SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
LÊ NGỌC CẢNH
PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
LÊ NGỌC CẢNH
PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ : 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN MINH KHẢI
HÀ NỘI - 2014
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Thủ công truyền thống TCTT
Thủ công mỹ nghệ TCMN
Kế hoạch KH
Doanh nghiệp tư nhân DNTN
Ủy ban nhân dân UBND
Thông tin công nghệ TTCN
Hạ tầng kỹ thuật HTKT
Xây dựng cơ bản XDCB
Trách nhiệm hữu hạn TNHH
Thành phẩm TP
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp CNTTCN
Bảo vệ môi trường BVMT
Ngân sách nhà nước NSNN
ii
1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
11
1.1. Khái niệm, đặc điểm ngành thủ công nghiệp 11
1.2. Quan niệm, nội dung, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng
tới phát triển ngành thủ công mỹ nghệ
16
1.3. Kinh nghiệm phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại
các địa phương ở Việt Nam bài học kinh nghiệm
cho huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
28
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
38
2.1. Khái quát về ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương
Mỹ thành phố Hà Nội
38
2.2. Đánh giá thực trạng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở
huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
40
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH
THỦ CÔNG MỸ GHỆ Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
72
3.1. Phương hướng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện
Chương Mỹ thành phố Hà Nội trong thời gian tới
72
3.2. Giải pháp phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện
Chương Mỹ thành phố Hà Nội
76
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành thủ công và mỹ nghệ của Việt Nam đã có từ rất lâu, tuy nhiên,
sự tăng trưởng ấn tượng của ngành chỉ thực sự đạt được trong 5 (năm) gần
đây, chủ yếu do gia tăng trong xuất khẩu ra thị trường thế giới. Ngành thủ
công mỹ nghệ đã có những tác động to lớn đến tình hình kinh tế và xã hội của
đất nước, đặc biệt là giảm đói nghèo và xây rựng nông thôn mới: thu nhập ở
các khu vực nông thôn tăng lên, tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 1,35 triệu
lao động ở hơn 2.000 làng nghề trên khắp đất nước, ngành thủ công mỹ nghệ
cũng đã góp phần hình thành hàng ngàn nhà sản xuất, thương gia, nhà xuất
khẩu và những công ty dịch vụ ở Việt Nam.
Việt Nam hiện đứng thứ hai trong số các quốc gia xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc.Việt Nam đang có cơ hội rất lớn
để thúc đẩy tăng trưởng cũng như nâng cao vị thế của ngành hàng thủ công
mỹ nghệ trong bối cảnh các nhà nhập khẩu trên thế giới đang có xu hướng
muốn tìm kiếm nguồn hàng từ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam vì chi
phí nhân công ở Trung Quốc tăng cao và giá đồng Nhân dân tệ mạnh lên.
Chương Mỹ - Hà Nội là một trong số các huyện có nhiều làng nghề
truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như mây tre
đan, khảm trai, sơn mài, hàng gỗ mỹ nghệ, sản xuất hàng dệt len, dệt lụa xuất
khẩu... Trong những năm qua, ngành thủ công mỹ nghệ đã có những đóng
góp không nhỏ tới việc tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho hàng
trăm hộ dân tại địa phương. Tuy nhiên, thực trạng ngành thủ công mỹ nghệ
của huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội cho đến nay vẫn được các chuyên
gia đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương. Mặt
khác, tình hình kinh tế khó khăn trong những năm vừa qua đã tác động mạnh
tới ngành thủ công mỹ nghệ. Chi phí tăng làm lợi nhuận của ngành sụt giảm.
Ngoài ra, công nghệ sản xuất lạc hậu, cơ chế chính sách đối với sản xuất kinh
4
doanh hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề còn nhiều bất cập cũng gây ra
không ít khó khăn cho sự phát triển.
Nhận thức được tính cấp thiết của việc phát triển ngành thủ công mỹ
nghệ tại địa phương trong giai đoạn hiện nay, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển
ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội” làm luận
văn thạc sỹ kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
- Tình hình nghiên cứu trong nước:
Bộ Công Thương (2007), Đề án phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ đến năm 2010
Đề án của Bộ Công Thương đã tập trung đánh giá những yếu tố có tầm
quan trọng ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Đồng thời đề ra
những khuyến nghị nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của hàng thủ công mỹ
nghệ Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm.
UBND Thành phố Hà Nội năm (2011), Đề án "Bảo tồn và phát triển
nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020".
Đề án của Thành phố đã đánh giá thực trạng phát triển nghề và làng
nghề ở Hà Nội từ năm 2000 – 2009. Đồng thời đề xuất những giải pháp bảo
tồn và phát triển làng nghề tại Thủ đô trong giai đoạn 2010 – 2020.
Đặng Thế An - Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn
hiện nay” – Luận văn thạc sĩ kinh tế, 2005 - Đại học Thương Mại.
Luận văn đề cập tới thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000- 2005, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới.
Phan Thị Nghĩa – Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Phát triển thị trường
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội” –
Luận văn thạc sĩ kinh tế, 2011 - Đại học Kinh tế quốc dân.
5
Luận văn đã trình bày một số vấn đề chung về phát triển thị trường xuất
khẩu và đặc điểm thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Thực
trạng hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Phương hướng và giải
pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng công
ty Thương mại Hà Nội.
Nguyễn Hữu Thắng - Luận văn thạc sỹ kinh tế: “ Phát triển làng nghề,
doanh nghiệp làng nghề thủ công nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” – Luận văn thạc sĩ kinh tế,
2010 - Đại học Ngoại Thương.
Luận văn đã hệ thống hóa và góp phần bổ xung những vấn đề lý luận
cơ bản về phát triển làng nghề và doanh nghiệp làng nghề, đồng thời đánh giá
tình hình phát triển làng nghề và doanh nghiệp làng nghề ở Việt Nam hiện
nay đồng thời đề xuất những giải pháp phát triển làng nghề và doanh nghiệp
làng nghề trong thời gian tới.
Đỗ Xuân Luận – Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Phát triển các nghề tiểu
thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” – Luận văn thạc sĩ kinh
tế, 2009 - Đại học Thái Nguyên.
Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các
nghề tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời, tác giả đã phân tích và đánh giá tình
hình phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên từ
đó rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển các nghề
TTCN. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các nghề tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Trần Đoàn Kim - Luận án tiến sỹ :“Chiến lược marketing đối với hàng
thủ công mỹ nghệ của các làng nghề Việt Nam đến 2010”- Luận án tiến sỹ
kinh tế, 2007 – Đại Học Kinh tế quốc dân.
6
Luận án đề cập tới một số vấn đề lý luận về chiến lược marketing đối
với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam; Thực trạng hoạch định và thực thi
chiến lược marketing và đề xuất chiến lược marketing đối với hàng thủ công
mỹ nghệ của các làng nghề Việt Nam đến năm 2010.
Minh Phú – Bài nghiên cứu: “Thêm động lực thúc đẩy phát triển thủ
công mỹ nghệ” – Báo Hà Nội mới, ngày 06/06/2014
Bài báo đề cập và phân tích những thành tựu và đặc biệt là những hạn
chế trong phát triển ngành thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
VIETRADE/ITC – Báo cáo: “Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ
công mỹ nghệ Việt Nam” – Năm 2010.
Báo cáo được thực hiện nhằm phân tích thực trạng ngày thủ công mỹ
nghệ Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 – 2010. Đồng thời xem xét đánh giá
chính sách của Nhà nước trong việc phát triển hoạt động xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ, phân tích SWOT đối với ngành và đễ xuất định hướng trong
tương lai cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Ths Nguyễn Thị Thu Hường (2014), “Chính sách vốn và đầu tư đối với
làng nghề thủ công mỹ nghệ”, http://www.tapchitaichinh.vn/
Bài báo tập trung đề xuất những giải pháp phát triển làng nghề thủ công
mỹ nghệ Việt Nam. Trong đó Nhà nước nên áp dụng tổng hợp các giải pháp
quản lý, tập trung vào chính sách vốn và đầu tư tín dụng.
Nguyễn Tôn Quyền, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Chiến Thắng-
Sách: “Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ =
Opportunity for promoting export of wood products and handicrafts”, Nhà
xuất bản Tạp chí Thương mại số 23/2004.
Nghiên cứu đã trình bày định hướng của Đảng và Nhà nước về phát
triển hàng gỗ và thủ công mỹ nghệ. Hiện trạng công nghiệp chế biến gỗ Việt
Nam và nêu ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động trong các ngành hàng
thủ công mỹ nghệ.
7
Mai Thế Hởn, Hoàng Ngọc Hòa, Vũ Văn Phúc (2002), Phát triển làng
nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH”, NXB Chính trị QG, Hà Nội
Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích những thuận lợi và khó
khăn trong phát triển làng nghề truyền thống trong thời kỳ mới ở Việt Nam,
đó là thời kỳ CNH, HĐH. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất những giải
pháp phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH.
Chủ nhiệm GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh (2005), “Những giải pháp nhằm
phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng”, Đề tài KH cấp Bộ
của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đã làm rõ cơ sở lý luận về làng
nghề và phát triển làng nghề, trong đó tập trung làm rõ nội dung và các tiêu
đánh giá phát triển làng nghể. Qua đó, các tác giả đã đánh giá thực trạng phát
triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh,
…. đánh giá những thành tựu và hạn chế và nguyên nhân trong phát triển làng
nghề tại các địa phương này. Đồng thời, các tác giả cũng đề xuất phương
hướng và giải pháp phát triển làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng tới
năm 2010.
NCS Nguyễn Thị Nguyệt (2014) bài tham luận “Bảo tồn và phát triển
các làng nghề thủ công truyền thống ở Đồng Nai”, hội thảo quốc tế làng
nghề và phát triển du lịch.
Bài tham luận đã phân tích tiềm năng hình thành và phát triển nghề thủ
công truyền thống ở Đồng Nai. Nghiên cứu trường hợp về một số làng nghề ở
Đồng Nai: làng gốm Biên Hòa: gốm mỹ nghệ (gốm mỹ thuật) và gốm lu (gốm
gia dụng); làng nghề điêu khắc đá Bửu Long: Chủ thể người Hoa Hẹ, chủ yếu
phục vụ tín ngưỡng thờ đá; làng mộc Hố Nai, Tân Mai, Xuân Tâm; làng nghề
đúc gang Thạnh Phú; nghề gò thùng thiếc ở Hố Nai v.v.; Hướng quy hoạch
bảo tồn và phát triển làng nghề ở Đồng Nai; Phát triển du lịch làng nghề
8
truyền thống ở Đồng Nai: việc kết hợp du lịch với làng nghề tạo sự xúc tiến,
quảng bá du lịch và tuyên truyền để du khách tham quan làng nghề. Những
sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn là điểm thu hút trong việc quảng bá sản
phẩm làm quà lưu niệm bán cho du khách.
- Tình hình nghiên cứu nước ngoài:
Foudation for International Development OCC Bldg.Tokyo.Japan-
“Catu Traditionnal Handicraft Assistance Project FY2008- FY2011”.
Dự án hỗ trợ thương mại hàng thủ công mỹ nghệ Catu giai đoạn 2008-
2011. Nội dung của dự án này là quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền
thống của phụ nữ vùng Catu.
Siiri Morley- “Handicrafts Development in Croatia” (Date
03/05/2007)
Đề án Phát triển hàng thủ công mỹ nghệ ở Croatia. Nội dung là phát
triển hàng thủ công mỹ nghệ gắn liền với phát triển kinh tế địa phương ở
Croatia
The Sector Core Team (SCT) (2005), Uganda handicrafts export
tragedy.
Bài nghiên cứu đã phân tích một cách chi tiết tầm quan trọng của việc
phát triển thị trường, các chiến dịch để mở rộng xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của Uganda.
Ngoài ra, còn có một số các nghiên cứu của một số nhóm tác giả khác
về các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng TCMN, thúc đẩy kim ngạch
xuất khẩu của hàng TCMN trên các địa phương khác như Bát Tràng, Bắc
Ninh, Thái Bình…
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề “Phát triển
ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội” dưới
góc độ khoa học kinh tế chính trị.
9
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, khảo sát thực trạng và đề
xuất giải pháp phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại huyện Chương Mỹ
Thành phố Hà Nội.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ một số cơ sở lý luận về phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở
huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội.
Thực trạng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ của huyện Chương Mỹ
Thành phố Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Huyện
Chương Mỹ, Tp Hà Nội.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ
* Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu về phát triển ngành thủ công mỹ
nghệ trong phạm vi huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội.
Về thời gian: Từ năm 2006 cho tới nay
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành kinh tế
chính trị, như: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, lịch sử kết hợp với
lô gích, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội
10
học, phương pháp hệ thống hóa, mô hình hóa và đồ thị, phương pháp
chuyên gia,….
6. Ý nghĩa của đề tài
Làm rõ những vấn đề lý luận về ngành thủ công mỹ nghệ và phát triển
ngành thủ công mỹ nghệ.
Thông qua việc đánh giá phân tích thực trạng phát triển ngành thủ công
mỹ nghệ tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, Làm rõ thành tựu,yếu kém, nguyên
nhân và những vấn đề đặt ra, luận văn đề xuất các giải pháp giúp các nhà
quản lý tại huyện và các địa phương khác phát triển ngành hàng này trong
thời gian tới.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục,
luận văn bao gồm 3 chương (7 tiết):
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Ở CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1 Khái niệm, đặc điểm sản xuất của ngành thủ công nghiệp và
ngành thủ công mỹ nghệ
1.1.1 Khái niệm ngành thủ công nghiệp
Ngành nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời gắn liền
với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm
thủ công truyền thống. Có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ ngành nghề thủ
công truyền thống ở nước ta: Nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề thủ
công... Hiện nay, các số liệu thống kê chính thức hàng năm vẫn chưa có một
mục chuyên về sản xuất thủ công truyền thống mà gộp các ngành nghề này
vào nhóm “ Tiểu công nghiệp thủ công nghiệp”, “Sản xuất hộ gia đình phi
nông nghiệp”....
Nghề thủ công nghiệp: là những nghề sản xuất ra sản phẩm mà kỹ thuật
sản xuất chủ yếu là làm bằng tay. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, các nghề thủ công có thể sử dụng máy, hóa chất và các giải pháp kỹ
thuật của công nghiệp trong một số công đoạn, phần việc nhất định nhưng
phần quyết định chất lượng và hình thức đặc trưng của sản phẩm vẫn làm
bằng tay. Nguyên liệu của các nghề thủ công thường lấy trực tiếp từ thiên
nhiên; công cụ sản xuất thường là công cụ cầm tay đơn giản [4, tr.5].
1.1.2 Đặc điểm sản xuất ngành thủ công nghiệp
* Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm ngành nghề thủ công nghiệp rất đa dạng và phong phú, nó có
thể được sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất đơn chiếc. Việc sản xuất hàng loạt
sản phẩm giống nhau chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, sản phẩm
mang tính đơn chiếc thường là sản phẩm mỹ nghệ cao cấp, bởi những nét hoa
12
văn, những phần tinh của chúng luôn được cải biến thêm thắt nhằm thu hút sự
thưởng thức của những người sành chơi (như sản phẩm đồ sỗ mỹ nghệ Đồng
Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc...). Nhìn chung, trong giá trị sản phẩm của ngành
nghề thủ công nghiệp hao phí lao động sống chiếm phần lớn, đó là lao động
thủ công của con người.
Sản phẩm của ngành nghề thủ công nghiệp thường được chia làm 3 loại:
- Sản phẩm dân dụng được tiêu dùng phổ biến trong dân.
- Sản phẩm mỹ nghệ được tiêu dùng bởi những người sành chơi, những
người thuộc tầng lớp thượng lưu và những người có thu nhập cao.
- Sản phẩm xuất khẩu.
* Đặc điểm về công nghệ, công cụ
Hệ thống công cụ của ngành thủ công nghiệp xưa thường là các công
cụ thủ công và đơn giản. Nhưng nay nhiều khâu trong sản xuất của ngành thủ
công nghiệp đã được trang bị máy móc như máy cưa, máy bào, máy lộng...
(nghề mộc), máy dệt (nghề dệt), máy cán thép, máy tuốt (nghề rèn)... Các
công nghệ hiện đại hơn được trang bị như lò nung tuy nen (nghề gốm sứ), lò
đúc cao tần (nghề rèn), dây truyền sản xuất giấy (nghề giấy)...
Mặt khác, trong các làng nghề, các nghệ nhân với các bí quyết nhà
nghề đã tạo nên sản phẩm độc đáo của riêng mình. Việc “học mót” công nghệ
rất khó khăn và các công nghệ thường được duy trì lâu bền một cách bí mật
trong từng gia đình hoặc từng dòng họ, thậm chí qua nhiều hế hệ và các làng
nghề mới chỉ có thể tạo ra được các sản phẩm thông dụng cấp thấp hoặc phần
thô của sản phẩm.
* Đặc điểm về lao động
Lao động ngành nghề thủ công nghiệp trong nông thôn có nhiều loại
hình và nhiều trình độ khác nhau.
13
Lao động ngành nghề thủ công nghiệp trong nông thôn và lao động
nông nghiệp có gắn kết chặt chẽ với nhau; do quy mô hộ gia đình là chủ yếu
mà lao động thủ công nghiệp gắn kết với lao động nông nghiệp. Lúc này, giờ
này làm thủ công nghiệp nhưng lúc khác giờ khác lại làm nông nghiệp; có
những nơi ngành nghề thủ công nghiệp được quan tâm chú trọng hơn trong
thời điểm nông nhàn; Nhiều nơi ngành nghề thủ công nghiệp mặc dù tách
khỏi nông nghiệp nhưng không tách khỏi nông thôn.
Do nhu cầu mở rộng quy mô, trong nguồn lao động nông thôn có một
bộ phận lao động được tách ra chuyên làm ngành nghề thủ công nghiệp.
Ngoài lao động gia đình, các cơ sở sản xuất còn phải thuê lao động (Bát
Tràng, Ninh Hiệp, Đồng Kỵ, Đa Hội, Tương Giang, Phù Khê... là những nơi
có nhiều lao động làm thuê). Điều đặc biệt, trong các làng nghề tiểu thủ công
nghiệp tỷ suất sử dụng lao động rất cao và hầu như tất cả mọi người (từ trẻ em
đến người già) đều có việc làm.
* Đặc điểm về nguyên, nhiên liệu
Tính chất đa dạng của sản phẩm ngành nghề thủ công nghiệp tạo nên
sự phong phú về các loại nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất. Mỗi loại
sản phẩm cần có một hệ thống nguyên liệu tương ứng. Trong đó những
nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng lớn về khối lượng vật chất và chi phí sản
xuất như: gỗ trong nghề mộc, đất sét cao lanh trong nghề làm gốm sứ, đồng
trong nghề đúc đồng, sợi trong nghề dệt, phôi thép trong nghề cán thép... và
một số nguyên liệu khác tuy không lớn nhưng không thể thiếu cho một sản
phẩm trọn vẹn (ốc, trai trong khảm trai, men trong sản xuất đồ gốm sứ, các
chất nhuộm trong nghề dệt... mà việc sử dụng chúng đã thành bí quyết nhà
nghề). Bên cạnh đó là các nhiên liệu (than cho nghề sắt thép, nghề gốm; gas
cho nghề gốm; điện cho hầu hết các nghề...)
14
* Đặc điểm về hình thức tổ chức sản xuất
- Trước đây hình thức tổ chức sản xuất ngành nghề thủ công nghiệp
thường đơn giản, nhưng ngày nay đã xuất hiện nhiều hình thức tổ chức sản
xuất mới:
- Xét theo hình thức sở hữu có các loại: Công ty TNHH, doanh nghiệp
tư nhân, hợp tác xã, liên doanh, hộ sản xuất...
- Xét theo phương hướng sản xuất có: Các cơ sở chuyên sản xuất hàng
thủ công nghiệp; các cơ sở vừa làm hàng thủ công nghiệp vừa làm dịch vụ
