SlideShare a Scribd company logo
1 of 69
Download to read offline
TS. BS. Nguyễn Văn Ân
 Xét nghiệm các mẫu nước tiểu, máu hay dịch tiết của hệ niệu-
sinh dục góp phần quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý
niệu khoa.
 Khoảng 20% số bệnh nhân đến các phòng khám đa khoa có
liên quan đến các vấn đề niệu khoa, vì thế không chỉ các bác
sĩ chuyên khoa Tiết Niệu mà các bác sĩ đa khoa cũng cần có
những kiến thức cơ bản về các xét nghiệm cần thiết trong các
bệnh lý niệu khoa.
 Sự sáng suốt khi đưa ra quyết định làm những xét nghiệm nào
sẽ giúp cho công tác chẩn đoán nhanh chóng, chính xác và từ
đó đưa ra những quyết định điều trị đúng đắn và có hiệu quả
kinh tế.
 Phân tích nước tiểu là xét nghiệm cần thiết cho tất cả các
bệnh nhân có bệnh lý niệu khoa.
 Quy trình xét nghiệm bao gồm:
• Quan sát lý tính
• Phân tích bằng que thăm dò
• Phân tích vi thể.
 Thu thập mẫu nước tiểu và vận chuyển đúng cách là rất quan
trọng để có được kết quả chính xác và có giá trị lâm sàng.
 Nên lấy nước tiểu lúc sáng sớm (nước tiểu có tính chất toan và
cô đặc):
• Hồng cầu, bạch cầu và cặn lắng được bảo quản tốt nhất trong môi
trường này
• Sự phát triển của vi khuẩn qua đêm khiến cho dễ phát hiện nhiễm
trùng tiểu.
 Lấy nước tiểu giữa dòng:
• Đối với nam giới thì kéo da qui đầu lên và rửa sạch qui đầu, đối với
nữ giới thì vạch môi lớn và rửa sạch âm hộ.
• Cho bệnh nhân đi tiểu bỏ phần đầu, đưa chai đựng gần lỗ niệu đạo
hứng lấy nước tiểu giữa dòng, rồi tiểu hết ra ngoài.
 Trường hợp không đi tiểu được:
• Lấy nước tiểu bằng cách đặt thông tiểu với kỹ thuật vô trùng.
• Hoặc chọc dò trên xương mu với kim chọc dò tủy sống và
sát trùng da trên xương mu: nên dùng cho trẻ em không hợp
tác để lấy nước tiểu giữa dòng, hoặc không đặt thông tiểu
được (chẳng hạn do hẹp niệu đạo hay sỏi kẹt niệu đạo …)
 Mẫu nước tiểu cần chuyển đến phòng xét nghiệm trong vòng
2 giờ (vì nếu để lâu có thể làm vi khuẩn sinh sản nhiều quá
hoặc chết, làm sai lệch kết quả)
 Nếu biết rằng việc vận chuyển sẽ chậm trễ, nên trữ ở 4˚C và
khi đến nơi thì phân tích nước tiểu càng sớm càng tốt (lưu ý
rằng nhiệt độ lạnh có thể làm giảm số lượng bạch cầu)
 Xem màu nước tiểu:
 Bình thường nước tiểu có màu vàng-nâu do chất urochrome nội sinh.
Chất này được sản xuất ra với tốc độ không đổi, nên khi quan sát thì
thấy màu nước tiểu thay đổi sậm dần theo thời gian.
 Màu nước tiểu sậm ít hay nhiều cũng phụ thuộc vào lượng nước
uống vào của bệnh nhân nhiều hay ít và tình trạng mất nước của
bệnh nhân ít hay nhiều
 Ngoài ra, nhiều hợp chất trong thức ăn, thuốc và tình trạng nhiễm
trùng cũng làm thay đổi màu nước tiểu (xem bảng 1.2).
 Đánh giá có nhiều tinh thể phosphat trong nước tiểu:
• Hoặc acid hóa nước tiểu vốn nhiễm kiềm bởi có nhiều tinh thể
phosphat (nhỏ acid vào thì nước tiểu sẽ trong ra)
• Hoặc xem tinh thể phosphat dưới kính hiển vi
 Nước tiểu nhiễm trùng có màu vẩn đục, có mùi hăng, do tình
trạng mủ niệu (pyuria) sản xinh từ quá trình nhiễm trùng
 Những nguyên nhân hiếm gặp làm nước tiểu đục: chyluria
(bạch dịch trong nước tiểu), hyperoxaluria (tăng oxalat-niệu),
lipiduria (mỡ trong nước tiểu)
 Dipstick test hữu ích trong chẩn đoán (a) các bệnh thận; (b)
các bệnh lý niệu khoa; (c) các bệnh ngoài thận.
 Que thăm dò nước tiểu dùng những dải thuốc thử hóa học,
trên đó xảy ra phản ứng hóa học với những hoạt chất cho ra
các màu khác nhau, từ đó cho ra thông tin về (1) tỉ trọng nước
tiểu; (2) pH; (3) máu; (4) protein; (5) glucose; (6) ketones; (7)
bạch cầu; (8) nitrites; (9) bilirubin and urobilinogen.
 Thường nằm trong khoảng 1.005 and 1.040
• >1,020 là nước tiểu đặc
• <1,008 là nước tiểu loãng
 Tình trạng uống nước và tình trạng chức năng thận là 2 yếu tố
chính xác định tỉ trọng nước tiểu.
• SG giảm theo tuổi tác, khi mà thận giảm khả năng cô đặc nước tiểu.
• Uống nhiều nước quá, dùng thuốc lợi tiểu, đái tháo nhạt (diabetes
insipidus), và suy thận là những nguyên nhân làm giảm tỉ trọng nước
tiểu.
• Suy thận (cấp hay mãn)  mất khả năng cô đặc nước tiểu  SG cố
định ở mức 1,010
 Thường pH nước tiểu trong khoảng 4,5 to 8 (<5.5 là toan, >6.5 là
kiềm)
 pH nước tiểu thay đổi nhanh chóng khi tiếp xúc với không khí. Vì
thế, làm xét nghiệm sớm là cần thiết.
 Quy luật chung: pH nước tiểu phản ánh pH huyết thanh (trừ tình
trạng toan hóa ống thận: nước tiểu thường giữ ở mức kiềm, mặc dù
có acid trong nước tiểu nhưng bị mất bicarbonate).
 Nước tiểu kiềm gặp trong nhiễm trùng niệu (do vi khuẩn phân tách
urea như Proteus), người ăn chay trường (khẫu phần ít chất toan).
 Nước tiểu toan gặp trong bệnh sỏi acid uric và sỏi cystine
 Định nghĩa: gọi là huyết niệu khi > 5 HC / quang trường x 40.
 Phát hiện huyết niệu bởi phản ứng dạng peroxidase của
hemoglobin  oxy hóa chất chỉ thị màu thay đổi màu trên
que thăm dò theo tỉ lệ lượng máu trong nước tiểu.
 Tỉ lệ dương tính giả cao: Hematuria, hemoglobinuria, và
myoglobinuria đều sinh ra kết quả blood (+) trên que thăm dò.
Một số nguyên nhân làm dương tính giả khác: (1)lẫn máu kinh
nguyệt. (2) mất nước, (3) vận động nhiều, (4) chất oxy hóa, (5)
peroxide hóa vi khuẩn
 Âm tính giả có thể xảy ra khi b/n dùng vitamin C liều cao.
 Xét nghiệm vi thể là phương pháp chủ yếu để đánh giá
hematuria dương tính giả do que thăm dò
 Định nghĩa: gọi là đạm niệu nếu >150 mg protein/ngày .
 Que thăm dò phát hiện được đạm niệu từ mức 10 mg/dL. Tuy
nhiên, dipstick chỉ đo nồng độ đạm niệu. Việc đánh giá đạm
niệu 24 giờ để phát hiện các bệnh thận cần thiết bị protein
electrophoresis.
 Albumin – lọai đạm chủ yếu trong nước tiểu làm chuyển màu
xanh lá cây trên que thăm dò. Càng xanh đậm, càng nhiều
đạm niệu.
 Những nguyên nhân làm âm tính giả: (1) nước tiểu loãng, (2)
nước tiểu kiềm, (3) loại đạm niệu không phải là albumin
 Phát hiện đường niệu do phản ứng oxy hóa kép cùa glucose
với glucose oxidase trên que thăm dò (chỉ với glucose chứ
không xảy ra với các loại đường khác)
 Bệnh nhân có đường niệu (+) nên được nghĩ đến bệnh đái
tháo đường, vì người khỏe mạnh thì đường niệu (-)
 Bình thường, khi glucose vào trong nước tiểu thì sẽ đươc tái
hấp thu hết ở ống thận, nhưng khi đường huyết vượt ngưỡng
18mg/L thì quá khả năng tái hấp thu  đường niệu (+)
 Ketones (acetoacetic acid & acetone) được phát hiện bởi
nitroprusside test.
 Ketone niệu (-) ở người khỏe mạnh.
 Ketone niệu (+) thường liên quan đến quá trình dị hóa mỡ của
cơ thể như tình trạng ketoacidosis do đái tháo đường, đói và
thai kỳ.
 Mủ niệu (pyuria) được nhận biết bằng que thăm dò hay XN vi thể
(microscopy). Leucocyte-esterase, một loại isoenzyme chuyên
biệt cho bạch cầu, được dùng để nhận biết bạch cầu niệu trong
dipstick test.
 Các nguyên nhân thường gặp của mủ niệu: nhiễm trùng niệu,
bướu, nhiễm nấm, lao niệu, một số thuốc (ví dụ
cyclophosphamide).
 Dương tính giả: do dây nhiễm.
 Âm tính giả: do nhiều nguyên nhân, như nhúng que thăm dò vào
nước tiểu không đúng cách, gia tăng tỉ trọng nước tiểu, có sự
hiện của đường niệu, urobilinogen, acid ascorbic trong nước tiểu
 Như thế riêng leucocyte esterase là không đủ để chẩn đoán nhiễm
trùng niệu, nhưng kết hợp với nitrites niệu (+) là gợi ý quan trọng của
nhiễm trùng. Dùng que thăm dò để khảo sát bạch cầu niệu nên được
xem như xét nghiệm tầm soát trên những b/n không có triệu chứng.
 Trực khuẩn gram âm trong nước tiểu chuyển hóa nitrates thành
nitrites. Nitrite (+) trên dipstick có độ chuyên biệt cao để phát hiện
bacteruria (>90%) nhưng độ nhạy cảm thì rất thay đổi (40–85%).
 Độ chính xác của ntrit giảm khi khuẩn niệu là dưới lâm sàng (<105
organism/mL). Dây nhiễm có thể làm dương tính giả.
 Trong điều kiện bệnh viện, XN que thăm dò dùng leucocyte esterase
và nitrites không đủ để thay thế XN vi thể nhằm xác định nhiễm trùng
niệu.
 Nước tiểu của người trưởng thành chứa rất ít urobilinogen và
không có bilirubin.
 B/n bị bệnh gan và tắc mật sẽ làm tăng bilirubin kết hợp tan
trong nước và có thể hiện được bằng dipstick.
 Sự hiện diện bilirubin niệu được xem là có bệnh và cần thăm
dò hệ gan mật.
 Urobilinogen là sản phẩm cuối của chuyển hóa bilirubin kết
hợp, nhưng cũng gia tăng trong các tình trạng ly giải máu
(hemolysis), bệnh tế bào gan (hepatocellular disease), và xuất
