SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THU TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT,
PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG
ĐẤT TRỒNG CHÈ TẠI XÃ MINH LẬP, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính môi trường
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2011 - 2015
Thái Nguyên, 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THU TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT,
PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG
ĐẤT TRỒNG CHÈ TẠI XÃ MINH LẬP, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính môi trường
Lớp : K43 – ĐCMT N01
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Nhuận
Thái Nguyên, 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THU TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT,
PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG
ĐẤT TRỒNG CHÈ TẠI XÃ MINH LẬP, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính môi trường
Lớp : K43 – ĐCMT N01
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Nhuận
Thái Nguyên, 2015
ii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng chè của một số vùng trồng chè chủ yếu ở Việt
Nam trong những năm gần đây (số liệu trung bình) ..................................15
Bảng 2.2: Lượng phân bón tiêu thụ trên toàn thế giới (Đơn vị : triệu tấn).............19
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm so sánh...................................29
Bảng 4.1: Tài nguyên đất.............................................................................................31
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của xã Minh Lập giai đoạn 2011-
2013.................................................................................................................38
Bảng 4.3: Số cơ sở kinh doanh , buôn bán thuốc BVTV và Phân hóa học............40
Bảng 4.4: các loại thuốc mà người dân sử dụng cho cây chè..................................41
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân......................................42
Bảng 4.6: Nhu cầu sử dụng phân bón của khu vực ..................................................43
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng phân bón của khu vực................................................44
Bảng 4.8: Người dân và những vấn đề liên quan tới thuốc BVTV và phân hóa học
.........................................................................................................................44
Bảng 4.9: Kiến thức của người dân khi chọn thời tiết đi phun thuốc BVTV cho
cây trồng. ........................................................................................................46
Bảng 4.10: Hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khỏe trong sử dụng thuốc BVTV
.........................................................................................................................47
Bảng 4.11: Thực trạng sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV và sử
dụng phân hóa học của người dân trong khu vực.......................................48
Bảng 4.12: Mức độ hiểu biết về cách pha thuốc BVTV và sử dụng phân bón của
người dân trước khi sử dụng.........................................................................49
Bảng 4.13: Cách xử lý bao bì thuốc BVTV và phân hóa học sau khi sử dụng của
người dân........................................................................................................50
iii
Bảng 4.14: Mức độ tham gia buổi tập huấn sử dụng thuốc BVTV, BVMT và nhận
thức của người dân đối với việc sử dụng thuốc BVTV .............................51
Bảng 4.15: Đánh giá nồng độ pH, Nts, Pts đất tại xã Minh Lập theo tiêu chuẩn Việt
Nam.................................................................................................................52
Bảng 4.16: Đánh giá lượng mùn trong đất tại xã Minh Lập theo thang đánh giá
mùn cho đất đồi núi Việt Nam .....................................................................55
Bảng 4.17: Thang đánh giá mùn cho đồi núi Việt Nam...........................................56
Bảng 4.18: Bảng kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV tại xã Minh Lập......56
Bảng 4.19: Thực trạng các triệu chứng cơ năng của người dân có thể bị ảnh hưởng
do sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học..................................................57
Bảng 4.20: Tỷ lệ một số bệnh thường gặp có thể bị ảnh hưởng do sử dụng thuốc
BVTV và phân hóa học tại xã Minh Lập – Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................................58
Bảng 4.21: Hiện trang môi trường khu vực nghiên cứu...........................................59
iv
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường đất..............23
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
BVTV Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
BVMT Bảo vệ môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật
HST Hệ sinh thái
KHKT Khoa học kỹ thuật
FAO Tổ chức nông lương Thế giới
Nts Đạm tổng số
Pts Lân tổng số
TCMT Tiêu chuẩn môi trường
UBND Ủy Ban Nhân Dân
WTO Tổ chức Y tế Thế Giới
HCBVTV Hợp chất bảo vệ thực vật
vi
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................v
MỤC LỤC.....................................................................................................................vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài...................................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................................4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .....................................................................................................10
2.2. Tổng quan về đất trồng chè..................................................................................11
2.2.1. Các loại đất trồng chè chính .............................................................................11
2.2.2. Yêu cầu về tính chất của đất trồng chè............................................................12
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................14
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới..............................................14
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam ..............................................14
2.3.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới................................................16
2.3.4. Tình hình sử thuốc BVTV ở Việt Nam...........................................................16
2.3.5. Tình hình sử dụng phân bón hóa học trên thế giới........................................19
2.3.6. Tình hình sử dụng phân bón hóa học ở Việt Nam .........................................20
2.4. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa học đến
môi trường đất và sức khỏe con người.......................................................21
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp đại học,
ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
các cá nhân trong và ngoài trường.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo
trong khoa Quản lý tài nguyên cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập
ở trường.
Để đạt được kết quả này tôi xin trân thành cảm ơn thầy T.S Nguyễn
Đức Nhuận – giảng viên khoa Quản lý tài nguyên – Giáo viên hướng dẫn tôi
trong quá trình thực tập. Thầy đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo, tháo gỡ những
vướng mắc, hướng dẫn tận tình cho tôi để tôi có thể hoàn thành báo cáo
thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Thầy luôn theo dõi sát sao quá
trình thực tập và cũng là người truyền động lực giúp tôi hoàn thành tốt đợt
thực tập của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ và bà
con ở xã Minh Lập - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên; các cán bộ và bà
con trong xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội dung
đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày...tháng 05 năm 2015
Sinh viên
viii
4.3. Tình hình quản lý sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học cho cây chè tại khu
vực điều tra.....................................................................................................38
4.3.1. Tình hình quản lý thuốc BVTV và phân hóa học cho cây chè tại khu vực
điều tra ............................................................................................................38
4.3.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng thuốc BVTV
và phân hóa học của khu vực vực xã Minh Lập- Huyện Đồng Hỷ- Tỉnh
Thái Nguyên...................................................................................................39
4.3.3. Tình hình quản lý kinh doanh. Buôn bán thuốc BVTV và phân hóa học trên
địa bàn xã Minh Lập – Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên..................40
4.4. Thực trạng sử dụng và hiểu biết của người dân về thuốc BVTV và phân hóa
học...................................................................................................................41
4.4.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây chè tại khu vực điều tra ...............41
4.4.2.Tình hình sử dụng phân hóa học cho cây chè tại khu vực điều tra................43
4.4.3. Thực trạng hiểu biết và cách sử dụng của người dân về thuốc BVTV ........44
4.5. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân hóa học tới môi trường đất..52
4.6. Ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân hóa học tới sức khỏe con người ........56
4.7. Đề xuất một số biện pháp sử dụng hợp lý thuốc BVTV và phân bón hóa học
.........................................................................................................................59
4.7.1. Biện pháp sử dụng hợp lý thuốc BVTV..........................................................59
4.7.2. Các cách bón phân hợp lý cho cây chè............................................................61
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................64
5.1. Kết luận..................................................................................................................64
5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................67
PHỤ LỤC
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Xưa nay khi nói đến trà Việt, người ta thường hay nghĩ ngay đến trà
Thái Nguyên. Với diện tích trồng chè khoảng 17.660 ha, đứng thứ hai cả nước
(sau Lâm Đồng), Thái Nguyên nằm trong vùng trồng chè lâu đời của Việt
Nam. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái nguyên có nhiều
khả năng phát triển nghành trồng chè. Cây chè được coi là cây kinh tế mũi
nhọn của tỉnh Thái Nguyên. Sản phẩm chè là thức uống có giá trị dinh dưỡng
cao, nó không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu ra
nước ngoài, đưa lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế nước nhà. Vớí khí hậu nhiệt
đới ẩm mưa nhiều, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển nghành trồng
chè nhưng đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng
nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại
gây hại.
Phương pháp phổ biến của người dân khi cây trồng xuất hiện sâu bệnh
là sử dụng thuốc BVTV. Với khả năng diệt trừ dịch hại nhanh, dễ sử dụng có
thể ngăn chặn các đợt dịch trong thời gian ngắn, có hiệu quả mọi lúc mọi nơi,
dễ dàng mua bán trao đổi, đôi khi thuốc BVTB còn là giải pháp duy nhất. Nếu
sử dụng đúng mục đích, đúng kĩ thuật và có sự chỉ đạo đồng bộ, thuốc BVTV
sẽ đem lại hiệu quả tốt trong quản lý dịch hại cây trồng và bảo vệ nông sản.
Do vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh
bảo vệ cây trồng vẫn là biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với thuốc
BVTV thì phân bón hóa học cũng là yếu tố rất quan trọng để cây trồng phát
triển một cách thuận lợi, cho hiệu quả năng suất cao.
2
Thuốc BVTV và phân hóa học là một trong những chất hóa học do con
người tạo ra, ngoài những mặt lợi nó cũng gây ra những ảnh hưởng và khó
khăn do quá lạm dụng gây ra những ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường
đặc biệt là môi trường đất. Đây là vấn đề cần được quan tâm, vì mỗi năm
lượng phân bón hóa học và thuốc BVTV được sử dụng là không hề nhỏ,
những hệ lụy tới môi trường là không thể tránh khỏi. Những năm gần đây,
vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được các
nhà khoa học và các nhà quản lý môi trường quan tâm. Tuy nhiên thực trạng
ngày càng trầm trọng và đã trở thành “vấn nạn” vì luôn thiếu các biện pháp và
chế tài cụ thể. Minh Lập là một trong số những vùng sản xuất chè được đánh
giá là vùng đất sản xuất chè ngon đặc biệt ở Thái Nguyên. Cây chè đã có mặt
trên đất Minh Lập từ trước năm 1960, với thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp,
người dân lại có kinh nghiệm trồng chè nên chè ở đây có hương vị đặc trưng
khó lẫn, đó là loại chè rất đậm và nịnh hương. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc
BVTV và phân hóa học trong vài năm gần đâycủa người dân đã gây ra những
ảnh hưởng không tốt đến môi trường.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Quản lý tài nguyên, tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón hóa học và ảnh hưởng của nó đến môi trường đất trồng chè tại
xã Minh Lập, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.
- Đánh giá hiểu biết, tình hình sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học
và ảnh hưởng của việc ô nhiễm thuốc BVTV, phân bón hóa học đến môi
trường đất cũng như tới sức khỏe của người dân.
3
- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc xử dụng thuốc BVTV và phân hóa học
đến đặc điểm, tính chất của đất.
- Trên cơ sở đánh giá để đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô
nhiễm do thuốc BVTV và phân bón hóa học, nâng cao ý thức người dân cũng
như hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV, phân bón hóa học tại địa phương.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra
phải trung thực, chính xác, đảm bảo độ tin cậy.
- Việc phân tích mẫu phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.
- Đánh giá đúng thực trạng sử dụng thuốc BVTV và phân bón hoá học
trên địa bàn nghiên cứu.
- Các đề nghị, kiến nghị phải có tính khả thi với điều kiện kinh tế xã hội
của địa phương.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận
* Khái niệm đất: "Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch
quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí,
sinh vật".
Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và
các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v... Thành phần
chính của đất được trình bày trong hình sau:
Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có
thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:
- Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau.
- Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh
dưỡng của đất.
- Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.
- Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên.
- Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá.
- Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi. [15].
* Khái niệm chất độc:
Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ cũng có thể
gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật, phá hủy
nghiêm trọng chức năng của cơ thể làm cho sinh vật ngộ độc hoặc chết.
(Nguyễn Đức Thạnh và cs, 2010) [8].
* Khái niệm về độc tính:
Độc tính: Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở
một lượng nhất định của chất độc đó(Trần Oánh, 2007) [6]. Theo từ điển
Bách Khoa Việt Nam: Độc tính là tính gây độc của một chất đối với cơ thể
sinh vật. Độc tính được chia ra các dạng:
5
- Độc cấp tính: Chất độc xâm nhập vào cơ thể sinh vật gây nhiễm độc
tức thì, ký hiệu LD50 (Letal Dosis 50), biểu thị lượng chất độc (mg) đối với
1kg trọng lượng cơ thể có thể gây chết 50% cá thể vật thí nghiệm (thường là
chuột hoặc thỏ). Nếu chất độc lần với không khí (hơi độc hay ở trong nước)
thì được ký hiệu LC50 (Letal Concentration 50) biểu thị lượng chất độc (mg)
trong một m3
không khí hoặc một lít nước có thể gây chết 50% cá thể thí
nghiệm. LD50 và LC50 càng thấp chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao.
- Độc mãn tính (độc trường diễn): Chỉ khả năng tích lũy chất độc trong
cơ thể, khả năng gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng. (Trần
Oánh, 2007) [6].
* Khái niệm liều lượng:
Là lượng chất độc cần thiết tính bằng gam hay mg để gây tác động nhất
định lên trên cơ thể sinh vật trong nghiên cứu độc lý.
Liều lượng sử dụng: là liều lượng cần thiết dùng để phun trên diện tích
nhất định, được chia ra:
- Liều lượng hoạt chất: Là lượng thuốc nguyên chất cần thiết dùng cho
một đơn vị diện tích g, kg a.i với thuốc ở thể rắn, hoặc ml a.i với thuốc ở thể
lỏng.(a.i là đơn vị hoạt chất)
- Liều lượng thuốc thương phẩm: là lượng thuốc thương phẩm cần thiết
cho một đơn vị diện tích, được tính bằng g, kg, lít, ml thuốc thương phẩm
trên một đơn vị diện tích nào đó. (Nguyễn Đức Thạnh, 2010) [8].
* Khái niệm về thuốc BVTV:
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có
nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng
và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên
thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và
các tác nhân khác (Trần Văn Hải, 2008) [3].
6
* Phân loại thuốc BVTV:
Theo yêu cầu nghiên cứu và sử dụng có thể phân loại thuốc BVTV
thành các loại sau:
- Dựa vào đối tượng phòng chống:
+) Thuốc trừ sâu (Insecticide): Gồm các chất hay hỗn hợp các chất có
tác dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kì loại côn trùng nào có mặt
trong môi trường. Chúng được dùng để diệt trừ hoặc ngăn chặn tác hại của
côn trùng đến cây trồng cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người.
+) Thuốc trừ bệnh: Bao gồm các chất có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ, sinh
học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực vật) có tác dụng
diệt trừ hoặc ngăn ngừa các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản.
+) Thuốc trừ chuột (Rodenticide hay raticide): Là những hợp chất
vô cơ, hữu cơ hoặc nguồn gốc sinh học được dùng để diệt chuột và các
loài gặm nhấm.
+) Thuốc trừ nhện ( Acricide hay Miticide): Là những hợp chất chủ yếu
trừ nhện hại cây trồng, đặc biệt là nhện đỏ.
+) Thuốc trừ cỏ (Herbicide): Các chất được dùng để trừ các loài thực
vật cản trở sự sinh trưởng của cây trồng, các loài thực vật hoang dại mọc trên
đồng ruộng, quanh các công trình kiến trúc, sân bay đường sắt…và gồm các
thuốc trừ rong rêu trên đồng ruộng kênh mương. Đây là nhóm thuốc dễ gây
hại cho cây trồng nhất vì vậy khi sử dụng thuốc trong nhóm này cần đặc biệt
thận trọng.
+) Thuốc trừ tuyến trùng (Nematode): Các chất xông hơi và nội hấp
được dùng để sử lý đất trừ tuyến trùng trong đất, trong cây.
- Dựa vào con đường xâm nhập đến dịch hại:Tiếp xúc, xông hơi và nội hấp:
+) Thuốc có tác dụng tiếp xúc: Là những loại thuốc gây độc cho cơ thể
sinh vật khi chúng xâm nhập qua biểu bì của dịch hại.
ii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng chè của một số vùng trồng chè chủ yếu ở Việt
Nam trong những năm gần đây (số liệu trung bình) ..................................15
Bảng 2.2: Lượng phân bón tiêu thụ trên toàn thế giới (Đơn vị : triệu tấn).............19
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm so sánh...................................29
