơn, V1b
ở tuyến yên) và V2 (hệ thống ống góp tại thận). Kích thích thụ thể V1a gây co cơ trơn
mạch máu trong khi V2 tăng tái hấp thu nước do làm tăng tính thấm của ống góp.
Vasopressin ít gây co mạch máu não và vành hơn so với các catecholamine và cũng ít tác
động lên cung lượng tim. Vasopressin cũng làm tăng nhạy cảm của các thụ thể đối với
các catecholamine. Tác động co mạch máu của vasopressin tương đối được bảo tồn trong
các tình trạng hạ ôxy máu và nhiễm toan vốn thường gặp trong sốc nặng do bất kỳ
nguyên nhân ban đầu nào. Nhắc lại là trong những điều kiện như vậy, các catecholamine
sẽ có tác dụng rất hạn chế như đã nói ở trên.
4. Các tác nhân làm tăng nhạy cảm với Ca++
Các thuốc làm tăng nhạy cảm với Calci (calcium sensitizer) là một nhóm thuốc tăng co
bóp mới được phát triển gần đây. Thuốc được biết nhiều nhất là Levosimendan. Các tác
nhân thuộc nhóm này có tác động kép:
1. Làm cho các protein co rút trong tế bào cơ nhạy cảm hơn với Calci
2. Mở kênh K+
phụ thuộc ATP (ATP-dependent potassium channel).
do đó thúc đẩy quá trình gắn với troponin-C phụ thuộc Calci làm tăng co bóp cơ thất mà
không làm tăng nồng độ Ca++
nội bào hay làm hạn chế quá trình giãn trong thì tâm
trương. Điều này có thể có tác động tốt hơn lên khả năng sử dụng năng lượng của cơ tim
so với các thuốc tăng co bóp truyền thống. Mở kênh K+
phụ thuộc ATP trên tế bào cơ
trơn mạch máu làm giãn tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch cũng như có tác dụng bảo vệ
cơ tim trong thiếu máu cục bộ. Kết hợp giữa tăng khả năng co bóp với tính chất giãn
mạch đặc biệt có lợi trong suy tim cấp và mạn tính. Chính vì lý do này mà Levosimedan
được sử dụng ngày càng rộng rãi ở các nước phát triển. Levosimedan thường được dùng
ngắt quãng trong 48 giờ để làm tăng tác động của các catecholamine đồng thời tạo điều
kiện giảm liều các thuốc này.
Bảng 1. Tóm tắt tác động của các thuốc vận mạch/tăng co bóp ở người lớn
Thuốc Liều
Tim Mạch ngoại biên
Chỉ định
Tác dụng không
mong muốn
Tần số Co
bóp
Co
mạch
Giãn
mạch
D
Dopamine 1-4 µg/kg/ph
5-10 µg/kg/ph
11-20 µg/kg/ph
1+
2+
3+
1-2+
2+
2+
0
1-2+
2-3+
1+
1+
1+
4+
4+
4+
Các loại sốc Loạn nhịp thất, thiếu
máu cục bộ tim và tổ
chức (liều cao hay do
thoát mạch)
Norepiniphrine 2-20 µg/kg/ph 2+ 2+ 4+ 0 0 Sốc dai dẳng Loạn nhịp, thiếu máu
ngoại biên (đầu chi)
Dobutamine 1-20 µg/kg/ph 1-2+ 3+ 1+ 2+ 0 Suy tim xung huyết, sốc
do tim, tắc nghẽn, sốc
NTH
Nhịp nhanh đặc biệt
ở nhanh nhĩ, loạn
nhịp thất, thiếu máu
cục bộ
Epinephrine 1-8 µg/ph 4+ 4+ 4+ 3+ 0 Sốc dai dẳng, sốc phản
vệ
Loạn nhịp thất, tăng
HA gây xuất huyết
não
Phenylephrine 20-200 µg/ph 0 1+ 4+ 0 0 Sốc thần kinh, sốc NTH Nhịp chậm phản ứng,
tăng HA, thiếu máu
cục bộ
Isoproterenol 1-8 µg/ph 4+ 4+ 0 4+ 0 Sốc tim (nhịp chậm),
xoắn đỉnh, nhanh thất
Loạn nhịp thất
Vasopressin 0,04-0,1 U/ph
(khởi đầu 0,01-
0,04 U/ph và
tăng dần)
0 0 4+ 0 0 Giãn mạch (vd sốc
NTH)
Loạn nhịp, co mạch
ngoại biên và mạch
tạng, giảm cung
lượng tim
Milrinone 0,375-0,75
µg/kg/ph
1+ 3+ 0 2+ 0 Suy tim, sốc tim Loạn nhịp thất, hạ
HA
Levosimedan Liều nạp: 12-24
µg/kg trong 10ph.
Truyền: 0,05-0,2
µg/kg/ph
1+ 4+ 0 2+ 0 Suy tim xung huyết, sốc Nhịp nhanh, tăng dẫn
truyền nhĩ thất
Tài liệu tham khảo
1. Bangash MN, Kong ML and Pearse RM. Use of inotropes and vasopressor
agents in critically ill patients. J Pharmacol. 2012; 165: 2015–2033.
2. Kumar A, Unligil U, Parrillo JE. Circulatory Shock. In: Critical care medicine:
principles of diagnosis and management in the adult. Editors: Parrillo JE and
Dellinger RP. Elsevier Saunders. 2014:299-324.
3. Meier-Hellmann A, Reinhart K. Katecholamine und vasoaktive Substanzen. In:
Intensivmedizin. Herausgegeben von Van Aken H, Reinhart K, Zimpfer M, Welte
T. Thieme Verlag. 2., überarbeitete Auflage. 487-493
4. Overgaard CB, Dzavik V. Inotropes and Vasopressors: Review of Physiology
and Clinical Use in Cardiovascular Disease. Circulation. 2008;118:1047-1056.
5. Poole-Wilson PA and Opie LH. Digitalis, Acute Inotropes, and Inotropic
Dilators. Acute and Chronic Heart Failure. In: Drugs for the heart. Editors: Opie
LH and Gersch BJ. Elsevier Saunders. The 6th
edition:149-183.