huyết tiêu hóa.
 Được xem là hữu dụng, đáng tin cậy và rẻ tiền.
 Chỉ định:
• Nghi ngờ nhiễm trùng niệu
• Nghi ngờ viêm vi cầu thận (glomerulonephritis)
• Suy thận cấp và mãn không giải thích được
• Tiểu máu
• Nghi ngờ bệnh ác tính hệ niệu
 Hứng nước tiểu giữa dòng vào một lọ sạch, nên vào buổi
sáng Dùng ~ 10–15 mL, quay ly tâm 3.000 vòng/phút trong
5 phút, bỏ phần nước bên trên lấy ~ 0.01–0.02 mL phần cặn
còn lại phết lên lame và xem dưới kính hiển vi
 Độ phân giải thấp (x100) thích hợp để nhận biết hầu hết các tế
bào, macrophages, và ký sinh trùng.Độ phân giải cao (x400)
cần thiết để phân biệt hồng cầu tròn hay dị dạng, để nhận biết
tinh thể, vi khuẩn, và nấm
 Quan sát dưới kính hiển vi sẽ đánh giá: (1) tế bào, (2) cặn
lắng, (3) tinh thể, (4) khuẩn niệu, (5) nấm, và (6) ký sinh trùng
 Bình thường số lượng HC < 3 / quang trường 400.
Số lượng HC > 5 là hematuria.
 XN vi thể tốt hơn XN que thăm dò về đánh giá tiểu máu: mặc
dù độ nhạy tương đương, nhưng độ chuyên biệt của dipstick
thấp hơn (chỉ ~ 70%).
 Microscopy có thể phân biệt giữa hemoglobinuria (thấy có
nhiều HC) với myoglobinuria (không thấy HC).
 Pyuria được chẩn đoán tốt nhất bởi XN vi thể. Nước tiểu bình thường
có ≤ 2 BC / QT 400 ở nam , và ≤ 5 / QT 400 ở nữ giới.
 BC mới (to và tròn) thì nhiều khả năng có bệnh lý hơn, trong khi BC
cũ (nhỏ và nhăn nheo) thường thấy trong nước tiểu bị dây nhiễm bởi
dịch âm đạo.
 Số lượng BC nhiều trong quang trường 400 là rất đặc hiệu cho
nhiễm trùng niệu (đặc biệt là có kết hợp với hematuria), tuy nhiên
nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến số lượng BC, bao gồm mức độ
của đáp ứng viêm, tình trạng giữ nước của bệnh nhân, cách lấy nước
tiểu, và kỹ thuật ly tâm và lấy mẫu soi kính hiển vi.
 Những nguyên nhân khác gây pyuria rõ rệt bao gồm bất kỳ
tình trạng bệnh lý không nhiễm trùng của hệ niệu và kết quả
phải được diễn giải thích hợp.
 Mủ niệu không vi khuẩn (abacterial pyuria) nên được khảo sát
để loại trừ: sỏi niệu, bướu niệu, lao niệu, viêm vi cầu thận
 Có khuẩn niệu nhưng không có mủ niệu, kết hợp với cấy cho
kết quả (-) hoặc cấy (+) nhưng nhiều loại vi khuẩn hỗn hợp 
nghĩ tới dây nhiễm. Ngay cả nếu cấy ra (+) với 1 loại vi khuẩn
mà mủ niệu (-) thì vẫn nghĩ nhiều (>85%) là cách lấy mẫu
nước tiểu không đúng hoặc do dây nhiễm.
 XN vi thể có thể thấy tế bào vảy (squamous cell), TB chuyển
tiếp (transitional cell), TB ống thận (renal tubular cell).
• TB vảy (có nguồn gốc từ âm đạo, niệu đạo, tam giác BQ),
biểu hiễn rõ bởi bào tương to và không đều + nhân TB nhỏ ở
trung tâm.
• TB chuyển tiếp (có nguồn gốc từ niệu mạc) thì nhỏ với bào
tương bắt màu nhuộm nổi bật và nhân to.
• TB ống thận thì to hơn và tuy không thường gặp nhưng nếu
có bệnh lý vi cầu thận thì nên nghĩ nhiều.
 Mucoprotein có tên là Tamm–Horsfall, được bài tiết bởi TB
biểu mô ống thận, tạo nên môi trường căn bản cho tất cả các
trụ bằng cách bắt bất kỳ tế bào nào trong lòng ống thận (như
HC, BC, TB ống thận bong ra)
 Sự hiện diện của trụ hyaline (chỉ chứa mucoproteins) vốn
được bài tiết một cách bình thường nên không được xem là
bệnh lý. Tăng bài tiết trụ hyaline gặp trong viêm bể thận-thận
(pyelonephritis), suy thận mãn (chronic renal failure), vận
động thể lực nhiều.
Granular cast
Trụ hồng cầu Trụ hyaline Trụ biểu bì
 Nhiều loại tinh thể khác nhau có thể hiện diện trong nước tiểu
của người bình thường, nhưng thường gặp hơn ở bệnh nhân
sỏi niệu.
 Sự kết tụ tinh thể phụ thuộc trên pH nước tiểu.
 Nước tiểu kiềm → tinh thể calcium phosphate, calcium
triphosphate (struvite)
 Nước tiểu acid → tinh thể calcium oxalate, uric acid và cystine.
 Mặc dù cấy tiểu quan trọng hơn nhiều trong chẩn đoán nhiễm
trùng niệu, XN vi thể nhằm phát hiện khuẩn niệu cũng rất quan
trọng, vì nước tiểu bình thường vốn vô trùng và không có vi
khuẩn.
 Dù sao, dây nhiễm hoặc cách thu thập nước tiểu không đúng,
hay vi khuẩn thường trú quanh niệu đạo/âm đạo ở nữ giới cũng
thường khiến cho có khuẩn niệu. Còn ở nam giới, bất kỳ sự
phát hiện có khuẩn niệu nào cũng nên khảo sát thêm đối với
mẫu nước tiểu.
 Ở phụ nữ, số lượng 5 vi khuẩn / QT 400 phản ánh số lượng
100,000 khúm vi khuẩn/mL nước tiểu  chẩn đoán NTN.
 Khảo sát hình thái học của vi khuẩn  trực khuẩn gram âm
thường gặp nhất (có hình que), cầu trùng gram dương như
Staphylococci (tụ thành đám), Streptococci (kết thành chuỗi).
Sự hiện diện của hình ảnh sợi Lactobacillii gợi ý dây nhiễm vi
khuẩn thường trú của âm đạo.
Bạch cầu niệu
Mủ niệu
 Candida albicans là loại nấm thường gặp nhất trong nước tiểu,
đặc biệt khi b/n bị đái tháo đường hoặc khi lưu thông tiểu kéo dài.
 Dây nhiễm có thể xảy ra từ nguồn gốc âm đạo.
 Đặc điểm của Candida là có chồi và sợi nấm, phân biệt với các vi
khuẩn khác.
 B/n bị bệnh sán máng (Schistosomiasis hematobium) thường
có nguồn gốc, hay có du lịch qua Bắc Phi và Trung Đông.
Xem nước tiểu trong giai đoạn sớm của bệnh có thể thấy trứng
của KST với đặc điểm có gai nhọn ở đuôi.
 Trichomonas vaginalis là loại vi sinh vật lớn hình roi dễ thấy ở
b/n bị viêm niệu đạo.
 Chẩn đoán nhiễm trùng niệu cần sự phát triển của vi khuẩn
trong cấy nước tiểu.
 Cấy nước tiểu nên thực hiện nay sau khi lấy nước tiểu , hoặc
trữ lạnh 4˚C và cấy trong vòng 24 giờ.
 Mặc dù có nhiều phương pháp cấy và đếm vi khuẩn khác
nhau, kỹ thuật đĩa bề mặt tiêu chuẩn (standard surface
plating) và kỹ thuật nhúng slide (dip-slide method) là phổ biến
nhất.
 Nhúng vòng tiêu chuẩn vào nước tiểu (lấy ra 0.1 mL) rồi đem
cấy trên bề mặt agar. Một nửa của bề mặt là blood agar (có
thể mọc bất kỳ loại VK nào), nửa kia là môi trường chọn lọc
(chẳng hạn MacConkey hay eosinethylene blue, giúp phát
triển trực khuẩn gram âm).
 Sau một đêm, mỗi loại trực khuẩn hay cầu khuẩn sẽ phát triển
thành một đám VK tạo nên một khúm VK (colony)  quan sát,
đếm, nhân với 10  số đơn vị khúm VK (number of colony-
forming units - cfu) / mL nước tiểu. Kỹ thuật này chính xác
cao và được áp dụng rộng rãi.
 Đơn giản hơn, rẻ hơn, kém chính xác hơn so với kỹ thuật đĩa
bề mặt tiêu chuẩn.
 Một slide phủ agar 2 mặt được nhúng vào nước tiểu, cấy suốt
đêm trong 1 hộp đựng vô khuẩn, sau đó lấy ra đếm với sự trợ
giúp của 1 bản đồ hình ảnh.
 Phương pháp bán định lượng (semiquantitative) kể trên hữu
ích cho thực hành tổng quát hay những trung tâm y tế xa xôi.
 Khuẩn niệu rõ rệt (significant bacteriuria): được đa số các tài
liệu xác định là khi > 105 cfu/mL.
 Tuy nhiên tiêu chuẩn này dường như quá đơn giản, bởi vì nếu
lấy mẫu không đúng cách để dây nhiễm nhiều hoặc thời gian
cấy quá lâu thì nhiều trường hợp dù không bị khuẩn niệu rõ
cũng có kết quả cấy > 105 cfu/mL // ngược lại nhiều trường
hợp khuẩn niệu rõ nhưng cấy ra kết quả thấp hơn 105 cfu/mL
 Vì thế một số tác giả đưa ra các tiêu chuẩn chi tiết hơn:
 Đối với nữ:
• >103 cfu/mL với viêm bàng quang cấp không biến chứng
• >104 cfu/mL với viêm bể thận-thận cấp không biến chứng
• >105 cfu/mL với nhiễm trùng niệu có biến chứng
 Đối với nam
• >104 cfu/mL với nhiễm trùng niệu có biến chứng
 Các dấu hiệu chỉ ra tình trạng nhiễm trùng niệu (urinary tract
infection) thực sự bao gồm:
1. Bệnh nhân có triệu chứng
2. Phân lập được 1 loại vi khuẩn
3. Cấy lập lại ra cùng 1 loại vi khuẩn
4. Pyuria (>10 BC/QT 400)
5. Khuẩn niệu rõ (≥105 cfu/mL với nước tiểu chọc hút trên
xương mu hay >104 cfu/mL từ nước tiểu hứng giữa dòng)
 Những dấu hiệu ít có khả năng NTN gồm có:
1. Không có triệu chứng đường tiết niệu
2. Mọc nhiều VKMixed bacterial growth
3. Số lượng VK <104 cfu/mL
4. Không có mủ niệu
5. Tế bào biểu bì hay lactobacilli trên XN vi thể gợi ý dây
nhiễm từ âm đạo.
 Giá trị tham khảo
• Dùng que nhúng: 0–5 mg/dL  âm tính; 6–2,000 mg/dL 
dương tính (vết  +2)
• Dùng mẫu nước tiểu 24 giờ: bình thường đạm niệu 25–150
mg/24 h
Nếu thấy đạm niệu (+) đáng kể khi sử dụng phương pháp
que nhúng  phân tích đạm niệu 24 giờ để giúp nhận biết
nguyên nhân gây đạm niệu.
 Chẩn đoán hội chứng thận hư (nephrotic syndrome)
 tam chứng = phù, hypoalbuminemia và proteinuria > 3 g/24 h
 Đánh giá tiên lượng của bệnh tiến triển
 proteinuria là 1 trong những markers có giá trị nhất để nhận
định sự hủy hoại chức năng thận
 Giúp chẩn đoán bệnh đa u tủy