tiêu thụ sản phẩm; các cơ sở vừa sản xuất hàng thủ công nghiệp vừa sản xuất
sản phẩm nông nghiệp.
- Xét theo hình thức tổ chức sản xuất có: cơ sở sản xuất toàn bộ mọi chi
tiết của sản phẩm, sản xuất gia công một bộ phận sản phẩm hay một công
đoạn sản phẩm.
* Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành nghề thủ công nghiệp được hình
thành từ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Nhu cầu tiêu dùng thường được phân
chia thành các nhóm sau:
Sản phẩm tiêu dùng dân dụng được tiêu dùng khá phổ biến ở các tầng
lớp dân cư. Đối với loại sản phẩm này do công nghệ sản xuất thấp, dễ bắt
chước nên nhiều nơi có thể sản xuất được. Vì vậy cung về sản phẩm ngày một
tăng, dẫn đến tình trạng ùn tắc sản phẩm, ảnh hưởng đến sự phát triển của một
số ngành nghề.
Sản phẩm mỹ nghệ cao cấp. Khi cuộc sống nâng cao, người ta tiêu
dùng sản phẩm cao cấp nhiều hơn. Vì vậy nhu cầu về sản phẩm này ngày
càng cao, không chỉ về số lượng và chủng loại sản phẩm mà còn về chất
lượng sản phẩm.
Sản phẩm xuất khẩu bao gồm cả sản phẩm dân dụng và sản phẩm
TCMN. Người nước nsoài rất ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và
15
trầm trồ về những nét đẹp hài hoà, chứa đựng nhiều điển tích, hoa văn tinh tế
và tính chất dân gian của sản phẩm làng nghề qua bàn tay khéo léo của thợ thủ
công. Sản phẩm gốm sứ, đồ mộc được tiêu thụ với khối lượng ngày càng lớn ở
Đài Loan, Úc, Nhật... Sản phẩm mỹ nghệ khảm trai, ốc, mây tre đan được tiêu
thụ rộng khắp ở Châu Âu... Khách du lịch nước ngoài thường bỏ ra hàng giờ,
nhiều lần để ngắm nhìn và lựa chọn những món quà đặc sắc được làm từ hòn
đất, cành tre, khúc gỗ, xương thú, sừng, thổ cẩm, sợi đay, bẹ ngô, kim loại...
đơn sơ như cuộc sống đời thường của người Việt Nam nhưng rất có hồn.
1.1.3 Ngành thủ công mỹ nghệ
Ngành TCMN nói chung là những sản phẩm có lịch sử phát triển hoặc
được du nhập lâu dài, được sản xuất ở quy mô địa phương, ngoài công năng
sử dụng còn mang trên mình các đặc điểm về văn hoá, lịch sử, truyền thống
thậm chí tôn giáo của cộng đồng nơi sản phẩm được sản xuất.
Ngành TCMN là một bộ phận quan trọng của ngành thủ công truyền
thống. Ngành thủ công mỹ nghệ có vai trò rất lớn trong quá trình phát triển
ngành thủ công truyền thống của Việt Nam, sản phẩm của ngành TCMN là
loại sản phẩm nghệ thuật, kết tinh từ những thành tựu kỹ thuật - công nghệ
truyền thống, phương pháp thủ công tinh xảo với đầu óc sáng tạo nghệ thuật.
Mô hình biểu diễn như sau :
Sơ đồ 1.1 Mô hình biểu diễn đặc trưng hàng thủ công mỹ nghệ
Phương pháp thủ Sự sáng tạo nghệ Hàng thủ công mỳ
công tinh xảo + thuật = nghệ
Ngành TCMN bên cạnh các yếu tố cấu thành của ngành thủ công
truyền thống còn có những nét đặc thù của ngành này, đó là : Sản phẩm tiêu
biểu và độc đáo của Việt nam, mang giá trị và chất lượng cao, không chỉ là
hàng hoá mà còn là sản phẩm văn hoá nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở
thành các di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá đặc trưng riêng
16
của Việt Nam. Chính yếu tố nghệ thuật, văn hoá tinh thần kết tinh trong văn
hoá vật thể là một đặc thù hết sức quan trọng của hàng TCMN. Sự kết hợp
giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân
và thợ thủ công để tạo ra hàng thủ công mỹ nghệ đã kéo theo những đặc thù
khác trong sự phát triển của ngành TCMN và được xem như là những tiêu chí
của ngành nghề này:
- Tính riêng, đơn chiếc mạnh hơn tính đồng loạt;
- Chiều sâu nhiều hơn chiều rộng, mang tính trường phái, gia tộc, giữ bí
quyết trong sáng tạo hơn là sự phổ cập, phổ biến rộng rãi;
- Đầy chất trí tuệ, tri thức tích tụ lâu đời;
- Sử dụng hàng thủ công đồng thời thưởng thức nó nữa (thưởng thức
nghệ thuật và tư tưởng, trí tuệ)
Như vậy có thể hiểu khái niệm ngành thủ công mỹ nghệ như sau:
Ngành thủ công mỹ nghệ là ngành tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ
nghệ, mang tính truyền thống và độc đáo của từng vùng, có giá trị chất lượng
cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm
chí có thể trở thành di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá của
vùng lãnh thổ hay quốc gia sản xuất ra chúng.
1.2. Quan niệm, nội dung, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới
phát triển ngành thủ công mỹ nghệ
1.2.1. Quan niệm và nội dung phát triển ngành thủ công mỹ nghệ
* Quan niệm về phát triển ngành thủ công mỹ nghệ
Phát triển nói chung có thể hiểu là một quá trình tiến lên từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá
trình đó diễn ra vừa dẫn dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới, thay
thế cái cũ. Như vậy phát triển là quá trình biến đổi về mặt lượng dẫn tới sự
biến đổi về mặt chất theo hướng đi lên.
17
Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ là quá trình biến đổi toàn diện theo
chiều hướng đi lên về số lượng và chất lượng gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu
ngành hàng theo hướng tiến bộ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Như vậy, quan niệm về phát triển ngành TCMN phải bao hàm được cả
sự biến đổi tăng lên về mặt lượng và chất và cơ cấu các ngành hàng thủ công
mỹ nghệ. Hơn thế nữa, sự biến đổi này tạo ra những tác động tích cực tới phát
triển kinh tế, xã hội của địa phương, quốc gia nhờ vào sự đóng góp vào thu
ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm, gìn giữ văn hóa
truyền thống của dân tộc. Sự tăng lên về quy mô ngành nghề TCMN được
hiểu là sự mở rộng về sản xuất của từng ngành TCMN và số lượng ngành
nghề được tăng lên theo thời gian và không gian, trong đó ngành nghề nghề
thủ công mỹ nghệ cũ được củng cố, ngành nghề nghề thủ công mỹ nghệ mới
được hình thành. Từ đó giá trị sản lượng của ngành nghề nghề thủ công mỹ
nghệ không ngừng được tăng lên, nó thể hiện sự tăng trưởng của ngành nghề
này. Sự phát triển ngành nghề nghề thủ công mỹ nghệ yêu cầu sự tăng trưởng
của ngành nghề TCN phải đảm bảo hiệu quả kinh, tế xã hội và môi trường.
* Nội dung phát triển ngành thủ công mỹ nghệ
- Phát triển về mặt số lượng ngành TCMN
Sự phát triển về mặt số lượng ngành thủ công mỹ nghệ được hiểu là sự
gia tăng về số lượng mặt hàng TCMN sản xuất, gia tăng về số lượng, quy mô
đơn vị sản xuất hàng TCMN.
Phát triển về mặt số lượng ngành TCMN được đánh giá thông qua các
tiêu chí sau:
+ Mức độ biến động và tăng trưởng số lượng mặt hàng TCMN được
sản xuất
+ Mức độ biến động và tăng trưởng số lượng làng nghề thủ công mỹ
nghệ và ngành hàng TCMN.
+ Mức độ biến động và tăng trưởng số lượng cơ sở kinh doanh ngành
TCMN.
+ Mức độ biến động và tăng trưởng về sản lượng ngành TCMN.
18
- Chuyển dịch về mặt cơ cấu hàng TCMN
Cùng với sự phát triển về mặt số lượng hàng thủ công mỹ nghệ thì cơ
cấu hàng thủ công mỹ nghệ cũng có sự dịch chuyển theo hướng tiến bộ hơn.
Đó là cơ cấu mặt hàng TCMN chuyển dịch theo hướng ngày càng phong phú
và đa dạng, trong đó tập trung phát triển những mặt hàng mà địa phương có
ưu thế, tức là tận dụng, phát huy các ưu thế về nguồn lao động, về nguyên vật
liệu, về truyền thống lâu đời….
Chuyển dịch về mặt cơ cấu hàng TCMN được biểu hiện thông qua các
tiêu chí:
+ Cơ cấu theo làng nghề sản xuất hàng TCMN
+ Cơ cấu theo sản lượng hàng TCMN
+ Cơ cấu theo cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN
- Phát triển về mặt chất lượng ngành TCMN
Phát triển về mặt chất lượng ngành TCMN có nghĩa là mặt hàng
TCMN sản xuất ra với chất lượng ngày càng cao, hiệu quả kinh tế ngày càng
tăng từ đó góp phần tăng thu nhập cho lao động, cho chủ cơ sở sản xuất kinh
doanh và tăng thu cho địa phương. Chất lượng của hàng TCMN sản xuất ra
được biểu hiện thông qua: tính thẩm mỹ, độ bền, tính hữu dụng,… của các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Phát triển về mặt chất lượng ngành TCMN được đo lường bởi các
tiêu chí:
+ Sự gia tăng về năng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh hàng TCMN: điều này được đo lường bởi:
Năng lực vốn: quy mô vốn kinh doanh ngày càng mở rộng tạo ra năng
lực sản xuất của các cơ sở kinh doanh hàng TCMN.
Năng lực về công nghệ: Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất hàng TCMN, góp phần tăng năng suất lao động và tăng chất lượng
sản phẩm.
19
Nguồn nhân lực: Sự gia tăng về quy mô lao động và chất lượng nguồn
nhân lực của các cơ sở kin doanh TCMN sẽ góp phần gia tăng hiệu quả kinh
doanh và năng lực cạnh tranh của ngành TCMN.
Nguồn nguyên liệu: Với nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định về lượng
cung và giá cả với chất lượng tốt sẽ tạo điều kiện gia tăng chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành và tăng năng lực cạnh tranh.
Khả năng chiếm lĩnh thị trường: Đây là khả năng đẩy mạnh tiêu thụ sản
phầm hàng TCMN trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần gia tăng
năng lực cạnh tranh và gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Kết quả sản xuất kinh doanh: được biểu hiện thông qua doanh thu, lợi
nhuận của các cơ sở sản xuất hàng TCMN.
+ Sự gia tăng về giá trị sản lượng, giá trị xuất khẩu hay đóng góp vào
GDP cho địa phương.
+ Sự gia tăng về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.
+ Sự gia tăng về thu nhập cho người lao động và góp phần giải quyết
việc làm cho người lao động trên địa bàn.
+ Mức độ tác động tới môi trường của địa phương.
Trên quan điểm phát triển bền vững, phát triển ngành TCMN còn yêu
cầu: Sự phát triển phải có kế hoạch, qui hoạch; sử dụng các nguồn lực như tài
nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, nguyên liệu cho sản xuất...đảm bảo hợp lý
có hiệu quả; nâng cao mức sống cho người lao động; không gây ô nhiễm môi
trường; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc...
1.2.2. Vai trò của phát triển ngành thủ công mỹ nghệ
* Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ nhằm sản xuất ra các sản phẩm
đem bán, tạo thu nhập cho người dân và chủ cơ sở sản xuất, góp phần xóa
đói giảm nghèo
Phát triển toàn diện kinh tế, xã hội nông thôn, tạo việc làm, nâng cao
đời sống cho dân cư nông thôn là vấn đề quan trọng hiện nay ở nước ta.
20
Trong khi diện tích đất canh tác bình quân đang dần bị thu hẹp do tác động
của đô thị hóa và công nghiệp hóa thì phát triển ngành TCMN chính là biện
pháp quan trọng để tạo ra thu nhập cho người lao động và chủ cơ sở sản
xuất. Sản xuất TTCN chủ yếu thực hiện bằng tay, không đòi hỏi cao về
chuyên môn, kỹ thuật như đối với các lĩnh vực sản xuất khác nhưng mặt
hàng này được các khách du lịch khá ưa chuộng, đặc biệt là tiềm năng xuất
khẩu khá lớn.
Trong các làng nghề thủ công truyền thống, TCMN đã được khôi phục
và phát triển đều giàu có hơn các làng thuần nông khác trong vùng. Ở các
làng nghề tỷ lệ hộ giàu thường rất cao, thường không có hộ đói, tỷ lệ hộ
nghèo rất thấp, thu nhập từ ngành nghề thủ công chiếm đại bộ phận tổng thu
nhập của dân cư trong làng, hệ thống công trình công cộng, kết cấu hạ tầng
phát triển, nhà cửa cao tầng của các hộ dân ngày một nhiều, tỷ lệ số hộ có các
loại đồ dùng tiện nghi đắt tiền chiếm tỷ trọng khá làm cho người lao động nói
riêng và người dân ở các làng nghề nói chung sẽ yên tâm tập trung cho công
việc của mình. Người lao động sẽ không phải rời bỏ quê hương vì sinh kế,
thực hiện được quá trình đô thị hoá phi tập trung. Mức thu nhập trung bình
của các hộ gia đình tham gia sản xuất thủ công thường cao hơn 3 - 4 lần so
với người lao động thuần nông, có thể thấy rằng ngành nghề thủ công đóng
góp rất lớn vào quá trình phát triến kinh tế nông thôn do mức thu nhập trung
bình của cả nam giới và phụ nữ làm nghề thường cao hơn so với mức trung
bình của cả nước, tỷ lệ nghèo giảm.
* Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ góp phần tạo công ăn việc làm
cho người lao động
Dân số và việc làm là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết và cùng tác
động quyết định lên tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, giải
quyết việc làm là một trong những vấn đề hết sức cơ bản và quan trọng trong
công cuộc phát triển đất nước. Trong các ngành nghề thủ công nói chung và
21
ngành thủ công mỹ nghệ nói riêng, lao động sống thường chiếm tỷ lệ tới 60-
65% giá thành sản phẩm, nên việc phát triển ngành thủ công mỹ nghệ sẽ phù
hợp với yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động đang tăng lên nhanh
chóng, nhất là ở nông thôn. Phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ có thể
thu hút một lực lượng lớn lao động vào sản xuất, những lao động này được
đào tạo tại cơ sở sản xuất, chỉ trong thời gian ngắn họ có thể trở thành đội ngũ
lao động lành nghề và có khả năng tiếp thu những công nghệ mới một cách
nhanh chóng và sản xuất ra các loại sản phẩm đa dạng với sự kết hợp từ rất
nhiều loại nguyên liệu, trên thực tế đã hình thành cứ xuất khẩu 1 triệu USD
thì thu hút khoảng 3,5-4.000 lao động chuyên nghiệp/năm, hàng năm tạo ra
thêm 300.000 việc làm ở khu vực nông thôn.
Quy mô dân số cả nước năm 2013 ước tính 90 triệu người, trong đó dân
số thành thị chiếm 28,5%, dân số nông thôn là 71,5%, tỷ lệ thất nghiệp ở nông
thôn còn khá cao. Vấn đề việc làm ở nông thôn luôn là mối quan tâm của xã
hội. Theo thống kê gần 70% dân số nông thôn làm làm nghề nông. Tình trạng
nghèo và thiếu việc làm trong khu vực này đang tạo ra một luồng di dân tự do
rất lớn ra thành thị, làm cho dân số đô thị tăng đột biến gây nhiều khó khăn về
an ninh xã hội và môi trường.
Việc phát triển ngành thủ công mỹ nghệ với quy mô lớn để tạo ra sản
phẩm chất lượng, đem đi tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu nước ngoài, sẽ
góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động.
* Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ góp tăng giá trị tổng sản phẩm
hàng hóa cho nền kinh tế
Hiện nay, nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ đã và đang được khôi
phục đồng thời với việc phát triển các làng, cụm làng mới, nghề mới. Một số
lượng lớn các làng nghề thủ công mỹ nghệ đã được tăng cường hoạt động,
kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá, phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, thu
nhập của dân cư nói chung và dân cư nông thôn nói riêng tăng lên sẽ mở ra cơ
22
hội mới của một thị trường nội địa tiềm năng, với sức mua ngày càng gia tăng
đối với các sản phẩm truyền thống độc đáo của công nghiệp nông thôn. Xu
thế phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và khu vực là những thách thức nhưng
cũng đồng thời là cơ hội để sản phẩm thủ công mỹ nghệ thâm nhập hiệu quả
hơn vào thị trường khu vực và thế giới.
Sản phẩm của ngành thủ công mỹ nghệ là nhân tố quan trọng thúc đẩy
phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn. Ngành thủ công mỹ nghệ hàng năm
luôn sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn đóng góp đáng kể vào
giá trị sản lượng của từng địa phương nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói
chung. Tỷ trọng hàng hoá ở các làng nghề thường cao hơn rất nhiều so với các
làng thuần nông. Những địa phương có nhiều làng nghề thì nền kinh tế hàng hoá
thường phát triển hơn so với các địa phương có ít làng nghề.
Số liệu từ Hiệp hội Xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam, 7 tháng đầu năm
2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành TCMN tăng khoảng 7% so với cùng
kỳ, trong đó, mặt hàng mây, tre, cói, thảm tăng 4,8%, đạt 127 triệu USD; mặt
hàng gốm sứ tăng 5,9%, đạt 255 triệu USD… toàn năm 2013, kim ngạch xuất
khẩu thủ công mỹ nghệ đạt 1,5 tỷ USD. Rõ ràng, ngành thủ công mỹ nghệ
không chỉ góp phần tăng trưởng GDP mà còn góp phần làm tăng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước.
* Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ góp phần bảo tồn bản sắc văn
hoá của dân tộc trong thời đại toàn cầu hoá
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Một sự phát triển đúng đắn phải là
đến hiện đại từ truyền thống, chỉ có như vậy mới không đánh mất mình trong
quá trình hiện đại hoá. Phần quý báu nhất trong di sản văn hoá là những giá trị
truyền thống, tiêu biểu cho sức sống, phẩm chất, tính cách, bản sắc dân tộc
được lun giữ tạo thành bàn đạp, sức mạnh bên trong cho sự phát triển bền
vững của cá nhân và cộng đồng.
23
Nhiều nghề và làng nghề thủ công mỹ nghệ của nước ta đã nổi bật lên
trong lịch sử văn hoá Việt nam. Nhiều sản phẩm của các làng nghề sản xuất ra
mang tính nghệ thuật cao với các đặc tính riêng có của làng nghề và những
sản phẩm đó đã vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần, trở thành những sản
phẩm văn hoá được coi là biểu tượng của truyền thống dân tộc Việt nam.
Ngành nghề truyền thống, đặc biệt là các nghề thủ công mỹ nghệ, chính là di
sản quý giá mà cha ông chúng ta đã tạo lập và để lại cho các thế hệ sau. Bởi
vậy, phát triển ngành thủ công mỹ nghệ góp phần đắc lực vào việc giữ gìn các
giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá hiện
đại hóa đất nước.
Cả nước ta hiện có khoảng 300 làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền
thống trong tổng số khoáng 2.017 làng nghề; có những làng nghề nổi tiếng
như làng lụa Vạn Phúc, gỗ Đồng Kỵ, gốm sứ Bát Tràng, đúc đồng Ý Yên, thổ
cẩm Hoà Bình, thổ cẩm Chăm, thêu Huế, chạm bạc Đồng Xâm, sứ Bình
Dương... Khi cuộc cạnh tranh với quy mô toàn cầu mở ra, những sản phẩm
thủ công mỹ nghệ mà doanh nhân nước ta mang ra thị trường đều phải có sức
cạnh tranh cao hơn trước, không những trên thị trường thế giới mà còn ngay
trên thị trường trong nước. Song, điều cần nhấn mạnh là đó không chỉ là
những hoạt động đơn thuần kinh tế mà ẩn chứa bên trong các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ ấy luôn luôn có hàm lượng văn hoá, trước hết là văn hoá của
mỗi cơ sở sản xuất và rộng hơn, là bản sắc văn hoá của từng làng nghề và của
cả Việt Nam ta. Nói cách khác, kinh tế và văn hoá gắn bó với nhau, hoà
quyện vào nhau trong mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
* Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ
Từ lâu, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã là một trong những sản
phẩm xuất khẩu chủ lực và là 1 trong 10 ngành có giá trị xuất khẩu lớn nhất ở
Việt Nam. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm mang lại giá trị ngoại
24
tệ lớn cho nền kinh tế. Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những
nhà xuất khẩu lớn của đồ mỹ thuật và thủ công mỹ nghệ ở châu Á, với tốc độ
xuất khẩu trung bình hằng năm là 13% những năm gần đây. Đồ thủ công Việt
Nam được xuất khẩu sang 163 quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Âu, ASEAN,
châu Mỹ, Úc, TQ, Ấn Độ, Malaysia, Đức và Ukraine là một trong những thị
trường xuất khẩu quan trọng hằng đầu cho đồ thủ công Việt Nam, chẳng hạn
túi xách, dù, mũ, tre, gốm sứ, mây đan tre, sản phẩm gỗ. Doanh thu xuất khẩu
của đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vượt bật trong
vòng 10 năm, từ 274 triệu USD năm 2000 đến 880 triệu USD năm 2009. Năm
2009, doanh thu giảm do sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Doanh thu xuất
khẩu quí đầu năm 2010 đạt $180 triệu. Trong quí đầu năm 2010, thị trường
xuất khẩu là Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Đài Loan v….
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển ngành thủ công mỹ nghệ
* Thị trường đầu vào và đầu ra
Sự thay đổi nhu cầu của thị trường tạo định hướng cho sự phát triển của
các làng nghề. Nhu cầu thị trường thì rất lớn, hết sức đa dạng và thường
xuyên biến đổi. Từ khi nước ta bắt đầu tiếp cận với nền văn minh phương
Tây, nền công nghiệp cơ khí bắt đầu phát triển ở VN, nhu cầu xã hội đã dần
thay đổi. Những làng nghề có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của
thị trường đã có sự phát triển nhanh chóng. Ngược lại có những ngành nghề,
làng nghề bị giảm sút, mai một do không bắt kịp sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu
tiêu dùng của thị trường, chúng bị các sản phẩm công nghiệp hiện đại thay