More Related Content

What's hot

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNGXUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
SoM
 
CUNG CẤP OXY VÀ SUY HÔ HẤP
CUNG CẤP OXY VÀ SUY HÔ HẤPCUNG CẤP OXY VÀ SUY HÔ HẤP
CUNG CẤP OXY VÀ SUY HÔ HẤP
SoM
 
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNGXUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
SoM
 
hướng dẫn chỉ định và cài đặt bước đầu thở máy
hướng dẫn chỉ định và cài đặt bước đầu thở máyhướng dẫn chỉ định và cài đặt bước đầu thở máy
hướng dẫn chỉ định và cài đặt bước đầu thở máy
SoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
SoM
 

What's hot (20)

Chẩn đoán và điều trị NMCT
Chẩn đoán và điều trị NMCTChẩn đoán và điều trị NMCT
Chẩn đoán và điều trị NMCT
 
Tâm phế mạn
Tâm phế mạnTâm phế mạn
Tâm phế mạn
 
Hon me gan
Hon me ganHon me gan
Hon me gan
 
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP TRƯỚC THẬN - TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP TRƯỚC THẬN - TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊTỔN THƯƠNG THẬN CẤP TRƯỚC THẬN - TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP TRƯỚC THẬN - TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
 
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNGXUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
 
CUNG CẤP OXY VÀ SUY HÔ HẤP
CUNG CẤP OXY VÀ SUY HÔ HẤPCUNG CẤP OXY VÀ SUY HÔ HẤP
CUNG CẤP OXY VÀ SUY HÔ HẤP
 
Hoi chung suy tim 2012
Hoi chung suy tim  2012Hoi chung suy tim  2012
Hoi chung suy tim 2012
 
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNGXUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
 
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docxXUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰCTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HUYẾT SỐC NHIỄM TRÙNG
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HUYẾT SỐC NHIỄM TRÙNGCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HUYẾT SỐC NHIỄM TRÙNG
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HUYẾT SỐC NHIỄM TRÙNG
 
CHỌC DỊCH NÃO TỦY
CHỌC DỊCH NÃO TỦYCHỌC DỊCH NÃO TỦY
CHỌC DỊCH NÃO TỦY
 
hs- Troponin in ACS
hs- Troponin in ACShs- Troponin in ACS
hs- Troponin in ACS
 
Xử trí Rung nhĩ
Xử trí Rung nhĩXử trí Rung nhĩ
Xử trí Rung nhĩ
 
hướng dẫn chỉ định và cài đặt bước đầu thở máy
hướng dẫn chỉ định và cài đặt bước đầu thở máyhướng dẫn chỉ định và cài đặt bước đầu thở máy
hướng dẫn chỉ định và cài đặt bước đầu thở máy
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIMCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
 
Ngộ độc thuốc chẹn kênh calci
Ngộ độc thuốc chẹn kênh calciNgộ độc thuốc chẹn kênh calci
Ngộ độc thuốc chẹn kênh calci
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
 
SHOCK
SHOCKSHOCK
SHOCK
 
Biến chứng cấp tính của Đái tháo đường
Biến chứng cấp tính của Đái tháo đườngBiến chứng cấp tính của Đái tháo đường
Biến chứng cấp tính của Đái tháo đường
 

Similar to THUỐC VẬN MẠCH TRONG HỒI SỨC

Bệnh học - lâm sàng - thuốc điều trị sốc
Bệnh học - lâm sàng - thuốc điều trị sốcBệnh học - lâm sàng - thuốc điều trị sốc
Bệnh học - lâm sàng - thuốc điều trị sốc
Cuong Nguyen
 
HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN
HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬNHỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN
HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN
SoM
 
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.docSINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
HongBiThi1
 
Bien chung sm tim ho
Bien chung sm tim hoBien chung sm tim ho
Bien chung sm tim ho
vinhvd12
 
SHOCK
SHOCKSHOCK

Similar to THUỐC VẬN MẠCH TRONG HỒI SỨC (20)

Bệnh học - lâm sàng - thuốc điều trị sốc
Bệnh học - lâm sàng - thuốc điều trị sốcBệnh học - lâm sàng - thuốc điều trị sốc
Bệnh học - lâm sàng - thuốc điều trị sốc
 
Sử dụng thuốc vận mạch và thuốc tăng co trong điều trị sốc
Sử dụng thuốc vận mạch và thuốc tăng co trong điều trị sốcSử dụng thuốc vận mạch và thuốc tăng co trong điều trị sốc
Sử dụng thuốc vận mạch và thuốc tăng co trong điều trị sốc
 
Nghiên cứu tình trạng suy giảm chức nặng thận ở bệnh nhân suy tim mạn tính
Nghiên cứu tình trạng suy giảm chức nặng thận ở bệnh nhân suy tim mạn tínhNghiên cứu tình trạng suy giảm chức nặng thận ở bệnh nhân suy tim mạn tính
Nghiên cứu tình trạng suy giảm chức nặng thận ở bệnh nhân suy tim mạn tính
 
Bs y3 thuốc tác dụng lên hệ tktv
Bs y3 thuốc tác dụng lên hệ tktv Bs y3 thuốc tác dụng lên hệ tktv
Bs y3 thuốc tác dụng lên hệ tktv
 
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị trong chấn thương sọ não nặng theo phác đồ ...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị trong chấn thương sọ não nặng theo phác đồ ...Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị trong chấn thương sọ não nặng theo phác đồ ...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị trong chấn thương sọ não nặng theo phác đồ ...
 
He tuan hoan p3
He tuan hoan p3He tuan hoan p3
He tuan hoan p3
 
He tuan hoan p3
He tuan hoan p3He tuan hoan p3
He tuan hoan p3
 
Thuốc tim mạch trong thực hành lâm sàng.pdf
Thuốc tim mạch trong thực hành lâm sàng.pdfThuốc tim mạch trong thực hành lâm sàng.pdf
Thuốc tim mạch trong thực hành lâm sàng.pdf
 
Tăng đường huyết ở bệnh nhân chấn thương sọ não
Tăng đường huyết ở bệnh nhân chấn thương sọ nãoTăng đường huyết ở bệnh nhân chấn thương sọ não
Tăng đường huyết ở bệnh nhân chấn thương sọ não
 
Hiệu chỉnh liều Kháng sinh khi suy thận
Hiệu chỉnh liều Kháng sinh khi suy thậnHiệu chỉnh liều Kháng sinh khi suy thận
Hiệu chỉnh liều Kháng sinh khi suy thận
 
Cơ chế thuốc điều trị suy tim hệ RAA và NP.
Cơ chế thuốc điều trị suy tim hệ RAA và NP.Cơ chế thuốc điều trị suy tim hệ RAA và NP.
Cơ chế thuốc điều trị suy tim hệ RAA và NP.
 
Đề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy An
Đề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy AnĐề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy An
Đề tài: Điều trị tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện đa khoa Tuy An
 
HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN
HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬNHỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN
HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ VÀ TỦY THƯỢNG THẬN
 
Hepatic Encephalopathy
Hepatic EncephalopathyHepatic Encephalopathy
Hepatic Encephalopathy
 
Sinh lý thận và Gay Me BN có bệnh thận.pptx
Sinh lý thận và Gay Me BN có bệnh thận.pptxSinh lý thận và Gay Me BN có bệnh thận.pptx
Sinh lý thận và Gay Me BN có bệnh thận.pptx
 
Rối loạn nhịp trong STEMI
Rối loạn nhịp trong STEMIRối loạn nhịp trong STEMI
Rối loạn nhịp trong STEMI
 
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.docSINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
 
Bien chung sm tim ho
Bien chung sm tim hoBien chung sm tim ho
Bien chung sm tim ho
 
đê Cương sinh lý 1
đê Cương sinh lý 1đê Cương sinh lý 1
đê Cương sinh lý 1
 
SHOCK
SHOCKSHOCK
SHOCK
 

More from SoM

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nhaSGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
HongBiThi1
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
uchihohohoho1
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
HongBiThi1
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
HongBiThi1
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
HongBiThi1
 
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạNội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
SGK mới tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK mới tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfSGK mới tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK mới tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
HongBiThi1
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
HongBiThi1
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
HongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nhaSGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bảnTiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
 
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạNội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK mới tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK mới tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfSGK mới tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK mới tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 