 xác định protein Bence Jones với pp Immunoassay
 Còn rất nhiều xét nghiệm nước tiểu được áp dụng cho một số bệnh lý
chuyên biệt của đường niệu và nên được khảo sát kỹ hơn ở những bài
giảng có liên quan. Có thể kể:
• XN lao niệu: soi tươi tìm trực khuẩn mycobacterium với nhuộm Ziehl-
Neelsen, cấy nước tiểu tìm trực khuẩn lao với môi trường Lowenstein.
• XN tế bào học niệu: là XN tiêu chuẩn trong chẩn đoán sớm và theo dõi
bướu bàng quang và bướu niệu mạc.
• XN nội tiết tố niệu : pictuitary gonadotropins (FSH, LH), estrogens, 17-
ketosteroids, corticosteroids, aldosterone, catecholamine … hữu ích để
khảo sát một số loại bướu có liên quan.
• XN chuyên biệt cho một số loại bướu: Bladder Tumour Antigen test (BTA)
cho bướu bàng quang, vanillylmandelic acid (VMA) cho bướu thương thận
loại pheochromocytoma …
1.4. Một số XN chuyên biệt
Crêatinin huyết thanh(Serum Creatinin)
 Creatinine – sản phẩm cuối cùng trong chuyển hóa chất
creatine của cơ vân của – được bài tiết ở thận. Bởi vì việc sản
xuất creatinin hàng ngày của cá nhân là ổn định, nồng độ
creatinin huyết thanh phản ánh trực tiếp chức năng thận.
 Mức serum creatinine bình thường = 0,8-1,2 mg/dL ở người
trưởng thành và = 0,4-0,8 mg/dL ở trẻ em nhỏ và giữ ổn định
cho đến khi mất 50% chức năng thận.
 Creatinine huyết thanh hầu như không bị ảnh hưởng bởi thức
ăn hay tình trạng giữ nước của cơ thể .
 Urê là chất chuyển hóa chính của sự thoái biến protein và
được bài tiết hoàn toàn bởi thận.
 Lượng BUN vì thế liên quan với phân suất lọc cầu thận GFR.
 Tuy nhiên không giống như creatinin, BUN chịu ảnh hưởng bởi
khẩu phần protein ăn vào, tình trạng giữ nước của cơ thể, và
xuất huyết tiêu hóa.
 Khoảng 2/3 chức năng thận phải bị mất đi trước khi sự gia
tăng BUN trở nên rõ rệt. Vì thế, mức tăng BUN kém đặc hiệu
cho suy thận hơn là mức tăng creatinin.
 Tỉ trọng nước tiểu là 1 chỉ số quan trọng để đánh giá chức
năng thận.
 Khả năng cô đặc nước tiểu của thận giảm đi khi chức năng
thận suy kém, và tỉ trọng nước tiểu có thể chỉ còn 1,006 –
1,010.
 Tuy nhiên, khả năng pha loãng nước tiểu có khuynh hướng
duy trì khi thận bị tổn thương nặng. Ngay cả khi có urê-huyết
cao, mặc dù khả năng của thận có thể cô đặc nước tiểu tới
mức tỉ trọng giới hạn 1,010, nhưng vẫn có thể thấy tỉ trọng
trong khoảng 1,002-1,004.
Giới thiệu
 Giá trị bình thường của GFR = 125–130 mL/min/1.73 m2
- Giá trị này thay đổi theo giới và tuổi
- Giảm ~ 10 mL/min/1.73 m2 mỗi 10 năm kể từ sau thập niên tuổi 40
- GFR<10 mL/min/1.73 m2 cần xem xét để lọc máu
 GFR:
1. Vẫn còn là chỉ số chính xác nhất về chức năng thận.
2. Giảm trước khi khởi phát bệnh thận
3. Mức độ giảm tương ứng với độ nặng của bệnh
 GFR dùng để:
 Phát hiện, theo dõi bệnh nhân bị suy thận hoặc có nguy cơ
phát triển suy thận.
 Ghi nhận chức năng thận trước kho dùng phương pháp
điều trị như hóa trị có gây độc thận (nephrotoxic therapy)
 Công thức Cockcroft and Gault là thông dụng nhất.
Giới thiệu:
 Creatinine là sản phẩm phân giải không do emzym của
creatine và phosphocreatine (chủ yếu tìm thấy ở cơ vận động)
 Sản xuất ổn định hàng ngày ở mỗi cá thể nhưng có những
thay đổi sinh lý
 Lượng creatinine trung bình của nam > nữ , của người trẻ >
người già
 Giá trị bình thường của clearance creatinin = 85–135 mL/min
• thấp hơn ở phụ nữ và người già.
• Trẻ em có trị số tương đường người trưởng thành adults
 Công thức tính clearance creatinine
 Các ion điện giải là thành phần thiết yếu cho các phản ứng tế
bào, gồm các dẫn truyền xung động thần kinh và cân bằng
nước. Mất cân bằng điện giải có thể xảy ra trong nhiều quá
trình bệnh lý niệu khoa.
 Có nhiều chỉ định cho việc đánh giá điện giải liên quan đến
các bệnh lý niệu khoa, bao gồm: tồn tại hay nguy cơ suy thận,
thời gian chu phẫu (peri-operative) (vd: các phẫu thuật lớn
trong niệu khoa, cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt), b/n dùng một
số loại thuốc (vd: diuretics,digoxin), tồn tại hay nguy cơ mất
nước hoặc suy dinh dưỡng, bệnh sỏi niệu, …
 Điện giải đồ thường khảo sát nồng độ trong huyết thanh của 4
loại điện giải quan trọng: Natrium, Kalium, Chlor, Calcium
Điện
giải
Giá trị b/thường
(mmol/L)
Tăng
(Các NN chính)
Giảm
(Các NN chính)
Na + 135 - 145 Mất H2O;
Rối loạn nội tiết (cường
aldosterone nguyên phát,
H/C Conn, H/C Cushing, đái
tháo nhạt)
Phản ánh sự thừa nước của cơ
thể hơn là giảm Natri thực sự.
Thường gặp: truyền glucose
nhiều quá, suy tim ứ nước,
dùng thuốc lợi tiểu, H/C
CĐNS, toan hóa do tiểu
đường, suy thận, bài tiết ADH
quá mức …
K + 3,5 – 5,2 Suy thận,
Chấn thương (vd: phỏng,
phẫu thuật),
Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali,
Toan chuyển hóa,
Tiểu đường không được
kiểm soát,
RL nội tiết (vd: bệnh
Addison)
Tiêu chảy, ói mửa, đổ mồ hôi
quá mức
Một số thuốc (vs: diuretics,
steroids, penicillin, insulin)
Đói / Kém hấp thu
Điện
giải
Giá trị b/thường
(mmol/L)
Tăng
(Các NN chính)
Giảm
(Các NN chính)
Cl - 95 - 105 Mất nước,
Tiêu chảy nặng,
Rò tiêu hóa,
Kiềm hô hấp,
Cường phó giáp nguyên
phát
Ói mửa
Ketoacidosis do tiểu đường
Tổn thương ống thận
Ca ++ 2,1 – 2,65 Cường phó giáp
Bệnh ác tính (di căn hay
bướu sản xuất PTH)
Dùng quá nhiều sữa,
vitamin D
Giảm albumn
Cường phó giáp
Hypophosphataemia (suy thận)
Kém hấp thu
Một số thuốc (biphosphonates,
thuốc có tính độc té bào
Tổng quan
 PSA là 1 glycoprotein được tiết ra bởi tế bào biểu mô TTL.
 “Organ-specific, but not disease-specific” nghĩa là đặc hiệu
cho các bệnh lý TTL nói chung nhưng không đặc hiệu để phân
biệt các loại bệnh khác nhau của TTL (bướu lành TTL, bướu
ác TTL, viêm nhiễm TTL).
 Đối với ung thư TTL, PSA có giá trị giới hạn về độ nhạy cảm
(sensitivity) và độ chuyên biệt (specificity). Dù sao, PSA vẫn là
hòn đá tảng (cornerstone) trong việc tầm soát ung thư TTL.
 Nhìn chung, giá trị bình thường của PSA ≤ 4 ng/mL (cut-off
value = 4 ng/mL).
 Lưu ý rằng ngưỡng PSA bình thường gia tăng theo tuổi
Tổng quan
 Tumor markers gồm những hợp chất được sản xuất bởi ung
thư tinh hoàn, hữu ích cho chẩn đoán và điều trị.
 4 markers thường được sử dụng:
• Beta human chorionic gonadotropin (βhCG)
• Alpha fetoprotein (AFP)
• Lactate dehydrogenase (LDH)
• Placental alkaline phosphatase (PALP)
 Tumour markers dùng để chẩn đoán và điều trị bướu TH
 Các loại ung thư TH thường gặp: Seminoma; Teratoma;
Teratocarcinoma; Embryonal testicular tumour;
Choriocarcinoma
 Các hormon của vỏ TTT:
• Aldosterone (mineralocorticoid).
• Cortisol (glucocorticoid)
• Các androgens: Dehydroepiandrosterone [DHEA],
dehydroepiandrosterone sulphate [DHEAS] và androstenedione.
Sự phóng thích của aldosterone chủ yếu được kiểm soát bởi hệ
thống renin-angiotensin. Trong khi sự bài tiết cortisol và androgen
phụ thuộc vào adrenocorticotrophic hormone (ACTH) của tuyến yên
(pituitary).
 Tủy TTT:
• Tiết ra catecholamines (adrenaline và noradrenaline). Được kiểm
soát bởi vùng hạ đồi (hypothalamus) và hệ thống TK giao cảm.
 Suy TTT (hypoadrenalism): bệnh Addison
 Tăng tiết glucocorticoid (vd: Cushing’s syndrome)
 Cường TTT (hyperaldosteronism): Conn’s syndrome
 Tăng tiết catecholamine (vd: pheochromocytoma)
 Các XN chẩn đoán suy TTT (hypoadrenalism) –
vd: bệnh Addison
 Các XN chẩn đoán tăng tiết glucocorticoid –
vd: hội chứng Cushing
 Các XN chẩn đoán cường TTT (hyperaldosteronism) –
vd: hội chứng Conn
 Thu thập nước tiểu 24 giờ cho các chuyển hoá chất for
catecholamine chẩn đoán tăng tiết catecholamine trong bệnh
pheochromocytoma.
 Tuy nhiên, nồng độ serum adrenaline và noradrenaline đo
sau 30 phút nghỉ ngơi cũng hữu ích. Bình thường:
• Adrenaline < 600 pmol/L
• Noradrenaline ~ 0,41– 4,43 nmol/L
 Các kiến thức cơ bản về các xét nghiệm trong niệu khoa là hết
sức cần thiết trong chẩn đoán, theo dỏi và điều trị các bệnh lý
hệ tiết niệu.
 Một số xét nghiệm thực sự được coi là căn bản mà người hành
nghề y phải thuộc nằm lòng các trị số bình thường như các chỉ
số của XN phân tích nước tiểu, các chỉ số đánh giá nhiễm
trùng niệu, các giá trị của XN chức năng thận …
 Một số xét nghiệm khác được xem là cần có kiến thức để nếu
gặp phải tình huống bệnh lý liên quan thì có thể đưa ra các chỉ
định nhằm phát hiện bệnh.
XÉT NGHIỆM CƠ BẢN VÀ CHUYÊN BIỆT TRONG NIỆU KHOA