thế. Ngay cả trong một ngành nghề cũng có những làng nghề phát triển được
trong khi một số làng khác lại không phát triển được. Đơn cử trong nghề gốm
sứ, làng gốm Bát tràng (Hà Nội) không những giữ được nghề mà còn lan toả
sang các làng khác tạo thành một vùng nghề gốm sứ, trong khi làng nghề gốm
Anh Hồng (Quảng Ninh), làng nghề gốm sứ Cậy (Hải Dương) thì sa sút bởi
25
sản phẩm làm ra vẫn chỉ là những sản phẩm truyền thống, ít chú ý đến sự thay
đổi kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng và giá cả nhằm đáp ứng được sự thay đổi
thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường.
Bên cạnh thị trường đầu ra, thị trường yếu tố đầu vào có ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của ngành này. Sau nhiều năm phát triển, nhu cầu
nguyên liệu ngày càng tăng, các địa phương thay nhau khai thác bừa bãi,
thiếu quy hoạch và đầu tư dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu gỗ,
tre, trúc sào, giang, nứa, mây...Nguyên liệu vải có chất lượng phục vụ cho sản
xuất hàng thêu hầu như phải nhập khẩu hoàn toàn khiến cho chi phí nguyên
liệu chiếm từ 60-80% chi phí sản xuất. Hay nguồn nguyên liệu đất sét phù
hợp không có sẵn đã hạn chế sản xuất ra những sản phẩm gốm chất lượng cao
phục vụ nhu cầu của thị trường thế giới. Nguồn nguyên liệu nhập ngoại với
giá thành cao làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế
giới. Hay như nghề mộc mỹ nghệ, từ trước đến nay các cơ sở mộc mỹ nghệ
vẫn dùng nguyên liệu gỗ cao cấp, nay đóng cửa rừng làm cho nguồn gỗ khan
hiếm nên giá tăng lên gấp nhiều lần, giả sử có nhập gỗ thì cũng không nhập
được gỗ quý. Nghề chạm khảm phải dùng vỏ trai, vỏ ốc trong nước nhưng khai
thác nhiều nên không chỉ giảm về số lượng mà chất lượng cũng giảm. Việc nhập
vỏ ốc, vỏ trai của Trung Quốc, Singapore thì quá đắt nên hàng bán ra khó được
chấp nhận. Để khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công, nhất là ngành
thủ công mỹ nghệ, chúng ta cần có chiến lược dài hạn để phát triển nguồn
nguyên vật liệu cho ngành nghề thủ công mang tính bền vững.
* Trình độ kỹ thuật và công nghệ
Ngành thủ công mỹ nghệ nước ta đang từ truyền thống tiến lên hiện đại
và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, nhu cầu đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất
trong mỗi cơ sở sản xuất, mỗi doanh nghiệp và trong phạm vi từng làng nghề.
Thị trường nội địa và xuất khẩu phát triển nhanh chóng đã đặt ra yêu cầu hoàn
26
toàn mớn đối với nghề thủ công mỹ nghệ. Trước hết, là đòi hỏi số lượng hàng
hoá tăng gấp bội, thời hạn giao hàng bị khống chế chặt chẽ bằng hợp đồng; do
đó, yêu cầu tăng nhanh năng suất lao động luôn đặt ra rất bức bách. Nhiều
nghề đã sử dụng khá phổ biến các loại máy nhỏ trong sản xuất hàng ngày, đặc
biệt là nghề mộc, hầu như đã sử dụng máy trong tất cả các công đoạn của sản
xuất. Nhiều người còn dựa theo máy của công nghiệp để tự chế tạo các máy
đơn giản dùng động cơ điện, sử dụng rất hiệu quả trong sản xuất như máy
khuấy sơn ta, máy se tơ, dệt lụa... Các nghề thủ công ngày nay rất chú trọng
đến các giải pháp kỹ thuật của công nghiệp để xử lý và chế biến nguyên liệu
như kỹ thuật thấm các-bon trong nghề mây, tre, lò sấy gỗ... Các chế phẩm của
công nghiệp cũng được dùng khá phổ biến, như các loại keo dán, chất phủ
bóng bề mặt, sơn màu, các loại nhựa... Tại các cơ sở sản xuất lớn, còn tiếp thu
cách tổ chức sản xuất của công nghiệp để phân chia quá trình sản xuất thành
nhiều công đoạn liên kết với nhau, bố trí lao động chuyên môn hoá cao theo
từng phần việc. Do vậy, diện mạo của làng nghề TCMN ngày nay đã đổi mới
mang sắc thái công nghiệp hơn, chứ không thể thấy được một làng nghề đúng
như truyền thống. Với việc sử dụng hợp lý các kỹ thuật mới vào sản xuất, với
sự sáng tạo mới của các nghệ nhân, tính truyền thống vẫn được bảo tồn và
phát triển; nếu không, tự nó sẽ bị mai một dần trước sự phát triển mạnh mẽ
của công nghiệp.
Quá trình hiện đại hoá công nghệ truyền thống là công việc hết sức khó
khăn, phải tiến hành theo một tiến trình dài trong nhiều năm, có sự chỉ đạo
chặt chẽ và thống nhất, đồng thời phải có nguồn lực đủ mạnh để hỗ trợ cho
các làng nghề, các cơ sở sản xuất. Đây sẽ là giải pháp thiết thực thực hiện
HĐH công nghệ truyền thống để sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
* Nguồn nhân lực
Ngày nay, trong quá trình thực hiện CNH,HĐH ngành nghề ở nông
thôn không đơn thuần chỉ sử dụng lao động có kinh nghiệm, với những công
27
cụ lao động thủ công truyền thống, mà còn có sự đan xen giữa lao động thủ
công truyền thống với lao động có trình độ chuyên môn cao, kết hợp giữa
công nghệ cổ truyền và công nghệ hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm
vừa mang tính dân tộc cao, lại có mẫu mã đẹp, hiện đại đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng đa dạng của thị trường. Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo
phương thức truyền nghề trong các gia đình từ đời này sang đời khác và chỉ
khuôn lại trong từng làng. Hiện nay, việc phát triển mạnh kinh tế tư nhân hình
thành các lớp dạy nghề tập trung đã làm các bí quyết nghề nghiệp không còn
được giữ bí mật như trước kia nữa. Trong giai đoạn hiện tại cần đa dạng hoá
các lọai hình đào tạo tri thức mỹ thuật, công nghệ hiện đại kết hợp với thực
hành truyền nghề tại các làng nghề là giải pháp cơ bản để chúng ta đào tạo
được nguồn nhân lực ổn dịnh và lâu dài cho các làng nghề. Tuy nhiên, để thực
hiện được điều này cần có một cơ quan phụ trách toàn bộ các vấn đề chứ
không thể tiếp tục tình trạng nhiều ngành cùng phụ trách làng nghề truyền thống
như hiện nay. Đã có rất nhiều hội chợ thương hiệu, cuộc thi nghệ nhân bàn tay
vàng được tổ chức nhưng các nghệ nhân ở những làng nghề truyền thống vẫn
đang dần biến mất mà không có người kế tục. Chúng ta cần tham quan, học hỏi
kinh nghiệm của các nước có ngành thủ công mỹ nghệ phát triển, kết hợp với
việc nghiên cứu với những đặc thù của Việt Nam để đề ra được các giải pháp
cũng như lộ trình thực hiện phù hợp cho vấn đề này bởi nguồn nhân lực là yếu tố
cơ bản để phát triển thành công ngành thủ công mỹ nghệ.
* Chính sách và pháp luật nhà nước
Các làng nghề TCTT, TCMN, cũng như nhiều ngành nghề khác, bao
giờ cũng hoạt động trong một môi trường thể chế. Nói cách khác, chính sách
và pháp luật của nhà nước luôn luôn tác động trực tiếp đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh và sự phát triển bền vừng ở các làng nghề. Thực tiễn chứng
tỏ các nhân tố chủ quan như đường lối, chính sách, thiết chế của Đảng và Nhà
28
nước trong từng thời kỳ đều có liên quan đến phát triển ngành nghề thủ công
truyền thống. Thực chất của nhân tố thể chế, đường lối, chính sách là nhằm
tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, tận dụng những mặt tích cực,
giảm thiểu những mặt khuyết tật của cơ chế thị trường, nhằm nâng cao trình
độ và hiệu quả kinh tế-xã hội của sản xuất hàng hoá.
Để có thể giúp các sản phẩm ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam duy trì
được vị trí trọng tâm trong quá trình bảo tồn bản sắc dân tộc trong tương lai,
cần có một quan điểm thống nhất về định hướng phát triển, phối hợp giữa
nhiều bên liên quan. Đây chính là vai trò cơ bản của chính phủ. Các sản phẩm
ngành thủ công mỹ nghệ đang thay đổi nhanh chóng cùng với quá trình phát
triển của nền kinh tế thị trường. Những thay đổi đó đã tạo ra nhiều yếu tố
thuận lợi cũng như khó khăn, ví dụ như tăng kim ngạch xuất khẩu, mai một
giá trị truyền thống, thiếu lực lượng kế tục, những vấn đề về môi trường... Vai
trò của chính phủ là hỗ trợ cải thiện tính cạnh tranh giúp đỡ các bên có liên
quan trực tiếp tới sản xuất thủ công, cải thiện điều kiện về xã hội, văn hoá,
môi trường cũng như những vấn đề khác để ngành nghề thủ công có thể phát
triển một cách bền vững.
1.3. Kinh nghiệm một số địa phương ở Việt Nam bài học kinh
nghiệm cho huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại tỉnh Bắc Ninh
Trong quá trình phát triển ngành nghề thủ công truyền thống ở Bắc
Ninh, làng nghề thủ công mỹ nghệ đóng vai trò làm nòng cốt. Các làng nghề
của Bắc Ninh xuất hiện khá sớm, dần dần hình thành các làng nghề truyền
thống. Trong từng thời kỳ phát triển, có những sản phẩm phù hợp với thị
trường được mở rộng dần ra các làng trong xã thành xã nghề. Nói đến đồng
Đại Bái là cả xã Đại Bái làm nghề gò rát đồng, gốm Phù Lãng là xã Phù Lãng
(cả hai làng Đoàn Kết và Phấn Trung) đều làm gốm... Gần đây hàng mộc mỹ
29
nghệ phát triển ở 3 xã Phù Khê, Hương Mạc và Đồng Quang. Đây lại là hình
thức mới: một cụm xã liền nhau cùng sản xuất một loại sản phẩm và nó vẫn
tiếp tục lan sang một số xã xung quanh. Hiện nay ở Bắc Ninh đang hình thành
các cụm sản phẩm: Cụm hàng mộc mỹ nghệ, cụm sắt thép, cụm dệt (Từ Sơn);
cụm giấy, cụm hàng nhôm (Yên Phong); cụm hàng đồng, hàng nhựa (Gia
Bình); cụm gốm (Quế Võ)...
Những năm qua một số ngành nghề ở Bắc Ninh đã có sự tăng trưởng
khá, trong đó phải kể đến các ngành: Dệt, sản xuất giấy, sản xuất kim loại,
sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất giường tủ bàn ghế. Từ năm 1999 trở
lại đây, nhờ có một loạt chính sách ưu tiên phát triển ngành nghề và khôi phục
các làng nghề của tỉnh, một số ngành thủ công mỹ nghệ phát triển vượt bậc và
đã đóng góp 49,4% trong cơ cấu ngành công nghiệp, ngành công nghiệp
chiếm 37,1% trong cơ cấu GDP của tỉnh (năm 2001). Các cụm công nghiệp
làng nghề được hình thành là bước đột phá trong sự phát triển TCN của Bắc
Ninh (Cụm công nghiệp làng nghề sắt thép Châu Khê, mộc mỹ nghệ Đồng
Quang, giấy Phong Khê, đồng Đại Bái...).
Nhìn chung, trong những năm qua ngành thủ công truyền thống nói
chung mà thủ công mỹ nghệ nói riêng có nhiều thành tựu đáng ghi nhận và là
một trong những địa danh nổi tiếng về thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam. Để có
được những thành công trên, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng
bộ để phát triển ngành TCMN.
- Ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư trang thiết bị vào sản xuất hàng
TCMN: Trong quá trình vận động, ngành TCN nói chung và sản xuất trong
các làng nghề nói riêng cũng bộc lộ dần các hạn chế, sang thời kỳ kinh tế thị
trường đã phân hoá rõ: Những làng nghề trải qua nhiều thăng trầm mà vẫn giữ
được nghề, chuyển đổi sản phẩm hoặc đầu tư trang thiết bị công nghệ mới thì
không những tồn tại mà còn phá triển mạnh hơn (giấy Phong Khê, thép Đa
30
Hội, mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc...); Những làng nghề
chậm đổi mới về sản phẩm và công nghệ thì mất dần thị trường, sản xuất bị
thu hẹp, mai một.
- UBND Tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển ngành TCMN cụ thể,
trong đó tập trung vào việc bố trí, sắp xếp lại, chuyển khu vực sản xuất hàng
TCMN ra khỏi khu dân cư đã và đang được thực hiện nhằm tránh ô nhiễm
môi trường và tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Phân công lao động hợp lý, liên kết…trong các làng nghề TCMN đã
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là nghề mộc ơ thị xã Từ Sơn. Từ
làng Đồng Ky làm nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ đã phát triển rộng sang các
xã Hương Mạc, Phù Khê, Tam Sơn và lan rộng sang các xã của huyện Yên
Phong như: Văn Môn, Đông Thọ, Yên Phụ, Trung Nghĩa, Đông Tiến… Trên
thực tế, một cơ sở không thể làm tất cả các công đoạn từ khâu sơ chế đến
hoàn thiện sản phẩm. Vì vậy, những làng nghề này đã có sự phân công lao
động theo hướng chuyên môn hóa. Mỗi cơ sở chỉ tham gia làm từ 1- 2 công
đoạn và liên kết lại để tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh. Tương tự, ngành
sản xuất giấy ở TP.Bắc Ninh và Phú lâm (Tiên Du), cũng có sự phân công lao
động theo chuyên ngành khá rõ nét, như: Một số cơ sở chuyên cung cấp
nguyên liệu đầu vào, số cơ sở khác sản xuất, hoặc thu mua làm đầu mối tiêu
thụ sản phẩm… Việc phân công lao động theo hướng liên kết này đã mang lại
hiệu quả kinh tế lớn.
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại Thái Bình
Tính đến hết năm 2013, Thái Bình có 242 làng nghề và 8 xã nghề được
UBND tỉnh cấp bằng công nhận. Đây là sự ghi nhận đối với các địa phương
làm tốt công tác phát triển nghề, làng nghề trong toàn tỉnh.
Nghề, làng nghề và nghề thủ công mỹ nghệ ở Thái Bình từ lâu đã được
cả nước biết đến. Đến nay, nhiều nghề truyền thống vẫn được duy trì và phát
triển mạnh như: nghề dệt khăn, dệt vải ở Thái Phương, dệt đũi ở Nam Cao,
31
chiếu cói ở Tân Lễ, Thị trấn Hưng Nhân; chạm bạc Đồng Xâm, mây tre đan ở
Thượng Hiền, đúc đồng ở Đông Kinh, một số nghề mới du nhập đang có
chiều hướng phát triển tốt như: nghề làm lông my giả ở Quỳnh Phụ, nghề đan
đệm ghế cói ở Đông Hưng, Tiền Hải, làm song nứa ghép sơn mài ở Thành
phố, Kiến Xương.
Phát triển nghề và làng nghề thủ công mỹ nghệ đã góp phần tích cực tới
sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ
cấu lao động theo hướng tích cực; bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi, kết
cấu hạ tầng dần được hoàn thiện, xoá dần sự cách biệt giữa thành thị và nông
thôn, hình thành các vùng cụm nghề, các thị tứ, thị trấn. Ở những nơi có nghề,
làng nghề phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải
thiện rõ rệt, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, nhiều phong tục tập quán
truyền thống tốt của nhân dân được khôi phục. Nhiều xã đã xây dựng hương
ước của làng, chú trọng giáo dục truyền thống cho con em. Do có nghề tại địa
phương đã góp phần giải quyết tốt lao động việc làm tại chỗ, người dân đỡ
phải đi làm ăn xa, tai tệ nạn xã hội giảm, thực hiện được chủ trương “Ly nông
bất ly hương" của tỉnh, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Nhận thức được vị trí, vai trò của nghề và làng nghề, đặc biệt là thủ
công mỹ nghệ Đại hội Đảng bộ Tỉnh Thái Bình lần thứ XVI đã xác định phát
triển nghề, làng nghề là một trong năm trọng tâm tạo bước đột phá tăng
trưởng kinh tế của tỉnh. Chính vì vậy Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có Nghị quyết
01/NQ-TU ngày 5 tháng 6 năm 2001 về phát triển nghề, làng nghề; UBND
tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích để phát triển làng
nghề: Quyết định 03/2008/QĐ-UBND, ngày 07/4/2008 về trình tự thủ tục và
tiêu chuẩn công nhận làng nghề; Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày
02/11/2007 của UBND tỉnh về tiêu chuẩn, qui trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng
32
danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú ngành thủ công mỹ nghệ;
Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND, ngày 06/11/2009 về việc ban hành quy
định một số chính sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn
tỉnh Thái Bình.
Tuy nhiên, đến nay hoạt động của làng nghề đã có nhiều thay đổi do
phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, sự hình thành
phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã thu hút nhiều dự án đầu
tư trong đó có cả dự án đầu tư nước ngoài. Cùng với đó trên thị trường đã
hình thành nhiều loại hình dịch vụ mới, trong đó có dịch vụ lao động nước
ngoài, v.v... Chính vì vậy làm cho một số làng nghề đến nay không còn tồn
tại hoặc phát triển theo chiều hướng khác. Để kịp thời động viên khuyến
khích các địa phương làm tốt công tác phát triển nghề, làng nghề ngày
18/12/2013 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2838/QĐ-UBND công
nhận làng Trung Thôn 2, xã Kim Trung, huyện Hưng Hà đủ tiêu chuẩn làng
nghề và xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy đạt tiêu chuẩn xã nghề. Tính đến
năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã có 242 làng nghề và 8 xã nghề được UBND
tỉnh cấp bằng công nhận.
Trong tình hình hiện nay việc phát triển nghề, làng nghề còn gặp những
khó khăn nhất định. Song với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy,
chính quyền, cùng với cơ chế chính sách khuyến khích của tỉnh và sự nỗ lực
của các địa phương, trong thời gian tới nghề và làng nghề của tỉnh sẽ duy trì
và phát triển theo hướng bền vững.
1.3.3. Kinh nghiệm phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại Gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, nằm bên bờ tả ngạn sông
Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10 km về phía Đông Nam. Trải qua
nhiều thăng trầm của lịch sử, gốm Bát Tràng vẫn giữ được sức sống bền bỉ
nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ
33
thờ, đồ trang trí. Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú và
đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm bát tràng còn sản xuất
nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước như các loại ấm,
chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các loại vật liệu xây dựng, các loại sứ cách
điện... và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Bát
Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải
tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc
khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và men sứ đặc sắc
thời Lý, Trần, Lê, Mạc... Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên
kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hiệp hội gốm sứ Bát Tràng.
Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về
thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức
buôn bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh. Các
doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất gốm sứ Bát Tràng đang áp dụng mô hình
kinh doanh theo kiểu cộng tác, liên kết, thường khoảng 5-7 nhà với nhau phổ
biến kinh nghiệm, tay nghề, bí quyết. Liên kết các nhà sản xuất gốm sứ hiện
là cách tốt nhất để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thực hiện mở rộng sản
xuất trong điều điều kiện nguồn vốn còn hạn chế mà vẫn có thể sẵn sàng đáp
ứng các đơn đặt hàng lớn. Mới đây, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng đã thành lập
trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng và tiến hành xây dựng thương hiệu
“Bát Tràng Việt nam - 1.000 năm truyền thống”. Ngoài ra, mô hình kết hợp
sản phẩm địa phương với du lịch và xuất khẩu tại chỗ đang phát huy hiệu quả
cao của làng gốm Bát Tràng. Có thể nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của
làng gốm Bát Tràng là một minh chứng cho sự phát triển kinh tế cũng như sự
hội nhập của các làng nghề hiện nay. Nhưng có một vấn đề là bên cạnh sự
phát triển đó, Bát Tràng lại đang đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường
34
đáng báo động. Theo người dân thì hiện nay cả làng có hơn 1.000 lò gốm
trong đó chỉ có chưa đầy 30% số hộ sử dụng lò nung khí gas, còn lại người
dân vẫn dùng những lò nung bằng than. Việc sử dụng than trong sản xuất kéo
theo đó hàng loạt phế phẩm từ than như xỉ than, khói bụi... làm cho bầu không
khí ở Bát Tràng luôn trong tình trạng âm u, khét lẹt bởi khói và bụi. Trước
thực trạng này, chính quyền sở tại đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm cải
thiện tình hình trong đó có việc chuyển đổi sang nung bằng gas. Tuy nhiên,
kết quả cũng chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn do việc đầu tư cho một dây
chuyền công nghệ nung gas rất tốn kém trong khi đó hầu hết các cơ sở làm
gốm ở đây đang còn ở quy mô rất nhỏ, kinh phí không nhiều và trên thực tế
thì những sản phẩm gốm đòi hỏi kỹ thuật thủ công thì chỉ có những lò than
mới đáp ứng được.
1.3.4. Kinh nghiệm phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại tỉnh Thừa
Thiên Huế
Quá trình hình thành, phát triển nghề và làng nghề TCMN Thừa thiên
Huế trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi. Những năm từ 1975 đến 1989, nhiều
nghề truyền thống đã mai một do không còn phù hợp với đời sống xã hội,
nhưng cũng có một số nghề và làng nghề phát triển mạnh, phục vụ đời sống
nhân dân dịa phương, giải quyết việc làm và tham gia xuất khẩu. Giai đoạn