Bảng 4.1: Tài nguyên đất.............................................................................................31
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của xã Minh Lập giai đoạn 2011-
2013.................................................................................................................38
Bảng 4.3: Số cơ sở kinh doanh , buôn bán thuốc BVTV và Phân hóa học............40
Bảng 4.4: các loại thuốc mà người dân sử dụng cho cây chè..................................41
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân......................................42
Bảng 4.6: Nhu cầu sử dụng phân bón của khu vực ..................................................43
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng phân bón của khu vực................................................44
Bảng 4.8: Người dân và những vấn đề liên quan tới thuốc BVTV và phân hóa học
.........................................................................................................................44
Bảng 4.9: Kiến thức của người dân khi chọn thời tiết đi phun thuốc BVTV cho
cây trồng. ........................................................................................................46
Bảng 4.10: Hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khỏe trong sử dụng thuốc BVTV
.........................................................................................................................47
Bảng 4.11: Thực trạng sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV và sử
dụng phân hóa học của người dân trong khu vực.......................................48
Bảng 4.12: Mức độ hiểu biết về cách pha thuốc BVTV và sử dụng phân bón của
người dân trước khi sử dụng.........................................................................49
Bảng 4.13: Cách xử lý bao bì thuốc BVTV và phân hóa học sau khi sử dụng của
người dân........................................................................................................50
8
những nguyên tố cần thiết cho cây trồng gồm những nguyên tố đa lượng như
N, P, K là những nguyên tố vi lượng như Ca, Cu, Zn….để đáp ứng như cầu
phát triển, ra hoa kết trái và tăng năng xuất của cây trồng.
* Phân loại phân hóa học:
Có 3 loại phân bón cơ bản đó là: Phân đạm, phân lân, phân kali
+ Phân đạm: Là những hợp chất cung cấp nitơ cho cây. Phần lớn thực
vật không có khả năng đồng hóa nguyên tố N dưới dạng khí là N2
mà chủ yếu
dưới dạng muối nitrat. Phân đạm cung cấp N hóa cho cây dưới dạng ion NO3
-
và ion amoni NH4
+. Phân đạm có tác dụng kích thích các quá trình sinh
trưởng làm tăng tỉ lệ protein thực vật. Do đó, phân đạm giúp cho cây phát
triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả… Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh
giá bằng hàm lượng % N trong phân.
+ Phân lân: Là những hợp chất cung cấp P cho cây trồng dưới dạng ion
photphat. Phần lớn thực vật hấp thụ P dưới dạng muối đihidrophotphat. Loại
phân này cần cho cây trồng ở thời kì sinh trưởng, thúc đấy các quá trình sinh
hóa, trao đổi chất và năng lượng của cây. Độ dinh dinh dưỡng của phân lân
được đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có
trong thành phần của nó. Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng
photphorit và apatit.
+ Phân kali: Là những hợp chất cung cấp cho cây trồng nguyên tố K
dưới dạng ion K+. Phân K giúp cho cây hấp thu được nhiều đạm hơn, cần cho
việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu, tăng cường sức chống
chịu cho cây. Độ dinh dưỡng của phân K được đánh giá bằng hàm lượng %
K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó. Hai muối KCl và
K2SO4 được sử dụng nhiều nhất để làm phân K. Tro thực vật cũng là một loại
phân K vì có chứa K2CO3.
9
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường đất:
Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại
hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe
con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường. Đất được xem là ô
nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng
tự làm sạch của môi trường đất.
* Ô nhiễm môi trường đất do thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học:
+ Thuốc BVTV:
Thuốc BVTV chiếm một vị trí nổi bật trong các ô nhiễm môi trường.
Khác với các chất ô nhiễm khác, thuốc BVTV được rải một cách tự nguyện
vào môi trường tự nhiên nhằm tiêu diệt các ký sinh của động vật nuôi và con
người hay để triệt hạ các loài phá hại mùa màng.
Bản chất của nó là những chất hóa học diệt sinh học nên đều có khả
năng gây ô nhiễm môi trường đất. Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền
trong môi trường sinh thái nên nó tồn tại lâu dài trong đất, sau khi xâm nhập
vào môi trường, thời kì “nằm” lại đó, các nhà môi trường gọi là “thời gian bán
phân giải” được xác định như là cả thời gian nó trốn vào trong các dạng cấu
trúc sinh hóa khác nhau hoặc các dạng hợp chất liên kết trong môi trường sinh
thái đất. Mà các hợp chất mới này thường có độc tính cao hơn nó.
Tiêu diệt hệ động vật làm mất cân bằng sinh thái, thuốc trừ sâu bị rửa
trôi xuống thủy vực làm hại các động vật thủy sinh như ếch, nhái… Như vậy
vô tình chúng ta làm tăng thêm số lượng sâu hại vì đã diệt mất thiên địch của
chúng, vì vậy nó làm cho hoạt tính sinh học đất bị giảm sút.
+ Phân bón hóa học:
Phân hóa học được rải trong đất nhằm gia tăng năng suất cây trồng.
Nguyên tắc là khi người ta lấy đi của đất các chất cần thiết cho cây thì người
ta sẽ trả lại đất qua hình thức bón phân. Đây là loại hoá chất quan trọng trong
10
nông nghiệp, nếu sử dụng thích hợp sẽ có hiệu quả rõ rệt đối với cây trồng.
Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, sử dụng không đúng sẽ lợi bất cập hại, một
trong số đó là ô nhiễm đất. Nếu bón quá nhiều phân hoá học là hợp chất nitơ,
lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất,
qua phân giải chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho
mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử
dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng
nghiêm trọng.
Sự tích lũy cao các chất hóa chất dạng phân bón cũng gây hại cho môi
trường sinh thái đất về mặt cơ lý tính. Khi bón nhiều phân hóa học làm đất hở
nên chặt hơn, độ trương co kém, kết cấu vững chắc, không tơi xốp mà nông
dân gọi là đất trở nên “chai cứng”, tính thoáng khí kém hơn đi, vi sinh vật ít đi
vì hóa chất hủy diệt vi sinh vật.. (Vũ Hữu Yêm và cs, 2005) [10]
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Các quy định về quản lý, sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và
phân bón hóa học:
Luật BVMT của nước cộng hòa xã hội cchủ nghĩa Việt Nam số
29/2005/L – CTN.
Quyết định số 184/2006/QĐ – TTg ngày 10/08/2006 do thủ tướng
Chính phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các
chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
Quyết định số 89/2006/QĐ – BNN ngày 02/10/2006 về việc ban hành
quy định quản lý thuốc BVTV.
Quyết định số 63/2007/QĐ – BNN của bộ NN & PTNT về việc sử
đổi bổ sung một số điều của quy định vè quản lý thuốc BVTV ban hành
theo quyết định số 89/2006/QĐ – BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng
Bộ NN & PTNT.
11
Thông tư số 12/2011/TT – BTNMT ngày 14/04/2011 do Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường ban hành quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Thông tư 36/2011/TT – BNNPTNT ngày 20/05/2011 về ban hành
danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng
ở Việt Nam.
Thông tư số 10/2012/TT – BNNPTNT ngày 20/02/2012 về việc ban
hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử
dụng ở Việt Nam.
Thông tư số 36/2010TT- BNNPTNT ngày 24/06/2010 về việc Ban
hành quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón hóa học.
Các tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn môi trường để đánh giá:
+ TCVN 7373: 2004 Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng nito
tổng số trong đất Việt Nam.
+ TCVN 7374: 2004 Chất lượng đất – Giá trị về hàm lượng phốt pho
tổng số trong đất Việt Nam.
+ TCVN 7377: 2004 Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị pH trong đất Việt
Nam.
+ TCCS/PTH 14:2004.
2.2. Tổng quan về đất trồng chè
2.2.1. Các loại đất trồng chè chính
* Các loại đất trồng chè chính ở Việt Nam:
Cây chè phân bố ở các loại đất và địa hình rất đa dạng nhưng ở Việt
Nam chè được trồng ở những dạng đất chủ yếu:
+ Đất xám: Ở Việt nam trên bản đồ đất ký hiệu là X (ký hiệu theo FAO
- UNESCO là AC-Acrisols) bao gồm: Xám bạc màu, xám có tầng loang lổ,
xám Feralits, xám mùn trên núi là phù hợp cho trồng chè.
+ Đất đen: Ở Việt Nam ký hiệu R (theo FAO - UNESCO là Lv -
luvisols) trong đó đất nâu thẫm phát triển trên đá bazan là trồng chè tốt.
iii
Bảng 4.14: Mức độ tham gia buổi tập huấn sử dụng thuốc BVTV, BVMT và nhận
thức của người dân đối với việc sử dụng thuốc BVTV .............................51
Bảng 4.15: Đánh giá nồng độ pH, Nts, Pts đất tại xã Minh Lập theo tiêu chuẩn Việt
Nam.................................................................................................................52
Bảng 4.16: Đánh giá lượng mùn trong đất tại xã Minh Lập theo thang đánh giá
mùn cho đất đồi núi Việt Nam .....................................................................55
Bảng 4.17: Thang đánh giá mùn cho đồi núi Việt Nam...........................................56
Bảng 4.18: Bảng kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV tại xã Minh Lập......56
Bảng 4.19: Thực trạng các triệu chứng cơ năng của người dân có thể bị ảnh hưởng
do sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học..................................................57
Bảng 4.20: Tỷ lệ một số bệnh thường gặp có thể bị ảnh hưởng do sử dụng thuốc
BVTV và phân hóa học tại xã Minh Lập – Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................................58
Bảng 4.21: Hiện trang môi trường khu vực nghiên cứu...........................................59
13
+ Thành phần cơ giới: Đất thịt pha cát đến thịt nặng (theo phân loại
quốc tế) hay thịt nhẹ đến thịt nặng (theo phân loại của Liên xô cũ) là phù hợp
cho cây chè sinh trưởng. Loại đất này có chế độ nước và không khí điều hoà,
thuận lợi cho cây trồng phát triển rễ, cũng như các quá trình sinh, hoá học xảy
ra trong đất.
+ Mực nước ngầm: Phải > 1 m vì chè không chịu ngập nước lâu, những
nơi đất trũng chè dễ bị chết.
* Đặc tính hoá học đất chè :
+ Độ chua PH: Độ chua thích hợp cho cây chè sinh trưởng là 4 - 6 nếu
đất có độ chua < 4 có thể bón vôi để làm tăng PH nếu đất có độ chua > 6,5 thì
không nên trồng chè.
+ Hàm lượng mùn: Mùn là chỉ tiêu quan trọng, vừa là kho dự trữ dinh
dưỡng vừa có tác dụng cải tạo thành phần cơ giới và kết cấu đất, tăng khả
năng hấp phụ và giữ các chất dinh dưỡng. Năng suất chè tỷ lệ thuận với hàm
lượng mùn trong đất. Đất trồng chè có hàm lượng mùn rất khác nhau, ở Liên
Xô đất phần lớn có hàm lượng mùn là 3 - 5% thậm chí 7 - 8%, Srilanka 1 -
2%, Trung Quốc 1 - 2%, Việt Nam phổ biến ở mức 1 - 2% là. Rất ít đất trồng
chè của Việt Nam có hàm lượng mùn > 4%.
+ Các chất dinh dưỡng: Trong lá chè qua phân tích có tới 17 nguyên tố
hoá học, trong đó quan trọng nhất là đạm, lân, kali. Đất càng có đủ nguyên tố
cây cần thì chè càng cho năng suất cao.
* Độ cao và địa hình:
- Độ cao so với mặt biển ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây
chè, chè vùng cao có chất lượng tốt hơn chè vùng thấp, ngược lại chè vùng
thấp thường sinh trưởng mạnh và có năng suất cao hơn chè vùng cao.
- Địa hình: Có ảnh hưởng tới tiểu khí hậu vùng chè, địa hình bằng
phẳng khí hậu thường thuần nhất, địa hình phức tạp khí hậu không thuần nhất,
địa hình nhiều đồi dốc gây xói mòn đất mạnh và khó sử dụng cơ giới trong
14
canh tác chè. Đất có độ dốc cao khó giữ nước dễ bị hạn không thuận lợi cho
sinh trưởng phát triển cây chè. Ở Việt nam vùng chè công nghiệp thường
trồng ở độ dốc < 250, độ dốc > 250 trồng cây lâm nghiệp hoặc trồng chè shan
theo phương thức trồng rừng.
Ngoài những yếu tố chính trên một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng
đến sinh trưởng phát triển của cây chè như gió, sương muối, mưa đá.v.v[11].
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
Hiện nay diện tích chè trên thế giới khoảng 2,56 triệu ha, sản lượng
khoảng 2,59 triệu tấn chè khô. Năng suất bình quân 1014 kg chè khô/ha. Theo
thống kê của Uỷ ban chè thế giới (ITC - London) thì từ 1953 đến nay cứ sau
20 năm sản lượng chè thế giới tăng gấp 2 lần (1953: 613 ngàn tấn; 1970:
1.196,1 ngàn tấn; 1990: 2.522 ngàn tấn). Hiện có 58 nước sản xuất chè, trong
đó có khoảng 30 nước sản xuất chè chủ yếu, có 115 nước (1/2 thế giới) có
dùng nước chè, có thể nói cây chè và sản phẩm chè được thế giới sử dụng rất
rộng rãi, nó gắn liền với đời sống kinh tế xã hội của nhiều quốc gia.
Về thị trường chè trên thế giới: Chủ yếu là các khu vực cận Đông, châu
Âu, châu Mỹ, châu Á.Trung Cận Đông là một trong những thị trường lớn vì
người dân ở đây không có thói quen uống cà phê.
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hiện nay diện tích chè khoảng trên 1000 ngàn ha tập trung
chủ yếu ở các tỉnh Trung du và miền núi. Trong những năm gần đây cây chè
thực sự đã đóng vai trò to lớn trong việc xóa đói giảm nghèo và dần dần tiến
tới làm giàu cho người trồng chè.
Năm 2001 cả nước xuất khẩu được gần 70 ngàn tấn, kim ngạch xuất
khẩu đạt 78 triệu USD, trong những năm tới diện tích và sản lượng chè của
Việt Nam tiếp tục tăng lên, vì thế cây chè ngày càng khẳng định vị trí của nó
trong nền kinh tế quốc dân.
15
Ngoài giá trị kinh tế, cây chè còn có vai trò quan trọng trong việc tạo
công ăn việc cho lực lượng lớn lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện giao lưu giữa miền
xuôi và miền ngược về văn hoá, kinh tế, xã hội góp phần phủ xanh đất trống
đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái.
Theo số liệu ở bảng 2.1, nước ta có 14 tỉnh có diện tích trồng chè trên
1000 ha, trong đó tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất là Lâm Đồng, Thái
Nguyên là tỉnh thứ hai trong cả nước về diện tích song sản lượng lại đứng thứ
5 (27,500 tấn/năm)
Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng chè của một số vùng trồng chè chủ yếu ở
Việt Nam trong những năm gần đây (số liệu trung bình)
STT Tên Tỉnh
Diện tích
trồng chè
(ha)
Diện tích chè cho
thu hoạch
(ha)
Sản lượng
(tấn)
1 Hà Tây 1.925 1.765 7.943
2 Hà Giang 8.495 5.264 16.616
3 Lào Cai 1.300 1.041 4.950
4 Tuyên Quang 4.500 3.900 14.000
5 Yên Bái 8.034 6.846 29.500
6 Thái Nguyên 11.222 9.071 27.500
7 Phú Thọ 7.543 6.721 22.000
8 Lai Châu 1.200 550 1.205
9 Sơn La 2.001 1.782 6.306
10 Hòa Bình 2.600 1.913 4.000
11 Nghệ An 4.230 2.934 11.413
12 Quảng Nam 1.362 786 1.589
13 Gia Lai 1.269 1.128 2.933
14 Lâm Đồng 17.189 15.350 67.756
(Nguồn Báo cáo tổng kết của Tổng công ty chè VN 2005) [1].
16
2.3.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
Mặc dù sự phát triển của biện pháp hoá học có nhiều lúc thăng trầm,
song tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới và số hoạt chất tăng lên
không ngừng, số chủng loại ngày càng phong phú. Nhiều thuốc mới và dạng
thuốc mới an toàn hơn với môi sinh môi trường liên tục xuất hiện bất chấp các
quy định quản lý ngày càng chặt chẽ của các quốc gia đối với thuốc BVTV và
kinh phí đầu tư cho nghiên cứu để một loại thuốc mới ra đời ngày càng
lớn.(Nguyễn Trần Oánh, 2007) [6].
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 1972 toàn thế giới
sử dụng lượng HCBVTV trị giá 7,7 tỷ USD, năm 1985 khoảng 16 tỷ USD,
đến năm 1990 sử dụng trên 3 triệu tấn hoạt chất HCBVTV trị giá khoảng 25
tỷ USD. Trong đó thuốc trừ cỏ 46%, thuốc trừ sâu 31%, thuốc trừ bệnh 18%
và 5% các thuốc khác. Khoảng 80% HCBVTV sản xuất ra được sử dụng tại
các nước phát triển. Tuy vậy, tốc độ sử dụng của các nước đang phát triển
tăng 7 – 8%/năm, nhanh hơn các nước phát triển (2 – 4%/năm). Trong đó chủ
yếu là các loại thuốc trừ sâu (chiếm 70%) (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006) [2].
2.3.4. Tình hình sử thuốc BVTV ở Việt Nam
Kết quả xác định dư lượng thuốc BVTV trong 551 mẫu rau quả tại Tp.
HCM từ năm 1999 - 2002 số mẫu còn tồn dư lượng chiếm 37.9% số mẫu
kiểm tra, số mẫu vượt quá mức dư lượng cho phép chiếm 10.7%. Trong đó số
mẫu rau vượt là 11.4% và số mẫu quả vượt là 9%. Tình trạng nông dân sử
dụng thuốc tùy tiện còn phổ biến. Số thuốc không được sử dụng trên rau
chiếm 10.4%, trên quả chiếm 2.4%. Thuốc cấm hay hạn chế sử dụng vẫn tìm
thấy trong rau quả. Có đến 1/5 số người sử dụng hay tiếp xúc với thuốc
BVTV bị nhiễm độc mãn tính.
Ở một số doanh nghiệp chè, số người bị nhiễm độc lên tới gần 60%
trong đó số người bị nhiễm nghiêm trọng là hơn 34%. Những nguy cơ ở khâu
sử dụng thuốc BVTV bắt đầu ngay khi người sử dụng mua thuốc về nhà. Có
đến 81.4% số người mua thuốc để ngay trong nhà, 16% để ngoài vườn, 7% để
iv
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường đất..............23
18
hướng dẫn, lạm dụng thuốc BVTV đã dẫn đến hậu quả đã gây ra hiện tượng
kháng thuốc, làm thuốc mất hiệu lực, để lại tồn dư thuốc BVTV quá mức cho
phép trong nông sản, thực phẩm. Đó cũng là nguyên nhân của tình trạng ngộ
độc thực phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của nông sản, hàng hoá trên thị
trường thế giới.
Ngoài ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình
trạng vứt bao bì thuốc BVTV bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến. Thói quen
rửa bình bơm và dụng cụ pha chế thuốc BVTV không đúng nơi quy định gây
ô nhiễm nguồn nước, gây ngộ độc cho động vật thuỷ sinh cũng cần được cảnh
báo và khắc phục ngay.
Trình độ của người kinh doanh thuốc BVTV còn thấp so với yêu cầu
trong khi theo điều tra có tới trên 90% nông dân tìm hiểu cách sử dụng thuốc
BVTV trực tiếp từ người bán thuốc.
Hầu hết các loại thuốc BVTV sử dụng trong nông nghiệp Việt Nam đều
nhập khẩu từ nước ngoài. Khối lượng thuốc BVTV nhập khẩu tăng từ 13.000
- 15.000 tấn/năm những năm đầu thập kỷ 90 lên 33.000 - 38.000 tấn những
năm 2000. Đặc biệt các năm 2005 và 2006 do bùng phát dịch rầy nâu và vàng
lùn xoắn lá tại các tỉnh Nam bộ nên lượng thuốc BVTV nhập khẩu dã tăng lên
51.000 tấn (2005) và 71.000 tấn (2006). Hiện tượng nhập lậu các loại thuốc
BVTV (bao gồm cả thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc hạn chế sử
dụng) đang là vấn đề chưa thể kiểm soát nổi. Hàng năm vẫn có một khối
lượng lớn thuốc BVTV nhập lậu vào nước ta. Tình trạng các thuốc BVTV tồn
đọng không sử dụng, nhập lậu bị thu giữ đang ngày càng tăng lên về số lượng
và chủng loại. Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại thuốc BVTV tồn đọng
này được lưu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi dưới đất không
đúng kỹ thuật nên nguy cơ thẩm lậu và dò rỉ vào môi trường là rất đáng báo
động. Cùng với thuốc BVTV tồn đọng, các loại thuốc và bao bì, đồ dựng
thuốc BVTV đang là nguy cơ đe dọa sức khoẻ cộng đồng và gây ô nhiễm môi
trường nếu không áp dụng ngay các biện pháp giải quyết khẩn cấp.
19
Trong số các cơ sở gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV vẫn còn
một số cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến việc cải tiến công nghệ còn sử
dụng các dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm. Đặc biệt là hệ thống xử
lý chất thải chưa đạt các tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
2.3.5. Tình hình sử dụng phân bón hóa học trên thế giới
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất
nông nghiệp, từ khi biết sản xuất nông nghiệp thì loài người đã biết sử dụng
phân bón để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Trong mấy thập kỉ vừa qua
năng suất cây trồng không ngừng tăng lên nhờ sử dụng phân bón hóa học.
Tiêu thụ phân bón có liên quan chặt đến sản xuất nông nghiệp. Nếu như
sản xuất thuận lợi, kinh tế và thị trường phát triển thì nhu cầu phân bón tăng
cao. Chính vì vậy, trong một số giai đoạn tình hình kinh tế thế giới bất ổn, sản
xuất khủng hoảng sẽ kéo sản xuất và tiêu thụ phân bón giảm xuống. Theo
FAO (2008), dự báo nhu cầu phân bón trong các năm 2008 - 2009 sẽ tăng
1,9% trong đó đạm tăng 1,4%, lân tăng 2,0% và kali tăng 2,4% nhưng thực tế
thì trong giai đoạn này lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu lại giảm mạnh,
cùng với khủng khoảng kinh tế tại nhiều nước. Mức tiêu thụ phân bón đạt
gần 173 triệu vào năm 2007, sau đó giảm mạnh xuống còn 155,3 triệu tấn
vào năm 2008 - 2009 và tăng trở lại từ cuối năm 2009 lên 163,5 triệu tấn, đạt
172,6 triệu tấn năm 2010 - 2011 và 176,8 triệu tấn năm 2011 - 2012
Bảng 2.2: Lượng phân bón tiêu thụ trên toàn thế giới (Đơn vị: triệu tấn)
Năm N P2O5 K2O Tổng
2007/2008 100,8 38,5 29,1 168,4
2008/2009 98,3 33,8 23,1 155,3
2009/2010 102,2 37,6 23,6 163,5
2010/2011 104,3 40,6 27,6 172,6
2011/2012 107,5 41,1 28,2 176,6
Nguồn : IFA (Hiệp hội phân bón quốc tế)11/2012
20
Trong các nước tiêu thụ phân bón trên thế giới Trung Quốc là nước
tiêu thụ phân bón lớn nhất, tiếp đến Ấn Độ, Mỹ, Braxin… [14]
2.3.6. Tình hình sử dụng phân bón hóa học ở Việt Nam
Trong khi các nước phát triển, việc sử dụng phân bón có chiều hướng
đi xuống thì tại các nước đang phát triển lại chiều hướng tăng mạnh, trong đó
có Việt Nam. Phân bón nói chung và phân bón hóa học nói riêng đã góp phần
tăng năng suất cây trồng, chất lượng của nông sản. Theo đánh giá của Viện
dinh dưỡng cây trồng Quốc tế thì phân bón đóng góp khoảng 30 - 35% tổng
sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, phân bón cũng là hoá chất, nên nếu sử dụng
đúng cách sẽ góp phần tăng độ màu cho đất đai, nâng giá trị nông sản. Còn
ngược lại, phân bón là tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông
nghiệp và môi trường sống.
Đáng lưu ý là từ năm 1985 tới nay, lượng phân bón sử dụng ở nước ta
tăng tới 5 lần, trong khi diện tích gieo trồng chỉ tăng 58%. Tuy những năm
gần đây, nông dân ngày càng có ý thức hơn trong canh tác nhưng phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật nhìn chung còn được nông dân sử dụng khá tùy tiện.
Năm 2011, Việt Nam đã nhập khẩu 4 triệu 400 ngàn tấn phân bón và
nguyên liệu sản xuất phân bón các loại, kim ngạch nhập khẩu 1 tỉ 800 triệu
đôla Mỹ, tăng gần 25% về lượng và gần 51% về giá trị so với năm 2010. Năm
2012, lượng phân bón nhập khẩu khoảng trên dưới 4 triệu tấn. Còn năm 2013,
Việt Nam ước giảm nhập khẩu còn khoảng 2 triệu rưỡi tấn phân bón các loại,
do số lượng nhà máy sản xuất phân bón tăng lên, từ đó khiến nguồn cung
trong nước đồi dào. Tuy nhiên, do lệ thuộc một lượng lớn nguyên liệu và một
số phân bón phải nhập khẩu do chưa sản xuất được trong nước, nên giá cả
thường xuyên biến động tăng. Thêm vào đó là do hệ thống phân phối vật tư
nông nghiệp qua nhiều tầng nấc, hầu hết nông dân sử dụng phân bón đều mua
trước trả sau nên gánh chịu chi phí cao. [13]
21
2.4. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa
học đến môi trường đất và sức khỏe con người
2.4.1. Con đường thâm nhập vào cơ thể của thuốc BVTV
2.4.1.1. Thâm nhập qua da
Da có vai trò bảo vệ chống các yếu tố hóa học, lý học và sinh học. Một
số hóa chất có áp lực lớn với lớp mỡ dưới da, đi qua lớp thượng bì và mô bì
rồi đi vào hệ tuần hoàn và gây nhiễm độc cho cơ thể. Các hóa chất đó là xăng,
nicotin, các dẫn xuất nitro và amin thơm, các dung môi có chứa clo, thuốc trừ
sâu photpho và clo hữu cơ. Nhiễm độc qua da càng dễ dàng khi da bị tổn
thương. Nhiễm độc qua niêm mạc càng nguy hiểm hơn vì ở niêm mạc có các
mao mạch dày đặc như niêm mạc mắt...chúng hấp thu dễ dàng một số chất
độc và nhạy cảm với một số chất kích thích. Điều này có thể xảy ra do thuốc
bám lên quần áo hoặc ngấm trực tiếp trên da. Khi phun thuốc ngoài đồng,
thuốc có thể bám lên da hay ngấm vào qần áo. Khi nông dân trộn thuốc nhưng
không mang găng tay hoặc khi một thành viên trong gia đình giặt quần áo có
dính thuốc. Nông dân và người lao động trên đồng, họ bị nhiễm thuốc BVTV
chủ yếu thông qua da. (Lê Minh Uy, 2008) [9]
2.4.1.2. Thâm nhập qua hơi thở
Điều này thường xảy ra đối với người trực tiếp phun thuốc trên đồng,
hoặc những người có mặt trong khu vực phun thuốc. Cần chú ý rằng một số
thuốc BVTV độc hại không có mùi.
Đây là con đường xâm nhập quan trọng nhất và luôn xảy ra do con
người luôn phải hít thở. Máu qua phổi nhanh và thuận lợi cho sự xâm nhập
của chất độc. Chúng đi vào mũi, qua họng, khí quản, vào phổi. Ở đây, có
những mạch máu nhỏ li ti, màng nhầy là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí; các
chất độc từ đây đi vào máu. Máu tuần hoàn nhanh, trong 2 - 3 giây, sẽ đưa
đến các cơ quan như não, gan, thận, mật và bài tiết qua sữa mẹ, tuyến mồ hôi,
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
BVTV Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
BVMT Bảo vệ môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật
HST Hệ sinh thái
KHKT Khoa học kỹ thuật
FAO Tổ chức nông lương Thế giới
Nts Đạm tổng số
Pts Lân tổng số
TCMT Tiêu chuẩn môi trường
UBND Ủy Ban Nhân Dân
WTO Tổ chức Y tế Thế Giới
HCBVTV Hợp chất bảo vệ thực vật
23
đất. Quá trình di chuyển khuếch tán lan truyền độc hại thuốc trừ sâu bệnh
trong môi trường đất. Nhiều loại thuốc có tính bền trong đất. Dư lượng thuốc
sau khi xuống đất, được đất hấp phụ và nằm lại đây rất lâu mà các nhà môi
trường đất gọi là “ thời gian bán phân hủy”. Thuật ngữ này được xác định là
cả một thời gian dài nó ẩn tích trong các dạng cấu trúc sinh hóa khác nhau hay
các hợp chất liên kết trong môi trường sinh thái đất.
Hình 2.1: Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường đất
Theo PGS.Võ Mai (Cục phó cục BVTV), sau khi phun thuốc BVTV:
70% nông dân cảm thấy rất mệt mỏi, 3% bị cay mắt, 19% bị nhức đầu, 6% bị
chóng mặt, 4% buồn nôn, 8% ngạt thở, 17% bị dị ứng da và 28% bị các triệu
chứng khác.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá có hàng triệu người bị
ngộ độc hàng năm do hóa chất BVTV, trong đó có 20.000 người chết.
Một đánh giá khác của Jeyaratham (1990), con số đó cao hơn nhiều, là 25
triệu người bị nhiễm độc. Tuy nhiên, chưa ai tính được hậu quả lâu dài và
âm ỉ của hóa chất BVTV.
24
Theo điều tra 7 nước ở vùng Đông Nam Astrong chương trình “Hành
động Pesticide” cho thấy đa số phụ nữ chịu hậu quả, các triệu chứng hay gặp
là choáng, đau cơ, ngứa ngáy, cháy da, phồng rộp, khó thở, đau mắt, xảy thai,
buồn nôn…
Theo Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, thì ngộ độc
do hóa chất BVTV ở mức cao, chiếm 26% tổng số vụ ngộ độc. Thống kê của
khoa chống độc của bệnh viên bạch mai cho thấy ngộ độc do hoa chất BVTV
chiếm 30%, tỷ lệ tử vong là 10%. Năm 1998 cả nước có 23,000 người ngộ
độc thì có tới 6,500 người là do thuốc BVTV. [13]
2.4.3. Ảnh hưởng của phân bón hóa học đến môi trường đất và sức khỏe
con người
Việc bón phân với lượng quá lớn tạo nên lượng dư thừa một số chất
trong đất, nước, không khí hoặc do quá trình chuyển hoá, di chuyển phân bón
trong đất dẫn tới tinh trạng một số chất như kim loại nặng, nitrat, vi sinh vật
có hại vv....được đưa vào đất làm tăng mức độ ô nhiễm đất, nước mặt, nước
ngầm. Tồn dư chất độc hại trong nông sản: Một số thành phần có hại trong
phân bón hoặc được tạo ra khi cây trồng hút và đồng hoá dinh dưỡng trong
phân bón được tích luỹ trong nông sản. Lượng tồn dư này có thể vượt mức
cho phép làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chưa 3% Flo. Khoảng 50 - 60%
lượng Flo này nằm lại trong đất và sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của
nó đạt tới 10mg/kg đất. Flo gây độc hại cho người và gia súc, kìm hãm
hoạt động của một số enzim, ngăn chặn quá trình quang hợp và tổng hợp
protein ở thực vật.
Các loại phân hóa học thuộc nhóm chua sinh lý (ureca, KCl , super
photphat, ...) còn tồn dư acid làm chua đất, nghèo kiệt các ion bazo và xuất
hiện nhiều độc tố với cây trồng như : Mn2
+, Fe3
+ làm giảm hoạt tính sinh học
của đất.
25
Tập quán sử dụng phân Bắc, phân chuồng tươi trong canh tác nông
nghiệp. Huyện Từ Liêm nhiều hộ nông dân đã dùng phân Bắc cho cây trồng
trong đó 1 lít nước mương khu trồng rau có tới 360 E.Coli, ở nước giếng công
cộng là 20, còn trong đất đến 2.105/100g đất.
Con người khi ăn phải thực phẩm còn tồn dư NO3-, NO2- thì mắc phải
2 bệnh sau: Gây nên chứng máu methaemoglobin và ung thư tiềm tàng. Dư
thừa photpho trong các sản phẩm trồng trọt khi bòn quá nhiều phân hóa học
làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì chất này lắng đọng với canxi tạo thành
muối triphosphat canxi không hòa tan và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất
para thormon, điều này đã huy động nhiều Canxi của xương, và nguy cơ gây
loãng xương ngày một tăng, đặc biệt là ở phụ nữ.
26
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các loại hóa chất BVTV và phân hóa học được sử dụng trên địa bàn
xã Minh Lập - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Xã Minh Lập - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: khu vực xã Minh Lập - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh
Thái Nguyên. (bao gồm 19 xóm là Cầu Mơn I, Cầu Mơn II, La Địa, La Đòa,
Hang Ne, Trại Cài I, Trại Cài II, Sông Cầu, Cà Phê I, Cà Phê II, Ao Sơn,
Đoàn Kết, Làng Chu, Theo Cày, Na Ca, Bà Đanh I, Bà Đanh II, Tân Lập,
Gốc Đa).
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực bàn xã Minh Lập -
Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên.
- Thực trạng sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học tại địa bàn xã Minh
Lập – huyện Đồng Hỷ.
- Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học đến môi
trường đất và sức khỏe của người dân xã Minh Lập – huyện Đồng Hỷ.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử
dụng thuốc BVTV và phân hóa học tại khu vực nghiên cứu.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa
vi
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................v
MỤC LỤC.....................................................................................................................vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài...................................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................................4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .....................................................................................................10
2.2. Tổng quan về đất trồng chè..................................................................................11
2.2.1. Các loại đất trồng chè chính .............................................................................11
2.2.2. Yêu cầu về tính chất của đất trồng chè............................................................12
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................14
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới..............................................14
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam ..............................................14
2.3.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới................................................16
2.3.4. Tình hình sử thuốc BVTV ở Việt Nam...........................................................16
2.3.5. Tình hình sử dụng phân bón hóa học trên thế giới........................................19
2.3.6. Tình hình sử dụng phân bón hóa học ở Việt Nam .........................................20
2.4. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa học đến
môi trường đất và sức khỏe con người.......................................................21
28
Lập phiếu điều tra, phỏng vấn gồm 2 phần:
+ Phần 1: Thông tin chung
+ Phần 2: Các vấn đề liên quan tới thuốc BVTV và phân hóa học
Đối tượng phỏng vấn:
+ Người dân trực tiếp sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học.
+ Cơ sở buôn bán thuốc BVTV và phân hóa học huyện Đồng Hỷ.
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng đã được nêu trên để thu
thập các thông tin cần thiết theo phiếu điều tra đã xây dựng.
3.4.5. Phương pháp lấy mẫu phân tích
- Sử dụng phương pháp lấy mẫu đất: Mỗi địa điểm nghiên cứu tôi tiến
hành lấy 3-5 mẫu ở tầng đất 0 - 20 cm và 20 - 40cm cách mặt đất.
-Vận chuyển, đưa mẫu về phòng thí nghiệm phân tích. [4]
3.4.6. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
- Vị trí lấy mẫu: Lấy 30 mẫu đất ở tầng 0 – 20cm, 30 mẫu đất ở tầng 20
– 40cm.(PHỤ LỤC 1)
- Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm
29
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm so sánh
STT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp
phân tích
Tiêu chuẩn so sánh
1 Nts Phương pháp
phân tích
kjeldahl
TCVN 7373: 2004
2 Pts Phương pháp so
màu
TCVN 7374: 2004
3 Mùn tổng số Phương pháp
phân tích tiurin
Theo thang đánh giá
mùn cho đất đồi núi
Việt Nam
4 pH Đo trên máy pH
Meter
TCVN 7377: 2004
5 Dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật
Theo
TCCSC/PTHH
14:2014
- Địa điểm phân tích: Phòng thí nghiệm bộ môn khoa học đất.
3.4.7. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu
Sử dụng các phần mềm Microsoft như: Word và Excel để tổng hợp và
phân tích các số liệu thu thập được.
Tiến hành phân tích, xử lý căn cứ vào những tiêu chuẩn môi trường
Việt Nam hiện hành, sau đó so sánh, nhận xét, đánh giá để từ đó đề xuất một
số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực.
3.4.8. Phương pháp so sánh
Số liệu sau khi đã được tổng hợp thành các bảng thông tin, bảng số liệu
tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá căn cứ vào những tiêu chuẩn môi
trường Việt Nam hiện hành, từ đó so sánh với các tiêu chuẩn môi trường cho
phép hiện hành và rút ra nhận xét, đánh giá để từ đó đề xuất một số giải pháp
phù hợp với điều kiện thực tế của người dân khu vực nghiên cứu.
30
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Minh Lập –Huyện Đồng
Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Minh Lập nằm ở phía tây của huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm
huyện khoảng 10km.
+ Phía Đông giáp: xã Hóa Trung – Huyện Đồng Hỷ;
+ Phía Tây giáp : xã Vô Tranh, Tức Tranh – Huyện Phú Lương;
+ Phía Nam giáp : xã Hóa Thượng – Huyện Đồng Hỷ;
+ Phái Bắc giáp : xã Tân Long, xã Hòa Bình – Huyện Đồng Hỷ.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Minh Lập là xã thuộc vùng trung du miền núi, với địa hình nhiều đồi
núi nằm giải trên toàn bộ đại giới của xã, tạo nên một địa hình không bằng phẳng
và tương đối phức tạp. Vì có những đồi núi cao bao bọc nên xen kẽ là những chỗ
trũng và tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm xã, những chỗ trũng này có độ dốc
từ 0 - 40 độ. Địa hình xã nói chung cao về phía bắc thấp dâng về phía nam -
đông nam. Độ cao trung bình 49,8 - 236,8 m so với mặt nước biển.
4.1.1.3. Khí hậu
Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua
một số năm gần đây cho thấy xã Minh Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.
+ Nhiệt độ không khí: Trung bình năm 22 độ C.
+ Độ ẩm không khí: Trung bình 82%.
+ Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 2.097 mm, trong đó mùa mưa
chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8,
nhiều khi xảy ra lũ.
31
+ Đặc điểm gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió
Đông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc.
+ Số ngày có sương mù trong năm khoảng 4 - 5 ngày.
4.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước
Trên địa bàn xã Minh Lập có sông Cầu chảy dọc theo ranh giới phía
Tây và phía Bắc của xã với diện tích 87,66 ha và các phai đập, ao nhỏ với
diện tích là 15,22 ha. Nhìn chung hệ thống sông và ao nhỏ của xã Minh Lập
là nơi cung cấp nguồn nước dồi dào để phát triển sản xuất và phục vụ sinh
hoạt của người dân, các ao nhỏ ngoài tác dụng để giữ nước để phục vụ sản
xuất cong được sử dụng vào nuôi cá nước ngọt.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên của khu vực
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất đai toàn xã theo địa giới hành chính
là 1830.19 ha. So với mặt bằng chung trên toàn huyện thì tài nguyên đất của
xã Minh Lập là không nhiều. Ở đay chủ yếu là đất rừng, đất đồi núi cao và đất
gò đồi, đồi thấp trồng cây lâu năm, đất ở và đất có khả năng tập trung sản xuất
nông nghiệp chiếm tỷ lệ ít. Vì vậy đất đai cần được sử dụng hợp lý, hiệu quả
và tránh lãng phí.
Bảng 4.1: Tài nguyên đất
STT Nhóm đất Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 1830,19 100
1 Đất nông nghiệp 1513,38 82,7
2 Đất phi nông nghiệp 224,4 12,3
3 Đất chưa sử dụng 35,14 1,9
4 Đất ở trong khu dân cư nông thôn 57,27 3,1
(Nguồn: UBND xã Minh Lập.)
vii
2.4.1. Con đường thâm nhập vào cơ thể của thuốc BVTV......................................21
2.4.2. ẢnhhưởngcủathuốcBVTVđếnmôitrườngđấtvàsứckhỏeconngười.................22
2.4.3. Ảnh hưởng của phân bón hóa học đến môi trường đất và sức khỏe con
người...............................................................................................................24
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.........................................................................................................................26
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................26
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................26
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................26
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................26
3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................26
3.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................26
3.4.1. Phương pháp kế thừa.........................................................................................26
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..............................................................27
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...............................................................27
3.4.4. Phương pháp điều tra xã hội học......................................................................27
3.4.5. Phương pháp lấy mẫu phân tích.......................................................................28
3.4.6. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm....................................28
3.4.7. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu ..........................................29
3.4.8. Phương pháp so sánh.........................................................................................29
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................30
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Minh Lập –Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh
Thái Nguyên...................................................................................................30
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .....................................................30
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................................32
4.2.Thực trạng sản xuất chè tại xã Minh Lập –Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................................37