More Related Content

What's hot

CÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN VÀ CHUYÊN BIỆT TRONG NIỆU KHOA
CÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN VÀ CHUYÊN BIỆT TRONG NIỆU KHOACÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN VÀ CHUYÊN BIỆT TRONG NIỆU KHOA
CÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN VÀ CHUYÊN BIỆT TRONG NIỆU KHOA
SoM
 
Gout _ Chẩn đoán và điều trị
Gout _ Chẩn đoán và điều trịGout _ Chẩn đoán và điều trị
Gout _ Chẩn đoán và điều trị
Yen Ha
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
SoM
 
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCI
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCIPHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCI
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCI
SoM
 
Chấn thương thận
Chấn thương thậnChấn thương thận
Chấn thương thận
trongthao
 
SUY THẬN MẠN
SUY THẬN MẠNSUY THẬN MẠN
SUY THẬN MẠN
SoM
 
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNGXUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
SoM
 

What's hot (20)

CÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN VÀ CHUYÊN BIỆT TRONG NIỆU KHOA
CÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN VÀ CHUYÊN BIỆT TRONG NIỆU KHOACÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN VÀ CHUYÊN BIỆT TRONG NIỆU KHOA
CÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN VÀ CHUYÊN BIỆT TRONG NIỆU KHOA
 
phân tích các Thông số nước tiểu
phân tích các Thông số nước tiểuphân tích các Thông số nước tiểu
phân tích các Thông số nước tiểu
 
Gout _ Chẩn đoán và điều trị
Gout _ Chẩn đoán và điều trịGout _ Chẩn đoán và điều trị
Gout _ Chẩn đoán và điều trị
 
Bệnh hirschsprung Dr. Chu Hai
Bệnh hirschsprung Dr. Chu HaiBệnh hirschsprung Dr. Chu Hai
Bệnh hirschsprung Dr. Chu Hai
 
Tắc ruột_NGUYỄN THANH TRÚC_TỔ 10-Y09B
Tắc ruột_NGUYỄN THANH TRÚC_TỔ 10-Y09BTắc ruột_NGUYỄN THANH TRÚC_TỔ 10-Y09B
Tắc ruột_NGUYỄN THANH TRÚC_TỔ 10-Y09B
 
Hội chứng xuất huyết
Hội chứng xuất huyếtHội chứng xuất huyết
Hội chứng xuất huyết
 
Nhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng tiểuNhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng tiểu
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
 
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCI
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCIPHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCI
PHÂN LOẠI HÔ HẤP IMCI
 
VIÊM PHÚC MẠC_Phan Lê Minh Tiến_Y09A
VIÊM PHÚC MẠC_Phan Lê Minh Tiến_Y09AVIÊM PHÚC MẠC_Phan Lê Minh Tiến_Y09A
VIÊM PHÚC MẠC_Phan Lê Minh Tiến_Y09A
 
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM KHỚP DẠNG THẤPVIÊM KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
 
Chấn thương thận
Chấn thương thậnChấn thương thận
Chấn thương thận
 
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệtU phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
 
Khám thân và đường niệu
Khám thân và đường niệuKhám thân và đường niệu
Khám thân và đường niệu
 
KHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAM
KHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAMKHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAM
KHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAM
 
Tổng phân tích nước tiểu
Tổng phân tích nước tiểuTổng phân tích nước tiểu
Tổng phân tích nước tiểu
 
SUY THẬN CẤP
SUY THẬN CẤP SUY THẬN CẤP
SUY THẬN CẤP
 
SUY THẬN MẠN
SUY THẬN MẠNSUY THẬN MẠN
SUY THẬN MẠN
 
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỎI HỆ TIẾT NIỆU
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỎI HỆ TIẾT NIỆUCẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỎI HỆ TIẾT NIỆU
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỎI HỆ TIẾT NIỆU
 
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNGXUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
 

Similar to XÉT NGHIỆM CƠ BẢN VÀ CHUYÊN BIỆT TRONG NIỆU KHOA

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TRẺ NGHI NGỜ BỆNH THẬN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN  TRẺ NGHI NGỜ BỆNH THẬNTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN  TRẺ NGHI NGỜ BỆNH THẬN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TRẺ NGHI NGỜ BỆNH THẬN
SoM
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TRẺ NGHI NGỜ MẮC BỆNH THẬN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TRẺ NGHI NGỜ MẮC BỆNH THẬNTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TRẺ NGHI NGỜ MẮC BỆNH THẬN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TRẺ NGHI NGỜ MẮC BỆNH THẬN
SoM
 
SỎI ỐNG MẬT CHỦ
SỎI ỐNG MẬT CHỦSỎI ỐNG MẬT CHỦ
SỎI ỐNG MẬT CHỦ
SoM
 
NÔN ÓI - TIÊU CHẢY.pptx
NÔN ÓI - TIÊU CHẢY.pptxNÔN ÓI - TIÊU CHẢY.pptx
NÔN ÓI - TIÊU CHẢY.pptx
TRẦN ANH
 
Vàng da sơ sinh - Kỹ thuật thay máu
Vàng da sơ sinh - Kỹ thuật thay máuVàng da sơ sinh - Kỹ thuật thay máu
Vàng da sơ sinh - Kỹ thuật thay máu
Son Bui
 