THUỐC VẬN MẠCH TRONG HỒI SỨC

  • 1. THUỐC VẬN MẠCH TRONG HỒI SỨC Ts.Bs. Lê Minh Khôi Bộ môn Hồi sức-Cấp cứu-Chống độc, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh Sốc được đặc trưng bởi giảm tưới máu cơ quan cấp tính đưa đến giảm cung cấp ôxy và dưỡng chất có thể đe dọa tính mạng. Sự xuất hiện của sốc đi kèm với hạ huyết áp và cuối cùng sẽ đưa đến rối loạn chức năng đa cơ quan. Điều trị sốc bao gồm nhận diện và loại trừ bệnh lý nền và điều chỉnh huyết động. Các thuốc vận mạch (vasopressor) cần phải được chỉ định ở những bệnh nhân vẫn còn hạ huyết áp mặc dù đã được bù dịch đầy đủ. Trong hội chứng giảm cung lượng tim, cần phải chỉ định các thuốc tăng co bóp (inotrope). Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ thuốc vận mạch để chỉ cả các thuốc vận mạch lẫn các thuốc tăng co bóp cơ tim. Các thuốc vận mạch là một trụ cột quan trọng trong điều trị bệnh nhân suy tuần hoàn. Nói một cách tổng quát, các thuốc này có tác động kích thích và ức chế trên tim và cơ trơn mạch máu cũng như có tác động quan trọng lên chuyển hóa, hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh tự động tiền synapse. Các thuốc này được sử dụng với mục đích làm tăng cung lượng tim hoặc trương lực mạch máu khi các cơ quan này bị suy giảm chức năng nặng nề trong những bệnh cảnh lâm sàng đe dọa tính mạng bệnh nhân. Hiệu quả lâm sàng của các thuốc này đã được nghiên cứu sâu rộng. Khuyến cáo thực hành lâm sàng được dựa trên y học chứng cứ và một phần dựa vào ý kiến chuyên gia, ngoại suy từ các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cũng như tùy thuộc vào từng thầy thuốc. Bài viết này sẽ trình bày bốn nhóm tác nhân chính thường được sử dụng trên lâm sàng: (1) Catecholamine, (2) Tác nhân ức chế phosphodiesterase, (3) Vasopressin và (4) Tác nhân tăng nhạy cảm với Calci. I. CƠ SỞ SINH LÝ CỦA TÁC ĐỘNG CỦA CÁC TÁC NHÂN VẬN MẠCH 1. Kích thích và co rút của sợi cơ Các sợi cơ tim co rút thông qua cơ chế trượt của các sợi. Các sợi actin và myosin trượt lên nhau thông qua quá trình kết nối chéo rồi giải kết nối. Mỗi một điện thế hoạt động của cơ tim làm mở kênh Ca++ hoạt động theo điện thế trên màng tế bào. Nhờ đó, Ca++ ngoại bào đi qua màng vào bên trong làm tăng nồng độ Ca++ nội bào. Tăng Ca++ nội bào làm tăng giải phóng chính Ca++ có sẵn trong mạng lưới nội bào tương. Sự giải phóng từ mạng
  • 2. lưới nội bào tương đóng góp 75% lượng Ca++ tăng lên trong bào tương. Ở trạng thái nghỉ ngơi, tropomyosin che khuất vị trí gắn của actin làm đầu actin trở nên bất hoạt. Khi ion Ca++ vào gắn với troponin-C trong phức hợp troponin, nó sẽ làm di lệch vị trí của tropomyosin. Nhờ sự di lệch này mà đầu gắn của actin được bộc lộ cho phép quá trình gắn cầu nối chéo giữa actin và myosin xảy ra. Actin và myosin trượt lên nhau trong một quá trình cần đến ATP. Vào cuối điện thế hoạt động, trong quá trình tái cực, Ca++ lại được bơm ngược vào mạng lưới nội bào tương cho phép cơ tim giãn ra. Quá trình này được minh họa trong Hình 1 dưới đây. Hình 1. Sơ đồ mình họa cơ chế kích thích-co bóp. Đầu tiên, Ca++ đi vào tế bào trong quá trình phân cực kích hoạt giải phóng Ca++ từ bể tận. Đây được gọi là quá trình phóng thích Ca++ phụ thuộc Ca++ . Sau khi vào bên trong bào tương, Ca++ gắn với troponin-C làm thay đổi hình dạng của phức hợp troponin nhờ đó các đầu myosin gắn với actin tạo nên chuyển động do các cầu chéo làm giảm chiều dài sarcomere. Sau khi co, Ca++ bị loại khỏi troponin-C và do vậy myosin tách khỏi actin (quá trình này cần ATP) cho phép sarcomere trở lại chiều dài bình thường, tế bào cơ tim giãn nở. Ca++ trong