này, với hàng nghìn cơ sở sản xuất hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, hộ cá thể
thu hút hơn 20.000 lao dộng, hàng năm ngành nghề TTCN truyền thống và
TCMN đã sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và
xuất khẩu sang Liên Xô, các nước Đông Âu như : hàng thêu khăn trải giường,
dép thêu, thảm len, dệt kim, may mặc, đan len, nón lá, hàng mây, mành tre,
chổi đót, mộc dân dụng, mộc điêu khắc, mỹ nghệ chạm khảm, sơn mài, đúc
đồng, giày dép da, chế biến lương thực, thực phẩm, cơ kim khí... đem lại giá
trị sản xuất và xuất khẩu hàng chục triệu đôla, chiếm trên 45% giá trị tổng sản
35
lượng toàn ngành kinh tế của thành phố. Từ những năm 1990, khi nền kinh tế
đã chuyển sang cơ chế thị trường, các cơ sở sản xuất thủ công truyền thống
không chuyển biến kịp với sự biến động của thị trường đã tự tan rã, số lượng
lao động còn lại không quá 2.000 người, giá trị sản xuất và kim ngạch xuất
khẩu giảm sút mạnh.. Một số nghề cũng mai một dần như thám len, đúc đồng,
thêu ren, chổi đót, mây tre, đan len, nón lá...Những năm gần đây, ngành du
lịch phát triển cùng với những tiềm năng, lợi thế về các giá trị văn hoá, nghệ
thuật cùng với sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, các cấp chính quyền địa
phương, các ngành nghề thủ công truyền thống Thành phố đã bắt đầu có
những chuyển biến tích cực, nhiều nghề và làng nghề đã và đang khôi phục
phát triển trở lại như mộc mỹ nghệ, đúc đồng mỹ nghệ, thêu tay truyền thống,
kim hoàn, mỹ nghệ chạm khảm, sơn son thếp vàng, mộc nhà rường, khảm
sành sứ, tôm chua, mè xửng, chế biến thực phẩm đặc sản.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm phát triển ngành thủ công mỹ nghệ cho
huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội
Để phát triển ngành TCMN, bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện
Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội như sau:
- Phát triển ngành TCMN cần có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Nhà
nước, của địa phương. Nhà nước và chính quyền địa phương cần ban hành những
quy định pháp chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh,
đồng thời hỗ trợ về tài chính và tiếp cận nguồn vốn, tạo nền tảng và động lực cho
các doanh nghiệp trong ngành TCMN phát triển. Xây dựng cơ chế, chính sách
cho các hộ sản xuất TCMN vay vốn không cần thế chấp. Những hỗ trợ toàn diện
đối với các nghề TCMN, từ đảm bảo nguồn nguyên liệu, đào tạo lao động đến
cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm,... sẽ tạo điều kiện cho ngành TCMN phát
triển bền vững.
36
- Tập trung phát triển các ngành, làng nghề thủ công mỹ nghệ mà địa
phương có thế mạnh. Đó có thể là những mặt hàng mà địa phương có kinh
nghiệm, truyền thống lâu đời, có trình độ lao động lành nghề với kỹ năng và
kinh nghiệm riêng nhằm tạo ra những mặt hàng mang nét đặc sắc và chất
lượng cao. Đó cũng có thể là những mặt hàng TCMN mới phát triển nhưng
địa phương có ưu thế trong việc sản xuất như công nghệ, nguyên liệu,…. Điều
này tạo ra giá trị sản phẩm cao, tăng hiệu quả kinh doanh của mặt hàng này.
- Kết hợp các mô hình sản xuất theo kiểu liên kết các cụm gia đình lại để
mang lại hiệu suất lao động cao hơn và có thể trao đổi được các bí quyết và học
hỏi lẫn nhau. Trong khi đó, tiến hành phân công lao động theo hướng chuyên môn
hóa, tạo ra chuỗi dây chuyền cung ứng, sản xuất, tiêu thụ khép kín, nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Đồng thời, cần phải chú trọng phát triển ngành TCMN kết hợp
với bảo vệ môi trường.
- Cần có chính sách thu hút, đào tạo nguồn lao động có tay nghề, trình độ
cao để phát triển ngành thủ công mỹ nghệ. Tăng cường việc đào tạo và bồi dưỡng
nâng cao trình độ văn hoá, trình độ tay nghề cho người lao động thông qua các
trung tâm đào tạo, các viện nghiên cứu. Đồng thời phải xây dựng và phát triển các
trung tâm đào tạo nghề bậc cao thay vì đào tạo nghề mới như hiện nay. Bên cạnh
đó, cần giáo dục thế hệ trẻ biết giữ gìn văn hoá truyền thống cũng như tôn vinh
nghệ nhân, những người trực tiếp làm nên những sản phẩm thủ công độc đáo
- Vận dụng kết hợp giữa ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào ngành
nghề sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống để tăng năng suất lao
động mà vẫn giữ được nét truyền thống tinh hoa của dân tộc Việt.
- Phát triển các nghề TCMN, đặc biệt là các làng nghề phải xuất phát từ
những chính sách bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống; pháttriển làng nghề
truyền thống gắn với phát triển du lịch làng nghề.
37
*
* *
Ngành nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ
đang có vai trò rất lớn trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Ngành thủ công mỹ nghệ tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn lao
động, đặc biệt là lao động nông thôn. Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ sẽ
tạo ra lợi thế trong xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, phát triển ngành du
lịch, đồng thời góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của
dân tộc. Tuy nhiên, ngành nghề này đang đối mặt với nhiều khó khăn như:
cạn kiệt nguồn nguyên liệu, chất lượng nguồn lao động thấp, ô nhiễm môi
trường, mai một các giá trị truyền thống...Do đó, cần có sự chung tay, chung
sức của các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương, khối doanh
nghiệp, các nghệ nhân và người lao động để thiết lập một hệ thống giải pháp
toàn diện mang tính khả thi nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những
tiềm năng để ngành thủ công mỹ nghệ tiếp tục tồn tại và đóng góp xứng đáng
vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
38
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở
HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ
thành phố Hà Nội
2.1.1. Những điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành thủ công mỹ
nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
- Vị trí địa lý của Huyện có nhiều đặc điểm thuận lợi cho phát triển
ngành thủ công mỹ nghệ.
Huyện Chương Mỹ là một huyện ngoại thành của Thủ đô, nằm ở phía
Tây Nam Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20km. Trên địa bàn
huyện, giao thông tương đối thuận lợi cho giao thương. Điều kiện vị trí địa lý
cách không xa trung tâm Thủ đô nên huyện Chương mỹ có nhiều điều kiện
thuận lợi trong việc tiếp cận với khoa học công nghệ, trình độ quản lý tiên
tiến, vốn kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm cho phát triển ngành
TCMN.
- Quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn Huyện đã tạo ra điều kiện
thuận lợi cho phát triển ngành TCMN.
Tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 3.966,6 tỷ đồng = 99,8 % so với
KH, tăng 13,4% so cùng kỳ. Trong đó giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN-
XDCB đạt 2.359 tỷ đồng =100% so với KH tăng 14,8% so với cùng kỳ; trong
đó giá trị Công nghiệp - TTCN đạt 1.269 tỷ đồng. Toàn huyện hiện có 01
KCN Phú Nghĩa với diện tích 170ha; đã quy hoạch lại các cụm CN trình
UBND thành phố, dự kiến xây dựng 04 cụm CN: Ngọc Sơn (31ha), Đông Phú
Yên (75ha), Nam Tiến Xuân (50ha), Mỹ Văn (31ha); đã và đang thu hút
nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước về đầu tư xây dựng phát triển công
nghiệp -TTCN có hiệu quả. Trên địa bàn huyện có trên 600 doanh nghiệp
39
CN-TTCN và trên 12.089 cơ sở sản xuất TTCN cá thể đang hoạt động mang
lại hiệu quả kinh tế, thu hút lao động trên địa bàn vào sản xuất. Tiếp tục tổ
chức thực hiện quy hoạch các cụm CN; xây dựng HTKT khu CN. Phú Nghĩa;
đôn đốc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và đường vào cụm CN Ngọc
Sơn, chuyển 165 lò gạch thủ công sang công nghệ tiên tiến lò Tuylen và lò
Hôpman, lò nung liên tục kiểu đứng; giải quyết các vướng mắc khi thực hiện
quy hoạch HTKT khu CN Phú Nghĩa.
Nhờ phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Huyện nên các cơ sở
sản xuất TTCN trong đó có các cơ sở sản xuất TCMN ngày càng tăng do các
doanh nghiệp, cá nhân bỏ vốn đầu tư. Năng lực vốn, công nghệ và quản lý,
điều hành của các cơ sở sản xuất hàng TCMN ngày càng tăng.
- Nguồn dân lực của Huyện khá dồi dào, trong khi đó chính quyền
huyện có chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã tạo điều kiện đáp
ứng nguồn nhân lực cho ngành TCMN.
Dân số trên toàn Huyện khoảng 29,5 vạn người. Huyện Chương Mỹ rất
coi trọng nhân tố con người nên đã có những đầu tư xác đáng và hợp lí cho
việc xây dựng, đổi mới hạ tầng và trang thiết bị cho ngành giáo dục - đào tạo.
Hiện nay, toàn huyện có 100% trường THCS, tiểu học và trên 80% trường
mầm non được xây dựng kiên cố, cao tầng. Với khoảng cách địa lý gần Thủ
đô nên nguồn nhân lực của Huyện có điều kiện để tiếp cận với các cơ sở đào
tạo lớn và chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Cơ sở hạ tầng của Huyện được quan tâm phát triển tạo điều kiện cho
phát triển ngành TCMN.
Chương Mỹ còn được biết đến với thành tích xây dựng cơ sở hạ tầng khá
ấn tượng: điện – đường – trường – trạm phát triển đồng bộ, 100% các xã, thị trấn
được trang bị máy tính, nối mạng Internet, có điểm bưu điện – văn hóa.
- Huyện Chương mỹ có thế mạnh về nghề thủ công truyền thống.
40
Là một huyện thuần nông của đồng bằng Bắc bộ nên Huyện có truyền
thống văn hóa, lịch sử lâu đời. Huyện có lợi thế rất lớn với nghề thủ công
truyền thống là sản xuất hàng mây tre giang xuất khẩu.
2.1.2. Khái quát về phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Với những phát triển như trên, huyện Chương Mỹ đã phát triển kinh tế
theo hướng nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ thương mại và dịch vụ. Do vậy, trong các năm qua, ngành
TCMN trên địa bàn Huyện đã có những bước phát triển nhất định.
Hiện nay toàn huyện có 160 làng có nghề/ 214 làng trong toàn huyện,
đạt 74,77%; Trong đó, làng nghề Mây tre đan là phổ biến nhất: 27 làng,
chiếm 87,09 %; còn lại là các làng nghề chế biến nông, lâm sản, làm nón lá,
thêu may xuất khẩu, mộc.... Nghề mây tre giang đan là nghề cổ truyền của
huyện, hiện nay có 32/32 xã, thị trấn có nghề này. Đã thu hút trên 50.000 hộ,
trên 120.000 lao động; trong 150 doanh nghiệp có 75 doanh nghiệp tư nhân,
Công ty TNHH sản xuất nghề mây tre giang đan. Hàng mây tre giang đan của
huyện Chương Mỹ đã được phát triển nhiều nơi trong nước và được xuất khẩu đi
nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các nước EU... huyện
đang triển khai thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề kết hợp với du lịch Phú
Vinh- Phú Nghĩa đã được phê duyệt. Đây là một trong ba dự án lớn của Thành
Phố về làng nghề nhằm phát triển làng nghề gắn với du lịch làng nghề.
2.2. Đánh giá thực trạng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở
huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội
2.2.1. Thành tựu phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện
Chương Mỹ thành phố Hà Nội
Thứ nhất, ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ trong thời gian
qua đã có sự tăng trưởng nhất định về mặt lượng.
- Có sư gia tăng các làng nghề thủ công mỹ nghệ và mặt hàng thủ công
mỹ nghệ tại Huyện
41
Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, thành phố Hà Nội mở rộng
là nơi có nhiều làng nghề đang hoạt động, đặc biệt là làng nghề truyền thống.
Trong đó huyện Chương Mỹ cũng là một trong những nơi cần thiết và có điều
kiện phát triển làng nghề truyền thống. Những năm gần đây đặc biệt là sau khi
huyện Chương Mỹ sáp nhập vào thành phố Hà Nội thì làng nghề ở Chương
Mỹ đã và đang được khôi phục, phát triển. Huyện Chương Mỹ hiện có 174
làng nghề, chủ yếu là mây tre đan. Các làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ
được coi là một trong những cụm làng nghề lớn nhất Thành phố. Chỉ riêng
trong vùng chậm lũ của huyện Chương Mỹ đã có 21 làng nghề làm mây tre
đan xuất khẩu, trong tổng số 31 làng nghề trong vùng. Các sản phẩm mây tre
đan truyền thống chủ yếu được sản xuất tập trung ở các xã Phú Nghĩa,
Trường Yên, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Trung Hòa… Các làng nghề
truyền thống còn lại gồm nhóm nghề thêu, nón lá, điêu khắc, mộc, chế biến
nông sản, trong đó nghề nón lá có 5 làng, tập trung ở các xã Văn Võ, Đông
Phương Yên, Đồng Phú, Tiên Phương, Phú Vinh; nghề mộc, điêu khắc có 1
làng, nghề thêu 1 làng, chế biến nông sản 1 làng. Hiện nay, Sở Công Thương
Hà Nội và huyện Chương Mỹ đang xây dựng đề án phát triển 20 làng thuần
nông của Huyện thành làng có nghề và phát triển mới 36 làng nghề [25, tr4].
Do chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề của các cấp chính
quyền địa phương nhưng quan trọng hơn là do sức ép về kinh tế mà các làng
nghề ở Chương Mỹ ngày càng phát triển và phục hồi nhanh chóng.
- Sản lượng tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại địa bàn huyện ngày
càng tăng.
Đi sâu vào phân tích tình hình biến động về sản xuất và tiêu thụ mặt
hàng mây tre giang đan là mặt hàng chủ đạo của huyện Chương Mỹ giai đoạn
2011 - 2013 qua bảng số liệu [2.1].
42
Về quy mô trao đổi thương mại ngành hàng thủ công mỹ nghệ ở Huyện
Chương Mỹ qua số liệu nêu trên ta nhận thấy: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm
mây tre giang đan, là mặt hàng chủ lực của sản phẩm TCMN trên địa bàn
huyện có xu hướng tăng trưởng, cụ thể: năm 2012 tăng lên so với năm 2011
là 6.852.000 sản phẩm, tương ứng với tốc độ tăng trưởng sản phẩm là 5,54%;
Năm 2013 tăng lên so với năm 2012 là 17.840.000 sản phẩm, tương ứng với
tốc độ tăng là 13,67% [23].
Bảng 2.1: Tình hình biến động về số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu
thụ mặt hàng mây tre giang đan ở huyện Chương Mỹ giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị: Sản phẩm
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2012/2011 2013/2012
Số lượng % Số lượng %
123.648.000 130.500.000 148.340.000 +6.852.000 +5,54 +17.840.000 +13,67
(Nguồn: Báo cáo phát triển ngành TCMN huyện Chương Mỹ)
Nhìn chung, quy mô sản xuất kinh doanh và thương mại ngành hàng thủ
công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ có chiều hướng mở rộng trong giai đoạn
2011 - 2013 mặc dù gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới
vẫn đang diễn ra. Những năm gần đây, khi nền kinh tế có dấu hiệu bắt đầu phục
hồi thì tình hình kinh doanh mặt hàng TCMN cũng có dấu hiệu khởi sắc hơn.
- Số lượng cơ sở kinh doanh ngành TCMN trên địa bàn Huyện không
ngừng tăng qua các năm.
Hình thức sản xuất: các làng nghề ở Chương Mỹ hiện nay đều xuất phát
từ sự khôi phục và phát triển các làng nghề đã tồn tại lâu đời. Do vậy, hình
thức tổ chức sản xuất chủ yếu ở các làng nghề là sản xuất hộ gia đình, các
năm gần đây mới xuất hiện các hình thức HTX kinh doanh sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ và các Doanh nghiệp cùng với sự xuất hiện của những làng
nghề mới.
43
Hộ gia đình là hình thức chủ yếu trong sản xuất của làng nghề truyền
thống. Do tính chất của nghề phù hợp, việc tạo ra sản phẩm tăng thu nhập cho
người dân lúc nông nhàn và số vốn bỏ ra cũng không nhiều hoặc nếu cần vốn
nhiều thì có thể vay vốn ngân hàng, địa phương, hay các tổ chức xã hội khác.
Hoạt động sản xuất chủ yếu là khoán sản phẩm.
Còn ở các hình thức Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, HTX thì
không chỉ là nơi sản xuất tập trung mà còn là nơi thu gom các sản phẩm làng
nghề và tìm thị trường tiêu thụ, các hình thức này còn có vai trò lớn trong việc
tiếp nhận các đơn đặt hàng để giao cho các hộ gia đình sản xuất.
Toàn huyện hiện có 10 DN có vốn đầu tư nước ngoài; 20 DN của TW
và Thành Phố, 250 Cty TNHH, DN tư nhân và 12.000 cơ sở sản xuất cá thể,
giải quyết 9.500 lao động thường xuyên và 25.000 lao động thời vụ [23].
Thứ hai, chất lượng ngành thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện
Chương Mỹ đã có sự cải thiện.
- Năng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng thủ công
mỹ nghệ ngày càng được nâng cao:
+ Quy mô vốn kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng
TCMN ngày càng mở rộng.
Vốn là yếu tố tiên quyết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh do vậy
các cơ sở kinh doanh TCMN thường xuyên chú trọng tới công tác huy động
vốn, nhằm gia tăng năng lực cho hoạt động kinh doanh của mình. Xem xét cụ
thể tình hình tăng trưởng vốn kinh doanh ở một số cơ sở sản xuất kinh doanh
tiêu biểu của Huyện, ta thấy như sau:
Xí nghiệp mây tre đan Ngọc Sơn là một doanh nghiệp được đánh giá là
lớn, đầu ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ, trong
giai đoạn 2011 - 2013 vẫn đứng vững và tăng trưởng vốn kinh doanh. Năm
2011, tổng vốn kinh doanh ở mức 52.000 triệu. Năm 2012, vốn kinh doanh
44
trong năm 2012 tăng lên 54.000 triệu đồng và năm 2013, vốn kinh doanh
cũng tăng lên mức 60.000 triệu [27].
Bảng 2.2: Đánh giá kết quả kinh doanh của Xí nghiệp MTĐ Ngọc
Sơn giai đoạn 2011- - 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
2012/2011 2013/2012
+/- % +/_ %
Tổng giái trị sản xuất 176.560 240.890 270.897 +64.329 +36,43 +30.007 +12,46
Lợi nhuận sau thuế 5.587 7.825 8.950 +2.238 +40,06 +1.124 +14,37
Vốn kinh doanh 52.000 54.000 60.000 +2000 +3,85 +6.000 +11,11
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Xí nghiệp MTĐ Ngọc Sơn)
Đối với công ty TNHH thủ công mỹ nghệ Hà Linh – một doanh nghiệp
thuộc loại quy mô vừa trong ngành hàng TCMN ở huyện Chương Mỹ. Với
mức vốn kinh doanh năm 2011 là 11.000 triệu đồng, được mở rộng ở các năm
2012 thành 11.500 triệu đồng và đến năm 2013 vốn kinh doanh lên tới 13.000
triệu đồng. Quy mô sản xuất kinh doanh tăng lên với tốc độ bình quân trong 2
năm 2012 và 2013 là 4,55% và 13,04% [8].
Bảng 2.3: Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty TNHH thủ công
mỹ nghệ Hà Linh
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
2012/2011 2013/2012
+/- % +/- %
Doanh thu thuần 32.643 34.560 40.567 +1.917 +5,87 +6.006 +17.38
Lợi nhuận sau thuế 783 812 1.014 +28 +3,67 +202 +24,87
Vốn kinh doanh 11.000 11.500 13.000 +500 +4,55 +1.500 +13,04
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ Hà Linh)
Đối với Công ty TNHH An Thịnh – một doanh nghiệp nhỏ trong ngành
cũng đã chú trọng tới công tác mở rộng quy mô kinh doanh, cụ thể vốn kinh
45
doanh được tăng dần lên qua các năm từ 1.500 triệu đồng năm 2011 lên đến
1.700 triệu đồng năm 2013, tương ứng với tốc độ tăng trưởng quy mô kinh
doanh là 6,25%/năm [7].
Bảng 2.4: Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty TNHH An Thịnh
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
2012/2011 2013/2012
+/- % +/- %
Doanh thu thuần 3.776 3.787 4.256 +10 +0,27 +469 +12,40
Lợi nhuận sau thuế 79 81 97 +2 +2,66 +16 +20,25
Vốn kinh doanh 1.500 1.600 1.700 +100 +6,67 +100 +6,25
(Nguồn Báo cáo tài chính Công ty TNHH An Thịnh)
+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN đã tăng cường ứng dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động và tăng
chất lượng sản phẩm.
Công nghệ trang thiết bị sản xuất cũng là một yếu tố đầu vào quan
trọng. Công nghệ của các làng nghề ở Chương Mỹ chủ yếu vẫn là phương
pháp thủ công truyền thống, với kinh nghiệm sản xuất mà ông cha đã để lại.
Công cụ thô sơ do người lao động tự sản xuất ra và có sự kết hợp với cơ giới
hoá từng bộ phận. Hiện nay, trong các làng nghề Chương Mỹ, người lao động
đã nhận thấy được cái lợi thực sự của áp dụng khoa học kỹ thuật, thiết bị cơ
khí vào sản xuất nhưng ở các hộ gia đình sản xuất thì họ vẫn chưa thể đầu tư
mua sắm công cụ sản xuất mới mà chủ yếu vẫn dùng những dụng cụ đã từ lâu
đời. Và sự đổi mới, đầu tư mua sắm trang thiết bị sản xuất chủ yếu diễn ra tại
các HTX và các doanh nghiệp. Ở các làng nghề mây tre đan áp dụng khoa học
công nghệ mới về chống mối mọt tre của viện khoa học và công nghệ Việt
Nam để giúp bảo quản các sản phẩm bằng tre khỏi mọt, mối một cách hiệu
46
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT

More Related Content

What's hot

Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ma trận EFE,CPM và IFE
Ma trận EFE,CPM và IFEMa trận EFE,CPM và IFE
Ma trận EFE,CPM và IFEBchDng36
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ý nghĩa việc tìm hiểu khác nhau về chức năng thương mại hàng hóa và thương mạ...
ý nghĩa việc tìm hiểu khác nhau về chức năng thương mại hàng hóa và thương mạ...ý nghĩa việc tìm hiểu khác nhau về chức năng thương mại hàng hóa và thương mạ...
ý nghĩa việc tìm hiểu khác nhau về chức năng thương mại hàng hóa và thương mạ...Oh Ha Ni
 
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngGiáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngIESCL
 
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTELPHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTELVisla Team
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMCerberus Kero
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...PinkHandmade
 
Chiến lược cấp công ty của Viettel
Chiến lược cấp công ty của ViettelChiến lược cấp công ty của Viettel
Chiến lược cấp công ty của ViettelNam Jojohn
 
Đề thi Quản trị chất lượng
Đề thi Quản trị chất lượngĐề thi Quản trị chất lượng
Đề thi Quản trị chất lượngKhó Làm Nói Dễ
 
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayYenPhuong16
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
 
Ma trận EFE,CPM và IFE
Ma trận EFE,CPM và IFEMa trận EFE,CPM và IFE
Ma trận EFE,CPM và IFE
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
 
ý nghĩa việc tìm hiểu khác nhau về chức năng thương mại hàng hóa và thương mạ...
ý nghĩa việc tìm hiểu khác nhau về chức năng thương mại hàng hóa và thương mạ...ý nghĩa việc tìm hiểu khác nhau về chức năng thương mại hàng hóa và thương mạ...
ý nghĩa việc tìm hiểu khác nhau về chức năng thương mại hàng hóa và thương mạ...
 
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngGiáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
 
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTELPHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
 
Môi trường nội bộ
Môi trường nội bộMôi trường nội bộ
Môi trường nội bộ
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phốLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
 
Luận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu Phong
Luận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu PhongLuận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu Phong
Luận Văn Phát Triển Làng nghề Truyền Thống Huyện Triệu Phong
 
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệLuận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
 
Giáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượngGiáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượng
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Chiến lược cấp công ty của Viettel
Chiến lược cấp công ty của ViettelChiến lược cấp công ty của Viettel
Chiến lược cấp công ty của Viettel
 
Đề thi Quản trị chất lượng
Đề thi Quản trị chất lượngĐề thi Quản trị chất lượng
Đề thi Quản trị chất lượng
 
Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà NộiPhát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
 
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 

Similar to Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Trịnh Minh Tâm
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfHanaTiti
 
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdfPhát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdfNuioKila
 
Luận Văn Phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.docsividocz
 

Similar to Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT (20)

Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
 
Luận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập
Luận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhậpLuận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập
Luận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
 
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đLuận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển làng nghề ở TP Hà Nội hiện nay, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà Đông
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà ĐôngĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà Đông
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà Đông
 
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdfPhát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
 
Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở Hà NộiPhát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở Hà Nội
 
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng NamLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
 
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt mayLuận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
 
Phát triển Tiểu thủ công nghiệp huyện Tiên Phƣớc, tỉnh Quảng.doc
Phát triển Tiểu thủ công nghiệp huyện Tiên Phƣớc, tỉnh Quảng.docPhát triển Tiểu thủ công nghiệp huyện Tiên Phƣớc, tỉnh Quảng.doc
Phát triển Tiểu thủ công nghiệp huyện Tiên Phƣớc, tỉnh Quảng.doc
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nay
Luận văn:  Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nayLuận văn:  Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nay
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nay
 