Nguyên lý cơ bản của lọc máu liên tục CRRT
Nguyên lý cơ bản của lọc máu liên tục CRRTNguyên lý cơ bản của lọc máu liên tục CRRT
Nguyên lý cơ bản của lọc máu liên tục CRRT
SoM
 
Khoa Y_Bộ Môn Nội Tổng Quát_Nguyễn Minh Hiển_Sinh viên Y3 Chính Quy_Nhiễm trù...
Khoa Y_Bộ Môn Nội Tổng Quát_Nguyễn Minh Hiển_Sinh viên Y3 Chính Quy_Nhiễm trù...Khoa Y_Bộ Môn Nội Tổng Quát_Nguyễn Minh Hiển_Sinh viên Y3 Chính Quy_Nhiễm trù...
Khoa Y_Bộ Môn Nội Tổng Quát_Nguyễn Minh Hiển_Sinh viên Y3 Chính Quy_Nhiễm trù...
HiuPhan77
 

Similar to XÉT NGHIỆM CƠ BẢN VÀ CHUYÊN BIỆT TRONG NIỆU KHOA (20)

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TRẺ NGHI NGỜ BỆNH THẬN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN  TRẺ NGHI NGỜ BỆNH THẬNTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN  TRẺ NGHI NGỜ BỆNH THẬN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TRẺ NGHI NGỜ BỆNH THẬN
 
Khám yhhđ tong hop
Khám yhhđ tong hopKhám yhhđ tong hop
Khám yhhđ tong hop
 
Kham yhhđ. tong hop
Kham yhhđ. tong hopKham yhhđ. tong hop
Kham yhhđ. tong hop
 
Kham yhhđ. tong hop
Kham yhhđ. tong hopKham yhhđ. tong hop
Kham yhhđ. tong hop
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TRẺ NGHI NGỜ MẮC BỆNH THẬN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TRẺ NGHI NGỜ MẮC BỆNH THẬNTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TRẺ NGHI NGỜ MẮC BỆNH THẬN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TRẺ NGHI NGỜ MẮC BỆNH THẬN
 
Tiếp cận tiểu máu
Tiếp cận tiểu máuTiếp cận tiểu máu
Tiếp cận tiểu máu
 
Tong phan tich nuoc tieu
Tong phan tich nuoc tieuTong phan tich nuoc tieu
Tong phan tich nuoc tieu
 
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ra máu ở nam giới.docx
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ra máu ở nam giới.docxĐâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ra máu ở nam giới.docx
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ra máu ở nam giới.docx
 
VIÊM THẬN BỂ THẬN
VIÊM THẬN BỂ THẬNVIÊM THẬN BỂ THẬN
VIÊM THẬN BỂ THẬN
 
Đái ra máu.docx
Đái ra máu.docxĐái ra máu.docx
Đái ra máu.docx
 
SỎI ỐNG MẬT CHỦ
SỎI ỐNG MẬT CHỦSỎI ỐNG MẬT CHỦ
SỎI ỐNG MẬT CHỦ
 
Bật mí nước tiểu có màu xanh cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe.docx
Bật mí nước tiểu có màu xanh cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe.docxBật mí nước tiểu có màu xanh cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe.docx
Bật mí nước tiểu có màu xanh cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe.docx
 
Tiểu buốt tiểu rắt, đi tiểu bị đau cảnh báo bệnh lý cấp!
Tiểu buốt tiểu rắt, đi tiểu bị đau cảnh báo bệnh lý cấp!Tiểu buốt tiểu rắt, đi tiểu bị đau cảnh báo bệnh lý cấp!
Tiểu buốt tiểu rắt, đi tiểu bị đau cảnh báo bệnh lý cấp!
 
NÔN ÓI - TIÊU CHẢY.pptx
NÔN ÓI - TIÊU CHẢY.pptxNÔN ÓI - TIÊU CHẢY.pptx
NÔN ÓI - TIÊU CHẢY.pptx
 
Vàng da sơ sinh - Kỹ thuật thay máu
Vàng da sơ sinh - Kỹ thuật thay máuVàng da sơ sinh - Kỹ thuật thay máu
Vàng da sơ sinh - Kỹ thuật thay máu
 
Bệnh thận tăng axit uric
Bệnh thận tăng axit uricBệnh thận tăng axit uric
Bệnh thận tăng axit uric
 
Tiêu chảy kéo dài SS.pptx
Tiêu chảy kéo dài SS.pptxTiêu chảy kéo dài SS.pptx
Tiêu chảy kéo dài SS.pptx
 
Nguyên lý cơ bản của lọc máu liên tục CRRT
Nguyên lý cơ bản của lọc máu liên tục CRRTNguyên lý cơ bản của lọc máu liên tục CRRT
Nguyên lý cơ bản của lọc máu liên tục CRRT
 
Khoa Y_Bộ Môn Nội Tổng Quát_Nguyễn Minh Hiển_Sinh viên Y3 Chính Quy_Nhiễm trù...
Khoa Y_Bộ Môn Nội Tổng Quát_Nguyễn Minh Hiển_Sinh viên Y3 Chính Quy_Nhiễm trù...Khoa Y_Bộ Môn Nội Tổng Quát_Nguyễn Minh Hiển_Sinh viên Y3 Chính Quy_Nhiễm trù...
Khoa Y_Bộ Môn Nội Tổng Quát_Nguyễn Minh Hiển_Sinh viên Y3 Chính Quy_Nhiễm trù...
 
Bài giảng Các xét nghiệm thường qui
Bài giảng Các xét nghiệm thường quiBài giảng Các xét nghiệm thường qui
Bài giảng Các xét nghiệm thường qui
 

More from SoM

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩCÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
HongBiThi1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
HongBiThi1
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
HongBiThi1
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
HongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
HongBiThi1
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
HongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
 
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩCÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
 
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdfSGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdfSGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
 