bào tương được thu nhận lại vào lưới nội mô nhờ bơm SERCA chờ đến lần kích thích kế tiếp. 2. Lực và tốc độ co rút sợi cơ Cung lượng tim là thể tích máu do tim bơm ra trong một phút được quyết định bởi lực và tốc độ co bóp của thất. Tăng hồi lưu tĩnh mạch làm tăng sức căng thất (và sợi cơ tim) trong thì tâm trương, làm tăng số lượng vị trí gắn với Ca++ . Cơ chế này là nền tảng của định luật Starling trên tim đảm bảo rằng cung lượng thất thay đổi tương ứng với thay đổi của hồi lưu tĩnh mạch. Các tác nhân tăng co bóp kéo dài thời gian cao nguyên của điện thế hoạt động, tăng Ca++ nội bào, tăng phóng thích Ca++ từ hệ thống lưới nội bào và do vậy làm tăng co bóp. 3. Trương lực mạch
  • 3. Trương lực mạch máu kháng trở (resistance vessel) có tác động lên cung lượng tim một cách trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua các phản xạ phức tạp. Với cùng một tiền tải và co bóp cơ tim, kháng lực mạch máu hệ thống giảm sẽ làm tăng cung lượng tim và ngược lại, kháng lực tăng sẽ làm giảm cung lượng tim. Trong sốc, các cơ chế cân bằng nội môi sẽ bị nhiễu loạn có thể làm giảm co bóp do nhiễm toan, giảm lưu lượng máu vành và làm thay đổi tỉ suất cung cấp-nhu cầu ôxy cơ tim theo hướng bất lợi. 4. Lưu lượng vi tuần hoàn Hệ vi tuần hoàn là những vùng tuần hoàn có kích thước mạch máu nhỏ hơn 100 µm. Cân bằng nội môi của những vùng chuyên biệt này chịu ảnh hưởng của sinh cơ, chuyển hóa, miễn dịch và thần kinh. Bất thường lưu lượng vi tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh của bệnh nặng. Các tác nhân vận mạch có thể ảnh hưởng đến cân bằng này thông qua làm thay đổi cung lượng tim lẫn trương lực vi tuần hoàn. Những tác động gián tiếp của các thuốc này cũng đưa đến những hệ quả phức tạp trên tính thấm của nội mô mạch máu do đó ảnh hưởng đến thể tích máu. 5. Tác động chuyển hóa Các tác nhân vận mạch làm thay đổi tốc độ chuyển hóa và thay đổi sự sản xuất các phân tử có hoạt tính chuyển hóa thông qua các cơ chế liên quan đến tưới máu, các thụ thể cũng như hệ thống tín hiệu thứ hai. Những tác động này thường gặp nhất khi sử dụng các catecholamine và chất ức chế phosphodiesterase đưa đến tăng tiêu thụ ôxy tổng thể, đề kháng insulin ngoại biên, ức chế bài xuất insulin, tăng các sản phẩm acid béo tự do và lactate cũng như tăng đường huyết. Tăng đường huyết có thể gây tổn thương tế bào nội mô mạch máu dẫn đến những hậu quả xấu ở vi tuần hoàn. 6. Tác động miễn dịch Các tác nhân vận mạch cũng làm thay đổi sự hoạt hóa các tế bào miễn dịch và do vậy có thể có những tác động quan trọng trên chức năng miễn dịch. Tác động này hiện nay chưa được biết rõ. Chức năng tế bào nội mô là một cấu phần quan trọng của hệ miễn dịch. Tương tác tế bào miễn dịch-tế bào nội mô xuất hiện phụ thuộc hoặc độc lập với cơ chế cọ xát. Tương tác này bị ảnh hưởng bởi các tác nhân vận mạch. Cơ chế phụ thuộc cọ xát liên quan đến dòng máu trong mạng lưới vi tuần hoàn. Lưu lượng càng thấp thì khả năng tương tác này càng cao. II. CÁC THUỐC VẬN MẠCH
  • 4. 1. Các catecholamine Từ khi phát hiện epinephrine, hoạt chất chính của tủy thượng thận, dược lý và sinh học của nhóm catecholamine (hay chất kích thích giao cảm) nội sinh và tổng hợp đã được nghiên cứu một cách sâu rộng. Các catecholamine tác động chủ yếu thông qua các thụ thể α1, β1, β2 và các thụ thể dopaminergic. Mật độ và tỉ lệ khác nhau của các thụ thể này ở các tổ chức khác nhau sẽ quyết định đáp ứng sinh lý của các thuốc vận mạch ở tổ chức đó. Kích thích các thụ thể β1-adrenergic làm tăng co bóp cơ tim thông qua Ca++ trong cơ chế gắn phức hợp actin-myosin với troponin