Luận Văn Phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 

Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LÊ NGỌC CẢNH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LÊ NGỌC CẢNH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ : 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN MINH KHẢI HÀ NỘI - 2014
  • 3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Thủ công truyền thống TCTT Thủ công mỹ nghệ TCMN Kế hoạch KH Doanh nghiệp tư nhân DNTN Ủy ban nhân dân UBND Thông tin công nghệ TTCN Hạ tầng kỹ thuật HTKT Xây dựng cơ bản XDCB Trách nhiệm hữu hạn TNHH Thành phẩm TP Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp CNTTCN Bảo vệ môi trường BVMT Ngân sách nhà nước NSNN ii
  • 4. 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 11 1.1. Khái niệm, đặc điểm ngành thủ công nghiệp 11 1.2. Quan niệm, nội dung, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển ngành thủ công mỹ nghệ 16 1.3. Kinh nghiệm phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại các địa phương ở Việt Nam bài học kinh nghiệm cho huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội 28 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 38 2.1. Khái quát về ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội 38 2.2. Đánh giá thực trạng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội 40 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ CÔNG MỸ GHỆ Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 72 3.1. Phương hướng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội trong thời gian tới 72 3.2. Giải pháp phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội 76 KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngành thủ công và mỹ nghệ của Việt Nam đã có từ rất lâu, tuy nhiên, sự tăng trưởng ấn tượng của ngành chỉ thực sự đạt được trong 5 (năm) gần đây, chủ yếu do gia tăng trong xuất khẩu ra thị trường thế giới. Ngành thủ công mỹ nghệ đã có những tác động to lớn đến tình hình kinh tế và xã hội của đất nước, đặc biệt là giảm đói nghèo và xây rựng nông thôn mới: thu nhập ở các khu vực nông thôn tăng lên, tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 1,35 triệu lao động ở hơn 2.000 làng nghề trên khắp đất nước, ngành thủ công mỹ nghệ cũng đã góp phần hình thành hàng ngàn nhà sản xuất, thương gia, nhà xuất khẩu và những công ty dịch vụ ở Việt Nam. Việt Nam hiện đứng thứ hai trong số các quốc gia xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc.Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để thúc đẩy tăng trưởng cũng như nâng cao vị thế của ngành hàng thủ công mỹ nghệ trong bối cảnh các nhà nhập khẩu trên thế giới đang có xu hướng muốn tìm kiếm nguồn hàng từ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam vì chi phí nhân công ở Trung Quốc tăng cao và giá đồng Nhân dân tệ mạnh lên. Chương Mỹ - Hà Nội là một trong số các huyện có nhiều làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, khảm trai, sơn mài, hàng gỗ mỹ nghệ, sản xuất hàng dệt len, dệt lụa xuất khẩu... Trong những năm qua, ngành thủ công mỹ nghệ đã có những đóng góp không nhỏ tới việc tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho hàng trăm hộ dân tại địa phương. Tuy nhiên, thực trạng ngành thủ công mỹ nghệ của huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội cho đến nay vẫn được các chuyên gia đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương. Mặt khác, tình hình kinh tế khó khăn trong những năm vừa qua đã tác động mạnh tới ngành thủ công mỹ nghệ. Chi phí tăng làm lợi nhuận của ngành sụt giảm. Ngoài ra, công nghệ sản xuất lạc hậu, cơ chế chính sách đối với sản xuất kinh 4
  • 6. doanh hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề còn nhiều bất cập cũng gây ra không ít khó khăn cho sự phát triển. Nhận thức được tính cấp thiết của việc phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại địa phương trong giai đoạn hiện nay, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài - Tình hình nghiên cứu trong nước: Bộ Công Thương (2007), Đề án phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đến năm 2010 Đề án của Bộ Công Thương đã tập trung đánh giá những yếu tố có tầm quan trọng ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Đồng thời đề ra những khuyến nghị nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm. UBND Thành phố Hà Nội năm (2011), Đề án "Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020". Đề án của Thành phố đã đánh giá thực trạng phát triển nghề và làng nghề ở Hà Nội từ năm 2000 – 2009. Đồng thời đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề tại Thủ đô trong giai đoạn 2010 – 2020. Đặng Thế An - Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay” – Luận văn thạc sĩ kinh tế, 2005 - Đại học Thương Mại. Luận văn đề cập tới thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000- 2005, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới. Phan Thị Nghĩa – Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội” – Luận văn thạc sĩ kinh tế, 2011 - Đại học Kinh tế quốc dân. 5
  • 7. Luận văn đã trình bày một số vấn đề chung về phát triển thị trường xuất khẩu và đặc điểm thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Thực trạng hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Nguyễn Hữu Thắng - Luận văn thạc sỹ kinh tế: “ Phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề thủ công nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” – Luận văn thạc sĩ kinh tế, 2010 - Đại học Ngoại Thương. Luận văn đã hệ thống hóa và góp phần bổ xung những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển làng nghề và doanh nghiệp làng nghề, đồng thời đánh giá tình hình phát triển làng nghề và doanh nghiệp làng nghề ở Việt Nam hiện nay đồng thời đề xuất những giải pháp phát triển làng nghề và doanh nghiệp làng nghề trong thời gian tới. Đỗ Xuân Luận – Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” – Luận văn thạc sĩ kinh tế, 2009 - Đại học Thái Nguyên. Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời, tác giả đã phân tích và đánh giá tình hình phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển các nghề TTCN. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Trần Đoàn Kim - Luận án tiến sỹ :“Chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề Việt Nam đến 2010”- Luận án tiến sỹ kinh tế, 2007 – Đại Học Kinh tế quốc dân. 6
  • 8. Luận án đề cập tới một số vấn đề lý luận về chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam; Thực trạng hoạch định và thực thi chiến lược marketing và đề xuất chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề Việt Nam đến năm 2010. Minh Phú – Bài nghiên cứu: “Thêm động lực thúc đẩy phát triển thủ công mỹ nghệ” – Báo Hà Nội mới, ngày 06/06/2014 Bài báo đề cập và phân tích những thành tựu và đặc biệt là những hạn chế trong phát triển ngành thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội. VIETRADE/ITC – Báo cáo: “Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam” – Năm 2010. Báo cáo được thực hiện nhằm phân tích thực trạng ngày thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 – 2010. Đồng thời xem xét đánh giá chính sách của Nhà nước trong việc phát triển hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, phân tích SWOT đối với ngành và đễ xuất định hướng trong tương lai cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Ths Nguyễn Thị Thu Hường (2014), “Chính sách vốn và đầu tư đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ”, http://www.tapchitaichinh.vn/ Bài báo tập trung đề xuất những giải pháp phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Trong đó Nhà nước nên áp dụng tổng hợp các giải pháp quản lý, tập trung vào chính sách vốn và đầu tư tín dụng. Nguyễn Tôn Quyền, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Chiến Thắng- Sách: “Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ = Opportunity for promoting export of wood products and handicrafts”, Nhà xuất bản Tạp chí Thương mại số 23/2004. Nghiên cứu đã trình bày định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển hàng gỗ và thủ công mỹ nghệ. Hiện trạng công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam và nêu ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động trong các ngành hàng thủ công mỹ nghệ. 7
  • 9. Mai Thế Hởn, Hoàng Ngọc Hòa, Vũ Văn Phúc (2002), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH”, NXB Chính trị QG, Hà Nội Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển làng nghề truyền thống trong thời kỳ mới ở Việt Nam, đó là thời kỳ CNH, HĐH. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất những giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH. Chủ nhiệm GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh (2005), “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng”, Đề tài KH cấp Bộ của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đã làm rõ cơ sở lý luận về làng nghề và phát triển làng nghề, trong đó tập trung làm rõ nội dung và các tiêu đánh giá phát triển làng nghể. Qua đó, các tác giả đã đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, …. đánh giá những thành tựu và hạn chế và nguyên nhân trong phát triển làng nghề tại các địa phương này. Đồng thời, các tác giả cũng đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng tới năm 2010. NCS Nguyễn Thị Nguyệt (2014) bài tham luận “Bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống ở Đồng Nai”, hội thảo quốc tế làng nghề và phát triển du lịch. Bài tham luận đã phân tích tiềm năng hình thành và phát triển nghề thủ công truyền thống ở Đồng Nai. Nghiên cứu trường hợp về một số làng nghề ở Đồng Nai: làng gốm Biên Hòa: gốm mỹ nghệ (gốm mỹ thuật) và gốm lu (gốm gia dụng); làng nghề điêu khắc đá Bửu Long: Chủ thể người Hoa Hẹ, chủ yếu phục vụ tín ngưỡng thờ đá; làng mộc Hố Nai, Tân Mai, Xuân Tâm; làng nghề đúc gang Thạnh Phú; nghề gò thùng thiếc ở Hố Nai v.v.; Hướng quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề ở Đồng Nai; Phát triển du lịch làng nghề 8
  • 10. truyền thống ở Đồng Nai: việc kết hợp du lịch với làng nghề tạo sự xúc tiến, quảng bá du lịch và tuyên truyền để du khách tham quan làng nghề. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn là điểm thu hút trong việc quảng bá sản phẩm làm quà lưu niệm bán cho du khách. - Tình hình nghiên cứu nước ngoài: Foudation for International Development OCC Bldg.Tokyo.Japan- “Catu Traditionnal Handicraft Assistance Project FY2008- FY2011”. Dự án hỗ trợ thương mại hàng thủ công mỹ nghệ Catu giai đoạn 2008- 2011. Nội dung của dự án này là quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của phụ nữ vùng Catu. Siiri Morley- “Handicrafts Development in Croatia” (Date 03/05/2007) Đề án Phát triển hàng thủ công mỹ nghệ ở Croatia. Nội dung là phát triển hàng thủ công mỹ nghệ gắn liền với phát triển kinh tế địa phương ở Croatia The Sector Core Team (SCT) (2005), Uganda handicrafts export tragedy. Bài nghiên cứu đã phân tích một cách chi tiết tầm quan trọng của việc phát triển thị trường, các chiến dịch để mở rộng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Uganda. Ngoài ra, còn có một số các nghiên cứu của một số nhóm tác giả khác về các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng TCMN, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của hàng TCMN trên các địa phương khác như Bát Tràng, Bắc Ninh, Thái Bình… Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề “Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội” dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. 9
  • 11. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội. * Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ một số cơ sở lý luận về phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội. Thực trạng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ của huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Huyện Chương Mỹ, Tp Hà Nội. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ * Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài nghiên cứu về phát triển ngành thủ công mỹ nghệ trong phạm vi huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội. Về thời gian: Từ năm 2006 cho tới nay 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Phương pháp luận nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước. * Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành kinh tế chính trị, như: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, lịch sử kết hợp với lô gích, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội 10
  • 12. học, phương pháp hệ thống hóa, mô hình hóa và đồ thị, phương pháp chuyên gia,…. 6. Ý nghĩa của đề tài Làm rõ những vấn đề lý luận về ngành thủ công mỹ nghệ và phát triển ngành thủ công mỹ nghệ. Thông qua việc đánh giá phân tích thực trạng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, Làm rõ thành tựu,yếu kém, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra, luận văn đề xuất các giải pháp giúp các nhà quản lý tại huyện và các địa phương khác phát triển ngành hàng này trong thời gian tới. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, luận văn bao gồm 3 chương (7 tiết): 11
  • 13. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Khái niệm, đặc điểm sản xuất của ngành thủ công nghiệp và ngành thủ công mỹ nghệ 1.1.1 Khái niệm ngành thủ công nghiệp Ngành nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống. Có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ ngành nghề thủ công truyền thống ở nước ta: Nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề thủ công... Hiện nay, các số liệu thống kê chính thức hàng năm vẫn chưa có một mục chuyên về sản xuất thủ công truyền thống mà gộp các ngành nghề này vào nhóm “ Tiểu công nghiệp thủ công nghiệp”, “Sản xuất hộ gia đình phi nông nghiệp”.... Nghề thủ công nghiệp: là những nghề sản xuất ra sản phẩm mà kỹ thuật sản xuất chủ yếu là làm bằng tay. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nghề thủ công có thể sử dụng máy, hóa chất và các giải pháp kỹ thuật của công nghiệp trong một số công đoạn, phần việc nhất định nhưng phần quyết định chất lượng và hình thức đặc trưng của sản phẩm vẫn làm bằng tay. Nguyên liệu của các nghề thủ công thường lấy trực tiếp từ thiên nhiên; công cụ sản xuất thường là công cụ cầm tay đơn giản [4, tr.5]. 1.1.2 Đặc điểm sản xuất ngành thủ công nghiệp * Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm ngành nghề thủ công nghiệp rất đa dạng và phong phú, nó có thể được sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất đơn chiếc. Việc sản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, sản phẩm mang tính đơn chiếc thường là sản phẩm mỹ nghệ cao cấp, bởi những nét hoa 12
  • 14. văn, những phần tinh của chúng luôn được cải biến thêm thắt nhằm thu hút sự thưởng thức của những người sành chơi (như sản phẩm đồ sỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc...). Nhìn chung, trong giá trị sản phẩm của ngành nghề thủ công nghiệp hao phí lao động sống chiếm phần lớn, đó là lao động thủ công của con người. Sản phẩm của ngành nghề thủ công nghiệp thường được chia làm 3 loại: - Sản phẩm dân dụng được tiêu dùng phổ biến trong dân. - Sản phẩm mỹ nghệ được tiêu dùng bởi những người sành chơi, những người thuộc tầng lớp thượng lưu và những người có thu nhập cao. - Sản phẩm xuất khẩu. * Đặc điểm về công nghệ, công cụ Hệ thống công cụ của ngành thủ công nghiệp xưa thường là các công cụ thủ công và đơn giản. Nhưng nay nhiều khâu trong sản xuất của ngành thủ công nghiệp đã được trang bị máy móc như máy cưa, máy bào, máy lộng... (nghề mộc), máy dệt (nghề dệt), máy cán thép, máy tuốt (nghề rèn)... Các công nghệ hiện đại hơn được trang bị như lò nung tuy nen (nghề gốm sứ), lò đúc cao tần (nghề rèn), dây truyền sản xuất giấy (nghề giấy)... Mặt khác, trong các làng nghề, các nghệ nhân với các bí quyết nhà nghề đã tạo nên sản phẩm độc đáo của riêng mình. Việc “học mót” công nghệ rất khó khăn và các công nghệ thường được duy trì lâu bền một cách bí mật trong từng gia đình hoặc từng dòng họ, thậm chí qua nhiều hế hệ và các làng nghề mới chỉ có thể tạo ra được các sản phẩm thông dụng cấp thấp hoặc phần thô của sản phẩm. * Đặc điểm về lao động Lao động ngành nghề thủ công nghiệp trong nông thôn có nhiều loại hình và nhiều trình độ khác nhau. 13
  • 15. Lao động ngành nghề thủ công nghiệp trong nông thôn và lao động nông nghiệp có gắn kết chặt chẽ với nhau; do quy mô hộ gia đình là chủ yếu mà lao động thủ công nghiệp gắn kết với lao động nông nghiệp. Lúc này, giờ này làm thủ công nghiệp nhưng lúc khác giờ khác lại làm nông nghiệp; có những nơi ngành nghề thủ công nghiệp được quan tâm chú trọng hơn trong thời điểm nông nhàn; Nhiều nơi ngành nghề thủ công nghiệp mặc dù tách khỏi nông nghiệp nhưng không tách khỏi nông thôn. Do nhu cầu mở rộng quy mô, trong nguồn lao động nông thôn có một bộ phận lao động được tách ra chuyên làm ngành nghề thủ công nghiệp. Ngoài lao động gia đình, các cơ sở sản xuất còn phải thuê lao động (Bát Tràng, Ninh Hiệp, Đồng Kỵ, Đa Hội, Tương Giang, Phù Khê... là những nơi có nhiều lao động làm thuê). Điều đặc biệt, trong các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỷ suất sử dụng lao động rất cao và hầu như tất cả mọi người (từ trẻ em đến người già) đều có việc làm. * Đặc điểm về nguyên, nhiên liệu Tính chất đa dạng của sản phẩm ngành nghề thủ công nghiệp tạo nên sự phong phú về các loại nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất. Mỗi loại sản phẩm cần có một hệ thống nguyên liệu tương ứng. Trong đó những nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng lớn về khối lượng vật chất và chi phí sản xuất như: gỗ trong nghề mộc, đất sét cao lanh trong nghề làm gốm sứ, đồng trong nghề đúc đồng, sợi trong nghề dệt, phôi thép trong nghề cán thép... và một số nguyên liệu khác tuy không lớn nhưng không thể thiếu cho một sản phẩm trọn vẹn (ốc, trai trong khảm trai, men trong sản xuất đồ gốm sứ, các chất nhuộm trong nghề dệt... mà việc sử dụng chúng đã thành bí quyết nhà nghề). Bên cạnh đó là các nhiên liệu (than cho nghề sắt thép, nghề gốm; gas cho nghề gốm; điện cho hầu hết các nghề...) 14
  • 16. * Đặc điểm về hình thức tổ chức sản xuất - Trước đây hình thức tổ chức sản xuất ngành nghề thủ công nghiệp thường đơn giản, nhưng ngày nay đã xuất hiện nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới: - Xét theo hình thức sở hữu có các loại: Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, liên doanh, hộ sản xuất... - Xét theo phương hướng sản xuất có: Các cơ sở chuyên sản xuất hàng thủ công nghiệp; các cơ sở vừa làm hàng thủ công nghiệp vừa làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm; các cơ sở vừa sản xuất hàng thủ công nghiệp vừa sản xuất sản phẩm nông nghiệp. - Xét theo hình thức tổ chức sản xuất có: cơ sở sản xuất toàn bộ mọi chi tiết của sản phẩm, sản xuất gia công một bộ phận sản phẩm hay một công đoạn sản phẩm. * Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành nghề thủ công nghiệp được hình thành từ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Nhu cầu tiêu dùng thường được phân chia thành các nhóm sau: Sản phẩm tiêu dùng dân dụng được tiêu dùng khá phổ biến ở các tầng lớp dân cư. Đối với loại sản phẩm này do công nghệ sản xuất thấp, dễ bắt chước nên nhiều nơi có thể sản xuất được. Vì vậy cung về sản phẩm ngày một tăng, dẫn đến tình trạng ùn tắc sản phẩm, ảnh hưởng đến sự phát triển của một số ngành nghề. Sản phẩm mỹ nghệ cao cấp. Khi cuộc sống nâng cao, người ta tiêu dùng sản phẩm cao cấp nhiều hơn. Vì vậy nhu cầu về sản phẩm này ngày càng cao, không chỉ về số lượng và chủng loại sản phẩm mà còn về chất lượng sản phẩm. Sản phẩm xuất khẩu bao gồm cả sản phẩm dân dụng và sản phẩm TCMN. Người nước nsoài rất ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và 15
  • 17. trầm trồ về những nét đẹp hài hoà, chứa đựng nhiều điển tích, hoa văn tinh tế và tính chất dân gian của sản phẩm làng nghề qua bàn tay khéo léo của thợ thủ công. Sản phẩm gốm sứ, đồ mộc được tiêu thụ với khối lượng ngày càng lớn ở Đài Loan, Úc, Nhật... Sản phẩm mỹ nghệ khảm trai, ốc, mây tre đan được tiêu thụ rộng khắp ở Châu Âu... Khách du lịch nước ngoài thường bỏ ra hàng giờ, nhiều lần để ngắm nhìn và lựa chọn những món quà đặc sắc được làm từ hòn đất, cành tre, khúc gỗ, xương thú, sừng, thổ cẩm, sợi đay, bẹ ngô, kim loại... đơn sơ như cuộc sống đời thường của người Việt Nam nhưng rất có hồn. 1.1.3 Ngành thủ công mỹ nghệ Ngành TCMN nói chung là những sản phẩm có lịch sử phát triển hoặc được du nhập lâu dài, được sản xuất ở quy mô địa phương, ngoài công năng sử dụng còn mang trên mình các đặc điểm về văn hoá, lịch sử, truyền thống thậm chí tôn giáo của cộng đồng nơi sản phẩm được sản xuất. Ngành TCMN là một bộ phận quan trọng của ngành thủ công truyền thống. Ngành thủ công mỹ nghệ có vai trò rất lớn trong quá trình phát triển ngành thủ công truyền thống của Việt Nam, sản phẩm của ngành TCMN là loại sản phẩm nghệ thuật, kết tinh từ những thành tựu kỹ thuật - công nghệ truyền thống, phương pháp thủ công tinh xảo với đầu óc sáng tạo nghệ thuật. Mô hình biểu diễn như sau : Sơ đồ 1.1 Mô hình biểu diễn đặc trưng hàng thủ công mỹ nghệ Phương pháp thủ Sự sáng tạo nghệ Hàng thủ công mỳ công tinh xảo + thuật = nghệ Ngành TCMN bên cạnh các yếu tố cấu thành của ngành thủ công truyền thống còn có những nét đặc thù của ngành này, đó là : Sản phẩm tiêu biểu và độc đáo của Việt nam, mang giá trị và chất lượng cao, không chỉ là hàng hoá mà còn là sản phẩm văn hoá nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá đặc trưng riêng 16
  • 18. của Việt Nam. Chính yếu tố nghệ thuật, văn hoá tinh thần kết tinh trong văn hoá vật thể là một đặc thù hết sức quan trọng của hàng TCMN. Sự kết hợp giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân và thợ thủ công để tạo ra hàng thủ công mỹ nghệ đã kéo theo những đặc thù khác trong sự phát triển của ngành TCMN và được xem như là những tiêu chí của ngành nghề này: - Tính riêng, đơn chiếc mạnh hơn tính đồng loạt; - Chiều sâu nhiều hơn chiều rộng, mang tính trường phái, gia tộc, giữ bí quyết trong sáng tạo hơn là sự phổ cập, phổ biến rộng rãi; - Đầy chất trí tuệ, tri thức tích tụ lâu đời; - Sử dụng hàng thủ công đồng thời thưởng thức nó nữa (thưởng thức nghệ thuật và tư tưởng, trí tuệ) Như vậy có thể hiểu khái niệm ngành thủ công mỹ nghệ như sau: Ngành thủ công mỹ nghệ là ngành tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mang tính truyền thống và độc đáo của từng vùng, có giá trị chất lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí có thể trở thành di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá của vùng lãnh thổ hay quốc gia sản xuất ra chúng. 1.2. Quan niệm, nội dung, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển ngành thủ công mỹ nghệ 1.2.1. Quan niệm và nội dung phát triển ngành thủ công mỹ nghệ * Quan niệm về phát triển ngành thủ công mỹ nghệ Phát triển nói chung có thể hiểu là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình đó diễn ra vừa dẫn dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới, thay thế cái cũ. Như vậy phát triển là quá trình biến đổi về mặt lượng dẫn tới sự biến đổi về mặt chất theo hướng đi lên. 17
  • 19. Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ là quá trình biến đổi toàn diện theo chiều hướng đi lên về số lượng và chất lượng gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu ngành hàng theo hướng tiến bộ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Như vậy, quan niệm về phát triển ngành TCMN phải bao hàm được cả sự biến đổi tăng lên về mặt lượng và chất và cơ cấu các ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Hơn thế nữa, sự biến đổi này tạo ra những tác động tích cực tới phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, quốc gia nhờ vào sự đóng góp vào thu ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm, gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc. Sự tăng lên về quy mô ngành nghề TCMN được hiểu là sự mở rộng về sản xuất của từng ngành TCMN và số lượng ngành nghề được tăng lên theo thời gian và không gian, trong đó ngành nghề nghề thủ công mỹ nghệ cũ được củng cố, ngành nghề nghề thủ công mỹ nghệ mới được hình thành. Từ đó giá trị sản lượng của ngành nghề nghề thủ công mỹ nghệ không ngừng được tăng lên, nó thể hiện sự tăng trưởng của ngành nghề này. Sự phát triển ngành nghề nghề thủ công mỹ nghệ yêu cầu sự tăng trưởng của ngành nghề TCN phải đảm bảo hiệu quả kinh, tế xã hội và môi trường. * Nội dung phát triển ngành thủ công mỹ nghệ - Phát triển về mặt số lượng ngành TCMN Sự phát triển về mặt số lượng ngành thủ công mỹ nghệ được hiểu là sự gia tăng về số lượng mặt hàng TCMN sản xuất, gia tăng về số lượng, quy mô đơn vị sản xuất hàng TCMN. Phát triển về mặt số lượng ngành TCMN được đánh giá thông qua các tiêu chí sau: + Mức độ biến động và tăng trưởng số lượng mặt hàng TCMN được sản xuất + Mức độ biến động và tăng trưởng số lượng làng nghề thủ công mỹ nghệ và ngành hàng TCMN. + Mức độ biến động và tăng trưởng số lượng cơ sở kinh doanh ngành TCMN. + Mức độ biến động và tăng trưởng về sản lượng ngành TCMN. 18