XÉT NGHIỆM CƠ BẢN VÀ CHUYÊN BIỆT TRONG NIỆU KHOA

  • 1. TS. BS. Nguyễn Văn Ân
  • 2.  Xét nghiệm các mẫu nước tiểu, máu hay dịch tiết của hệ niệu- sinh dục góp phần quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý niệu khoa.  Khoảng 20% số bệnh nhân đến các phòng khám đa khoa có liên quan đến các vấn đề niệu khoa, vì thế không chỉ các bác sĩ chuyên khoa Tiết Niệu mà các bác sĩ đa khoa cũng cần có những kiến thức cơ bản về các xét nghiệm cần thiết trong các bệnh lý niệu khoa.  Sự sáng suốt khi đưa ra quyết định làm những xét nghiệm nào sẽ giúp cho công tác chẩn đoán nhanh chóng, chính xác và từ đó đưa ra những quyết định điều trị đúng đắn và có hiệu quả kinh tế.
  • 3.
  • 4.  Phân tích nước tiểu là xét nghiệm cần thiết cho tất cả các bệnh nhân có bệnh lý niệu khoa.  Quy trình xét nghiệm bao gồm: • Quan sát lý tính • Phân tích bằng que thăm dò • Phân tích vi thể.  Thu thập mẫu nước tiểu và vận chuyển đúng cách là rất quan trọng để có được kết quả chính xác và có giá trị lâm sàng.
  • 5.  Nên lấy nước tiểu lúc sáng sớm (nước tiểu có tính chất toan và cô đặc): • Hồng cầu, bạch cầu và cặn lắng được bảo quản tốt nhất trong môi trường này • Sự phát triển của vi khuẩn qua đêm khiến cho dễ phát hiện nhiễm trùng tiểu.  Lấy nước tiểu giữa dòng: • Đối với nam giới thì kéo da qui đầu lên và rửa sạch qui đầu, đối với nữ giới thì vạch môi lớn và rửa sạch âm hộ. • Cho bệnh nhân đi tiểu bỏ phần đầu, đưa chai đựng gần lỗ niệu đạo hứng lấy nước tiểu giữa dòng, rồi tiểu hết ra ngoài.
  • 6.  Trường hợp không đi tiểu được: • Lấy nước tiểu bằng cách đặt thông tiểu với kỹ thuật vô trùng. • Hoặc chọc dò trên xương mu với kim chọc dò tủy sống và sát trùng da trên xương mu: nên dùng cho trẻ em không hợp tác để lấy nước tiểu giữa dòng, hoặc không đặt thông tiểu được (chẳng hạn do hẹp niệu đạo hay sỏi kẹt niệu đạo …)
  • 7.  Mẫu nước tiểu cần chuyển đến phòng xét nghiệm trong vòng 2 giờ (vì nếu để lâu có thể làm vi khuẩn sinh sản nhiều quá hoặc chết, làm sai lệch kết quả)  Nếu biết rằng việc vận chuyển sẽ chậm trễ, nên trữ ở 4˚C và khi đến nơi thì phân tích nước tiểu càng sớm càng tốt (lưu ý rằng nhiệt độ lạnh có thể làm giảm số lượng bạch cầu)
  • 8.  Xem màu nước tiểu:  Bình thường nước tiểu có màu vàng-nâu do chất urochrome nội sinh. Chất này được sản xuất ra với tốc độ không đổi, nên khi quan sát thì thấy màu nước tiểu thay đổi sậm dần theo thời gian.  Màu nước tiểu sậm ít hay nhiều cũng phụ thuộc vào lượng nước uống vào của bệnh nhân nhiều hay ít và tình trạng mất nước của bệnh nhân ít hay nhiều  Ngoài ra, nhiều hợp chất trong thức ăn, thuốc và tình trạng nhiễm trùng cũng làm thay đổi màu nước tiểu (xem bảng 1.2).
  • 9.
  • 10.  Đánh giá có nhiều tinh thể phosphat trong nước tiểu: • Hoặc acid hóa nước tiểu vốn nhiễm kiềm bởi có nhiều tinh thể phosphat (nhỏ acid vào thì nước tiểu sẽ trong ra) • Hoặc xem tinh thể phosphat dưới kính hiển vi  Nước tiểu nhiễm trùng có màu vẩn đục, có mùi hăng, do tình trạng mủ niệu (pyuria) sản xinh từ quá trình nhiễm trùng  Những nguyên nhân hiếm gặp làm nước tiểu đục: chyluria (bạch dịch trong nước tiểu), hyperoxaluria (tăng oxalat-niệu), lipiduria (mỡ trong nước tiểu)
  • 11.  Dipstick test hữu ích trong chẩn đoán (a) các bệnh thận; (b) các bệnh lý niệu khoa; (c) các bệnh ngoài thận.  Que thăm dò nước tiểu dùng những dải thuốc thử hóa học, trên đó xảy ra phản ứng hóa học với những hoạt chất cho ra các màu khác nhau, từ đó cho ra thông tin về (1) tỉ trọng nước tiểu; (2) pH; (3) máu; (4) protein; (5) glucose; (6) ketones; (7) bạch cầu; (8) nitrites; (9) bilirubin and urobilinogen.
  • 12.
  • 13.  Thường nằm trong khoảng 1.005 and 1.040 • >1,020 là nước tiểu đặc • <1,008 là nước tiểu loãng  Tình trạng uống nước và tình trạng chức năng thận là 2 yếu tố chính xác định tỉ trọng nước tiểu. • SG giảm theo tuổi tác, khi mà thận giảm khả năng cô đặc nước tiểu. • Uống nhiều nước quá, dùng thuốc lợi tiểu, đái tháo nhạt (diabetes insipidus), và suy thận là những nguyên nhân làm giảm tỉ trọng nước tiểu. • Suy thận (cấp hay mãn)  mất khả năng cô đặc nước tiểu  SG cố định ở mức 1,010
  • 14.  Thường pH nước tiểu trong khoảng 4,5 to 8 (<5.5 là toan, >6.5 là kiềm)  pH nước tiểu thay đổi nhanh chóng khi tiếp xúc với không khí. Vì thế, làm xét nghiệm sớm là cần thiết.  Quy luật chung: pH nước tiểu phản ánh pH huyết thanh (trừ tình trạng toan hóa ống thận: nước tiểu thường giữ ở mức kiềm, mặc dù có acid trong nước tiểu nhưng bị mất bicarbonate).  Nước tiểu kiềm gặp trong nhiễm trùng niệu (do vi khuẩn phân tách urea như Proteus), người ăn chay trường (khẫu phần ít chất toan).  Nước tiểu toan gặp trong bệnh sỏi acid uric và sỏi cystine
  • 15.  Định nghĩa: gọi là huyết niệu khi > 5 HC / quang trường x 40.  Phát hiện huyết niệu bởi phản ứng dạng peroxidase của hemoglobin  oxy hóa chất chỉ thị màu thay đổi màu trên que thăm dò theo tỉ lệ lượng máu trong nước tiểu.  Tỉ lệ dương tính giả cao: Hematuria, hemoglobinuria, và myoglobinuria đều sinh ra kết quả blood (+) trên que thăm dò. Một số nguyên nhân làm dương tính giả khác: (1)lẫn máu kinh nguyệt. (2) mất nước, (3) vận động nhiều, (4) chất oxy hóa, (5) peroxide hóa vi khuẩn  Âm tính giả có thể xảy ra khi b/n dùng vitamin C liều cao.  Xét nghiệm vi thể là phương pháp chủ yếu để đánh giá hematuria dương tính giả do que thăm dò
  • 16.  Định nghĩa: gọi là đạm niệu nếu >150 mg protein/ngày .  Que thăm dò phát hiện được đạm niệu từ mức 10 mg/dL. Tuy nhiên, dipstick chỉ đo nồng độ đạm niệu. Việc đánh giá đạm niệu 24 giờ để phát hiện các bệnh thận cần thiết bị protein electrophoresis.  Albumin – lọai đạm chủ yếu trong nước tiểu làm chuyển màu xanh lá cây trên que thăm dò. Càng xanh đậm, càng nhiều đạm niệu.  Những nguyên nhân làm âm tính giả: (1) nước tiểu loãng, (2) nước tiểu kiềm, (3) loại đạm niệu không phải là albumin
  • 17.  Phát hiện đường niệu do phản ứng oxy hóa kép cùa glucose với glucose oxidase trên que thăm dò (chỉ với glucose chứ không xảy ra với các loại đường khác)  Bệnh nhân có đường niệu (+) nên được nghĩ đến bệnh đái tháo đường, vì người khỏe mạnh thì đường niệu (-)  Bình thường, khi glucose vào trong nước tiểu thì sẽ đươc tái hấp thu hết ở ống thận, nhưng khi đường huyết vượt ngưỡng 18mg/L thì quá khả năng tái hấp thu  đường niệu (+)
  • 18.  Ketones (acetoacetic acid & acetone) được phát hiện bởi nitroprusside test.  Ketone niệu (-) ở người khỏe mạnh.  Ketone niệu (+) thường liên quan đến quá trình dị hóa mỡ của cơ thể như tình trạng ketoacidosis do đái tháo đường, đói và thai kỳ.
  • 19.  Mủ niệu (pyuria) được nhận biết bằng que thăm dò hay XN vi thể (microscopy). Leucocyte-esterase, một loại isoenzyme chuyên biệt cho bạch cầu, được dùng để nhận biết bạch cầu niệu trong dipstick test.  Các nguyên nhân thường gặp của mủ niệu: nhiễm trùng niệu, bướu, nhiễm nấm, lao niệu, một số thuốc (ví dụ cyclophosphamide).  Dương tính giả: do dây nhiễm.  Âm tính giả: do nhiều nguyên nhân, như nhúng que thăm dò vào nước tiểu không đúng cách, gia tăng tỉ trọng nước tiểu, có sự hiện của đường niệu, urobilinogen, acid ascorbic trong nước tiểu
  • 20.  Như thế riêng leucocyte esterase là không đủ để chẩn đoán nhiễm trùng niệu, nhưng kết hợp với nitrites niệu (+) là gợi ý quan trọng của nhiễm trùng. Dùng que thăm dò để khảo sát bạch cầu niệu nên được xem như xét nghiệm tầm soát trên những b/n không có triệu chứng.  Trực khuẩn gram âm trong nước tiểu chuyển hóa nitrates thành nitrites. Nitrite (+) trên dipstick có độ chuyên biệt cao để phát hiện bacteruria (>90%) nhưng độ nhạy cảm thì rất thay đổi (40–85%).  Độ chính xác của ntrit giảm khi khuẩn niệu là dưới lâm sàng (<105 organism/mL). Dây nhiễm có thể làm dương tính giả.  Trong điều kiện bệnh viện, XN que thăm dò dùng leucocyte esterase và nitrites không đủ để thay thế XN vi thể nhằm xác định nhiễm trùng niệu.
  • 21.  Nước tiểu của người trưởng thành chứa rất ít urobilinogen và không có bilirubin.  B/n bị bệnh gan và tắc mật sẽ làm tăng bilirubin kết hợp tan trong nước và có thể hiện được bằng dipstick.  Sự hiện diện bilirubin niệu được xem là có bệnh và cần thăm dò hệ gan mật.  Urobilinogen là sản phẩm cuối của chuyển hóa bilirubin kết hợp, nhưng cũng gia tăng trong các tình trạng ly giải máu (hemolysis), bệnh tế bào gan (hepatocellular disease), và xuất huyết tiêu hóa.