C cũng như làm tăng tần số do hoạt hóa kênh Ca++ . Kích thích thụ thể β2-adrenergic trên tế bào cơ trơn sẽ làm mạng lưới nội bào tương tăng thu nhận Ca++ và gây giãn mạch. Kích thích thụ thể α1-adrenergic trên tế bào cơ trơn động mạch làm co cơ và tăng kháng lực hệ thống. Cuối cùng, kích thích các thụ thể D1 và D2 dopaminergic ở thận, mạch máu tạng làm giãn mạch máu thận và tạng thông qua các hệ thống tín hiệu thứ hai phức tạp. Các thuốc thuộc nhóm catecholamine sẽ có mức độ kích thích các thụ thể khác nhau nằm trong một phổ đi từ phenylephrine là thuốc tác động chủ yếu lên thụ thể α1-adrenergic (gây co mạch mạnh) đến isoproterenol là tác nhân chủ yếu kích thích β-adrenergic (tăng co bóp cơ tim và tăng tần số tim). Những tác động của các tác nhân nhóm catecholamine còn bị chi phối bởi các thay đổi phản xạ của hệ thần kinh tự động sau biến động huyết áp cấp tính ảnh hưởng đến tần số tim, kháng lực hệ thống và các thông số huyết động khác. Các thụ thể adrenergic còn bị giảm nhạy cảm và điều hòa ức chế trong một số tình trạng sinh lý bệnh như suy tim mạn tính. Ngoài ra, ái tính tương đối của mỗi tác nhân vận mạch còn bị thay đổi bởi tình trạng thiếu ôxy hay nhiễm toan. Đôi khi nhiễm toan nặng làm mất hoàn toàn tác dụng của catecholamine. 1.1. Dopamine Dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh trung ương nội sinh, là tiền chất gần của norepinephrine trong con đường tổng hợp catecholamine. Với liều thấp (0,5-3µg/kg/ph), dopamine kích thích các thụ thể D1-dopaminergic sau synapse ở mạch vành, thận, mạc treo và giường mạch máu não làm tăng lượng máu đến các cơ quan này. Liều trung bình (3-10µg/kg/ph) sẽ kích thích nhẹ thụ thể β1-adrenergic làm tăng co bóp và tần số tim và tăng nhẹ kháng lực hệ thống. Ở liều cao (10-20 µg/kg/ph), dopamine kích thích thụ thể α1-adrenergic và gây co mạch ngoại biên.
  • 5. Ngày nay, “liều thận” đã không còn được khuyến cáo. 1.2. Dobutamine Dobutamine là một catecholamine tổng hợp có ái tính cao với cả thụ thể β1- và β2- adrenergic theo tỉ lệ 3:1. Với tác động β1-adrenergic trên tim, dobutamine là một chất tăng co bóp mạnh và ít tăng tần số tim. Liều thấp, dobutamine làm giãn mạch nhẹ. Liều dưới 15 µg/kg/ph làm tăng co bóp tim nhưng ít ảnh hưởng đến kháng lực hệ thống. Liều cao hơn sẽ làm tăng co mạch. Mặc dù ít gây tăng tần số tim so với các tác nhân khác nhưng dobutamine lại làm tăng đáng kể tiêu thụ ôxy của cơ tim. Chính vì vậy, tác nhân này được sử dụng trong các thử nghiệm gắng sức. Chỉ sau vài ngày điều trị, hiện tượng lờn thuốc sẽ xuất hiện. Hiếm gặp nhưng loạn nhịp thất ác tính có thể xuất hiện khi dùng dobutamine và không liên quan đến liều. 1.3. Norepinephrine Norepinephrine, chất dẫn truyền thần kinh nội sinh chính được giải phóng bởi các sợi thần kinh adrenergic hậu hạch, là một chất chủ vận thụ thể α1-adrenergic nhưng ít có tác động lên thụ thể β. Do vậy, tác nhân này có tác dụng co mạch mạnh nhưng ít tăng co bóp cơ tim và tần số tim. Như vậy thuốc này có thể lý tưởng để nâng huyết áp trong những bệnh lý cần hạn chế co bóp và tránh tăng tần số tim. Norepinephrine làm tăng huyết áp tâm trương và kích thích gián tiếp tế bào cơ tim giải phóng chất giãn mạch tại chỗ nên làm tăng lưu lượng máu vành. Sử dụng kéo dài làm tăng độc tính tế bào cơ tim do khởi động quá trình chết tế bào lập trình thông qua cơ chế hoạt hóa protein kinase A và tăng dòng Ca++ đi vào bào tương. Đây là thuốc vận mạch được khuyến cáo trong nhiễm trùng huyết nặng và sốc NTH. 1.4. Epinephrine Epinephrine là một catecholamine nội sinh có ái tính cao với các thụ thể β1, β2 và α1 trên tim và cơ trơn mạch máu. Nhìn chung, tác động kích thích β chủ yếu ở liều thấp và kích thích α ở liều cao hơn. Tác động làm giãn mạch vành do làm tăng thời gian tâm trương tương đối ở tần số cao và kích thích sản xuất chất giãn mạch cục bộ (triệt tiêu bớt tác động co mạch của kích thích α). Epinephrine làm tăng áp lực cả động lẫn tĩnh mạch phổi do co mạch phổi trục tiếp và do tăng lưu lượng máu phổi. Liều cao và kéo dài gây độc