  • 20. - Chuyển dịch về mặt cơ cấu hàng TCMN Cùng với sự phát triển về mặt số lượng hàng thủ công mỹ nghệ thì cơ cấu hàng thủ công mỹ nghệ cũng có sự dịch chuyển theo hướng tiến bộ hơn. Đó là cơ cấu mặt hàng TCMN chuyển dịch theo hướng ngày càng phong phú và đa dạng, trong đó tập trung phát triển những mặt hàng mà địa phương có ưu thế, tức là tận dụng, phát huy các ưu thế về nguồn lao động, về nguyên vật liệu, về truyền thống lâu đời…. Chuyển dịch về mặt cơ cấu hàng TCMN được biểu hiện thông qua các tiêu chí: + Cơ cấu theo làng nghề sản xuất hàng TCMN + Cơ cấu theo sản lượng hàng TCMN + Cơ cấu theo cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN - Phát triển về mặt chất lượng ngành TCMN Phát triển về mặt chất lượng ngành TCMN có nghĩa là mặt hàng TCMN sản xuất ra với chất lượng ngày càng cao, hiệu quả kinh tế ngày càng tăng từ đó góp phần tăng thu nhập cho lao động, cho chủ cơ sở sản xuất kinh doanh và tăng thu cho địa phương. Chất lượng của hàng TCMN sản xuất ra được biểu hiện thông qua: tính thẩm mỹ, độ bền, tính hữu dụng,… của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Phát triển về mặt chất lượng ngành TCMN được đo lường bởi các tiêu chí: + Sự gia tăng về năng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng TCMN: điều này được đo lường bởi: Năng lực vốn: quy mô vốn kinh doanh ngày càng mở rộng tạo ra năng lực sản xuất của các cơ sở kinh doanh hàng TCMN. Năng lực về công nghệ: Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hàng TCMN, góp phần tăng năng suất lao động và tăng chất lượng sản phẩm. 19
  • 21. Nguồn nhân lực: Sự gia tăng về quy mô lao động và chất lượng nguồn nhân lực của các cơ sở kin doanh TCMN sẽ góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của ngành TCMN. Nguồn nguyên liệu: Với nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định về lượng cung và giá cả với chất lượng tốt sẽ tạo điều kiện gia tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và tăng năng lực cạnh tranh. Khả năng chiếm lĩnh thị trường: Đây là khả năng đẩy mạnh tiêu thụ sản phầm hàng TCMN trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh và gia tăng hiệu quả kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh: được biểu hiện thông qua doanh thu, lợi nhuận của các cơ sở sản xuất hàng TCMN. + Sự gia tăng về giá trị sản lượng, giá trị xuất khẩu hay đóng góp vào GDP cho địa phương. + Sự gia tăng về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. + Sự gia tăng về thu nhập cho người lao động và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn. + Mức độ tác động tới môi trường của địa phương. Trên quan điểm phát triển bền vững, phát triển ngành TCMN còn yêu cầu: Sự phát triển phải có kế hoạch, qui hoạch; sử dụng các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, nguyên liệu cho sản xuất...đảm bảo hợp lý có hiệu quả; nâng cao mức sống cho người lao động; không gây ô nhiễm môi trường; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc... 1.2.2. Vai trò của phát triển ngành thủ công mỹ nghệ * Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ nhằm sản xuất ra các sản phẩm đem bán, tạo thu nhập cho người dân và chủ cơ sở sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo Phát triển toàn diện kinh tế, xã hội nông thôn, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn là vấn đề quan trọng hiện nay ở nước ta. 20
  • 22. Trong khi diện tích đất canh tác bình quân đang dần bị thu hẹp do tác động của đô thị hóa và công nghiệp hóa thì phát triển ngành TCMN chính là biện pháp quan trọng để tạo ra thu nhập cho người lao động và chủ cơ sở sản xuất. Sản xuất TTCN chủ yếu thực hiện bằng tay, không đòi hỏi cao về chuyên môn, kỹ thuật như đối với các lĩnh vực sản xuất khác nhưng mặt hàng này được các khách du lịch khá ưa chuộng, đặc biệt là tiềm năng xuất khẩu khá lớn. Trong các làng nghề thủ công truyền thống, TCMN đã được khôi phục và phát triển đều giàu có hơn các làng thuần nông khác trong vùng. Ở các làng nghề tỷ lệ hộ giàu thường rất cao, thường không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo rất thấp, thu nhập từ ngành nghề thủ công chiếm đại bộ phận tổng thu nhập của dân cư trong làng, hệ thống công trình công cộng, kết cấu hạ tầng phát triển, nhà cửa cao tầng của các hộ dân ngày một nhiều, tỷ lệ số hộ có các loại đồ dùng tiện nghi đắt tiền chiếm tỷ trọng khá làm cho người lao động nói riêng và người dân ở các làng nghề nói chung sẽ yên tâm tập trung cho công việc của mình. Người lao động sẽ không phải rời bỏ quê hương vì sinh kế, thực hiện được quá trình đô thị hoá phi tập trung. Mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình tham gia sản xuất thủ công thường cao hơn 3 - 4 lần so với người lao động thuần nông, có thể thấy rằng ngành nghề thủ công đóng góp rất lớn vào quá trình phát triến kinh tế nông thôn do mức thu nhập trung bình của cả nam giới và phụ nữ làm nghề thường cao hơn so với mức trung bình của cả nước, tỷ lệ nghèo giảm. * Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động Dân số và việc làm là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết và cùng tác động quyết định lên tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, giải quyết việc làm là một trong những vấn đề hết sức cơ bản và quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước. Trong các ngành nghề thủ công nói chung và 21
  • 23. ngành thủ công mỹ nghệ nói riêng, lao động sống thường chiếm tỷ lệ tới 60- 65% giá thành sản phẩm, nên việc phát triển ngành thủ công mỹ nghệ sẽ phù hợp với yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động đang tăng lên nhanh chóng, nhất là ở nông thôn. Phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ có thể thu hút một lực lượng lớn lao động vào sản xuất, những lao động này được đào tạo tại cơ sở sản xuất, chỉ trong thời gian ngắn họ có thể trở thành đội ngũ lao động lành nghề và có khả năng tiếp thu những công nghệ mới một cách nhanh chóng và sản xuất ra các loại sản phẩm đa dạng với sự kết hợp từ rất nhiều loại nguyên liệu, trên thực tế đã hình thành cứ xuất khẩu 1 triệu USD thì thu hút khoảng 3,5-4.000 lao động chuyên nghiệp/năm, hàng năm tạo ra thêm 300.000 việc làm ở khu vực nông thôn. Quy mô dân số cả nước năm 2013 ước tính 90 triệu người, trong đó dân số thành thị chiếm 28,5%, dân số nông thôn là 71,5%, tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn còn khá cao. Vấn đề việc làm ở nông thôn luôn là mối quan tâm của xã hội. Theo thống kê gần 70% dân số nông thôn làm làm nghề nông. Tình trạng nghèo và thiếu việc làm trong khu vực này đang tạo ra một luồng di dân tự do rất lớn ra thành thị, làm cho dân số đô thị tăng đột biến gây nhiều khó khăn về an ninh xã hội và môi trường. Việc phát triển ngành thủ công mỹ nghệ với quy mô lớn để tạo ra sản phẩm chất lượng, đem đi tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu nước ngoài, sẽ góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động. * Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ góp tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế Hiện nay, nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ đã và đang được khôi phục đồng thời với việc phát triển các làng, cụm làng mới, nghề mới. Một số lượng lớn các làng nghề thủ công mỹ nghệ đã được tăng cường hoạt động, kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá, phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, thu nhập của dân cư nói chung và dân cư nông thôn nói riêng tăng lên sẽ mở ra cơ 22
  • 24. hội mới của một thị trường nội địa tiềm năng, với sức mua ngày càng gia tăng đối với các sản phẩm truyền thống độc đáo của công nghiệp nông thôn. Xu thế phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và khu vực là những thách thức nhưng cũng đồng thời là cơ hội để sản phẩm thủ công mỹ nghệ thâm nhập hiệu quả hơn vào thị trường khu vực và thế giới. Sản phẩm của ngành thủ công mỹ nghệ là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn. Ngành thủ công mỹ nghệ hàng năm luôn sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng của từng địa phương nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Tỷ trọng hàng hoá ở các làng nghề thường cao hơn rất nhiều so với các làng thuần nông. Những địa phương có nhiều làng nghề thì nền kinh tế hàng hoá thường phát triển hơn so với các địa phương có ít làng nghề. Số liệu từ Hiệp hội Xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành TCMN tăng khoảng 7% so với cùng kỳ, trong đó, mặt hàng mây, tre, cói, thảm tăng 4,8%, đạt 127 triệu USD; mặt hàng gốm sứ tăng 5,9%, đạt 255 triệu USD… toàn năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đạt 1,5 tỷ USD. Rõ ràng, ngành thủ công mỹ nghệ không chỉ góp phần tăng trưởng GDP mà còn góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. * Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá của dân tộc trong thời đại toàn cầu hoá Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Một sự phát triển đúng đắn phải là đến hiện đại từ truyền thống, chỉ có như vậy mới không đánh mất mình trong quá trình hiện đại hoá. Phần quý báu nhất trong di sản văn hoá là những giá trị truyền thống, tiêu biểu cho sức sống, phẩm chất, tính cách, bản sắc dân tộc được lun giữ tạo thành bàn đạp, sức mạnh bên trong cho sự phát triển bền vững của cá nhân và cộng đồng. 23
  • 25. Nhiều nghề và làng nghề thủ công mỹ nghệ của nước ta đã nổi bật lên trong lịch sử văn hoá Việt nam. Nhiều sản phẩm của các làng nghề sản xuất ra mang tính nghệ thuật cao với các đặc tính riêng có của làng nghề và những sản phẩm đó đã vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần, trở thành những sản phẩm văn hoá được coi là biểu tượng của truyền thống dân tộc Việt nam. Ngành nghề truyền thống, đặc biệt là các nghề thủ công mỹ nghệ, chính là di sản quý giá mà cha ông chúng ta đã tạo lập và để lại cho các thế hệ sau. Bởi vậy, phát triển ngành thủ công mỹ nghệ góp phần đắc lực vào việc giữ gìn các giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước. Cả nước ta hiện có khoảng 300 làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống trong tổng số khoáng 2.017 làng nghề; có những làng nghề nổi tiếng như làng lụa Vạn Phúc, gỗ Đồng Kỵ, gốm sứ Bát Tràng, đúc đồng Ý Yên, thổ cẩm Hoà Bình, thổ cẩm Chăm, thêu Huế, chạm bạc Đồng Xâm, sứ Bình Dương... Khi cuộc cạnh tranh với quy mô toàn cầu mở ra, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà doanh nhân nước ta mang ra thị trường đều phải có sức cạnh tranh cao hơn trước, không những trên thị trường thế giới mà còn ngay trên thị trường trong nước. Song, điều cần nhấn mạnh là đó không chỉ là những hoạt động đơn thuần kinh tế mà ẩn chứa bên trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ấy luôn luôn có hàm lượng văn hoá, trước hết là văn hoá của mỗi cơ sở sản xuất và rộng hơn, là bản sắc văn hoá của từng làng nghề và của cả Việt Nam ta. Nói cách khác, kinh tế và văn hoá gắn bó với nhau, hoà quyện vào nhau trong mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ. * Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ Từ lâu, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực và là 1 trong 10 ngành có giá trị xuất khẩu lớn nhất ở Việt Nam. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm mang lại giá trị ngoại 24
  • 26. tệ lớn cho nền kinh tế. Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu lớn của đồ mỹ thuật và thủ công mỹ nghệ ở châu Á, với tốc độ xuất khẩu trung bình hằng năm là 13% những năm gần đây. Đồ thủ công Việt Nam được xuất khẩu sang 163 quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Âu, ASEAN, châu Mỹ, Úc, TQ, Ấn Độ, Malaysia, Đức và Ukraine là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng hằng đầu cho đồ thủ công Việt Nam, chẳng hạn túi xách, dù, mũ, tre, gốm sứ, mây đan tre, sản phẩm gỗ. Doanh thu xuất khẩu của đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vượt bật trong vòng 10 năm, từ 274 triệu USD năm 2000 đến 880 triệu USD năm 2009. Năm 2009, doanh thu giảm do sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Doanh thu xuất khẩu quí đầu năm 2010 đạt $180 triệu. Trong quí đầu năm 2010, thị trường xuất khẩu là Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Đài Loan v…. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển ngành thủ công mỹ nghệ * Thị trường đầu vào và đầu ra Sự thay đổi nhu cầu của thị trường tạo định hướng cho sự phát triển của các làng nghề. Nhu cầu thị trường thì rất lớn, hết sức đa dạng và thường xuyên biến đổi. Từ khi nước ta bắt đầu tiếp cận với nền văn minh phương Tây, nền công nghiệp cơ khí bắt đầu phát triển ở VN, nhu cầu xã hội đã dần thay đổi. Những làng nghề có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của thị trường đã có sự phát triển nhanh chóng. Ngược lại có những ngành nghề, làng nghề bị giảm sút, mai một do không bắt kịp sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường, chúng bị các sản phẩm công nghiệp hiện đại thay thế. Ngay cả trong một ngành nghề cũng có những làng nghề phát triển được trong khi một số làng khác lại không phát triển được. Đơn cử trong nghề gốm sứ, làng gốm Bát tràng (Hà Nội) không những giữ được nghề mà còn lan toả sang các làng khác tạo thành một vùng nghề gốm sứ, trong khi làng nghề gốm Anh Hồng (Quảng Ninh), làng nghề gốm sứ Cậy (Hải Dương) thì sa sút bởi 25
  • 27. sản phẩm làm ra vẫn chỉ là những sản phẩm truyền thống, ít chú ý đến sự thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng và giá cả nhằm đáp ứng được sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường. Bên cạnh thị trường đầu ra, thị trường yếu tố đầu vào có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành này. Sau nhiều năm phát triển, nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng, các địa phương thay nhau khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu gỗ, tre, trúc sào, giang, nứa, mây...Nguyên liệu vải có chất lượng phục vụ cho sản xuất hàng thêu hầu như phải nhập khẩu hoàn toàn khiến cho chi phí nguyên liệu chiếm từ 60-80% chi phí sản xuất. Hay nguồn nguyên liệu đất sét phù hợp không có sẵn đã hạn chế sản xuất ra những sản phẩm gốm chất lượng cao phục vụ nhu cầu của thị trường thế giới. Nguồn nguyên liệu nhập ngoại với giá thành cao làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. Hay như nghề mộc mỹ nghệ, từ trước đến nay các cơ sở mộc mỹ nghệ vẫn dùng nguyên liệu gỗ cao cấp, nay đóng cửa rừng làm cho nguồn gỗ khan hiếm nên giá tăng lên gấp nhiều lần, giả sử có nhập gỗ thì cũng không nhập được gỗ quý. Nghề chạm khảm phải dùng vỏ trai, vỏ ốc trong nước nhưng khai thác nhiều nên không chỉ giảm về số lượng mà chất lượng cũng giảm. Việc nhập vỏ ốc, vỏ trai của Trung Quốc, Singapore thì quá đắt nên hàng bán ra khó được chấp nhận. Để khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công, nhất là ngành thủ công mỹ nghệ, chúng ta cần có chiến lược dài hạn để phát triển nguồn nguyên vật liệu cho ngành nghề thủ công mang tính bền vững. * Trình độ kỹ thuật và công nghệ Ngành thủ công mỹ nghệ nước ta đang từ truyền thống tiến lên hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, nhu cầu đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất trong mỗi cơ sở sản xuất, mỗi doanh nghiệp và trong phạm vi từng làng nghề. Thị trường nội địa và xuất khẩu phát triển nhanh chóng đã đặt ra yêu cầu hoàn 26
  • 28. toàn mớn đối với nghề thủ công mỹ nghệ. Trước hết, là đòi hỏi số lượng hàng hoá tăng gấp bội, thời hạn giao hàng bị khống chế chặt chẽ bằng hợp đồng; do đó, yêu cầu tăng nhanh năng suất lao động luôn đặt ra rất bức bách. Nhiều nghề đã sử dụng khá phổ biến các loại máy nhỏ trong sản xuất hàng ngày, đặc biệt là nghề mộc, hầu như đã sử dụng máy trong tất cả các công đoạn của sản xuất. Nhiều người còn dựa theo máy của công nghiệp để tự chế tạo các máy đơn giản dùng động cơ điện, sử dụng rất hiệu quả trong sản xuất như máy khuấy sơn ta, máy se tơ, dệt lụa... Các nghề thủ công ngày nay rất chú trọng đến các giải pháp kỹ thuật của công nghiệp để xử lý và chế biến nguyên liệu như kỹ thuật thấm các-bon trong nghề mây, tre, lò sấy gỗ... Các chế phẩm của công nghiệp cũng được dùng khá phổ biến, như các loại keo dán, chất phủ bóng bề mặt, sơn màu, các loại nhựa... Tại các cơ sở sản xuất lớn, còn tiếp thu cách tổ chức sản xuất của công nghiệp để phân chia quá trình sản xuất thành nhiều công đoạn liên kết với nhau, bố trí lao động chuyên môn hoá cao theo từng phần việc. Do vậy, diện mạo của làng nghề TCMN ngày nay đã đổi mới mang sắc thái công nghiệp hơn, chứ không thể thấy được một làng nghề đúng như truyền thống. Với việc sử dụng hợp lý các kỹ thuật mới vào sản xuất, với sự sáng tạo mới của các nghệ nhân, tính truyền thống vẫn được bảo tồn và phát triển; nếu không, tự nó sẽ bị mai một dần trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp. Quá trình hiện đại hoá công nghệ truyền thống là công việc hết sức khó khăn, phải tiến hành theo một tiến trình dài trong nhiều năm, có sự chỉ đạo chặt chẽ và thống nhất, đồng thời phải có nguồn lực đủ mạnh để hỗ trợ cho các làng nghề, các cơ sở sản xuất. Đây sẽ là giải pháp thiết thực thực hiện HĐH công nghệ truyền thống để sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. * Nguồn nhân lực Ngày nay, trong quá trình thực hiện CNH,HĐH ngành nghề ở nông thôn không đơn thuần chỉ sử dụng lao động có kinh nghiệm, với những công 27
  • 29. cụ lao động thủ công truyền thống, mà còn có sự đan xen giữa lao động thủ công truyền thống với lao động có trình độ chuyên môn cao, kết hợp giữa công nghệ cổ truyền và công nghệ hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm vừa mang tính dân tộc cao, lại có mẫu mã đẹp, hiện đại đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của thị trường. Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đình từ đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. Hiện nay, việc phát triển mạnh kinh tế tư nhân hình thành các lớp dạy nghề tập trung đã làm các bí quyết nghề nghiệp không còn được giữ bí mật như trước kia nữa. Trong giai đoạn hiện tại cần đa dạng hoá các lọai hình đào tạo tri thức mỹ thuật, công nghệ hiện đại kết hợp với thực hành truyền nghề tại các làng nghề là giải pháp cơ bản để chúng ta đào tạo được nguồn nhân lực ổn dịnh và lâu dài cho các làng nghề. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này cần có một cơ quan phụ trách toàn bộ các vấn đề chứ không thể tiếp tục tình trạng nhiều ngành cùng phụ trách làng nghề truyền thống như hiện nay. Đã có rất nhiều hội chợ thương hiệu, cuộc thi nghệ nhân bàn tay vàng được tổ chức nhưng các nghệ nhân ở những làng nghề truyền thống vẫn đang dần biến mất mà không có người kế tục. Chúng ta cần tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các nước có ngành thủ công mỹ nghệ phát triển, kết hợp với việc nghiên cứu với những đặc thù của Việt Nam để đề ra được các giải pháp cũng như lộ trình thực hiện phù hợp cho vấn đề này bởi nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản để phát triển thành công ngành thủ công mỹ nghệ. * Chính sách và pháp luật nhà nước Các làng nghề TCTT, TCMN, cũng như nhiều ngành nghề khác, bao giờ cũng hoạt động trong một môi trường thể chế. Nói cách khác, chính sách và pháp luật của nhà nước luôn luôn tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự phát triển bền vừng ở các làng nghề. Thực tiễn chứng tỏ các nhân tố chủ quan như đường lối, chính sách, thiết chế của Đảng và Nhà 28
  • 30. nước trong từng thời kỳ đều có liên quan đến phát triển ngành nghề thủ công truyền thống. Thực chất của nhân tố thể chế, đường lối, chính sách là nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, tận dụng những mặt tích cực, giảm thiểu những mặt khuyết tật của cơ chế thị trường, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả kinh tế-xã hội của sản xuất hàng hoá. Để có thể giúp các sản phẩm ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam duy trì được vị trí trọng tâm trong quá trình bảo tồn bản sắc dân tộc trong tương lai, cần có một quan điểm thống nhất về định hướng phát triển, phối hợp giữa nhiều bên liên quan. Đây chính là vai trò cơ bản của chính phủ. Các sản phẩm ngành thủ công mỹ nghệ đang thay đổi nhanh chóng cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Những thay đổi đó đã tạo ra nhiều yếu tố thuận lợi cũng như khó khăn, ví dụ như tăng kim ngạch xuất khẩu, mai một giá trị truyền thống, thiếu lực lượng kế tục, những vấn đề về môi trường... Vai trò của chính phủ là hỗ trợ cải thiện tính cạnh tranh giúp đỡ các bên có liên quan trực tiếp tới sản xuất thủ công, cải thiện điều kiện về xã hội, văn hoá, môi trường cũng như những vấn đề khác để ngành nghề thủ công có thể phát triển một cách bền vững. 1.3. Kinh nghiệm một số địa phương ở Việt Nam bài học kinh nghiệm cho huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại tỉnh Bắc Ninh Trong quá trình phát triển ngành nghề thủ công truyền thống ở Bắc Ninh, làng nghề thủ công mỹ nghệ đóng vai trò làm nòng cốt. Các làng nghề của Bắc Ninh xuất hiện khá sớm, dần dần hình thành các làng nghề truyền thống. Trong từng thời kỳ phát triển, có những sản phẩm phù hợp với thị trường được mở rộng dần ra các làng trong xã thành xã nghề. Nói đến đồng Đại Bái là cả xã Đại Bái làm nghề gò rát đồng, gốm Phù Lãng là xã Phù Lãng (cả hai làng Đoàn Kết và Phấn Trung) đều làm gốm... Gần đây hàng mộc mỹ 29
  • 31. nghệ phát triển ở 3 xã Phù Khê, Hương Mạc và Đồng Quang. Đây lại là hình thức mới: một cụm xã liền nhau cùng sản xuất một loại sản phẩm và nó vẫn tiếp tục lan sang một số xã xung quanh. Hiện nay ở Bắc Ninh đang hình thành các cụm sản phẩm: Cụm hàng mộc mỹ nghệ, cụm sắt thép, cụm dệt (Từ Sơn); cụm giấy, cụm hàng nhôm (Yên Phong); cụm hàng đồng, hàng nhựa (Gia Bình); cụm gốm (Quế Võ)... Những năm qua một số ngành nghề ở Bắc Ninh đã có sự tăng trưởng khá, trong đó phải kể đến các ngành: Dệt, sản xuất giấy, sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất giường tủ bàn ghế. Từ năm 1999 trở lại đây, nhờ có một loạt chính sách ưu tiên phát triển ngành nghề và khôi phục các làng nghề của tỉnh, một số ngành thủ công mỹ nghệ phát triển vượt bậc và đã đóng góp 49,4% trong cơ cấu ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chiếm 37,1% trong cơ cấu GDP của tỉnh (năm 2001). Các cụm công nghiệp làng nghề được hình thành là bước đột phá trong sự phát triển TCN của Bắc Ninh (Cụm công nghiệp làng nghề sắt thép Châu Khê, mộc mỹ nghệ Đồng Quang, giấy Phong Khê, đồng Đại Bái...). Nhìn chung, trong những năm qua ngành thủ công truyền thống nói chung mà thủ công mỹ nghệ nói riêng có nhiều thành tựu đáng ghi nhận và là một trong những địa danh nổi tiếng về thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam. Để có được những thành công trên, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển ngành TCMN. - Ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư trang thiết bị vào sản xuất hàng TCMN: Trong quá trình vận động, ngành TCN nói chung và sản xuất trong các làng nghề nói riêng cũng bộc lộ dần các hạn chế, sang thời kỳ kinh tế thị trường đã phân hoá rõ: Những làng nghề trải qua nhiều thăng trầm mà vẫn giữ được nghề, chuyển đổi sản phẩm hoặc đầu tư trang thiết bị công nghệ mới thì không những tồn tại mà còn phá triển mạnh hơn (giấy Phong Khê, thép Đa 30
  • 32. Hội, mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc...); Những làng nghề chậm đổi mới về sản phẩm và công nghệ thì mất dần thị trường, sản xuất bị thu hẹp, mai một. - UBND Tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển ngành TCMN cụ thể, trong đó tập trung vào việc bố trí, sắp xếp lại, chuyển khu vực sản xuất hàng TCMN ra khỏi khu dân cư đã và đang được thực hiện nhằm tránh ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh. - Phân công lao động hợp lý, liên kết…trong các làng nghề TCMN đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là nghề mộc ơ thị xã Từ Sơn. Từ làng Đồng Ky làm nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ đã phát triển rộng sang các xã Hương Mạc, Phù Khê, Tam Sơn và lan rộng sang các xã của huyện Yên Phong như: Văn Môn, Đông Thọ, Yên Phụ, Trung Nghĩa, Đông Tiến… Trên thực tế, một cơ sở không thể làm tất cả các công đoạn từ khâu sơ chế đến hoàn thiện sản phẩm. Vì vậy, những làng nghề này đã có sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa. Mỗi cơ sở chỉ tham gia làm từ 1- 2 công đoạn và liên kết lại để tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh. Tương tự, ngành sản xuất giấy ở TP.Bắc Ninh và Phú lâm (Tiên Du), cũng có sự phân công lao động theo chuyên ngành khá rõ nét, như: Một số cơ sở chuyên cung cấp nguyên liệu đầu vào, số cơ sở khác sản xuất, hoặc thu mua làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm… Việc phân công lao động theo hướng liên kết này đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn. 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại Thái Bình Tính đến hết năm 2013, Thái Bình có 242 làng nghề và 8 xã nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận. Đây là sự ghi nhận đối với các địa phương làm tốt công tác phát triển nghề, làng nghề trong toàn tỉnh. Nghề, làng nghề và nghề thủ công mỹ nghệ ở Thái Bình từ lâu đã được cả nước biết đến. Đến nay, nhiều nghề truyền thống vẫn được duy trì và phát triển mạnh như: nghề dệt khăn, dệt vải ở Thái Phương, dệt đũi ở Nam Cao, 31