  • 22.  Được xem là hữu dụng, đáng tin cậy và rẻ tiền.  Chỉ định: • Nghi ngờ nhiễm trùng niệu • Nghi ngờ viêm vi cầu thận (glomerulonephritis) • Suy thận cấp và mãn không giải thích được • Tiểu máu • Nghi ngờ bệnh ác tính hệ niệu
  • 23.  Hứng nước tiểu giữa dòng vào một lọ sạch, nên vào buổi sáng Dùng ~ 10–15 mL, quay ly tâm 3.000 vòng/phút trong 5 phút, bỏ phần nước bên trên lấy ~ 0.01–0.02 mL phần cặn còn lại phết lên lame và xem dưới kính hiển vi  Độ phân giải thấp (x100) thích hợp để nhận biết hầu hết các tế bào, macrophages, và ký sinh trùng.Độ phân giải cao (x400) cần thiết để phân biệt hồng cầu tròn hay dị dạng, để nhận biết tinh thể, vi khuẩn, và nấm  Quan sát dưới kính hiển vi sẽ đánh giá: (1) tế bào, (2) cặn lắng, (3) tinh thể, (4) khuẩn niệu, (5) nấm, và (6) ký sinh trùng
  • 24.  Bình thường số lượng HC < 3 / quang trường 400. Số lượng HC > 5 là hematuria.  XN vi thể tốt hơn XN que thăm dò về đánh giá tiểu máu: mặc dù độ nhạy tương đương, nhưng độ chuyên biệt của dipstick thấp hơn (chỉ ~ 70%).  Microscopy có thể phân biệt giữa hemoglobinuria (thấy có nhiều HC) với myoglobinuria (không thấy HC).
  • 25.  Pyuria được chẩn đoán tốt nhất bởi XN vi thể. Nước tiểu bình thường có ≤ 2 BC / QT 400 ở nam , và ≤ 5 / QT 400 ở nữ giới.  BC mới (to và tròn) thì nhiều khả năng có bệnh lý hơn, trong khi BC cũ (nhỏ và nhăn nheo) thường thấy trong nước tiểu bị dây nhiễm bởi dịch âm đạo.  Số lượng BC nhiều trong quang trường 400 là rất đặc hiệu cho nhiễm trùng niệu (đặc biệt là có kết hợp với hematuria), tuy nhiên nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến số lượng BC, bao gồm mức độ của đáp ứng viêm, tình trạng giữ nước của bệnh nhân, cách lấy nước tiểu, và kỹ thuật ly tâm và lấy mẫu soi kính hiển vi.
  • 26.  Những nguyên nhân khác gây pyuria rõ rệt bao gồm bất kỳ tình trạng bệnh lý không nhiễm trùng của hệ niệu và kết quả phải được diễn giải thích hợp.  Mủ niệu không vi khuẩn (abacterial pyuria) nên được khảo sát để loại trừ: sỏi niệu, bướu niệu, lao niệu, viêm vi cầu thận  Có khuẩn niệu nhưng không có mủ niệu, kết hợp với cấy cho kết quả (-) hoặc cấy (+) nhưng nhiều loại vi khuẩn hỗn hợp  nghĩ tới dây nhiễm. Ngay cả nếu cấy ra (+) với 1 loại vi khuẩn mà mủ niệu (-) thì vẫn nghĩ nhiều (>85%) là cách lấy mẫu nước tiểu không đúng hoặc do dây nhiễm.
  • 27.  XN vi thể có thể thấy tế bào vảy (squamous cell), TB chuyển tiếp (transitional cell), TB ống thận (renal tubular cell). • TB vảy (có nguồn gốc từ âm đạo, niệu đạo, tam giác BQ), biểu hiễn rõ bởi bào tương to và không đều + nhân TB nhỏ ở trung tâm. • TB chuyển tiếp (có nguồn gốc từ niệu mạc) thì nhỏ với bào tương bắt màu nhuộm nổi bật và nhân to. • TB ống thận thì to hơn và tuy không thường gặp nhưng nếu có bệnh lý vi cầu thận thì nên nghĩ nhiều.
  • 28.  Mucoprotein có tên là Tamm–Horsfall, được bài tiết bởi TB biểu mô ống thận, tạo nên môi trường căn bản cho tất cả các trụ bằng cách bắt bất kỳ tế bào nào trong lòng ống thận (như HC, BC, TB ống thận bong ra)  Sự hiện diện của trụ hyaline (chỉ chứa mucoproteins) vốn được bài tiết một cách bình thường nên không được xem là bệnh lý. Tăng bài tiết trụ hyaline gặp trong viêm bể thận-thận (pyelonephritis), suy thận mãn (chronic renal failure), vận động thể lực nhiều. Granular cast
  • 29. Trụ hồng cầu Trụ hyaline Trụ biểu bì
  • 30.  Nhiều loại tinh thể khác nhau có thể hiện diện trong nước tiểu của người bình thường, nhưng thường gặp hơn ở bệnh nhân sỏi niệu.  Sự kết tụ tinh thể phụ thuộc trên pH nước tiểu.  Nước tiểu kiềm → tinh thể calcium phosphate, calcium triphosphate (struvite)  Nước tiểu acid → tinh thể calcium oxalate, uric acid và cystine.
  • 31.  Mặc dù cấy tiểu quan trọng hơn nhiều trong chẩn đoán nhiễm trùng niệu, XN vi thể nhằm phát hiện khuẩn niệu cũng rất quan trọng, vì nước tiểu bình thường vốn vô trùng và không có vi khuẩn.  Dù sao, dây nhiễm hoặc cách thu thập nước tiểu không đúng, hay vi khuẩn thường trú quanh niệu đạo/âm đạo ở nữ giới cũng thường khiến cho có khuẩn niệu. Còn ở nam giới, bất kỳ sự phát hiện có khuẩn niệu nào cũng nên khảo sát thêm đối với mẫu nước tiểu.  Ở phụ nữ, số lượng 5 vi khuẩn / QT 400 phản ánh số lượng 100,000 khúm vi khuẩn/mL nước tiểu  chẩn đoán NTN.
  • 32.  Khảo sát hình thái học của vi khuẩn  trực khuẩn gram âm thường gặp nhất (có hình que), cầu trùng gram dương như Staphylococci (tụ thành đám), Streptococci (kết thành chuỗi). Sự hiện diện của hình ảnh sợi Lactobacillii gợi ý dây nhiễm vi khuẩn thường trú của âm đạo. Bạch cầu niệu Mủ niệu
  • 33.  Candida albicans là loại nấm thường gặp nhất trong nước tiểu, đặc biệt khi b/n bị đái tháo đường hoặc khi lưu thông tiểu kéo dài.  Dây nhiễm có thể xảy ra từ nguồn gốc âm đạo.  Đặc điểm của Candida là có chồi và sợi nấm, phân biệt với các vi khuẩn khác.
  • 34.  B/n bị bệnh sán máng (Schistosomiasis hematobium) thường có nguồn gốc, hay có du lịch qua Bắc Phi và Trung Đông. Xem nước tiểu trong giai đoạn sớm của bệnh có thể thấy trứng của KST với đặc điểm có gai nhọn ở đuôi.  Trichomonas vaginalis là loại vi sinh vật lớn hình roi dễ thấy ở b/n bị viêm niệu đạo.
  • 35.  Chẩn đoán nhiễm trùng niệu cần sự phát triển của vi khuẩn trong cấy nước tiểu.  Cấy nước tiểu nên thực hiện nay sau khi lấy nước tiểu , hoặc trữ lạnh 4˚C và cấy trong vòng 24 giờ.  Mặc dù có nhiều phương pháp cấy và đếm vi khuẩn khác nhau, kỹ thuật đĩa bề mặt tiêu chuẩn (standard surface plating) và kỹ thuật nhúng slide (dip-slide method) là phổ biến nhất.
  • 36.  Nhúng vòng tiêu chuẩn vào nước tiểu (lấy ra 0.1 mL) rồi đem cấy trên bề mặt agar. Một nửa của bề mặt là blood agar (có thể mọc bất kỳ loại VK nào), nửa kia là môi trường chọn lọc (chẳng hạn MacConkey hay eosinethylene blue, giúp phát triển trực khuẩn gram âm).  Sau một đêm, mỗi loại trực khuẩn hay cầu khuẩn sẽ phát triển thành một đám VK tạo nên một khúm VK (colony)  quan sát, đếm, nhân với 10  số đơn vị khúm VK (number of colony- forming units - cfu) / mL nước tiểu. Kỹ thuật này chính xác cao và được áp dụng rộng rãi.
  • 37.  Đơn giản hơn, rẻ hơn, kém chính xác hơn so với kỹ thuật đĩa bề mặt tiêu chuẩn.  Một slide phủ agar 2 mặt được nhúng vào nước tiểu, cấy suốt đêm trong 1 hộp đựng vô khuẩn, sau đó lấy ra đếm với sự trợ giúp của 1 bản đồ hình ảnh.  Phương pháp bán định lượng (semiquantitative) kể trên hữu ích cho thực hành tổng quát hay những trung tâm y tế xa xôi.
  • 38.  Khuẩn niệu rõ rệt (significant bacteriuria): được đa số các tài liệu xác định là khi > 105 cfu/mL.  Tuy nhiên tiêu chuẩn này dường như quá đơn giản, bởi vì nếu lấy mẫu không đúng cách để dây nhiễm nhiều hoặc thời gian cấy quá lâu thì nhiều trường hợp dù không bị khuẩn niệu rõ cũng có kết quả cấy > 105 cfu/mL // ngược lại nhiều trường hợp khuẩn niệu rõ nhưng cấy ra kết quả thấp hơn 105 cfu/mL
  • 39.  Vì thế một số tác giả đưa ra các tiêu chuẩn chi tiết hơn:  Đối với nữ: • >103 cfu/mL với viêm bàng quang cấp không biến chứng • >104 cfu/mL với viêm bể thận-thận cấp không biến chứng • >105 cfu/mL với nhiễm trùng niệu có biến chứng  Đối với nam • >104 cfu/mL với nhiễm trùng niệu có biến chứng
  • 40.  Các dấu hiệu chỉ ra tình trạng nhiễm trùng niệu (urinary tract infection) thực sự bao gồm: 1. Bệnh nhân có triệu chứng 2. Phân lập được 1 loại vi khuẩn 3. Cấy lập lại ra cùng 1 loại vi khuẩn 4. Pyuria (>10 BC/QT 400) 5. Khuẩn niệu rõ (≥105 cfu/mL với nước tiểu chọc hút trên xương mu hay >104 cfu/mL từ nước tiểu hứng giữa dòng)
  • 41.  Những dấu hiệu ít có khả năng NTN gồm có: 1. Không có triệu chứng đường tiết niệu 2. Mọc nhiều VKMixed bacterial growth 3. Số lượng VK <104 cfu/mL 4. Không có mủ niệu 5. Tế bào biểu bì hay lactobacilli trên XN vi thể gợi ý dây nhiễm từ âm đạo.
  • 42.  Giá trị tham khảo • Dùng que nhúng: 0–5 mg/dL  âm tính; 6–2,000 mg/dL  dương tính (vết  +2) • Dùng mẫu nước tiểu 24 giờ: bình thường đạm niệu 25–150 mg/24 h Nếu thấy đạm niệu (+) đáng kể khi sử dụng phương pháp que nhúng  phân tích đạm niệu 24 giờ để giúp nhận biết nguyên nhân gây đạm niệu.
  • 43.  Chẩn đoán hội chứng thận hư (nephrotic syndrome)  tam chứng = phù, hypoalbuminemia và proteinuria > 3 g/24 h  Đánh giá tiên lượng của bệnh tiến triển  proteinuria là 1 trong những markers có giá trị nhất để nhận định sự hủy hoại chức năng thận  Giúp chẩn đoán bệnh đa u tủy  xác định protein Bence Jones với pp Immunoassay