  • 6. trực tiếp lên tim trong qua tổn thương thành động mạch đưa đến hoạt tử vùng cũng như thông qua cơ chế chết tế bào theo chương trình. 1.5. Isoproterenol Isoproterenol là chất tổng hợp có tác động kích thích thụ thể β mạnh và không chọn lọc nhưng có ái tính rất thấp với thụ thể α. Isoproterenol có tác động tăng tần số tim và tăng co bóp mạnh nhưng lại làm giãn mạch hệ thống mạnh, giãn mạch phổi nhẹ. 1.6. Phenylephrine Đây là một tác nhân tổng hợp có tác động α-adrenergic mạnh mẽ và hầu như không có ái tính với các thụ thể β-adrenergic do đó tác động chủ yếu là co mạch ngoại biên. Phenylephrine được dùng chủ yếu trong cấp cứu các tình trạng hạ huyết áp đột ngột trong gây mê, phản xạ cường phế vị trong lúc thực hiện thủ thuật chẩn đoán và điều trị, giãn mạch nặng do dùng phối hợp sildenafil (Viagra) với nitrate, làm giảm chênh áp qua đường thoát thất trái ở bệnh nhân mắc bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn 2. Các thuốc ức chế enzyme phosphodiesterase Phosphodiesterase 3 là là một enzyme nội bào của mạng lưới nội bào tương trong tế bào cơ tim và tế bào cơ trơn mạch máu có tác dụng giáng hóa AMP vòng (cAMP) thành AMP. Chúng ta biết rằng cAMP là hệ thống tín hiệu thứ hai của các catecholamine. Các thuốc ức chế phosphodiesterase làm tăng nồng độ cAMP thông qua ức chế giáng hóa hợp chất này bên trong tế bào, qua đó làm tăng co bóp cơ tim. Những tác nhân này có tác dụng co bóp cơ tim và giãn mạch mạnh cũng như hỗ trợ giãn cơ tim trong thì tâm trương. Tác động trên lâm sàng là làm giảm tiền tải, giảm hậu tải và giảm kháng lực hệ thống. Milrinone là thuốc ức chế phosphodiesterase thường được sử dụng nhất trên lâm sàng, đặc biệt là hậu phẫu tim mạch. Ở dạng truyền TM, milrinone có thời gian bán hủy dài 2-4 giờ. Thuốc này đặc biệt có ích trong các trường hợp mà thụ thể adrenergic bị điều hòa ức chế và bị lờn như trong suy tim mạn tính hay sau khi sử dụng các thuốc catecholamine kéo dài. Amrinone ít được sử dụng hơn do có tác dụng không mong muốn bao gồm giảm tiểu cầu. 3. Vasopressin Vasopressin hay hormone chống bài niệu (antidiuretic hormone-ADH) được phân lập vào năm 1951 là một nonapeptide (có 9 amino acid) được dự trữ trong các hạt ở thùy yên sau. Vasopressin được phóng thích khi nồng độ thẩm thấu huyết tương tăng cao cũng như
  • 7. đau, buồn nôn và hạ ôxy máu. Tim cũng tổng hợp một lượng nhỏ vasopressin khi tăng stress thành cơ tim. Thượng thận cũng tổng hợp vasopressin khi tăng tiết catecholamine. Vasopressin tác động lên hệ tuần hoàn thông qua các thụ thể V1 (V1a ở tế bào cơ trơn, V1b ở tuyến yên) và V2 (hệ thống ống góp tại thận). Kích thích thụ thể V1a gây co cơ trơn mạch máu trong khi V2 tăng tái hấp thu nước do làm tăng tính thấm của ống góp. Vasopressin ít gây co mạch máu não và vành hơn so với các catecholamine và cũng ít tác động lên cung lượng tim. Vasopressin cũng làm tăng nhạy cảm của các thụ thể đối với các catecholamine. Tác động co mạch máu của vasopressin tương đối được bảo tồn trong các tình trạng hạ ôxy máu và nhiễm toan vốn thường gặp trong sốc nặng do bất kỳ nguyên nhân ban đầu nào. Nhắc lại là trong những điều