  • 33. chiếu cói ở Tân Lễ, Thị trấn Hưng Nhân; chạm bạc Đồng Xâm, mây tre đan ở Thượng Hiền, đúc đồng ở Đông Kinh, một số nghề mới du nhập đang có chiều hướng phát triển tốt như: nghề làm lông my giả ở Quỳnh Phụ, nghề đan đệm ghế cói ở Đông Hưng, Tiền Hải, làm song nứa ghép sơn mài ở Thành phố, Kiến Xương. Phát triển nghề và làng nghề thủ công mỹ nghệ đã góp phần tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực; bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi, kết cấu hạ tầng dần được hoàn thiện, xoá dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, hình thành các vùng cụm nghề, các thị tứ, thị trấn. Ở những nơi có nghề, làng nghề phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, nhiều phong tục tập quán truyền thống tốt của nhân dân được khôi phục. Nhiều xã đã xây dựng hương ước của làng, chú trọng giáo dục truyền thống cho con em. Do có nghề tại địa phương đã góp phần giải quyết tốt lao động việc làm tại chỗ, người dân đỡ phải đi làm ăn xa, tai tệ nạn xã hội giảm, thực hiện được chủ trương “Ly nông bất ly hương" của tỉnh, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nhận thức được vị trí, vai trò của nghề và làng nghề, đặc biệt là thủ công mỹ nghệ Đại hội Đảng bộ Tỉnh Thái Bình lần thứ XVI đã xác định phát triển nghề, làng nghề là một trong năm trọng tâm tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Chính vì vậy Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có Nghị quyết 01/NQ-TU ngày 5 tháng 6 năm 2001 về phát triển nghề, làng nghề; UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích để phát triển làng nghề: Quyết định 03/2008/QĐ-UBND, ngày 07/4/2008 về trình tự thủ tục và tiêu chuẩn công nhận làng nghề; Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 02/11/2007 của UBND tỉnh về tiêu chuẩn, qui trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng 32
  • 34. danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú ngành thủ công mỹ nghệ; Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND, ngày 06/11/2009 về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, đến nay hoạt động của làng nghề đã có nhiều thay đổi do phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, sự hình thành phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã thu hút nhiều dự án đầu tư trong đó có cả dự án đầu tư nước ngoài. Cùng với đó trên thị trường đã hình thành nhiều loại hình dịch vụ mới, trong đó có dịch vụ lao động nước ngoài, v.v... Chính vì vậy làm cho một số làng nghề đến nay không còn tồn tại hoặc phát triển theo chiều hướng khác. Để kịp thời động viên khuyến khích các địa phương làm tốt công tác phát triển nghề, làng nghề ngày 18/12/2013 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2838/QĐ-UBND công nhận làng Trung Thôn 2, xã Kim Trung, huyện Hưng Hà đủ tiêu chuẩn làng nghề và xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy đạt tiêu chuẩn xã nghề. Tính đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã có 242 làng nghề và 8 xã nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận. Trong tình hình hiện nay việc phát triển nghề, làng nghề còn gặp những khó khăn nhất định. Song với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, cùng với cơ chế chính sách khuyến khích của tỉnh và sự nỗ lực của các địa phương, trong thời gian tới nghề và làng nghề của tỉnh sẽ duy trì và phát triển theo hướng bền vững. 1.3.3. Kinh nghiệm phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại Gốm Bát Tràng Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10 km về phía Đông Nam. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, gốm Bát Tràng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ 33
  • 35. thờ, đồ trang trí. Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm bát tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước như các loại ấm, chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các loại vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện... và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và men sứ đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc... Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất gốm sứ Bát Tràng đang áp dụng mô hình kinh doanh theo kiểu cộng tác, liên kết, thường khoảng 5-7 nhà với nhau phổ biến kinh nghiệm, tay nghề, bí quyết. Liên kết các nhà sản xuất gốm sứ hiện là cách tốt nhất để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thực hiện mở rộng sản xuất trong điều điều kiện nguồn vốn còn hạn chế mà vẫn có thể sẵn sàng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn. Mới đây, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng đã thành lập trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng và tiến hành xây dựng thương hiệu “Bát Tràng Việt nam - 1.000 năm truyền thống”. Ngoài ra, mô hình kết hợp sản phẩm địa phương với du lịch và xuất khẩu tại chỗ đang phát huy hiệu quả cao của làng gốm Bát Tràng. Có thể nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của làng gốm Bát Tràng là một minh chứng cho sự phát triển kinh tế cũng như sự hội nhập của các làng nghề hiện nay. Nhưng có một vấn đề là bên cạnh sự phát triển đó, Bát Tràng lại đang đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường 34
  • 36. đáng báo động. Theo người dân thì hiện nay cả làng có hơn 1.000 lò gốm trong đó chỉ có chưa đầy 30% số hộ sử dụng lò nung khí gas, còn lại người dân vẫn dùng những lò nung bằng than. Việc sử dụng than trong sản xuất kéo theo đó hàng loạt phế phẩm từ than như xỉ than, khói bụi... làm cho bầu không khí ở Bát Tràng luôn trong tình trạng âm u, khét lẹt bởi khói và bụi. Trước thực trạng này, chính quyền sở tại đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình hình trong đó có việc chuyển đổi sang nung bằng gas. Tuy nhiên, kết quả cũng chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn do việc đầu tư cho một dây chuyền công nghệ nung gas rất tốn kém trong khi đó hầu hết các cơ sở làm gốm ở đây đang còn ở quy mô rất nhỏ, kinh phí không nhiều và trên thực tế thì những sản phẩm gốm đòi hỏi kỹ thuật thủ công thì chỉ có những lò than mới đáp ứng được. 1.3.4. Kinh nghiệm phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tại tỉnh Thừa Thiên Huế Quá trình hình thành, phát triển nghề và làng nghề TCMN Thừa thiên Huế trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi. Những năm từ 1975 đến 1989, nhiều nghề truyền thống đã mai một do không còn phù hợp với đời sống xã hội, nhưng cũng có một số nghề và làng nghề phát triển mạnh, phục vụ đời sống nhân dân dịa phương, giải quyết việc làm và tham gia xuất khẩu. Giai đoạn này, với hàng nghìn cơ sở sản xuất hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, hộ cá thể thu hút hơn 20.000 lao dộng, hàng năm ngành nghề TTCN truyền thống và TCMN đã sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu sang Liên Xô, các nước Đông Âu như : hàng thêu khăn trải giường, dép thêu, thảm len, dệt kim, may mặc, đan len, nón lá, hàng mây, mành tre, chổi đót, mộc dân dụng, mộc điêu khắc, mỹ nghệ chạm khảm, sơn mài, đúc đồng, giày dép da, chế biến lương thực, thực phẩm, cơ kim khí... đem lại giá trị sản xuất và xuất khẩu hàng chục triệu đôla, chiếm trên 45% giá trị tổng sản 35
  • 37. lượng toàn ngành kinh tế của thành phố. Từ những năm 1990, khi nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường, các cơ sở sản xuất thủ công truyền thống không chuyển biến kịp với sự biến động của thị trường đã tự tan rã, số lượng lao động còn lại không quá 2.000 người, giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu giảm sút mạnh.. Một số nghề cũng mai một dần như thám len, đúc đồng, thêu ren, chổi đót, mây tre, đan len, nón lá...Những năm gần đây, ngành du lịch phát triển cùng với những tiềm năng, lợi thế về các giá trị văn hoá, nghệ thuật cùng với sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, các cấp chính quyền địa phương, các ngành nghề thủ công truyền thống Thành phố đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực, nhiều nghề và làng nghề đã và đang khôi phục phát triển trở lại như mộc mỹ nghệ, đúc đồng mỹ nghệ, thêu tay truyền thống, kim hoàn, mỹ nghệ chạm khảm, sơn son thếp vàng, mộc nhà rường, khảm sành sứ, tôm chua, mè xửng, chế biến thực phẩm đặc sản. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm phát triển ngành thủ công mỹ nghệ cho huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội Để phát triển ngành TCMN, bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội như sau: - Phát triển ngành TCMN cần có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Nhà nước, của địa phương. Nhà nước và chính quyền địa phương cần ban hành những quy định pháp chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đồng thời hỗ trợ về tài chính và tiếp cận nguồn vốn, tạo nền tảng và động lực cho các doanh nghiệp trong ngành TCMN phát triển. Xây dựng cơ chế, chính sách cho các hộ sản xuất TCMN vay vốn không cần thế chấp. Những hỗ trợ toàn diện đối với các nghề TCMN, từ đảm bảo nguồn nguyên liệu, đào tạo lao động đến cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm,... sẽ tạo điều kiện cho ngành TCMN phát triển bền vững. 36
  • 38. - Tập trung phát triển các ngành, làng nghề thủ công mỹ nghệ mà địa phương có thế mạnh. Đó có thể là những mặt hàng mà địa phương có kinh nghiệm, truyền thống lâu đời, có trình độ lao động lành nghề với kỹ năng và kinh nghiệm riêng nhằm tạo ra những mặt hàng mang nét đặc sắc và chất lượng cao. Đó cũng có thể là những mặt hàng TCMN mới phát triển nhưng địa phương có ưu thế trong việc sản xuất như công nghệ, nguyên liệu,…. Điều này tạo ra giá trị sản phẩm cao, tăng hiệu quả kinh doanh của mặt hàng này. - Kết hợp các mô hình sản xuất theo kiểu liên kết các cụm gia đình lại để mang lại hiệu suất lao động cao hơn và có thể trao đổi được các bí quyết và học hỏi lẫn nhau. Trong khi đó, tiến hành phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa, tạo ra chuỗi dây chuyền cung ứng, sản xuất, tiêu thụ khép kín, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, cần phải chú trọng phát triển ngành TCMN kết hợp với bảo vệ môi trường. - Cần có chính sách thu hút, đào tạo nguồn lao động có tay nghề, trình độ cao để phát triển ngành thủ công mỹ nghệ. Tăng cường việc đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, trình độ tay nghề cho người lao động thông qua các trung tâm đào tạo, các viện nghiên cứu. Đồng thời phải xây dựng và phát triển các trung tâm đào tạo nghề bậc cao thay vì đào tạo nghề mới như hiện nay. Bên cạnh đó, cần giáo dục thế hệ trẻ biết giữ gìn văn hoá truyền thống cũng như tôn vinh nghệ nhân, những người trực tiếp làm nên những sản phẩm thủ công độc đáo - Vận dụng kết hợp giữa ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào ngành nghề sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống để tăng năng suất lao động mà vẫn giữ được nét truyền thống tinh hoa của dân tộc Việt. - Phát triển các nghề TCMN, đặc biệt là các làng nghề phải xuất phát từ những chính sách bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống; pháttriển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch làng nghề. 37
  • 39. * * * Ngành nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ đang có vai trò rất lớn trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Ngành thủ công mỹ nghệ tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ sẽ tạo ra lợi thế trong xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, phát triển ngành du lịch, đồng thời góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc. Tuy nhiên, ngành nghề này đang đối mặt với nhiều khó khăn như: cạn kiệt nguồn nguyên liệu, chất lượng nguồn lao động thấp, ô nhiễm môi trường, mai một các giá trị truyền thống...Do đó, cần có sự chung tay, chung sức của các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương, khối doanh nghiệp, các nghệ nhân và người lao động để thiết lập một hệ thống giải pháp toàn diện mang tính khả thi nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những tiềm năng để ngành thủ công mỹ nghệ tiếp tục tồn tại và đóng góp xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. 38
  • 40. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội 2.1.1. Những điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội - Vị trí địa lý của Huyện có nhiều đặc điểm thuận lợi cho phát triển ngành thủ công mỹ nghệ. Huyện Chương Mỹ là một huyện ngoại thành của Thủ đô, nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20km. Trên địa bàn huyện, giao thông tương đối thuận lợi cho giao thương. Điều kiện vị trí địa lý cách không xa trung tâm Thủ đô nên huyện Chương mỹ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với khoa học công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến, vốn kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm cho phát triển ngành TCMN. - Quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn Huyện đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành TCMN. Tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 3.966,6 tỷ đồng = 99,8 % so với KH, tăng 13,4% so cùng kỳ. Trong đó giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN- XDCB đạt 2.359 tỷ đồng =100% so với KH tăng 14,8% so với cùng kỳ; trong đó giá trị Công nghiệp - TTCN đạt 1.269 tỷ đồng. Toàn huyện hiện có 01 KCN Phú Nghĩa với diện tích 170ha; đã quy hoạch lại các cụm CN trình UBND thành phố, dự kiến xây dựng 04 cụm CN: Ngọc Sơn (31ha), Đông Phú Yên (75ha), Nam Tiến Xuân (50ha), Mỹ Văn (31ha); đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước về đầu tư xây dựng phát triển công nghiệp -TTCN có hiệu quả. Trên địa bàn huyện có trên 600 doanh nghiệp 39
  • 41. CN-TTCN và trên 12.089 cơ sở sản xuất TTCN cá thể đang hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, thu hút lao động trên địa bàn vào sản xuất. Tiếp tục tổ chức thực hiện quy hoạch các cụm CN; xây dựng HTKT khu CN. Phú Nghĩa; đôn đốc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và đường vào cụm CN Ngọc Sơn, chuyển 165 lò gạch thủ công sang công nghệ tiên tiến lò Tuylen và lò Hôpman, lò nung liên tục kiểu đứng; giải quyết các vướng mắc khi thực hiện quy hoạch HTKT khu CN Phú Nghĩa. Nhờ phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Huyện nên các cơ sở sản xuất TTCN trong đó có các cơ sở sản xuất TCMN ngày càng tăng do các doanh nghiệp, cá nhân bỏ vốn đầu tư. Năng lực vốn, công nghệ và quản lý, điều hành của các cơ sở sản xuất hàng TCMN ngày càng tăng. - Nguồn dân lực của Huyện khá dồi dào, trong khi đó chính quyền huyện có chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã tạo điều kiện đáp ứng nguồn nhân lực cho ngành TCMN. Dân số trên toàn Huyện khoảng 29,5 vạn người. Huyện Chương Mỹ rất coi trọng nhân tố con người nên đã có những đầu tư xác đáng và hợp lí cho việc xây dựng, đổi mới hạ tầng và trang thiết bị cho ngành giáo dục - đào tạo. Hiện nay, toàn huyện có 100% trường THCS, tiểu học và trên 80% trường mầm non được xây dựng kiên cố, cao tầng. Với khoảng cách địa lý gần Thủ đô nên nguồn nhân lực của Huyện có điều kiện để tiếp cận với các cơ sở đào tạo lớn và chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Cơ sở hạ tầng của Huyện được quan tâm phát triển tạo điều kiện cho phát triển ngành TCMN. Chương Mỹ còn được biết đến với thành tích xây dựng cơ sở hạ tầng khá ấn tượng: điện – đường – trường – trạm phát triển đồng bộ, 100% các xã, thị trấn được trang bị máy tính, nối mạng Internet, có điểm bưu điện – văn hóa. - Huyện Chương mỹ có thế mạnh về nghề thủ công truyền thống. 40
  • 42. Là một huyện thuần nông của đồng bằng Bắc bộ nên Huyện có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời. Huyện có lợi thế rất lớn với nghề thủ công truyền thống là sản xuất hàng mây tre giang xuất khẩu. 2.1.2. Khái quát về phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Với những phát triển như trên, huyện Chương Mỹ đã phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và dịch vụ. Do vậy, trong các năm qua, ngành TCMN trên địa bàn Huyện đã có những bước phát triển nhất định. Hiện nay toàn huyện có 160 làng có nghề/ 214 làng trong toàn huyện, đạt 74,77%; Trong đó, làng nghề Mây tre đan là phổ biến nhất: 27 làng, chiếm 87,09 %; còn lại là các làng nghề chế biến nông, lâm sản, làm nón lá, thêu may xuất khẩu, mộc.... Nghề mây tre giang đan là nghề cổ truyền của huyện, hiện nay có 32/32 xã, thị trấn có nghề này. Đã thu hút trên 50.000 hộ, trên 120.000 lao động; trong 150 doanh nghiệp có 75 doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH sản xuất nghề mây tre giang đan. Hàng mây tre giang đan của huyện Chương Mỹ đã được phát triển nhiều nơi trong nước và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các nước EU... huyện đang triển khai thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề kết hợp với du lịch Phú Vinh- Phú Nghĩa đã được phê duyệt. Đây là một trong ba dự án lớn của Thành Phố về làng nghề nhằm phát triển làng nghề gắn với du lịch làng nghề. 2.2. Đánh giá thực trạng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội 2.2.1. Thành tựu phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội Thứ nhất, ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng nhất định về mặt lượng. - Có sư gia tăng các làng nghề thủ công mỹ nghệ và mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại Huyện 41
  • 43. Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, thành phố Hà Nội mở rộng là nơi có nhiều làng nghề đang hoạt động, đặc biệt là làng nghề truyền thống. Trong đó huyện Chương Mỹ cũng là một trong những nơi cần thiết và có điều kiện phát triển làng nghề truyền thống. Những năm gần đây đặc biệt là sau khi huyện Chương Mỹ sáp nhập vào thành phố Hà Nội thì làng nghề ở Chương Mỹ đã và đang được khôi phục, phát triển. Huyện Chương Mỹ hiện có 174 làng nghề, chủ yếu là mây tre đan. Các làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ được coi là một trong những cụm làng nghề lớn nhất Thành phố. Chỉ riêng trong vùng chậm lũ của huyện Chương Mỹ đã có 21 làng nghề làm mây tre đan xuất khẩu, trong tổng số 31 làng nghề trong vùng. Các sản phẩm mây tre đan truyền thống chủ yếu được sản xuất tập trung ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Trung Hòa… Các làng nghề truyền thống còn lại gồm nhóm nghề thêu, nón lá, điêu khắc, mộc, chế biến nông sản, trong đó nghề nón lá có 5 làng, tập trung ở các xã Văn Võ, Đông Phương Yên, Đồng Phú, Tiên Phương, Phú Vinh; nghề mộc, điêu khắc có 1 làng, nghề thêu 1 làng, chế biến nông sản 1 làng. Hiện nay, Sở Công Thương Hà Nội và huyện Chương Mỹ đang xây dựng đề án phát triển 20 làng thuần nông của Huyện thành làng có nghề và phát triển mới 36 làng nghề [25, tr4]. Do chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề của các cấp chính quyền địa phương nhưng quan trọng hơn là do sức ép về kinh tế mà các làng nghề ở Chương Mỹ ngày càng phát triển và phục hồi nhanh chóng. - Sản lượng tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại địa bàn huyện ngày càng tăng. Đi sâu vào phân tích tình hình biến động về sản xuất và tiêu thụ mặt hàng mây tre giang đan là mặt hàng chủ đạo của huyện Chương Mỹ giai đoạn 2011 - 2013 qua bảng số liệu [2.1]. 42
  • 44. Về quy mô trao đổi thương mại ngành hàng thủ công mỹ nghệ ở Huyện Chương Mỹ qua số liệu nêu trên ta nhận thấy: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm mây tre giang đan, là mặt hàng chủ lực của sản phẩm TCMN trên địa bàn huyện có xu hướng tăng trưởng, cụ thể: năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là 6.852.000 sản phẩm, tương ứng với tốc độ tăng trưởng sản phẩm là 5,54%; Năm 2013 tăng lên so với năm 2012 là 17.840.000 sản phẩm, tương ứng với tốc độ tăng là 13,67% [23]. Bảng 2.1: Tình hình biến động về số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ mặt hàng mây tre giang đan ở huyện Chương Mỹ giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị: Sản phẩm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số lượng % Số lượng % 123.648.000 130.500.000 148.340.000 +6.852.000 +5,54 +17.840.000 +13,67 (Nguồn: Báo cáo phát triển ngành TCMN huyện Chương Mỹ) Nhìn chung, quy mô sản xuất kinh doanh và thương mại ngành hàng thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ có chiều hướng mở rộng trong giai đoạn 2011 - 2013 mặc dù gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vẫn đang diễn ra. Những năm gần đây, khi nền kinh tế có dấu hiệu bắt đầu phục hồi thì tình hình kinh doanh mặt hàng TCMN cũng có dấu hiệu khởi sắc hơn. - Số lượng cơ sở kinh doanh ngành TCMN trên địa bàn Huyện không ngừng tăng qua các năm. Hình thức sản xuất: các làng nghề ở Chương Mỹ hiện nay đều xuất phát từ sự khôi phục và phát triển các làng nghề đã tồn tại lâu đời. Do vậy, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu ở các làng nghề là sản xuất hộ gia đình, các năm gần đây mới xuất hiện các hình thức HTX kinh doanh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và các Doanh nghiệp cùng với sự xuất hiện của những làng nghề mới. 43
  • 45. Hộ gia đình là hình thức chủ yếu trong sản xuất của làng nghề truyền thống. Do tính chất của nghề phù hợp, việc tạo ra sản phẩm tăng thu nhập cho người dân lúc nông nhàn và số vốn bỏ ra cũng không nhiều hoặc nếu cần vốn nhiều thì có thể vay vốn ngân hàng, địa phương, hay các tổ chức xã hội khác. Hoạt động sản xuất chủ yếu là khoán sản phẩm. Còn ở các hình thức Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, HTX thì không chỉ là nơi sản xuất tập trung mà còn là nơi thu gom các sản phẩm làng nghề và tìm thị trường tiêu thụ, các hình thức này còn có vai trò lớn trong việc tiếp nhận các đơn đặt hàng để giao cho các hộ gia đình sản xuất. Toàn huyện hiện có 10 DN có vốn đầu tư nước ngoài; 20 DN của TW và Thành Phố, 250 Cty TNHH, DN tư nhân và 12.000 cơ sở sản xuất cá thể, giải quyết 9.500 lao động thường xuyên và 25.000 lao động thời vụ [23]. Thứ hai, chất lượng ngành thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã có sự cải thiện. - Năng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng được nâng cao: + Quy mô vốn kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng TCMN ngày càng mở rộng. Vốn là yếu tố tiên quyết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh do vậy các cơ sở kinh doanh TCMN thường xuyên chú trọng tới công tác huy động vốn, nhằm gia tăng năng lực cho hoạt động kinh doanh của mình. Xem xét cụ thể tình hình tăng trưởng vốn kinh doanh ở một số cơ sở sản xuất kinh doanh tiêu biểu của Huyện, ta thấy như sau: Xí nghiệp mây tre đan Ngọc Sơn là một doanh nghiệp được đánh giá là lớn, đầu ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ, trong giai đoạn 2011 - 2013 vẫn đứng vững và tăng trưởng vốn kinh doanh. Năm 2011, tổng vốn kinh doanh ở mức 52.000 triệu. Năm 2012, vốn kinh doanh 44
  • 46. trong năm 2012 tăng lên 54.000 triệu đồng và năm 2013, vốn kinh doanh cũng tăng lên mức 60.000 triệu [27]. Bảng 2.2: Đánh giá kết quả kinh doanh của Xí nghiệp MTĐ Ngọc Sơn giai đoạn 2011- - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/_ % Tổng giái trị sản xuất 176.560 240.890 270.897 +64.329 +36,43 +30.007 +12,46 Lợi nhuận sau thuế 5.587 7.825 8.950 +2.238 +40,06 +1.124 +14,37 Vốn kinh doanh 52.000 54.000 60.000 +2000 +3,85 +6.000 +11,11 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Xí nghiệp MTĐ Ngọc Sơn) Đối với công ty TNHH thủ công mỹ nghệ Hà Linh – một doanh nghiệp thuộc loại quy mô vừa trong ngành hàng TCMN ở huyện Chương Mỹ. Với mức vốn kinh doanh năm 2011 là 11.000 triệu đồng, được mở rộng ở các năm 2012 thành 11.500 triệu đồng và đến năm 2013 vốn kinh doanh lên tới 13.000 triệu đồng. Quy mô sản xuất kinh doanh tăng lên với tốc độ bình quân trong 2 năm 2012 và 2013 là 4,55% và 13,04% [8]. Bảng 2.3: Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ Hà Linh Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Doanh thu thuần 32.643 34.560 40.567 +1.917 +5,87 +6.006 +17.38 Lợi nhuận sau thuế 783 812 1.014 +28 +3,67 +202 +24,87 Vốn kinh doanh 11.000 11.500 13.000 +500 +4,55 +1.500 +13,04 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ Hà Linh) Đối với Công ty TNHH An Thịnh – một doanh nghiệp nhỏ trong ngành cũng đã chú trọng tới công tác mở rộng quy mô kinh doanh, cụ thể vốn kinh 45
  • 47. doanh được tăng dần lên qua các năm từ 1.500 triệu đồng năm 2011 lên đến 1.700 triệu đồng năm 2013, tương ứng với tốc độ tăng trưởng quy mô kinh doanh là 6,25%/năm [7]. Bảng 2.4: Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty TNHH An Thịnh Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Doanh thu thuần 3.776 3.787 4.256 +10 +0,27 +469 +12,40 Lợi nhuận sau thuế 79 81 97 +2 +2,66 +16 +20,25 Vốn kinh doanh 1.500 1.600 1.700 +100 +6,67 +100 +6,25 (Nguồn Báo cáo tài chính Công ty TNHH An Thịnh) + Các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN đã tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động và tăng chất lượng sản phẩm. Công nghệ trang thiết bị sản xuất cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng. Công nghệ của các làng nghề ở Chương Mỹ chủ yếu vẫn là phương pháp thủ công truyền thống, với kinh nghiệm sản xuất mà ông cha đã để lại. Công cụ thô sơ do người lao động tự sản xuất ra và có sự kết hợp với cơ giới hoá từng bộ phận. Hiện nay, trong các làng nghề Chương Mỹ, người lao động đã nhận thấy được cái lợi thực sự của áp dụng khoa học kỹ thuật, thiết bị cơ khí vào sản xuất nhưng ở các hộ gia đình sản xuất thì họ vẫn chưa thể đầu tư mua sắm công cụ sản xuất mới mà chủ yếu vẫn dùng những dụng cụ đã từ lâu đời. Và sự đổi mới, đầu tư mua sắm trang thiết bị sản xuất chủ yếu diễn ra tại các HTX và các doanh nghiệp. Ở các làng nghề mây tre đan áp dụng khoa học công nghệ mới về chống mối mọt tre của viện khoa học và công nghệ Việt Nam để giúp bảo quản các sản phẩm bằng tre khỏi mọt, mối một cách hiệu 46