  • 44.  Còn rất nhiều xét nghiệm nước tiểu được áp dụng cho một số bệnh lý chuyên biệt của đường niệu và nên được khảo sát kỹ hơn ở những bài giảng có liên quan. Có thể kể: • XN lao niệu: soi tươi tìm trực khuẩn mycobacterium với nhuộm Ziehl- Neelsen, cấy nước tiểu tìm trực khuẩn lao với môi trường Lowenstein. • XN tế bào học niệu: là XN tiêu chuẩn trong chẩn đoán sớm và theo dõi bướu bàng quang và bướu niệu mạc. • XN nội tiết tố niệu : pictuitary gonadotropins (FSH, LH), estrogens, 17- ketosteroids, corticosteroids, aldosterone, catecholamine … hữu ích để khảo sát một số loại bướu có liên quan. • XN chuyên biệt cho một số loại bướu: Bladder Tumour Antigen test (BTA) cho bướu bàng quang, vanillylmandelic acid (VMA) cho bướu thương thận loại pheochromocytoma … 1.4. Một số XN chuyên biệt
  • 45.
  • 46. Crêatinin huyết thanh(Serum Creatinin)  Creatinine – sản phẩm cuối cùng trong chuyển hóa chất creatine của cơ vân của – được bài tiết ở thận. Bởi vì việc sản xuất creatinin hàng ngày của cá nhân là ổn định, nồng độ creatinin huyết thanh phản ánh trực tiếp chức năng thận.  Mức serum creatinine bình thường = 0,8-1,2 mg/dL ở người trưởng thành và = 0,4-0,8 mg/dL ở trẻ em nhỏ và giữ ổn định cho đến khi mất 50% chức năng thận.  Creatinine huyết thanh hầu như không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hay tình trạng giữ nước của cơ thể .
  • 47.  Urê là chất chuyển hóa chính của sự thoái biến protein và được bài tiết hoàn toàn bởi thận.  Lượng BUN vì thế liên quan với phân suất lọc cầu thận GFR.  Tuy nhiên không giống như creatinin, BUN chịu ảnh hưởng bởi khẩu phần protein ăn vào, tình trạng giữ nước của cơ thể, và xuất huyết tiêu hóa.  Khoảng 2/3 chức năng thận phải bị mất đi trước khi sự gia tăng BUN trở nên rõ rệt. Vì thế, mức tăng BUN kém đặc hiệu cho suy thận hơn là mức tăng creatinin.
  • 48.  Tỉ trọng nước tiểu là 1 chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng thận.  Khả năng cô đặc nước tiểu của thận giảm đi khi chức năng thận suy kém, và tỉ trọng nước tiểu có thể chỉ còn 1,006 – 1,010.  Tuy nhiên, khả năng pha loãng nước tiểu có khuynh hướng duy trì khi thận bị tổn thương nặng. Ngay cả khi có urê-huyết cao, mặc dù khả năng của thận có thể cô đặc nước tiểu tới mức tỉ trọng giới hạn 1,010, nhưng vẫn có thể thấy tỉ trọng trong khoảng 1,002-1,004.
  • 49. Giới thiệu  Giá trị bình thường của GFR = 125–130 mL/min/1.73 m2 - Giá trị này thay đổi theo giới và tuổi - Giảm ~ 10 mL/min/1.73 m2 mỗi 10 năm kể từ sau thập niên tuổi 40 - GFR<10 mL/min/1.73 m2 cần xem xét để lọc máu  GFR: 1. Vẫn còn là chỉ số chính xác nhất về chức năng thận. 2. Giảm trước khi khởi phát bệnh thận 3. Mức độ giảm tương ứng với độ nặng của bệnh
  • 50.  GFR dùng để:  Phát hiện, theo dõi bệnh nhân bị suy thận hoặc có nguy cơ phát triển suy thận.  Ghi nhận chức năng thận trước kho dùng phương pháp điều trị như hóa trị có gây độc thận (nephrotoxic therapy)
  • 51.  Công thức Cockcroft and Gault là thông dụng nhất.
  • 52. Giới thiệu:  Creatinine là sản phẩm phân giải không do emzym của creatine và phosphocreatine (chủ yếu tìm thấy ở cơ vận động)  Sản xuất ổn định hàng ngày ở mỗi cá thể nhưng có những thay đổi sinh lý  Lượng creatinine trung bình của nam > nữ , của người trẻ > người già
  • 53.  Giá trị bình thường của clearance creatinin = 85–135 mL/min • thấp hơn ở phụ nữ và người già. • Trẻ em có trị số tương đường người trưởng thành adults  Công thức tính clearance creatinine
  • 54.  Các ion điện giải là thành phần thiết yếu cho các phản ứng tế bào, gồm các dẫn truyền xung động thần kinh và cân bằng nước. Mất cân bằng điện giải có thể xảy ra trong nhiều quá trình bệnh lý niệu khoa.  Có nhiều chỉ định cho việc đánh giá điện giải liên quan đến các bệnh lý niệu khoa, bao gồm: tồn tại hay nguy cơ suy thận, thời gian chu phẫu (peri-operative) (vd: các phẫu thuật lớn trong niệu khoa, cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt), b/n dùng một số loại thuốc (vd: diuretics,digoxin), tồn tại hay nguy cơ mất nước hoặc suy dinh dưỡng, bệnh sỏi niệu, …  Điện giải đồ thường khảo sát nồng độ trong huyết thanh của 4 loại điện giải quan trọng: Natrium, Kalium, Chlor, Calcium
  • 55. Điện giải Giá trị b/thường (mmol/L) Tăng (Các NN chính) Giảm (Các NN chính) Na + 135 - 145 Mất H2O; Rối loạn nội tiết (cường aldosterone nguyên phát, H/C Conn, H/C Cushing, đái tháo nhạt) Phản ánh sự thừa nước của cơ thể hơn là giảm Natri thực sự. Thường gặp: truyền glucose nhiều quá, suy tim ứ nước, dùng thuốc lợi tiểu, H/C CĐNS, toan hóa do tiểu đường, suy thận, bài tiết ADH quá mức … K + 3,5 – 5,2 Suy thận, Chấn thương (vd: phỏng, phẫu thuật), Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, Toan chuyển hóa, Tiểu đường không được kiểm soát, RL nội tiết (vd: bệnh Addison) Tiêu chảy, ói mửa, đổ mồ hôi quá mức Một số thuốc (vs: diuretics, steroids, penicillin, insulin) Đói / Kém hấp thu
  • 56. Điện giải Giá trị b/thường (mmol/L) Tăng (Các NN chính) Giảm (Các NN chính) Cl - 95 - 105 Mất nước, Tiêu chảy nặng, Rò tiêu hóa, Kiềm hô hấp, Cường phó giáp nguyên phát Ói mửa Ketoacidosis do tiểu đường Tổn thương ống thận Ca ++ 2,1 – 2,65 Cường phó giáp Bệnh ác tính (di căn hay bướu sản xuất PTH) Dùng quá nhiều sữa, vitamin D Giảm albumn Cường phó giáp Hypophosphataemia (suy thận) Kém hấp thu Một số thuốc (biphosphonates, thuốc có tính độc té bào
  • 57. Tổng quan  PSA là 1 glycoprotein được tiết ra bởi tế bào biểu mô TTL.  “Organ-specific, but not disease-specific” nghĩa là đặc hiệu cho các bệnh lý TTL nói chung nhưng không đặc hiệu để phân biệt các loại bệnh khác nhau của TTL (bướu lành TTL, bướu ác TTL, viêm nhiễm TTL).  Đối với ung thư TTL, PSA có giá trị giới hạn về độ nhạy cảm (sensitivity) và độ chuyên biệt (specificity). Dù sao, PSA vẫn là hòn đá tảng (cornerstone) trong việc tầm soát ung thư TTL.
  • 58.  Nhìn chung, giá trị bình thường của PSA ≤ 4 ng/mL (cut-off value = 4 ng/mL).  Lưu ý rằng ngưỡng PSA bình thường gia tăng theo tuổi
  • 59. Tổng quan  Tumor markers gồm những hợp chất được sản xuất bởi ung thư tinh hoàn, hữu ích cho chẩn đoán và điều trị.  4 markers thường được sử dụng: • Beta human chorionic gonadotropin (βhCG) • Alpha fetoprotein (AFP) • Lactate dehydrogenase (LDH) • Placental alkaline phosphatase (PALP)
  • 60.  Tumour markers dùng để chẩn đoán và điều trị bướu TH
  • 61.  Các loại ung thư TH thường gặp: Seminoma; Teratoma; Teratocarcinoma; Embryonal testicular tumour; Choriocarcinoma
  • 62.  Các hormon của vỏ TTT: • Aldosterone (mineralocorticoid). • Cortisol (glucocorticoid) • Các androgens: Dehydroepiandrosterone [DHEA], dehydroepiandrosterone sulphate [DHEAS] và androstenedione. Sự phóng thích của aldosterone chủ yếu được kiểm soát bởi hệ thống renin-angiotensin. Trong khi sự bài tiết cortisol và androgen phụ thuộc vào adrenocorticotrophic hormone (ACTH) của tuyến yên (pituitary).  Tủy TTT: • Tiết ra catecholamines (adrenaline và noradrenaline). Được kiểm soát bởi vùng hạ đồi (hypothalamus) và hệ thống TK giao cảm.
  • 63.  Suy TTT (hypoadrenalism): bệnh Addison  Tăng tiết glucocorticoid (vd: Cushing’s syndrome)  Cường TTT (hyperaldosteronism): Conn’s syndrome  Tăng tiết catecholamine (vd: pheochromocytoma)
  • 64.  Các XN chẩn đoán suy TTT (hypoadrenalism) – vd: bệnh Addison
  • 65.  Các XN chẩn đoán tăng tiết glucocorticoid – vd: hội chứng Cushing
  • 66.  Các XN chẩn đoán cường TTT (hyperaldosteronism) – vd: hội chứng Conn
  • 67.  Thu thập nước tiểu 24 giờ cho các chuyển hoá chất for catecholamine chẩn đoán tăng tiết catecholamine trong bệnh pheochromocytoma.  Tuy nhiên, nồng độ serum adrenaline và noradrenaline đo sau 30 phút nghỉ ngơi cũng hữu ích. Bình thường: • Adrenaline < 600 pmol/L • Noradrenaline ~ 0,41– 4,43 nmol/L
  • 68.  Các kiến thức cơ bản về các xét nghiệm trong niệu khoa là hết sức cần thiết trong chẩn đoán, theo dỏi và điều trị các bệnh lý hệ tiết niệu.  Một số xét nghiệm thực sự được coi là căn bản mà người hành nghề y phải thuộc nằm lòng các trị số bình thường như các chỉ số của XN phân tích nước tiểu, các chỉ số đánh giá nhiễm trùng niệu, các giá trị của XN chức năng thận …  Một số xét nghiệm khác được xem là cần có kiến thức để nếu gặp phải tình huống bệnh lý liên quan thì có thể đưa ra các chỉ định nhằm phát hiện bệnh.