33
kinh tế chậm. Vì vậy nền kinh tế của xã là nền kinh tế thuần nông, kinh tế
nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong các nghành kinh tế, các nghành
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại phát triển còn
chậm. Cơ cấu kinh tế của xã năm 2013 như sau:
Tỷ lệ cơ cấu nghành của xã Minh Lập:
- Nghành nông lâm nghiệp – thủy sản: 68%%
- Nghành công nghiệp – xây dựng: 11%
- Nghành thương mại – dịch vụ: 21%
Người dân trong xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp là
chính, đời sống về vật chất còn rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí không
đồng đều. Trong những năm qua cơ cấu phát triển kinh tế của xã tập trung
phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hiện nay xã đang tiến tới phát triển thêm các nghành nghề phụ, các hợp tác xã
và các loại hình dịch vụ vừa và nhỏ.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp theo
hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo hàng hóa có giá trị
cao, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích như góp phần từng bước đưa đời sống
của nhân dân trong xã được nâng lên một cách bền vững.
a. Sản xuất nông, lâm nghiệp:
- Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng năm 2011 đạt 537,8ha; giảm 62,9ha.
Trong đó:
+ Diện tích gieo trồng lúa 300,69ha.
+ Diện tích gieo trồng hoa màu và các loại cây trồng khác 103,2ha,
giảm 44,3ha.
+ Hệ thống sử dụng đất đạt 2,30 lần, tăng 0,2 lần.
34
+ Sản lượng lương thực năm 2011 đạt 2.792,8 tấn.
+ Sản lượng chè búp tươi năm 2011 đạt 3.298,1 tấn.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm:
+ Tổng đàn trâu, bò năm 2011 đạt 573 con.
+ Tổng đàn heo năm 2011 đạt 7.290 con.
+ Tổng đàn gia cầm năm 2011 đạt 152.000 con.
- Khu vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản:
Hiện nay trên địa bàn xã đang hoạt động có các nghành chủ yếu như:
Sản xuất gỗ bóc, giường, tủ, bàn ghế, nấu rượu, làm đậu phụ, nhìn chung giá
trị sản xuất công nghiệp của xã những năm vừa qua không tăng đáng kể.
Công nghiệp khai thác mỏ: 2 mỏ gồm mỏ khia thác quặng sát Đại Khai,
Mỏ đá La Đòa.
- Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ:
Về thương mại, dịch vụ, giá cả: Các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt
trong kinh doanh, việc vận chuyển gia súc, gia cầm được thực hiện đảm bảo
đúng quy định.
Nhưng trong thời gian gần đây giá cả các mặt hàng tăng làm ảnh hưởng
đến sức mua của người dân, ví dụ như: phân bón , giống cây trồng….
Tổng giá trị nền dịch vụ trong năm đạt 1,95 tỷ đồng
- Số làng nghề truyền thống 4.
-Tổng số kinh doanh hiện kinh doanh trên địa bàn gồm 135.
- Thương mại- dịch vụ 95 cơ sở.
- Xã có 4 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến nông
lâm sản, có 2 HTX hoạt động trong lĩnh vực điện và thủy lợi. Có 4 HTX hoạt
động có hiệu quả là HTX dịch vụ điện, HTX dịch vụ Minh Sơn, HTX chè Hà
Phương và HTX chè Hương Trà.
35
4.1.2.3. thực trạng phát triển dân số, lao động, việc làm
Dân cư sinh sống chủ yếu theo tuyến đường liên xã. Toàn xã có 19
xóm, có 14 chi bộ đảng, trong đó có 1 chi bộ cơ quan xã, 4 chi bộ nhà trường
và 9 chi bộ nông thôn.
Cả xã có 1.575 hộ với 6.737 nhân khẩu và có 7 dân tộc cùng sinh sống,
với 2.624 lao động sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông lâm nghiệp.
Trong đó:
- Dân tộc Kinh chiếm 48%
- Dân tộc Nùng chiếm 27%
- Dân tộc Sán Dìu chiếm 19%
- Các dân tộc khác chiếm 6%
Số lao động trong độ tuổi là 2.614 người chiếm 40,1%. Hàng năm
ngoài thời điểm thời vụ gieo cấy, sản xuất thì 1 phần lao động địa phương đi
làm thuê tại các tỉnh khác để kiếm thêm thu nhập.
4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a.Giao thông
- Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông (đường liên xã, đường
liên thôn, đường thôn xóm và đường ngõ xóm, đường nội đồng): 65,07km.
- Đường liên xã: 2 tuyến với tổng chiều dài 10,44km hiện trạng là
đường nhựa, cứng hóa đạt 100%.
- Đường liên thôn: 6 tuyến với tổng chiều dài 9,6km đã cứng hóa
10,7kn chiếm 100%.
b. Thủy lợi
- Hệ thống kênh mương: Tổng chiều dài kênh mương trên địa bàn xã là
22km đã được cứng hóa 14,68%. Số kênh mương chưa được cứng hóa là
7,34km.
- Hệ thống hồ đập: Toàn xã có 1 đập thủy lợi là đập Gốc Đa tại xóm
Gốc Đa.
36
- Trạm bơm điện: 2 trạm bơm điện đảm bảo nước tưới cho hơn 60%
diện tích lúa và hoa màu.
c. Hệ thống điện
- Nguồn điện: Nguồn điện cung cấp cho xã Minh Lập là lưới điện quốc
gia. Lưới điện trung thế, cấp điện áp 35kV 3 pha.
- Tuyến 373 từ trạm 220kV Thái Nguyên cung cấp điện cho toàn bộ xã
minh Lập và các khu vực lân cận.
- Về chất lượng nguồn điện đã được đảm bảo phục vụ sản xuất và
dân sinh.
- Trên toàn xã có tất cả 7 trạm biến áp.
- Lưới chiếu sáng: Hiện tại chưa có mạng luwois chiếu sáng đường
giao thông.
- Hiện trạng sử dụng điện: Tổng số hộ dân trên địa bàn xã được sử
dụng điện: đạt tỷ lệ 100% so với tổng số hộ dân trên toàn xã.
d.Giáo duc và đào tạo
Cả xã có 4 trường gồm: 1 trường mầm non,2 trường Tiểu học, 1 trường
trung học cơ sở. Các em ở độ tuổi đi học được huy động đến lớp học 100%.
Có 11 thầy cô giáo phục vụ giảng dạy trong nhà trường. Cơ sở vật chất được
đầu tư xây dựng, đồ trợ giảng cở bản đáp ứng nhu cầu giảng, dạy tại địa
phương. Hàng năm nhà trường tiến hành khai giảng năm học mới theo đúng
kế hoạch.
Xã được công nhận đã phổ cập xong giáo dục bậc tiểu học và trong học
cơ sở. 4/4 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mực độ 01.
e.Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Cả xã chỉ có 1 trạm y tế được đạt tại trung tâm xã với 6 cán bộ nhân
viên trong đó có 01 bác sĩ, 4 y tá, 19 y tế thôn bản. Trạm y tế mới xây dựng
và hoàn thiện vào năm 2006 với các trang thiết bị được đầu tư đúng theo
hướng chuẩn quốc gia. Năm 2008 xã được công nhận là xã đạt chuẩn quốc gia
về y tế.
viii
4.3. Tình hình quản lý sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học cho cây chè tại khu
vực điều tra.....................................................................................................38
4.3.1. Tình hình quản lý thuốc BVTV và phân hóa học cho cây chè tại khu vực
điều tra ............................................................................................................38
4.3.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng thuốc BVTV
và phân hóa học của khu vực vực xã Minh Lập- Huyện Đồng Hỷ- Tỉnh
Thái Nguyên...................................................................................................39
4.3.3. Tình hình quản lý kinh doanh. Buôn bán thuốc BVTV và phân hóa học trên
địa bàn xã Minh Lập – Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên..................40
4.4. Thực trạng sử dụng và hiểu biết của người dân về thuốc BVTV và phân hóa
học...................................................................................................................41
4.4.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây chè tại khu vực điều tra ...............41
4.4.2.Tình hình sử dụng phân hóa học cho cây chè tại khu vực điều tra................43
4.4.3. Thực trạng hiểu biết và cách sử dụng của người dân về thuốc BVTV ........44
4.5. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân hóa học tới môi trường đất..52
4.6. Ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân hóa học tới sức khỏe con người ........56
4.7. Đề xuất một số biện pháp sử dụng hợp lý thuốc BVTV và phân bón hóa học
.........................................................................................................................59
4.7.1. Biện pháp sử dụng hợp lý thuốc BVTV..........................................................59
4.7.2. Các cách bón phân hợp lý cho cây chè............................................................61
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................64
5.1. Kết luận..................................................................................................................64
5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................67
PHỤ LỤC
38
Trải qua năm tháng, chè Trại Cài dần được nhiều người biết đến, nhất
là khi nền kinh tế thị trường phát triển, việc giao thương buôn bán được mở
rộng thì danh tiếng chè Trại Cài lại càng vươn xa. Kinh tế gia đình của các hộ
làm chè cũng từng bước đi lên. Hiện nay, trong xã có trên 90% số hộ trồng
chè, toàn xã có trên 400ha chè kinh doanh, chủ yếu là giống chè trung du.
Mỗi năm vùng chè Trại Cài cung cấp cho thị trường gần 700 tấn chè búp khô.
Với vị trí đặc biệt của cây chè như vậy nên xã Minh Lập đã khẳng định
phát triển kinh tế cây chè là hướng đi chiến lược, nhằm thực hiện chương
trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Nhiều hộ dân đã
mạnh dạn đầu tư chăm sóc, phát triển cây chè, nhiều diện tích trồng cây lương
thực: khoai sắn…đã được chuyển sang trồng chè. Các hộ gia đình không chỉ
trồng chè trên đất đồi mà còn trồng xung quanh đất vườn nhà. Có thể khẳng
định cây chè ngày càng có vị trí quan trọng trong kinh tế hộ.
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của xã Minh Lập giai
đoạn 2011-2013
Tiêu chí
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2011 323 99,0 3060,0
2012 359 106,0 3231,0
2013 405 107,0 3689,o
(Nguồn: UBND xã Minh Lập.)
4.3. Tình hình quản lý sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học cho cây chè
tại khu vực điều tra
4.3.1. Tình hình quản lý thuốc BVTV và phân hóa học cho cây chè tại khu
vực điều tra
Theo các tài liệu nghiên cứu cách đây hơn 10 năm, khi đó việc kinh
doanh chè còn nhỏ lẻ, việc phân phối thuốc BVTV đến người dân do nhà
nước quản lí. Thuốc BVTV được đưa từ chi cục BVTV huyện Đồng Hỷ
xuống hợp tác xã. Hợp tác xã sẽ chịu trách nhiệm phân phối thuốc BVTV đến
từng hộ dân. Tuy nhiên, thuốc đi theo con đường này thường thiếu về số
lượng và chủng loại. Gần đây, khi vùng Minh Lập đã chuyển sang tập trung
39
trồng chè, nhu cầu về thuốc BVTV ngày càng tăng cao nên việc kinh doanh
thuốc BVTV đã chuyển sang tư nhân hoá. Các công ty sản xuất và đóng gói
thuốc BVTV sẽ phân phối thuốc cho các đại lí thuốc cấp 1 và cấp 2. Các đại lí
này sẽ bán thuốc cho các cửa hàng tư nhân nhỏ trong xã. Tính đến trước ngày
1/10/10 ở Minh Lập hiện có 3 hộ kinh doanh thuốc, trong đó có 2 hộ đã đăng
kí kinh doanh và 1 hộ chưa đăng kí (bảng 4.3). Trong năm 2013,Để thực hiện
nghiêm việc quản lý sản xuất, gia công, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV
theo Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật do nhà nước ban hành ngày
15/02/1993. Cán bộ khuyến nông xã đã phối hợp với các cấp ban ngành kiểm
tra các hộ kinh doanh thuốc BVTV tại các xã, tổng kiểm tra được 3 quầy kinh
doanh thuốc BVTV, nhắc nhở 1 hộ về việc buôn bán và làm giấy phép hành
nghề kinh doanh thuốc BVTV.
Bên cạnh đó, hàng tuần, cán bộ khuyến nông triển khai thăm đồng và
báo cáo tình hình dịch bệnh về cho UBND xã, từ đó UBND xã có hướng lập
kế hoạch và triển khai xuống từng xóm, thôn. UBND xã sử dụng hệ thống loa
đài truyền thanh của xã, của từng thôn thông báo thường xuyên để cập nhật
thông tin cho bà con nông dân; gửi các văn bản đến từng hộ buôn bán thuốc
BVTV, xuống các hộ dân để có thể nắm bắt được tình hình dịch bệnh và biện
pháp phòng trừ; yêu cầu cán bộ các thôn kẻ vẽ lịch mùa vụ của mỗi năm trên
các bảng tin, trong hội trường thôn hoặc nơi đông dân cư để bà con dễ nắm
bắt, theo dõi tình hình sâu bệnh.
4.3.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng thuốc
BVTV và phân hóa học của khu vực vực xã Minh Lập- Huyện Đồng Hỷ-
Tỉnh Thái Nguyên
* Các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường: Hưởng ứng các Tuần
lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Cán bộ khuyến nông xã đã phối hợp cùng UBND xã tổ chức tuyên
truyền đến từng hộ dân giúp nhân dân nhận thức được ý nghĩa của việc sử
dụng thuốc BVTV an toàn, tác hại của thuốc BVTV tồn lưu trong đất, nước
ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Từ đó góp phần cải thiện
môi trường sống, nâng cao sức khỏe cộng đồng
40
- Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức BVMT cho người dân.
- Vệ sinh môi trường thôn xóm: phát quang bụi cây, quét dọn đường xá,
thu gom và xử lý các vỏ bao bì thuốc BVTV vứt bừa bãi trên đồng hoặc kênh
mương trên địa bàn, nạo vét mương máng, khơi thông dòng chảy...
4.3.3. Tình hình quản lý kinh doanh. Buôn bán thuốc BVTV và phân hóa
học trên địa bàn xã Minh Lập – Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.3: Số cơ sở kinh doanh , buôn bán thuốc BVTV và Phân hóa học
STT Nội Dung Số Lượng
(cơ sở, cửa hàng)
Tỷ lệ
(%)
Số cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc
BVTV và phân hóa học
3 100
1
Số cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc
BVTV và phân hóa học thuộc nhà
nước
0 0
Số cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc
BVTV và phân hóa học của tư nhân
3 100
2
Số cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc
BVTV và phân hóa học của tư nhân
được cấp giấy phép hành nghề
2 66,67
Số cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc
BVTV và phân hóa học của tư nhân
không được cấp giấy phép hành nghề
1 33,33
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2014)
Nhận xét : Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng: với số cơ sở kinh doanh
buồn bán thuốc BVTV trong xã điều tra là 3 cơ sở, nhìn chung đã đáp ứng cơ
bản nhu cầu sử dụng của người dân
Tuy nhiên, toàn khu vực không có của hàng kinh doanh, buôn bán
thuốc BVTV thuộc nhà nước 100% cơ sở kinh doanh buôn bán thuốc BVTV
là do tư nhân mở để buôn bán. Bên cạnh đó cũng có điều đáng lo ngại là vẫn
41
còn 1 cơ sở kinh doanh, buôn bán của tư nhân chưa được cơ quan có thẩm
quyền cấp phép hành nghề, việc kiểm soát số lượng, loại, nguồn gốc các
thuốc BVTV mà những cơ sở này buôn bán gặp rất nhiều khó khăn. Và đây
cũng chính là nguồn gốc làm phát tán các loại thuốc BVTV kém chất lượng,
hàng giả, nằm ngoài danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng làm thiệt hại
kinh tế của người dân cũng như ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng
đồng dân cư.
Theo như kết quả điều tra sơ bộ ban đầu thì các loại thuốc BVTV được
sử dụng trên khu vực tương đối đa dạng và đều nằm trong danh mục được
phép sử dụng 100%.
4.4. Thực trạng sử dụng và hiểu biết của người dân về thuốc BVTV và
phân hóa học
4.4.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây chè tại khu vực điều tra
Bảng 4.4: các loại thuốc mà người dân sử dụng cho cây chè
STT Tên Thuốc Thành phần
1 MiDan 10 WP Imidacloprid 10%
2 Plutel 1,8 EC Abamectin 1,8g/l
3 BULLDOCK 0,25 EC Beta cyflothrin
4 SACH RAY 200 WP Acetamiprid 70g/kg
5 ACTA mec 20 EC Imidacloprid
6 ACTARA 25 WP Thyamithoxam 250g
7 KOZOMI 0,3 EC Acetamiprid
8 REASGAIT 3,6 EC Abamectin
9 Trutat 0,32 EC Thyamithoxam
10 Actador Imidacloprid
11 Alfathrin 5 EC Alfacymethrin 5%
12 VK – Superlau 25 WP Imidacloprid
13 Shepatin Abamectin 17,5 g/l
14 Acta one 800 WP Imidacloprid
15 Secba Alfacymethrin
16 Comphai 10 WP Beta cyflothrin
(Nguồn: Ttổng hợp phiếu điều tra, 2014)
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Xưa nay khi nói đến trà Việt, người ta thường hay nghĩ ngay đến trà
Thái Nguyên. Với diện tích trồng chè khoảng 17.660 ha, đứng thứ hai cả nước
(sau Lâm Đồng), Thái Nguyên nằm trong vùng trồng chè lâu đời của Việt
Nam. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái nguyên có nhiều
khả năng phát triển nghành trồng chè. Cây chè được coi là cây kinh tế mũi
nhọn của tỉnh Thái Nguyên. Sản phẩm chè là thức uống có giá trị dinh dưỡng
cao, nó không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu ra
nước ngoài, đưa lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế nước nhà. Vớí khí hậu nhiệt
đới ẩm mưa nhiều, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển nghành trồng
chè nhưng đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng
nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại
gây hại.
Phương pháp phổ biến của người dân khi cây trồng xuất hiện sâu bệnh
là sử dụng thuốc BVTV. Với khả năng diệt trừ dịch hại nhanh, dễ sử dụng có
thể ngăn chặn các đợt dịch trong thời gian ngắn, có hiệu quả mọi lúc mọi nơi,
dễ dàng mua bán trao đổi, đôi khi thuốc BVTB còn là giải pháp duy nhất. Nếu
sử dụng đúng mục đích, đúng kĩ thuật và có sự chỉ đạo đồng bộ, thuốc BVTV
sẽ đem lại hiệu quả tốt trong quản lý dịch hại cây trồng và bảo vệ nông sản.
Do vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh
bảo vệ cây trồng vẫn là biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với thuốc
BVTV thì phân bón hóa học cũng là yếu tố rất quan trọng để cây trồng phát
triển một cách thuận lợi, cho hiệu quả năng suất cao.
43
Nhận xét: Qua bảng 4.5 ta thấy việc thường xuyên sử dụng thuốc
BVTV chiếm 27,7% và sử dụng khi cần thiết chiếm 70% là 1 tỷ lệ tương đối
cao. Qua đây ta cũng thấy được nhu cầu sử dụng thuốc BVTV là rất lớn Mỗi
vụ người dân có thể sử dụng thuốc cho các loại cây trồng từ 1 – 4 lần tùy
thuộc vào lượng sâu bệnh hại trên các loại cây trồng. Có thể nói hầu hết các hộ
dân đều ít nhiều có sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng.
4.4.2.Tình hình sử dụng phân hóa học cho cây chè tại khu vực điều tra
Bảng 4.6: Nhu cầu sử dụng phân bón của khu vực
STT Thôn, xóm
Phân hóa học(%) Phân hữu cơ
(%)NPK Đạm photpho
1 Vùng Đông 93 2 0 5
2 Vùng Trung tâm 85 4 1 10
3 Vùng Tây 90 2 1 7
Trung Bình 89,3 2,6 0,6 7,5
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2014)
Nhận xét: Điều tra cho thấy lượng phân bón chủ yếu của người dân
Minh Lập là phân hóa học chiếm tới 92,5% tổng lượng phân bón được sử
dụng. Trong đó lượng phân NPK chiếm tỷ lệ 89,3%, lượng phân đạm chiếm
2,6%, lượng phân photpho chiếm 0,6 % . Ngoài ra, dựa vào đàn gia súc người
dân đã tận dụng được nguồn phân hữu cơ phục vụ cho sản xuất cây chè cũng
như các loại cây nông công nghiệp khác với tỷ lệ 7,5%. Một vấn đề đã và
đang thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý đó là tỷ lệ sử dụng phân hóa
học có nguồn gốc hóa học vẫn còn cao (92.5%), phân hữu cơ có nguồn gốc
sinh học chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Với nhu cầu và lượng sử dụng như trên lượng phân hóa học được sử
dụng rất cao 92,5% một phần đã gây ảnh hưởng tới mất cân bằng dưỡng chất
trong đất được đánh giá bằng kết quả phân tích các chỉ số dinh dưỡng trong
đất (N, P, Mùn…)
44
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng phân bón của khu vực
STT Tình hình sử dụng phân
bón hóa học
Số phiếu
phỏng vấn
Kết quả
điều tra
Tỷ lệ
(%)
1 Thường xuyên sử dụng 90 19 21,1
2 Sử dụng khi cần thiết 90 63 70
3 Không sử dụng 90 8 8,9
Tổng 90 100
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2014)
Nhận xét: Qua bảng 4.7 ta thấy việc thường xuyên sử dụng phân bón
hóa học chiếm 21,1% và sử dụng khi cần thiết chiếm 70%, số hộ không sử
dụng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 8,9%. Qua đây ta cũng thấy được nhu cầu
sử dụng phân bón cho cây là rất lớn.
4.4.3. Thực trạng hiểu biết và cách sử dụng của người dân về thuốc BVTV
Bảng 4.8: Người dân và những vấn đề liên quan tới thuốc BVTV và phân
hóa học
STT Đặc điểm Số phiếu
phỏng
vấn
Kết quả
điều tra
Tỷ lệ
(%)
Có Không Có Không
1
Tìm hiểu nguồn gốc
thuốc BVTV và phân
hóa học
90 22 68 24,4 75,6
2
Hiệu quả khi sử dụng
thuốc BVTV và phân
hóa học
90 82 8 91,1 8,9
3 Ảnh hưởng tới sức khỏe 90 76 14 84,45 15,55
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2014)
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO

More Related Content

What's hot

Tài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menTài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menvisinh11012
 
Powerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnPowerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnNhung Lê
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemLong Hoang Van
 
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tham dinh phuong_phap_9426
Tham dinh phuong_phap_9426Tham dinh phuong_phap_9426
Tham dinh phuong_phap_9426lethanhlong559
 
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuitQuy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuitlimonking
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa FOODCROPS
 
quá trình thiết bị cô đặc
quá trình thiết bị cô đặcquá trình thiết bị cô đặc
quá trình thiết bị cô đặctrietav
 
Sản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ celluloseSản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ celluloseHạnh Hiền
 
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...jackjohn45
 
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngNghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdf
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdfGiáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdf
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdfMan_Ebook
 

What's hot (20)

Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAYĐề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
 
Tài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menTài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm men
 
Powerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnPowerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắn
 
Chuong4
Chuong4Chuong4
Chuong4
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiem
 
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
 
Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAYĐề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ cây lá cẩm, HAY
 
Tham dinh phuong_phap_9426
Tham dinh phuong_phap_9426Tham dinh phuong_phap_9426
Tham dinh phuong_phap_9426
 
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuitQuy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
 
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đĐề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
 
quá trình thiết bị cô đặc
quá trình thiết bị cô đặcquá trình thiết bị cô đặc
quá trình thiết bị cô đặc
 
Sản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ celluloseSản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ cellulose
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...
Nghiên cứu quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) cho cao chiết et...
 
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vật liệu nano bạc, đồng, sắt để xử lý vi khuẩn ...
 
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngNghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
 
Luận án: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi gà Sao
Luận án: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi gà SaoLuận án: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi gà Sao
Luận án: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi gà Sao
 
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdf
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdfGiáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdf
Giáo trình Hóa phân tích (Dùng cho Sinh viên chuyên hóa).pdf
 

Similar to Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO

Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước suối bằng màng lọc uf(utr...
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước suối bằng màng lọc uf(utr...Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước suối bằng màng lọc uf(utr...
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước suối bằng màng lọc uf(utr...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyênđáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...
đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...
đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO (20)

Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
 
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
 
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước suối bằng màng lọc uf(utr...
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước suối bằng màng lọc uf(utr...Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước suối bằng màng lọc uf(utr...
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước suối bằng màng lọc uf(utr...
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyênđáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
 
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAOĐề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
 
Đề tài kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8
Đề tài kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8Đề tài kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8
Đề tài kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã tân...
 
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
 
đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...
đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...
đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 

Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THU TRANG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG CHÈ TẠI XÃ MINH LẬP, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2011 - 2015 Thái Nguyên, 2015
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THU TRANG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG CHÈ TẠI XÃ MINH LẬP, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Lớp : K43 – ĐCMT N01 Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Nhuận Thái Nguyên, 2015
  • 3. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THU TRANG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG CHÈ TẠI XÃ MINH LẬP, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Lớp : K43 – ĐCMT N01 Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Nhuận Thái Nguyên, 2015
  • 4. ii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng chè của một số vùng trồng chè chủ yếu ở Việt Nam trong những năm gần đây (số liệu trung bình) ..................................15 Bảng 2.2: Lượng phân bón tiêu thụ trên toàn thế giới (Đơn vị : triệu tấn).............19 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm so sánh...................................29 Bảng 4.1: Tài nguyên đất.............................................................................................31 Bảng 4.2: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của xã Minh Lập giai đoạn 2011- 2013.................................................................................................................38 Bảng 4.3: Số cơ sở kinh doanh , buôn bán thuốc BVTV và Phân hóa học............40 Bảng 4.4: các loại thuốc mà người dân sử dụng cho cây chè..................................41 Bảng 4.5: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân......................................42 Bảng 4.6: Nhu cầu sử dụng phân bón của khu vực ..................................................43 Bảng 4.7: Tình hình sử dụng phân bón của khu vực................................................44 Bảng 4.8: Người dân và những vấn đề liên quan tới thuốc BVTV và phân hóa học .........................................................................................................................44 Bảng 4.9: Kiến thức của người dân khi chọn thời tiết đi phun thuốc BVTV cho cây trồng. ........................................................................................................46 Bảng 4.10: Hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khỏe trong sử dụng thuốc BVTV .........................................................................................................................47 Bảng 4.11: Thực trạng sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV và sử dụng phân hóa học của người dân trong khu vực.......................................48 Bảng 4.12: Mức độ hiểu biết về cách pha thuốc BVTV và sử dụng phân bón của người dân trước khi sử dụng.........................................................................49 Bảng 4.13: Cách xử lý bao bì thuốc BVTV và phân hóa học sau khi sử dụng của người dân........................................................................................................50
  • 5. iii Bảng 4.14: Mức độ tham gia buổi tập huấn sử dụng thuốc BVTV, BVMT và nhận thức của người dân đối với việc sử dụng thuốc BVTV .............................51 Bảng 4.15: Đánh giá nồng độ pH, Nts, Pts đất tại xã Minh Lập theo tiêu chuẩn Việt Nam.................................................................................................................52 Bảng 4.16: Đánh giá lượng mùn trong đất tại xã Minh Lập theo thang đánh giá mùn cho đất đồi núi Việt Nam .....................................................................55 Bảng 4.17: Thang đánh giá mùn cho đồi núi Việt Nam...........................................56 Bảng 4.18: Bảng kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV tại xã Minh Lập......56 Bảng 4.19: Thực trạng các triệu chứng cơ năng của người dân có thể bị ảnh hưởng do sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học..................................................57 Bảng 4.20: Tỷ lệ một số bệnh thường gặp có thể bị ảnh hưởng do sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học tại xã Minh Lập – Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên............................................................................................................58 Bảng 4.21: Hiện trang môi trường khu vực nghiên cứu...........................................59
  • 6. iv DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường đất..............23
  • 7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA BVTV Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ thực vật HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật HST Hệ sinh thái KHKT Khoa học kỹ thuật FAO Tổ chức nông lương Thế giới Nts Đạm tổng số Pts Lân tổng số TCMT Tiêu chuẩn môi trường UBND Ủy Ban Nhân Dân WTO Tổ chức Y tế Thế Giới HCBVTV Hợp chất bảo vệ thực vật
  • 8. vi MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN................................................................................................................1 DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................ii DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................v MỤC LỤC.....................................................................................................................vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................2 1.3. Yêu cầu của đề tài...................................................................................................3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4 2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................................4 2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4 2.1.2. Cơ sở pháp lý .....................................................................................................10 2.2. Tổng quan về đất trồng chè..................................................................................11 2.2.1. Các loại đất trồng chè chính .............................................................................11 2.2.2. Yêu cầu về tính chất của đất trồng chè............................................................12 2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................14 2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới..............................................14 2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam ..............................................14 2.3.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới................................................16 2.3.4. Tình hình sử thuốc BVTV ở Việt Nam...........................................................16 2.3.5. Tình hình sử dụng phân bón hóa học trên thế giới........................................19 2.3.6. Tình hình sử dụng phân bón hóa học ở Việt Nam .........................................20 2.4. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa học đến môi trường đất và sức khỏe con người.......................................................21
  • 9. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp đại học, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân trong và ngoài trường. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập ở trường. Để đạt được kết quả này tôi xin trân thành cảm ơn thầy T.S Nguyễn Đức Nhuận – giảng viên khoa Quản lý tài nguyên – Giáo viên hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập. Thầy đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo, tháo gỡ những vướng mắc, hướng dẫn tận tình cho tôi để tôi có thể hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Thầy luôn theo dõi sát sao quá trình thực tập và cũng là người truyền động lực giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ và bà con ở xã Minh Lập - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên; các cán bộ và bà con trong xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình. Xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày...tháng 05 năm 2015 Sinh viên
  • 10. viii 4.3. Tình hình quản lý sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học cho cây chè tại khu vực điều tra.....................................................................................................38 4.3.1. Tình hình quản lý thuốc BVTV và phân hóa học cho cây chè tại khu vực điều tra ............................................................................................................38 4.3.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học của khu vực vực xã Minh Lập- Huyện Đồng Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên...................................................................................................39 4.3.3. Tình hình quản lý kinh doanh. Buôn bán thuốc BVTV và phân hóa học trên địa bàn xã Minh Lập – Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên..................40 4.4. Thực trạng sử dụng và hiểu biết của người dân về thuốc BVTV và phân hóa học...................................................................................................................41 4.4.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây chè tại khu vực điều tra ...............41 4.4.2.Tình hình sử dụng phân hóa học cho cây chè tại khu vực điều tra................43 4.4.3. Thực trạng hiểu biết và cách sử dụng của người dân về thuốc BVTV ........44 4.5. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân hóa học tới môi trường đất..52 4.6. Ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân hóa học tới sức khỏe con người ........56 4.7. Đề xuất một số biện pháp sử dụng hợp lý thuốc BVTV và phân bón hóa học .........................................................................................................................59 4.7.1. Biện pháp sử dụng hợp lý thuốc BVTV..........................................................59 4.7.2. Các cách bón phân hợp lý cho cây chè............................................................61 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................64 5.1. Kết luận..................................................................................................................64 5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................67 PHỤ LỤC
  • 11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Xưa nay khi nói đến trà Việt, người ta thường hay nghĩ ngay đến trà Thái Nguyên. Với diện tích trồng chè khoảng 17.660 ha, đứng thứ hai cả nước (sau Lâm Đồng), Thái Nguyên nằm trong vùng trồng chè lâu đời của Việt Nam. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái nguyên có nhiều khả năng phát triển nghành trồng chè. Cây chè được coi là cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên. Sản phẩm chè là thức uống có giá trị dinh dưỡng cao, nó không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài, đưa lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế nước nhà. Vớí khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển nghành trồng chè nhưng đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại. Phương pháp phổ biến của người dân khi cây trồng xuất hiện sâu bệnh là sử dụng thuốc BVTV. Với khả năng diệt trừ dịch hại nhanh, dễ sử dụng có thể ngăn chặn các đợt dịch trong thời gian ngắn, có hiệu quả mọi lúc mọi nơi, dễ dàng mua bán trao đổi, đôi khi thuốc BVTB còn là giải pháp duy nhất. Nếu sử dụng đúng mục đích, đúng kĩ thuật và có sự chỉ đạo đồng bộ, thuốc BVTV sẽ đem lại hiệu quả tốt trong quản lý dịch hại cây trồng và bảo vệ nông sản. Do vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ cây trồng vẫn là biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với thuốc BVTV thì phân bón hóa học cũng là yếu tố rất quan trọng để cây trồng phát triển một cách thuận lợi, cho hiệu quả năng suất cao.
  • 12. 2 Thuốc BVTV và phân hóa học là một trong những chất hóa học do con người tạo ra, ngoài những mặt lợi nó cũng gây ra những ảnh hưởng và khó khăn do quá lạm dụng gây ra những ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường đặc biệt là môi trường đất. Đây là vấn đề cần được quan tâm, vì mỗi năm lượng phân bón hóa học và thuốc BVTV được sử dụng là không hề nhỏ, những hệ lụy tới môi trường là không thể tránh khỏi. Những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được các nhà khoa học và các nhà quản lý môi trường quan tâm. Tuy nhiên thực trạng ngày càng trầm trọng và đã trở thành “vấn nạn” vì luôn thiếu các biện pháp và chế tài cụ thể. Minh Lập là một trong số những vùng sản xuất chè được đánh giá là vùng đất sản xuất chè ngon đặc biệt ở Thái Nguyên. Cây chè đã có mặt trên đất Minh Lập từ trước năm 1960, với thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, người dân lại có kinh nghiệm trồng chè nên chè ở đây có hương vị đặc trưng khó lẫn, đó là loại chè rất đậm và nịnh hương. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc BVTV và phân hóa học trong vài năm gần đâycủa người dân đã gây ra những ảnh hưởng không tốt đến môi trường. Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Quản lý tài nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học và ảnh hưởng của nó đến môi trường đất trồng chè tại xã Minh Lập, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương. - Đánh giá hiểu biết, tình hình sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học và ảnh hưởng của việc ô nhiễm thuốc BVTV, phân bón hóa học đến môi trường đất cũng như tới sức khỏe của người dân.
  • 13. 3 - Nghiên cứu ảnh hưởng của việc xử dụng thuốc BVTV và phân hóa học đến đặc điểm, tính chất của đất. - Trên cơ sở đánh giá để đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do thuốc BVTV và phân bón hóa học, nâng cao ý thức người dân cũng như hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV, phân bón hóa học tại địa phương. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra phải trung thực, chính xác, đảm bảo độ tin cậy. - Việc phân tích mẫu phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật. - Đánh giá đúng thực trạng sử dụng thuốc BVTV và phân bón hoá học trên địa bàn nghiên cứu. - Các đề nghị, kiến nghị phải có tính khả thi với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
  • 14. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận * Khái niệm đất: "Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật". Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v... Thành phần chính của đất được trình bày trong hình sau: Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau: - Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau. - Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất. - Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới. - Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên. - Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá. - Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi. [15]. * Khái niệm chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật, phá hủy nghiêm trọng chức năng của cơ thể làm cho sinh vật ngộ độc hoặc chết. (Nguyễn Đức Thạnh và cs, 2010) [8]. * Khái niệm về độc tính: Độc tính: Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một lượng nhất định của chất độc đó(Trần Oánh, 2007) [6]. Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: Độc tính là tính gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật. Độc tính được chia ra các dạng:
  • 15. 5 - Độc cấp tính: Chất độc xâm nhập vào cơ thể sinh vật gây nhiễm độc tức thì, ký hiệu LD50 (Letal Dosis 50), biểu thị lượng chất độc (mg) đối với 1kg trọng lượng cơ thể có thể gây chết 50% cá thể vật thí nghiệm (thường là chuột hoặc thỏ). Nếu chất độc lần với không khí (hơi độc hay ở trong nước) thì được ký hiệu LC50 (Letal Concentration 50) biểu thị lượng chất độc (mg) trong một m3 không khí hoặc một lít nước có thể gây chết 50% cá thể thí nghiệm. LD50 và LC50 càng thấp chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao. - Độc mãn tính (độc trường diễn): Chỉ khả năng tích lũy chất độc trong cơ thể, khả năng gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng. (Trần Oánh, 2007) [6]. * Khái niệm liều lượng: Là lượng chất độc cần thiết tính bằng gam hay mg để gây tác động nhất định lên trên cơ thể sinh vật trong nghiên cứu độc lý. Liều lượng sử dụng: là liều lượng cần thiết dùng để phun trên diện tích nhất định, được chia ra: - Liều lượng hoạt chất: Là lượng thuốc nguyên chất cần thiết dùng cho một đơn vị diện tích g, kg a.i với thuốc ở thể rắn, hoặc ml a.i với thuốc ở thể lỏng.(a.i là đơn vị hoạt chất) - Liều lượng thuốc thương phẩm: là lượng thuốc thương phẩm cần thiết cho một đơn vị diện tích, được tính bằng g, kg, lít, ml thuốc thương phẩm trên một đơn vị diện tích nào đó. (Nguyễn Đức Thạnh, 2010) [8]. * Khái niệm về thuốc BVTV: Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác (Trần Văn Hải, 2008) [3].
  • 16. 6 * Phân loại thuốc BVTV: Theo yêu cầu nghiên cứu và sử dụng có thể phân loại thuốc BVTV thành các loại sau: - Dựa vào đối tượng phòng chống: +) Thuốc trừ sâu (Insecticide): Gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kì loại côn trùng nào có mặt trong môi trường. Chúng được dùng để diệt trừ hoặc ngăn chặn tác hại của côn trùng đến cây trồng cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người. +) Thuốc trừ bệnh: Bao gồm các chất có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ, sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực vật) có tác dụng diệt trừ hoặc ngăn ngừa các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản. +) Thuốc trừ chuột (Rodenticide hay raticide): Là những hợp chất vô cơ, hữu cơ hoặc nguồn gốc sinh học được dùng để diệt chuột và các loài gặm nhấm. +) Thuốc trừ nhện ( Acricide hay Miticide): Là những hợp chất chủ yếu trừ nhện hại cây trồng, đặc biệt là nhện đỏ. +) Thuốc trừ cỏ (Herbicide): Các chất được dùng để trừ các loài thực vật cản trở sự sinh trưởng của cây trồng, các loài thực vật hoang dại mọc trên đồng ruộng, quanh các công trình kiến trúc, sân bay đường sắt…và gồm các thuốc trừ rong rêu trên đồng ruộng kênh mương. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất vì vậy khi sử dụng thuốc trong nhóm này cần đặc biệt thận trọng. +) Thuốc trừ tuyến trùng (Nematode): Các chất xông hơi và nội hấp được dùng để sử lý đất trừ tuyến trùng trong đất, trong cây. - Dựa vào con đường xâm nhập đến dịch hại:Tiếp xúc, xông hơi và nội hấp: +) Thuốc có tác dụng tiếp xúc: Là những loại thuốc gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập qua biểu bì của dịch hại.
  • 17. ii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng chè của một số vùng trồng chè chủ yếu ở Việt Nam trong những năm gần đây (số liệu trung bình) ..................................15 Bảng 2.2: Lượng phân bón tiêu thụ trên toàn thế giới (Đơn vị : triệu tấn).............19 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm so sánh...................................29 Bảng 4.1: Tài nguyên đất.............................................................................................31 Bảng 4.2: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của xã Minh Lập giai đoạn 2011- 2013.................................................................................................................38 Bảng 4.3: Số cơ sở kinh doanh , buôn bán thuốc BVTV và Phân hóa học............40 Bảng 4.4: các loại thuốc mà người dân sử dụng cho cây chè..................................41 Bảng 4.5: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân......................................42 Bảng 4.6: Nhu cầu sử dụng phân bón của khu vực ..................................................43 Bảng 4.7: Tình hình sử dụng phân bón của khu vực................................................44 Bảng 4.8: Người dân và những vấn đề liên quan tới thuốc BVTV và phân hóa học .........................................................................................................................44 Bảng 4.9: Kiến thức của người dân khi chọn thời tiết đi phun thuốc BVTV cho cây trồng. ........................................................................................................46 Bảng 4.10: Hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khỏe trong sử dụng thuốc BVTV .........................................................................................................................47 Bảng 4.11: Thực trạng sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV và sử dụng phân hóa học của người dân trong khu vực.......................................48 Bảng 4.12: Mức độ hiểu biết về cách pha thuốc BVTV và sử dụng phân bón của người dân trước khi sử dụng.........................................................................49 Bảng 4.13: Cách xử lý bao bì thuốc BVTV và phân hóa học sau khi sử dụng của người dân........................................................................................................50
  • 18. 8 những nguyên tố cần thiết cho cây trồng gồm những nguyên tố đa lượng như N, P, K là những nguyên tố vi lượng như Ca, Cu, Zn….để đáp ứng như cầu phát triển, ra hoa kết trái và tăng năng xuất của cây trồng. * Phân loại phân hóa học: Có 3 loại phân bón cơ bản đó là: Phân đạm, phân lân, phân kali + Phân đạm: Là những hợp chất cung cấp nitơ cho cây. Phần lớn thực vật không có khả năng đồng hóa nguyên tố N dưới dạng khí là N2 mà chủ yếu dưới dạng muối nitrat. Phân đạm cung cấp N hóa cho cây dưới dạng ion NO3 - và ion amoni NH4 +. Phân đạm có tác dụng kích thích các quá trình sinh trưởng làm tăng tỉ lệ protein thực vật. Do đó, phân đạm giúp cho cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả… Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N trong phân. + Phân lân: Là những hợp chất cung cấp P cho cây trồng dưới dạng ion photphat. Phần lớn thực vật hấp thụ P dưới dạng muối đihidrophotphat. Loại phân này cần cho cây trồng ở thời kì sinh trưởng, thúc đấy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của cây. Độ dinh dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó. Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng photphorit và apatit. + Phân kali: Là những hợp chất cung cấp cho cây trồng nguyên tố K dưới dạng ion K+. Phân K giúp cho cây hấp thu được nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu, tăng cường sức chống chịu cho cây. Độ dinh dưỡng của phân K được đánh giá bằng hàm lượng % K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó. Hai muối KCl và K2SO4 được sử dụng nhiều nhất để làm phân K. Tro thực vật cũng là một loại phân K vì có chứa K2CO3.
  • 19. 9 * Khái niệm về ô nhiễm môi trường đất: Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường. Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất. * Ô nhiễm môi trường đất do thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học: + Thuốc BVTV: Thuốc BVTV chiếm một vị trí nổi bật trong các ô nhiễm môi trường. Khác với các chất ô nhiễm khác, thuốc BVTV được rải một cách tự nguyện vào môi trường tự nhiên nhằm tiêu diệt các ký sinh của động vật nuôi và con người hay để triệt hạ các loài phá hại mùa màng. Bản chất của nó là những chất hóa học diệt sinh học nên đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất. Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền trong môi trường sinh thái nên nó tồn tại lâu dài trong đất, sau khi xâm nhập vào môi trường, thời kì “nằm” lại đó, các nhà môi trường gọi là “thời gian bán phân giải” được xác định như là cả thời gian nó trốn vào trong các dạng cấu trúc sinh hóa khác nhau hoặc các dạng hợp chất liên kết trong môi trường sinh thái đất. Mà các hợp chất mới này thường có độc tính cao hơn nó. Tiêu diệt hệ động vật làm mất cân bằng sinh thái, thuốc trừ sâu bị rửa trôi xuống thủy vực làm hại các động vật thủy sinh như ếch, nhái… Như vậy vô tình chúng ta làm tăng thêm số lượng sâu hại vì đã diệt mất thiên địch của chúng, vì vậy nó làm cho hoạt tính sinh học đất bị giảm sút. + Phân bón hóa học: Phân hóa học được rải trong đất nhằm gia tăng năng suất cây trồng. Nguyên tắc là khi người ta lấy đi của đất các chất cần thiết cho cây thì người ta sẽ trả lại đất qua hình thức bón phân. Đây là loại hoá chất quan trọng trong
  • 20. 10 nông nghiệp, nếu sử dụng thích hợp sẽ có hiệu quả rõ rệt đối với cây trồng. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, sử dụng không đúng sẽ lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Nếu bón quá nhiều phân hoá học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm trọng. Sự tích lũy cao các chất hóa chất dạng phân bón cũng gây hại cho môi trường sinh thái đất về mặt cơ lý tính. Khi bón nhiều phân hóa học làm đất hở nên chặt hơn, độ trương co kém, kết cấu vững chắc, không tơi xốp mà nông dân gọi là đất trở nên “chai cứng”, tính thoáng khí kém hơn đi, vi sinh vật ít đi vì hóa chất hủy diệt vi sinh vật.. (Vũ Hữu Yêm và cs, 2005) [10] 2.1.2. Cơ sở pháp lý Các quy định về quản lý, sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học: Luật BVMT của nước cộng hòa xã hội cchủ nghĩa Việt Nam số 29/2005/L – CTN. Quyết định số 184/2006/QĐ – TTg ngày 10/08/2006 do thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Quyết định số 89/2006/QĐ – BNN ngày 02/10/2006 về việc ban hành quy định quản lý thuốc BVTV. Quyết định số 63/2007/QĐ – BNN của bộ NN & PTNT về việc sử đổi bổ sung một số điều của quy định vè quản lý thuốc BVTV ban hành theo quyết định số 89/2006/QĐ – BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT.