kiện như vậy, các catecholamine sẽ có tác dụng rất hạn chế như đã nói ở trên. 4. Các tác nhân làm tăng nhạy cảm với Ca++ Các thuốc làm tăng nhạy cảm với Calci (calcium sensitizer) là một nhóm thuốc tăng co bóp mới được phát triển gần đây. Thuốc được biết nhiều nhất là Levosimendan. Các tác nhân thuộc nhóm này có tác động kép: 1. Làm cho các protein co rút trong tế bào cơ nhạy cảm hơn với Calci 2. Mở kênh K+ phụ thuộc ATP (ATP-dependent potassium channel). do đó thúc đẩy quá trình gắn với troponin-C phụ thuộc Calci làm tăng co bóp cơ thất mà không làm tăng nồng độ Ca++ nội bào hay làm hạn chế quá trình giãn trong thì tâm trương. Điều này có thể có tác động tốt hơn lên khả năng sử dụng năng lượng của cơ tim so với các thuốc tăng co bóp truyền thống. Mở kênh K+ phụ thuộc ATP trên tế bào cơ trơn mạch máu làm giãn tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch cũng như có tác dụng bảo vệ cơ tim trong thiếu máu cục bộ. Kết hợp giữa tăng khả năng co bóp với tính chất giãn mạch đặc biệt có lợi trong suy tim cấp và mạn tính. Chính vì lý do này mà Levosimedan được sử dụng ngày càng rộng rãi ở các nước phát triển. Levosimedan thường được dùng ngắt quãng trong 48 giờ để làm tăng tác động của các catecholamine đồng thời tạo điều kiện giảm liều các thuốc này.
  • 8. Bảng 1. Tóm tắt tác động của các thuốc vận mạch/tăng co bóp ở người lớn Thuốc Liều Tim Mạch ngoại biên Chỉ định Tác dụng không mong muốn Tần số Co bóp Co mạch Giãn mạch D Dopamine 1-4 µg/kg/ph 5-10 µg/kg/ph 11-20 µg/kg/ph 1+ 2+ 3+ 1-2+ 2+ 2+ 0 1-2+ 2-3+ 1+ 1+ 1+ 4+ 4+ 4+ Các loại sốc Loạn nhịp thất, thiếu máu cục bộ tim và tổ chức (liều cao hay do thoát mạch) Norepiniphrine 2-20 µg/kg/ph 2+ 2+ 4+ 0 0 Sốc dai dẳng Loạn nhịp, thiếu máu ngoại biên (đầu chi) Dobutamine 1-20 µg/kg/ph 1-2+ 3+ 1+ 2+ 0 Suy tim xung huyết, sốc do tim, tắc nghẽn, sốc NTH Nhịp nhanh đặc biệt ở nhanh nhĩ, loạn nhịp thất, thiếu máu cục bộ Epinephrine 1-8 µg/ph 4+ 4+ 4+ 3+ 0 Sốc dai dẳng, sốc phản vệ Loạn nhịp thất, tăng HA gây xuất huyết não Phenylephrine 20-200 µg/ph 0 1+ 4+ 0 0 Sốc thần kinh, sốc NTH Nhịp chậm phản ứng, tăng HA, thiếu máu cục bộ Isoproterenol 1-8 µg/ph 4+ 4+ 0 4+ 0 Sốc tim (nhịp chậm), xoắn đỉnh, nhanh thất Loạn nhịp thất Vasopressin 0,04-0,1 U/ph (khởi đầu 0,01- 0,04 U/ph và tăng dần) 0 0 4+ 0 0 Giãn mạch (vd sốc NTH) Loạn nhịp, co mạch ngoại biên và mạch tạng, giảm cung lượng tim Milrinone 0,375-0,75 µg/kg/ph 1+ 3+ 0 2+ 0 Suy tim, sốc tim Loạn nhịp thất, hạ HA Levosimedan Liều nạp: 12-24 µg/kg trong 10ph. Truyền: 0,05-0,2 µg/kg/ph 1+ 4+ 0 2+ 0 Suy tim xung huyết, sốc Nhịp nhanh, tăng dẫn truyền nhĩ thất
  • 9. Tài liệu tham khảo 1. Bangash MN, Kong ML and Pearse RM. Use of inotropes and vasopressor agents in critically ill patients. J Pharmacol. 2012; 165: 2015–2033. 2. Kumar A, Unligil U, Parrillo JE. Circulatory Shock. In: Critical care medicine: principles of diagnosis and management in the adult. Editors: Parrillo JE and Dellinger RP. Elsevier Saunders. 2014:299-324. 3. Meier-Hellmann A, Reinhart K. Katecholamine und vasoaktive Substanzen. In: Intensivmedizin. Herausgegeben von Van Aken H, Reinhart K, Zimpfer M, Welte T. Thieme Verlag. 2., überarbeitete Auflage. 487-493 4. Overgaard CB, Dzavik V. Inotropes and Vasopressors: Review of Physiology and Clinical Use in Cardiovascular Disease. Circulation. 2008;118:1047-1056. 5. Poole-Wilson PA and Opie LH. Digitalis, Acute Inotropes, and Inotropic Dilators. Acute and Chronic Heart Failure. In: Drugs for the heart. Editors: Opie LH and Gersch BJ. Elsevier Saunders. The 6th edition:149-183.