  • 21. 11 Thông tư số 12/2011/TT – BTNMT ngày 14/04/2011 do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành quy định về quản lý chất thải nguy hại. Thông tư 36/2011/TT – BNNPTNT ngày 20/05/2011 về ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam. Thông tư số 10/2012/TT – BNNPTNT ngày 20/02/2012 về việc ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam. Thông tư số 36/2010TT- BNNPTNT ngày 24/06/2010 về việc Ban hành quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón hóa học. Các tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn môi trường để đánh giá: + TCVN 7373: 2004 Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng nito tổng số trong đất Việt Nam. + TCVN 7374: 2004 Chất lượng đất – Giá trị về hàm lượng phốt pho tổng số trong đất Việt Nam. + TCVN 7377: 2004 Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị pH trong đất Việt Nam. + TCCS/PTH 14:2004. 2.2. Tổng quan về đất trồng chè 2.2.1. Các loại đất trồng chè chính * Các loại đất trồng chè chính ở Việt Nam: Cây chè phân bố ở các loại đất và địa hình rất đa dạng nhưng ở Việt Nam chè được trồng ở những dạng đất chủ yếu: + Đất xám: Ở Việt nam trên bản đồ đất ký hiệu là X (ký hiệu theo FAO - UNESCO là AC-Acrisols) bao gồm: Xám bạc màu, xám có tầng loang lổ, xám Feralits, xám mùn trên núi là phù hợp cho trồng chè. + Đất đen: Ở Việt Nam ký hiệu R (theo FAO - UNESCO là Lv - luvisols) trong đó đất nâu thẫm phát triển trên đá bazan là trồng chè tốt.
  • 22. iii Bảng 4.14: Mức độ tham gia buổi tập huấn sử dụng thuốc BVTV, BVMT và nhận thức của người dân đối với việc sử dụng thuốc BVTV .............................51 Bảng 4.15: Đánh giá nồng độ pH, Nts, Pts đất tại xã Minh Lập theo tiêu chuẩn Việt Nam.................................................................................................................52 Bảng 4.16: Đánh giá lượng mùn trong đất tại xã Minh Lập theo thang đánh giá mùn cho đất đồi núi Việt Nam .....................................................................55 Bảng 4.17: Thang đánh giá mùn cho đồi núi Việt Nam...........................................56 Bảng 4.18: Bảng kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV tại xã Minh Lập......56 Bảng 4.19: Thực trạng các triệu chứng cơ năng của người dân có thể bị ảnh hưởng do sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học..................................................57 Bảng 4.20: Tỷ lệ một số bệnh thường gặp có thể bị ảnh hưởng do sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học tại xã Minh Lập – Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên............................................................................................................58 Bảng 4.21: Hiện trang môi trường khu vực nghiên cứu...........................................59
  • 23. 13 + Thành phần cơ giới: Đất thịt pha cát đến thịt nặng (theo phân loại quốc tế) hay thịt nhẹ đến thịt nặng (theo phân loại của Liên xô cũ) là phù hợp cho cây chè sinh trưởng. Loại đất này có chế độ nước và không khí điều hoà, thuận lợi cho cây trồng phát triển rễ, cũng như các quá trình sinh, hoá học xảy ra trong đất. + Mực nước ngầm: Phải > 1 m vì chè không chịu ngập nước lâu, những nơi đất trũng chè dễ bị chết. * Đặc tính hoá học đất chè : + Độ chua PH: Độ chua thích hợp cho cây chè sinh trưởng là 4 - 6 nếu đất có độ chua < 4 có thể bón vôi để làm tăng PH nếu đất có độ chua > 6,5 thì không nên trồng chè. + Hàm lượng mùn: Mùn là chỉ tiêu quan trọng, vừa là kho dự trữ dinh dưỡng vừa có tác dụng cải tạo thành phần cơ giới và kết cấu đất, tăng khả năng hấp phụ và giữ các chất dinh dưỡng. Năng suất chè tỷ lệ thuận với hàm lượng mùn trong đất. Đất trồng chè có hàm lượng mùn rất khác nhau, ở Liên Xô đất phần lớn có hàm lượng mùn là 3 - 5% thậm chí 7 - 8%, Srilanka 1 - 2%, Trung Quốc 1 - 2%, Việt Nam phổ biến ở mức 1 - 2% là. Rất ít đất trồng chè của Việt Nam có hàm lượng mùn > 4%. + Các chất dinh dưỡng: Trong lá chè qua phân tích có tới 17 nguyên tố hoá học, trong đó quan trọng nhất là đạm, lân, kali. Đất càng có đủ nguyên tố cây cần thì chè càng cho năng suất cao. * Độ cao và địa hình: - Độ cao so với mặt biển ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây chè, chè vùng cao có chất lượng tốt hơn chè vùng thấp, ngược lại chè vùng thấp thường sinh trưởng mạnh và có năng suất cao hơn chè vùng cao. - Địa hình: Có ảnh hưởng tới tiểu khí hậu vùng chè, địa hình bằng phẳng khí hậu thường thuần nhất, địa hình phức tạp khí hậu không thuần nhất, địa hình nhiều đồi dốc gây xói mòn đất mạnh và khó sử dụng cơ giới trong
  • 24. 14 canh tác chè. Đất có độ dốc cao khó giữ nước dễ bị hạn không thuận lợi cho sinh trưởng phát triển cây chè. Ở Việt nam vùng chè công nghiệp thường trồng ở độ dốc < 250, độ dốc > 250 trồng cây lâm nghiệp hoặc trồng chè shan theo phương thức trồng rừng. Ngoài những yếu tố chính trên một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây chè như gió, sương muối, mưa đá.v.v[11]. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới Hiện nay diện tích chè trên thế giới khoảng 2,56 triệu ha, sản lượng khoảng 2,59 triệu tấn chè khô. Năng suất bình quân 1014 kg chè khô/ha. Theo thống kê của Uỷ ban chè thế giới (ITC - London) thì từ 1953 đến nay cứ sau 20 năm sản lượng chè thế giới tăng gấp 2 lần (1953: 613 ngàn tấn; 1970: 1.196,1 ngàn tấn; 1990: 2.522 ngàn tấn). Hiện có 58 nước sản xuất chè, trong đó có khoảng 30 nước sản xuất chè chủ yếu, có 115 nước (1/2 thế giới) có dùng nước chè, có thể nói cây chè và sản phẩm chè được thế giới sử dụng rất rộng rãi, nó gắn liền với đời sống kinh tế xã hội của nhiều quốc gia. Về thị trường chè trên thế giới: Chủ yếu là các khu vực cận Đông, châu Âu, châu Mỹ, châu Á.Trung Cận Đông là một trong những thị trường lớn vì người dân ở đây không có thói quen uống cà phê. 2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam Ở Việt Nam, hiện nay diện tích chè khoảng trên 1000 ngàn ha tập trung chủ yếu ở các tỉnh Trung du và miền núi. Trong những năm gần đây cây chè thực sự đã đóng vai trò to lớn trong việc xóa đói giảm nghèo và dần dần tiến tới làm giàu cho người trồng chè. Năm 2001 cả nước xuất khẩu được gần 70 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 78 triệu USD, trong những năm tới diện tích và sản lượng chè của Việt Nam tiếp tục tăng lên, vì thế cây chè ngày càng khẳng định vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân.
  • 25. 15 Ngoài giá trị kinh tế, cây chè còn có vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc cho lực lượng lớn lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện giao lưu giữa miền xuôi và miền ngược về văn hoá, kinh tế, xã hội góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái. Theo số liệu ở bảng 2.1, nước ta có 14 tỉnh có diện tích trồng chè trên 1000 ha, trong đó tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất là Lâm Đồng, Thái Nguyên là tỉnh thứ hai trong cả nước về diện tích song sản lượng lại đứng thứ 5 (27,500 tấn/năm) Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng chè của một số vùng trồng chè chủ yếu ở Việt Nam trong những năm gần đây (số liệu trung bình) STT Tên Tỉnh Diện tích trồng chè (ha) Diện tích chè cho thu hoạch (ha) Sản lượng (tấn) 1 Hà Tây 1.925 1.765 7.943 2 Hà Giang 8.495 5.264 16.616 3 Lào Cai 1.300 1.041 4.950 4 Tuyên Quang 4.500 3.900 14.000 5 Yên Bái 8.034 6.846 29.500 6 Thái Nguyên 11.222 9.071 27.500 7 Phú Thọ 7.543 6.721 22.000 8 Lai Châu 1.200 550 1.205 9 Sơn La 2.001 1.782 6.306 10 Hòa Bình 2.600 1.913 4.000 11 Nghệ An 4.230 2.934 11.413 12 Quảng Nam 1.362 786 1.589 13 Gia Lai 1.269 1.128 2.933 14 Lâm Đồng 17.189 15.350 67.756 (Nguồn Báo cáo tổng kết của Tổng công ty chè VN 2005) [1].
  • 26. 16 2.3.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới Mặc dù sự phát triển của biện pháp hoá học có nhiều lúc thăng trầm, song tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới và số hoạt chất tăng lên không ngừng, số chủng loại ngày càng phong phú. Nhiều thuốc mới và dạng thuốc mới an toàn hơn với môi sinh môi trường liên tục xuất hiện bất chấp các quy định quản lý ngày càng chặt chẽ của các quốc gia đối với thuốc BVTV và kinh phí đầu tư cho nghiên cứu để một loại thuốc mới ra đời ngày càng lớn.(Nguyễn Trần Oánh, 2007) [6]. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 1972 toàn thế giới sử dụng lượng HCBVTV trị giá 7,7 tỷ USD, năm 1985 khoảng 16 tỷ USD, đến năm 1990 sử dụng trên 3 triệu tấn hoạt chất HCBVTV trị giá khoảng 25 tỷ USD. Trong đó thuốc trừ cỏ 46%, thuốc trừ sâu 31%, thuốc trừ bệnh 18% và 5% các thuốc khác. Khoảng 80% HCBVTV sản xuất ra được sử dụng tại các nước phát triển. Tuy vậy, tốc độ sử dụng của các nước đang phát triển tăng 7 – 8%/năm, nhanh hơn các nước phát triển (2 – 4%/năm). Trong đó chủ yếu là các loại thuốc trừ sâu (chiếm 70%) (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006) [2]. 2.3.4. Tình hình sử thuốc BVTV ở Việt Nam Kết quả xác định dư lượng thuốc BVTV trong 551 mẫu rau quả tại Tp. HCM từ năm 1999 - 2002 số mẫu còn tồn dư lượng chiếm 37.9% số mẫu kiểm tra, số mẫu vượt quá mức dư lượng cho phép chiếm 10.7%. Trong đó số mẫu rau vượt là 11.4% và số mẫu quả vượt là 9%. Tình trạng nông dân sử dụng thuốc tùy tiện còn phổ biến. Số thuốc không được sử dụng trên rau chiếm 10.4%, trên quả chiếm 2.4%. Thuốc cấm hay hạn chế sử dụng vẫn tìm thấy trong rau quả. Có đến 1/5 số người sử dụng hay tiếp xúc với thuốc BVTV bị nhiễm độc mãn tính. Ở một số doanh nghiệp chè, số người bị nhiễm độc lên tới gần 60% trong đó số người bị nhiễm nghiêm trọng là hơn 34%. Những nguy cơ ở khâu sử dụng thuốc BVTV bắt đầu ngay khi người sử dụng mua thuốc về nhà. Có đến 81.4% số người mua thuốc để ngay trong nhà, 16% để ngoài vườn, 7% để
  • 27. iv DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường đất..............23
  • 28. 18 hướng dẫn, lạm dụng thuốc BVTV đã dẫn đến hậu quả đã gây ra hiện tượng kháng thuốc, làm thuốc mất hiệu lực, để lại tồn dư thuốc BVTV quá mức cho phép trong nông sản, thực phẩm. Đó cũng là nguyên nhân của tình trạng ngộ độc thực phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của nông sản, hàng hoá trên thị trường thế giới. Ngoài ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình trạng vứt bao bì thuốc BVTV bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến. Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế thuốc BVTV không đúng nơi quy định gây ô nhiễm nguồn nước, gây ngộ độc cho động vật thuỷ sinh cũng cần được cảnh báo và khắc phục ngay. Trình độ của người kinh doanh thuốc BVTV còn thấp so với yêu cầu trong khi theo điều tra có tới trên 90% nông dân tìm hiểu cách sử dụng thuốc BVTV trực tiếp từ người bán thuốc. Hầu hết các loại thuốc BVTV sử dụng trong nông nghiệp Việt Nam đều nhập khẩu từ nước ngoài. Khối lượng thuốc BVTV nhập khẩu tăng từ 13.000 - 15.000 tấn/năm những năm đầu thập kỷ 90 lên 33.000 - 38.000 tấn những năm 2000. Đặc biệt các năm 2005 và 2006 do bùng phát dịch rầy nâu và vàng lùn xoắn lá tại các tỉnh Nam bộ nên lượng thuốc BVTV nhập khẩu dã tăng lên 51.000 tấn (2005) và 71.000 tấn (2006). Hiện tượng nhập lậu các loại thuốc BVTV (bao gồm cả thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc hạn chế sử dụng) đang là vấn đề chưa thể kiểm soát nổi. Hàng năm vẫn có một khối lượng lớn thuốc BVTV nhập lậu vào nước ta. Tình trạng các thuốc BVTV tồn đọng không sử dụng, nhập lậu bị thu giữ đang ngày càng tăng lên về số lượng và chủng loại. Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại thuốc BVTV tồn đọng này được lưu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi dưới đất không đúng kỹ thuật nên nguy cơ thẩm lậu và dò rỉ vào môi trường là rất đáng báo động. Cùng với thuốc BVTV tồn đọng, các loại thuốc và bao bì, đồ dựng thuốc BVTV đang là nguy cơ đe dọa sức khoẻ cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường nếu không áp dụng ngay các biện pháp giải quyết khẩn cấp.
  • 29. 19 Trong số các cơ sở gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV vẫn còn một số cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến việc cải tiến công nghệ còn sử dụng các dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm. Đặc biệt là hệ thống xử lý chất thải chưa đạt các tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. 2.3.5. Tình hình sử dụng phân bón hóa học trên thế giới Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, từ khi biết sản xuất nông nghiệp thì loài người đã biết sử dụng phân bón để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Trong mấy thập kỉ vừa qua năng suất cây trồng không ngừng tăng lên nhờ sử dụng phân bón hóa học. Tiêu thụ phân bón có liên quan chặt đến sản xuất nông nghiệp. Nếu như sản xuất thuận lợi, kinh tế và thị trường phát triển thì nhu cầu phân bón tăng cao. Chính vì vậy, trong một số giai đoạn tình hình kinh tế thế giới bất ổn, sản xuất khủng hoảng sẽ kéo sản xuất và tiêu thụ phân bón giảm xuống. Theo FAO (2008), dự báo nhu cầu phân bón trong các năm 2008 - 2009 sẽ tăng 1,9% trong đó đạm tăng 1,4%, lân tăng 2,0% và kali tăng 2,4% nhưng thực tế thì trong giai đoạn này lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu lại giảm mạnh, cùng với khủng khoảng kinh tế tại nhiều nước. Mức tiêu thụ phân bón đạt gần 173 triệu vào năm 2007, sau đó giảm mạnh xuống còn 155,3 triệu tấn vào năm 2008 - 2009 và tăng trở lại từ cuối năm 2009 lên 163,5 triệu tấn, đạt 172,6 triệu tấn năm 2010 - 2011 và 176,8 triệu tấn năm 2011 - 2012 Bảng 2.2: Lượng phân bón tiêu thụ trên toàn thế giới (Đơn vị: triệu tấn) Năm N P2O5 K2O Tổng 2007/2008 100,8 38,5 29,1 168,4 2008/2009 98,3 33,8 23,1 155,3 2009/2010 102,2 37,6 23,6 163,5 2010/2011 104,3 40,6 27,6 172,6 2011/2012 107,5 41,1 28,2 176,6 Nguồn : IFA (Hiệp hội phân bón quốc tế)11/2012
  • 30. 20 Trong các nước tiêu thụ phân bón trên thế giới Trung Quốc là nước tiêu thụ phân bón lớn nhất, tiếp đến Ấn Độ, Mỹ, Braxin… [14] 2.3.6. Tình hình sử dụng phân bón hóa học ở Việt Nam Trong khi các nước phát triển, việc sử dụng phân bón có chiều hướng đi xuống thì tại các nước đang phát triển lại chiều hướng tăng mạnh, trong đó có Việt Nam. Phân bón nói chung và phân bón hóa học nói riêng đã góp phần tăng năng suất cây trồng, chất lượng của nông sản. Theo đánh giá của Viện dinh dưỡng cây trồng Quốc tế thì phân bón đóng góp khoảng 30 - 35% tổng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, phân bón cũng là hoá chất, nên nếu sử dụng đúng cách sẽ góp phần tăng độ màu cho đất đai, nâng giá trị nông sản. Còn ngược lại, phân bón là tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống. Đáng lưu ý là từ năm 1985 tới nay, lượng phân bón sử dụng ở nước ta tăng tới 5 lần, trong khi diện tích gieo trồng chỉ tăng 58%. Tuy những năm gần đây, nông dân ngày càng có ý thức hơn trong canh tác nhưng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhìn chung còn được nông dân sử dụng khá tùy tiện. Năm 2011, Việt Nam đã nhập khẩu 4 triệu 400 ngàn tấn phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón các loại, kim ngạch nhập khẩu 1 tỉ 800 triệu đôla Mỹ, tăng gần 25% về lượng và gần 51% về giá trị so với năm 2010. Năm 2012, lượng phân bón nhập khẩu khoảng trên dưới 4 triệu tấn. Còn năm 2013, Việt Nam ước giảm nhập khẩu còn khoảng 2 triệu rưỡi tấn phân bón các loại, do số lượng nhà máy sản xuất phân bón tăng lên, từ đó khiến nguồn cung trong nước đồi dào. Tuy nhiên, do lệ thuộc một lượng lớn nguyên liệu và một số phân bón phải nhập khẩu do chưa sản xuất được trong nước, nên giá cả thường xuyên biến động tăng. Thêm vào đó là do hệ thống phân phối vật tư nông nghiệp qua nhiều tầng nấc, hầu hết nông dân sử dụng phân bón đều mua trước trả sau nên gánh chịu chi phí cao. [13]
  • 31. 21 2.4. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa học đến môi trường đất và sức khỏe con người 2.4.1. Con đường thâm nhập vào cơ thể của thuốc BVTV 2.4.1.1. Thâm nhập qua da Da có vai trò bảo vệ chống các yếu tố hóa học, lý học và sinh học. Một số hóa chất có áp lực lớn với lớp mỡ dưới da, đi qua lớp thượng bì và mô bì rồi đi vào hệ tuần hoàn và gây nhiễm độc cho cơ thể. Các hóa chất đó là xăng, nicotin, các dẫn xuất nitro và amin thơm, các dung môi có chứa clo, thuốc trừ sâu photpho và clo hữu cơ. Nhiễm độc qua da càng dễ dàng khi da bị tổn thương. Nhiễm độc qua niêm mạc càng nguy hiểm hơn vì ở niêm mạc có các mao mạch dày đặc như niêm mạc mắt...chúng hấp thu dễ dàng một số chất độc và nhạy cảm với một số chất kích thích. Điều này có thể xảy ra do thuốc bám lên quần áo hoặc ngấm trực tiếp trên da. Khi phun thuốc ngoài đồng, thuốc có thể bám lên da hay ngấm vào qần áo. Khi nông dân trộn thuốc nhưng không mang găng tay hoặc khi một thành viên trong gia đình giặt quần áo có dính thuốc. Nông dân và người lao động trên đồng, họ bị nhiễm thuốc BVTV chủ yếu thông qua da. (Lê Minh Uy, 2008) [9] 2.4.1.2. Thâm nhập qua hơi thở Điều này thường xảy ra đối với người trực tiếp phun thuốc trên đồng, hoặc những người có mặt trong khu vực phun thuốc. Cần chú ý rằng một số thuốc BVTV độc hại không có mùi. Đây là con đường xâm nhập quan trọng nhất và luôn xảy ra do con người luôn phải hít thở. Máu qua phổi nhanh và thuận lợi cho sự xâm nhập của chất độc. Chúng đi vào mũi, qua họng, khí quản, vào phổi. Ở đây, có những mạch máu nhỏ li ti, màng nhầy là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí; các chất độc từ đây đi vào máu. Máu tuần hoàn nhanh, trong 2 - 3 giây, sẽ đưa đến các cơ quan như não, gan, thận, mật và bài tiết qua sữa mẹ, tuyến mồ hôi,
  • 32. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA BVTV Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ thực vật HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật HST Hệ sinh thái KHKT Khoa học kỹ thuật FAO Tổ chức nông lương Thế giới Nts Đạm tổng số Pts Lân tổng số TCMT Tiêu chuẩn môi trường UBND Ủy Ban Nhân Dân WTO Tổ chức Y tế Thế Giới HCBVTV Hợp chất bảo vệ thực vật
  • 33. 23 đất. Quá trình di chuyển khuếch tán lan truyền độc hại thuốc trừ sâu bệnh trong môi trường đất. Nhiều loại thuốc có tính bền trong đất. Dư lượng thuốc sau khi xuống đất, được đất hấp phụ và nằm lại đây rất lâu mà các nhà môi trường đất gọi là “ thời gian bán phân hủy”. Thuật ngữ này được xác định là cả một thời gian dài nó ẩn tích trong các dạng cấu trúc sinh hóa khác nhau hay các hợp chất liên kết trong môi trường sinh thái đất. Hình 2.1: Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong môi trường đất Theo PGS.Võ Mai (Cục phó cục BVTV), sau khi phun thuốc BVTV: 70% nông dân cảm thấy rất mệt mỏi, 3% bị cay mắt, 19% bị nhức đầu, 6% bị chóng mặt, 4% buồn nôn, 8% ngạt thở, 17% bị dị ứng da và 28% bị các triệu chứng khác. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá có hàng triệu người bị ngộ độc hàng năm do hóa chất BVTV, trong đó có 20.000 người chết. Một đánh giá khác của Jeyaratham (1990), con số đó cao hơn nhiều, là 25 triệu người bị nhiễm độc. Tuy nhiên, chưa ai tính được hậu quả lâu dài và âm ỉ của hóa chất BVTV.
  • 34. 24 Theo điều tra 7 nước ở vùng Đông Nam Astrong chương trình “Hành động Pesticide” cho thấy đa số phụ nữ chịu hậu quả, các triệu chứng hay gặp là choáng, đau cơ, ngứa ngáy, cháy da, phồng rộp, khó thở, đau mắt, xảy thai, buồn nôn… Theo Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, thì ngộ độc do hóa chất BVTV ở mức cao, chiếm 26% tổng số vụ ngộ độc. Thống kê của khoa chống độc của bệnh viên bạch mai cho thấy ngộ độc do hoa chất BVTV chiếm 30%, tỷ lệ tử vong là 10%. Năm 1998 cả nước có 23,000 người ngộ độc thì có tới 6,500 người là do thuốc BVTV. [13] 2.4.3. Ảnh hưởng của phân bón hóa học đến môi trường đất và sức khỏe con người Việc bón phân với lượng quá lớn tạo nên lượng dư thừa một số chất trong đất, nước, không khí hoặc do quá trình chuyển hoá, di chuyển phân bón trong đất dẫn tới tinh trạng một số chất như kim loại nặng, nitrat, vi sinh vật có hại vv....được đưa vào đất làm tăng mức độ ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm. Tồn dư chất độc hại trong nông sản: Một số thành phần có hại trong phân bón hoặc được tạo ra khi cây trồng hút và đồng hoá dinh dưỡng trong phân bón được tích luỹ trong nông sản. Lượng tồn dư này có thể vượt mức cho phép làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chưa 3% Flo. Khoảng 50 - 60% lượng Flo này nằm lại trong đất và sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt tới 10mg/kg đất. Flo gây độc hại cho người và gia súc, kìm hãm hoạt động của một số enzim, ngăn chặn quá trình quang hợp và tổng hợp protein ở thực vật. Các loại phân hóa học thuộc nhóm chua sinh lý (ureca, KCl , super photphat, ...) còn tồn dư acid làm chua đất, nghèo kiệt các ion bazo và xuất hiện nhiều độc tố với cây trồng như : Mn2 +, Fe3 + làm giảm hoạt tính sinh học của đất.
  • 35. 25 Tập quán sử dụng phân Bắc, phân chuồng tươi trong canh tác nông nghiệp. Huyện Từ Liêm nhiều hộ nông dân đã dùng phân Bắc cho cây trồng trong đó 1 lít nước mương khu trồng rau có tới 360 E.Coli, ở nước giếng công cộng là 20, còn trong đất đến 2.105/100g đất. Con người khi ăn phải thực phẩm còn tồn dư NO3-, NO2- thì mắc phải 2 bệnh sau: Gây nên chứng máu methaemoglobin và ung thư tiềm tàng. Dư thừa photpho trong các sản phẩm trồng trọt khi bòn quá nhiều phân hóa học làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì chất này lắng đọng với canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa tan và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy động nhiều Canxi của xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt là ở phụ nữ.
  • 36. 26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Các loại hóa chất BVTV và phân hóa học được sử dụng trên địa bàn xã Minh Lập - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Xã Minh Lập - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: khu vực xã Minh Lập - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên. (bao gồm 19 xóm là Cầu Mơn I, Cầu Mơn II, La Địa, La Đòa, Hang Ne, Trại Cài I, Trại Cài II, Sông Cầu, Cà Phê I, Cà Phê II, Ao Sơn, Đoàn Kết, Làng Chu, Theo Cày, Na Ca, Bà Đanh I, Bà Đanh II, Tân Lập, Gốc Đa). - Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực bàn xã Minh Lập - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên. - Thực trạng sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học tại địa bàn xã Minh Lập – huyện Đồng Hỷ. - Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học đến môi trường đất và sức khỏe của người dân xã Minh Lập – huyện Đồng Hỷ. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học tại khu vực nghiên cứu. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa
  • 37. vi MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN................................................................................................................1 DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................ii DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................v MỤC LỤC.....................................................................................................................vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................2 1.3. Yêu cầu của đề tài...................................................................................................3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4 2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................................4 2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4 2.1.2. Cơ sở pháp lý .....................................................................................................10 2.2. Tổng quan về đất trồng chè..................................................................................11 2.2.1. Các loại đất trồng chè chính .............................................................................11 2.2.2. Yêu cầu về tính chất của đất trồng chè............................................................12 2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................14 2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới..............................................14 2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam ..............................................14 2.3.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới................................................16 2.3.4. Tình hình sử thuốc BVTV ở Việt Nam...........................................................16 2.3.5. Tình hình sử dụng phân bón hóa học trên thế giới........................................19 2.3.6. Tình hình sử dụng phân bón hóa học ở Việt Nam .........................................20 2.4. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân bón hóa học đến môi trường đất và sức khỏe con người.......................................................21
  • 38. 28 Lập phiếu điều tra, phỏng vấn gồm 2 phần: + Phần 1: Thông tin chung + Phần 2: Các vấn đề liên quan tới thuốc BVTV và phân hóa học Đối tượng phỏng vấn: + Người dân trực tiếp sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học. + Cơ sở buôn bán thuốc BVTV và phân hóa học huyện Đồng Hỷ. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng đã được nêu trên để thu thập các thông tin cần thiết theo phiếu điều tra đã xây dựng. 3.4.5. Phương pháp lấy mẫu phân tích - Sử dụng phương pháp lấy mẫu đất: Mỗi địa điểm nghiên cứu tôi tiến hành lấy 3-5 mẫu ở tầng đất 0 - 20 cm và 20 - 40cm cách mặt đất. -Vận chuyển, đưa mẫu về phòng thí nghiệm phân tích. [4] 3.4.6. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm - Vị trí lấy mẫu: Lấy 30 mẫu đất ở tầng 0 – 20cm, 30 mẫu đất ở tầng 20 – 40cm.(PHỤ LỤC 1) - Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm
  • 39. 29 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm so sánh STT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích Tiêu chuẩn so sánh 1 Nts Phương pháp phân tích kjeldahl TCVN 7373: 2004 2 Pts Phương pháp so màu TCVN 7374: 2004 3 Mùn tổng số Phương pháp phân tích tiurin Theo thang đánh giá mùn cho đất đồi núi Việt Nam 4 pH Đo trên máy pH Meter TCVN 7377: 2004 5 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Theo TCCSC/PTHH 14:2014 - Địa điểm phân tích: Phòng thí nghiệm bộ môn khoa học đất. 3.4.7. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu Sử dụng các phần mềm Microsoft như: Word và Excel để tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được. Tiến hành phân tích, xử lý căn cứ vào những tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành, sau đó so sánh, nhận xét, đánh giá để từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực. 3.4.8. Phương pháp so sánh Số liệu sau khi đã được tổng hợp thành các bảng thông tin, bảng số liệu tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá căn cứ vào những tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành, từ đó so sánh với các tiêu chuẩn môi trường cho phép hiện hành và rút ra nhận xét, đánh giá để từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của người dân khu vực nghiên cứu.
  • 40. 30 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Minh Lập –Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Minh Lập nằm ở phía tây của huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm huyện khoảng 10km. + Phía Đông giáp: xã Hóa Trung – Huyện Đồng Hỷ; + Phía Tây giáp : xã Vô Tranh, Tức Tranh – Huyện Phú Lương; + Phía Nam giáp : xã Hóa Thượng – Huyện Đồng Hỷ; + Phái Bắc giáp : xã Tân Long, xã Hòa Bình – Huyện Đồng Hỷ. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Xã Minh Lập là xã thuộc vùng trung du miền núi, với địa hình nhiều đồi núi nằm giải trên toàn bộ đại giới của xã, tạo nên một địa hình không bằng phẳng và tương đối phức tạp. Vì có những đồi núi cao bao bọc nên xen kẽ là những chỗ trũng và tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm xã, những chỗ trũng này có độ dốc từ 0 - 40 độ. Địa hình xã nói chung cao về phía bắc thấp dâng về phía nam - đông nam. Độ cao trung bình 49,8 - 236,8 m so với mặt nước biển. 4.1.1.3. Khí hậu Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một số năm gần đây cho thấy xã Minh Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. + Nhiệt độ không khí: Trung bình năm 22 độ C. + Độ ẩm không khí: Trung bình 82%. + Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 2.097 mm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, nhiều khi xảy ra lũ.
  • 41. 31 + Đặc điểm gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc. + Số ngày có sương mù trong năm khoảng 4 - 5 ngày. 4.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước Trên địa bàn xã Minh Lập có sông Cầu chảy dọc theo ranh giới phía Tây và phía Bắc của xã với diện tích 87,66 ha và các phai đập, ao nhỏ với diện tích là 15,22 ha. Nhìn chung hệ thống sông và ao nhỏ của xã Minh Lập là nơi cung cấp nguồn nước dồi dào để phát triển sản xuất và phục vụ sinh hoạt của người dân, các ao nhỏ ngoài tác dụng để giữ nước để phục vụ sản xuất cong được sử dụng vào nuôi cá nước ngọt. 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên của khu vực Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất đai toàn xã theo địa giới hành chính là 1830.19 ha. So với mặt bằng chung trên toàn huyện thì tài nguyên đất của xã Minh Lập là không nhiều. Ở đay chủ yếu là đất rừng, đất đồi núi cao và đất gò đồi, đồi thấp trồng cây lâu năm, đất ở và đất có khả năng tập trung sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ ít. Vì vậy đất đai cần được sử dụng hợp lý, hiệu quả và tránh lãng phí. Bảng 4.1: Tài nguyên đất STT Nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1830,19 100 1 Đất nông nghiệp 1513,38 82,7 2 Đất phi nông nghiệp 224,4 12,3 3 Đất chưa sử dụng 35,14 1,9 4 Đất ở trong khu dân cư nông thôn 57,27 3,1 (Nguồn: UBND xã Minh Lập.)
  • 42. vii 2.4.1. Con đường thâm nhập vào cơ thể của thuốc BVTV......................................21 2.4.2. ẢnhhưởngcủathuốcBVTVđếnmôitrườngđấtvàsứckhỏeconngười.................22 2.4.3. Ảnh hưởng của phân bón hóa học đến môi trường đất và sức khỏe con người...............................................................................................................24 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................................................26 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................26 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................26 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................26 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................26 3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................26 3.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................26 3.4.1. Phương pháp kế thừa.........................................................................................26 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..............................................................27 3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...............................................................27 3.4.4. Phương pháp điều tra xã hội học......................................................................27 3.4.5. Phương pháp lấy mẫu phân tích.......................................................................28 3.4.6. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm....................................28 3.4.7. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu ..........................................29 3.4.8. Phương pháp so sánh.........................................................................................29 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................30 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Minh Lập –Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên...................................................................................................30 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .....................................................30 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................................32 4.2.Thực trạng sản xuất chè tại xã Minh Lập –Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên............................................................................................................37
  • 43. 33 kinh tế chậm. Vì vậy nền kinh tế của xã là nền kinh tế thuần nông, kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong các nghành kinh tế, các nghành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại phát triển còn chậm. Cơ cấu kinh tế của xã năm 2013 như sau: Tỷ lệ cơ cấu nghành của xã Minh Lập: - Nghành nông lâm nghiệp – thủy sản: 68%% - Nghành công nghiệp – xây dựng: 11% - Nghành thương mại – dịch vụ: 21% Người dân trong xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp là chính, đời sống về vật chất còn rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. Trong những năm qua cơ cấu phát triển kinh tế của xã tập trung phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay xã đang tiến tới phát triển thêm các nghành nghề phụ, các hợp tác xã và các loại hình dịch vụ vừa và nhỏ. 4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo hàng hóa có giá trị cao, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích như góp phần từng bước đưa đời sống của nhân dân trong xã được nâng lên một cách bền vững. a. Sản xuất nông, lâm nghiệp: - Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng năm 2011 đạt 537,8ha; giảm 62,9ha. Trong đó: + Diện tích gieo trồng lúa 300,69ha. + Diện tích gieo trồng hoa màu và các loại cây trồng khác 103,2ha, giảm 44,3ha. + Hệ thống sử dụng đất đạt 2,30 lần, tăng 0,2 lần.
  • 44. 34 + Sản lượng lương thực năm 2011 đạt 2.792,8 tấn. + Sản lượng chè búp tươi năm 2011 đạt 3.298,1 tấn. - Chăn nuôi gia súc, gia cầm: + Tổng đàn trâu, bò năm 2011 đạt 573 con. + Tổng đàn heo năm 2011 đạt 7.290 con. + Tổng đàn gia cầm năm 2011 đạt 152.000 con. - Khu vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản: Hiện nay trên địa bàn xã đang hoạt động có các nghành chủ yếu như: Sản xuất gỗ bóc, giường, tủ, bàn ghế, nấu rượu, làm đậu phụ, nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp của xã những năm vừa qua không tăng đáng kể. Công nghiệp khai thác mỏ: 2 mỏ gồm mỏ khia thác quặng sát Đại Khai, Mỏ đá La Đòa. - Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ: Về thương mại, dịch vụ, giá cả: Các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt trong kinh doanh, việc vận chuyển gia súc, gia cầm được thực hiện đảm bảo đúng quy định. Nhưng trong thời gian gần đây giá cả các mặt hàng tăng làm ảnh hưởng đến sức mua của người dân, ví dụ như: phân bón , giống cây trồng…. Tổng giá trị nền dịch vụ trong năm đạt 1,95 tỷ đồng - Số làng nghề truyền thống 4. -Tổng số kinh doanh hiện kinh doanh trên địa bàn gồm 135. - Thương mại- dịch vụ 95 cơ sở. - Xã có 4 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến nông lâm sản, có 2 HTX hoạt động trong lĩnh vực điện và thủy lợi. Có 4 HTX hoạt động có hiệu quả là HTX dịch vụ điện, HTX dịch vụ Minh Sơn, HTX chè Hà Phương và HTX chè Hương Trà.
  • 45. 35 4.1.2.3. thực trạng phát triển dân số, lao động, việc làm Dân cư sinh sống chủ yếu theo tuyến đường liên xã. Toàn xã có 19 xóm, có 14 chi bộ đảng, trong đó có 1 chi bộ cơ quan xã, 4 chi bộ nhà trường và 9 chi bộ nông thôn. Cả xã có 1.575 hộ với 6.737 nhân khẩu và có 7 dân tộc cùng sinh sống, với 2.624 lao động sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông lâm nghiệp. Trong đó: - Dân tộc Kinh chiếm 48% - Dân tộc Nùng chiếm 27% - Dân tộc Sán Dìu chiếm 19% - Các dân tộc khác chiếm 6% Số lao động trong độ tuổi là 2.614 người chiếm 40,1%. Hàng năm ngoài thời điểm thời vụ gieo cấy, sản xuất thì 1 phần lao động địa phương đi làm thuê tại các tỉnh khác để kiếm thêm thu nhập. 4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a.Giao thông - Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông (đường liên xã, đường liên thôn, đường thôn xóm và đường ngõ xóm, đường nội đồng): 65,07km. - Đường liên xã: 2 tuyến với tổng chiều dài 10,44km hiện trạng là đường nhựa, cứng hóa đạt 100%. - Đường liên thôn: 6 tuyến với tổng chiều dài 9,6km đã cứng hóa 10,7kn chiếm 100%. b. Thủy lợi - Hệ thống kênh mương: Tổng chiều dài kênh mương trên địa bàn xã là 22km đã được cứng hóa 14,68%. Số kênh mương chưa được cứng hóa là 7,34km. - Hệ thống hồ đập: Toàn xã có 1 đập thủy lợi là đập Gốc Đa tại xóm Gốc Đa.
  • 46. 36 - Trạm bơm điện: 2 trạm bơm điện đảm bảo nước tưới cho hơn 60% diện tích lúa và hoa màu. c. Hệ thống điện - Nguồn điện: Nguồn điện cung cấp cho xã Minh Lập là lưới điện quốc gia. Lưới điện trung thế, cấp điện áp 35kV 3 pha. - Tuyến 373 từ trạm 220kV Thái Nguyên cung cấp điện cho toàn bộ xã minh Lập và các khu vực lân cận. - Về chất lượng nguồn điện đã được đảm bảo phục vụ sản xuất và dân sinh. - Trên toàn xã có tất cả 7 trạm biến áp. - Lưới chiếu sáng: Hiện tại chưa có mạng luwois chiếu sáng đường giao thông. - Hiện trạng sử dụng điện: Tổng số hộ dân trên địa bàn xã được sử dụng điện: đạt tỷ lệ 100% so với tổng số hộ dân trên toàn xã. d.Giáo duc và đào tạo Cả xã có 4 trường gồm: 1 trường mầm non,2 trường Tiểu học, 1 trường trung học cơ sở. Các em ở độ tuổi đi học được huy động đến lớp học 100%. Có 11 thầy cô giáo phục vụ giảng dạy trong nhà trường. Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, đồ trợ giảng cở bản đáp ứng nhu cầu giảng, dạy tại địa phương. Hàng năm nhà trường tiến hành khai giảng năm học mới theo đúng kế hoạch. Xã được công nhận đã phổ cập xong giáo dục bậc tiểu học và trong học cơ sở. 4/4 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mực độ 01. e.Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Cả xã chỉ có 1 trạm y tế được đạt tại trung tâm xã với 6 cán bộ nhân viên trong đó có 01 bác sĩ, 4 y tá, 19 y tế thôn bản. Trạm y tế mới xây dựng và hoàn thiện vào năm 2006 với các trang thiết bị được đầu tư đúng theo hướng chuẩn quốc gia. Năm 2008 xã được công nhận là xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
  • 47. viii 4.3. Tình hình quản lý sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học cho cây chè tại khu vực điều tra.....................................................................................................38 4.3.1. Tình hình quản lý thuốc BVTV và phân hóa học cho cây chè tại khu vực điều tra ............................................................................................................38 4.3.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học của khu vực vực xã Minh Lập- Huyện Đồng Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên...................................................................................................39 4.3.3. Tình hình quản lý kinh doanh. Buôn bán thuốc BVTV và phân hóa học trên địa bàn xã Minh Lập – Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên..................40 4.4. Thực trạng sử dụng và hiểu biết của người dân về thuốc BVTV và phân hóa học...................................................................................................................41 4.4.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây chè tại khu vực điều tra ...............41 4.4.2.Tình hình sử dụng phân hóa học cho cây chè tại khu vực điều tra................43 4.4.3. Thực trạng hiểu biết và cách sử dụng của người dân về thuốc BVTV ........44 4.5. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân hóa học tới môi trường đất..52 4.6. Ảnh hưởng của thuốc BVTV và phân hóa học tới sức khỏe con người ........56 4.7. Đề xuất một số biện pháp sử dụng hợp lý thuốc BVTV và phân bón hóa học .........................................................................................................................59 4.7.1. Biện pháp sử dụng hợp lý thuốc BVTV..........................................................59 4.7.2. Các cách bón phân hợp lý cho cây chè............................................................61 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................64 5.1. Kết luận..................................................................................................................64 5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................67 PHỤ LỤC
  • 48. 38 Trải qua năm tháng, chè Trại Cài dần được nhiều người biết đến, nhất là khi nền kinh tế thị trường phát triển, việc giao thương buôn bán được mở rộng thì danh tiếng chè Trại Cài lại càng vươn xa. Kinh tế gia đình của các hộ làm chè cũng từng bước đi lên. Hiện nay, trong xã có trên 90% số hộ trồng chè, toàn xã có trên 400ha chè kinh doanh, chủ yếu là giống chè trung du. Mỗi năm vùng chè Trại Cài cung cấp cho thị trường gần 700 tấn chè búp khô. Với vị trí đặc biệt của cây chè như vậy nên xã Minh Lập đã khẳng định phát triển kinh tế cây chè là hướng đi chiến lược, nhằm thực hiện chương trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư chăm sóc, phát triển cây chè, nhiều diện tích trồng cây lương thực: khoai sắn…đã được chuyển sang trồng chè. Các hộ gia đình không chỉ trồng chè trên đất đồi mà còn trồng xung quanh đất vườn nhà. Có thể khẳng định cây chè ngày càng có vị trí quan trọng trong kinh tế hộ. Bảng 4.2: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của xã Minh Lập giai đoạn 2011-2013 Tiêu chí Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2011 323 99,0 3060,0 2012 359 106,0 3231,0 2013 405 107,0 3689,o (Nguồn: UBND xã Minh Lập.) 4.3. Tình hình quản lý sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học cho cây chè tại khu vực điều tra 4.3.1. Tình hình quản lý thuốc BVTV và phân hóa học cho cây chè tại khu vực điều tra Theo các tài liệu nghiên cứu cách đây hơn 10 năm, khi đó việc kinh doanh chè còn nhỏ lẻ, việc phân phối thuốc BVTV đến người dân do nhà nước quản lí. Thuốc BVTV được đưa từ chi cục BVTV huyện Đồng Hỷ xuống hợp tác xã. Hợp tác xã sẽ chịu trách nhiệm phân phối thuốc BVTV đến từng hộ dân. Tuy nhiên, thuốc đi theo con đường này thường thiếu về số lượng và chủng loại. Gần đây, khi vùng Minh Lập đã chuyển sang tập trung
  • 49. 39 trồng chè, nhu cầu về thuốc BVTV ngày càng tăng cao nên việc kinh doanh thuốc BVTV đã chuyển sang tư nhân hoá. Các công ty sản xuất và đóng gói thuốc BVTV sẽ phân phối thuốc cho các đại lí thuốc cấp 1 và cấp 2. Các đại lí này sẽ bán thuốc cho các cửa hàng tư nhân nhỏ trong xã. Tính đến trước ngày 1/10/10 ở Minh Lập hiện có 3 hộ kinh doanh thuốc, trong đó có 2 hộ đã đăng kí kinh doanh và 1 hộ chưa đăng kí (bảng 4.3). Trong năm 2013,Để thực hiện nghiêm việc quản lý sản xuất, gia công, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV theo Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật do nhà nước ban hành ngày 15/02/1993. Cán bộ khuyến nông xã đã phối hợp với các cấp ban ngành kiểm tra các hộ kinh doanh thuốc BVTV tại các xã, tổng kiểm tra được 3 quầy kinh doanh thuốc BVTV, nhắc nhở 1 hộ về việc buôn bán và làm giấy phép hành nghề kinh doanh thuốc BVTV. Bên cạnh đó, hàng tuần, cán bộ khuyến nông triển khai thăm đồng và báo cáo tình hình dịch bệnh về cho UBND xã, từ đó UBND xã có hướng lập kế hoạch và triển khai xuống từng xóm, thôn. UBND xã sử dụng hệ thống loa đài truyền thanh của xã, của từng thôn thông báo thường xuyên để cập nhật thông tin cho bà con nông dân; gửi các văn bản đến từng hộ buôn bán thuốc BVTV, xuống các hộ dân để có thể nắm bắt được tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng trừ; yêu cầu cán bộ các thôn kẻ vẽ lịch mùa vụ của mỗi năm trên các bảng tin, trong hội trường thôn hoặc nơi đông dân cư để bà con dễ nắm bắt, theo dõi tình hình sâu bệnh. 4.3.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học của khu vực vực xã Minh Lập- Huyện Đồng Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên * Các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường: Hưởng ứng các Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Cán bộ khuyến nông xã đã phối hợp cùng UBND xã tổ chức tuyên truyền đến từng hộ dân giúp nhân dân nhận thức được ý nghĩa của việc sử dụng thuốc BVTV an toàn, tác hại của thuốc BVTV tồn lưu trong đất, nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Từ đó góp phần cải thiện môi trường sống, nâng cao sức khỏe cộng đồng
  • 50. 40 - Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức BVMT cho người dân. - Vệ sinh môi trường thôn xóm: phát quang bụi cây, quét dọn đường xá, thu gom và xử lý các vỏ bao bì thuốc BVTV vứt bừa bãi trên đồng hoặc kênh mương trên địa bàn, nạo vét mương máng, khơi thông dòng chảy... 4.3.3. Tình hình quản lý kinh doanh. Buôn bán thuốc BVTV và phân hóa học trên địa bàn xã Minh Lập – Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên Bảng 4.3: Số cơ sở kinh doanh , buôn bán thuốc BVTV và Phân hóa học STT Nội Dung Số Lượng (cơ sở, cửa hàng) Tỷ lệ (%) Số cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV và phân hóa học 3 100 1 Số cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV và phân hóa học thuộc nhà nước 0 0 Số cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV và phân hóa học của tư nhân 3 100 2 Số cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV và phân hóa học của tư nhân được cấp giấy phép hành nghề 2 66,67 Số cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV và phân hóa học của tư nhân không được cấp giấy phép hành nghề 1 33,33 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2014) Nhận xét : Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng: với số cơ sở kinh doanh buồn bán thuốc BVTV trong xã điều tra là 3 cơ sở, nhìn chung đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng của người dân Tuy nhiên, toàn khu vực không có của hàng kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV thuộc nhà nước 100% cơ sở kinh doanh buôn bán thuốc BVTV là do tư nhân mở để buôn bán. Bên cạnh đó cũng có điều đáng lo ngại là vẫn
  • 51. 41 còn 1 cơ sở kinh doanh, buôn bán của tư nhân chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hành nghề, việc kiểm soát số lượng, loại, nguồn gốc các thuốc BVTV mà những cơ sở này buôn bán gặp rất nhiều khó khăn. Và đây cũng chính là nguồn gốc làm phát tán các loại thuốc BVTV kém chất lượng, hàng giả, nằm ngoài danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng làm thiệt hại kinh tế của người dân cũng như ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư. Theo như kết quả điều tra sơ bộ ban đầu thì các loại thuốc BVTV được sử dụng trên khu vực tương đối đa dạng và đều nằm trong danh mục được phép sử dụng 100%. 4.4. Thực trạng sử dụng và hiểu biết của người dân về thuốc BVTV và phân hóa học 4.4.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây chè tại khu vực điều tra Bảng 4.4: các loại thuốc mà người dân sử dụng cho cây chè STT Tên Thuốc Thành phần 1 MiDan 10 WP Imidacloprid 10% 2 Plutel 1,8 EC Abamectin 1,8g/l 3 BULLDOCK 0,25 EC Beta cyflothrin 4 SACH RAY 200 WP Acetamiprid 70g/kg 5 ACTA mec 20 EC Imidacloprid 6 ACTARA 25 WP Thyamithoxam 250g 7 KOZOMI 0,3 EC Acetamiprid 8 REASGAIT 3,6 EC Abamectin 9 Trutat 0,32 EC Thyamithoxam 10 Actador Imidacloprid 11 Alfathrin 5 EC Alfacymethrin 5% 12 VK – Superlau 25 WP Imidacloprid 13 Shepatin Abamectin 17,5 g/l 14 Acta one 800 WP Imidacloprid 15 Secba Alfacymethrin 16 Comphai 10 WP Beta cyflothrin (Nguồn: Ttổng hợp phiếu điều tra, 2014)
  • 52. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Xưa nay khi nói đến trà Việt, người ta thường hay nghĩ ngay đến trà Thái Nguyên. Với diện tích trồng chè khoảng 17.660 ha, đứng thứ hai cả nước (sau Lâm Đồng), Thái Nguyên nằm trong vùng trồng chè lâu đời của Việt Nam. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái nguyên có nhiều khả năng phát triển nghành trồng chè. Cây chè được coi là cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên. Sản phẩm chè là thức uống có giá trị dinh dưỡng cao, nó không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài, đưa lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế nước nhà. Vớí khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển nghành trồng chè nhưng đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại. Phương pháp phổ biến của người dân khi cây trồng xuất hiện sâu bệnh là sử dụng thuốc BVTV. Với khả năng diệt trừ dịch hại nhanh, dễ sử dụng có thể ngăn chặn các đợt dịch trong thời gian ngắn, có hiệu quả mọi lúc mọi nơi, dễ dàng mua bán trao đổi, đôi khi thuốc BVTB còn là giải pháp duy nhất. Nếu sử dụng đúng mục đích, đúng kĩ thuật và có sự chỉ đạo đồng bộ, thuốc BVTV sẽ đem lại hiệu quả tốt trong quản lý dịch hại cây trồng và bảo vệ nông sản. Do vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ cây trồng vẫn là biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với thuốc BVTV thì phân bón hóa học cũng là yếu tố rất quan trọng để cây trồng phát triển một cách thuận lợi, cho hiệu quả năng suất cao.
  • 53. 43 Nhận xét: Qua bảng 4.5 ta thấy việc thường xuyên sử dụng thuốc BVTV chiếm 27,7% và sử dụng khi cần thiết chiếm 70% là 1 tỷ lệ tương đối cao. Qua đây ta cũng thấy được nhu cầu sử dụng thuốc BVTV là rất lớn Mỗi vụ người dân có thể sử dụng thuốc cho các loại cây trồng từ 1 – 4 lần tùy thuộc vào lượng sâu bệnh hại trên các loại cây trồng. Có thể nói hầu hết các hộ dân đều ít nhiều có sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng. 4.4.2.Tình hình sử dụng phân hóa học cho cây chè tại khu vực điều tra Bảng 4.6: Nhu cầu sử dụng phân bón của khu vực STT Thôn, xóm Phân hóa học(%) Phân hữu cơ (%)NPK Đạm photpho 1 Vùng Đông 93 2 0 5 2 Vùng Trung tâm 85 4 1 10 3 Vùng Tây 90 2 1 7 Trung Bình 89,3 2,6 0,6 7,5 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2014) Nhận xét: Điều tra cho thấy lượng phân bón chủ yếu của người dân Minh Lập là phân hóa học chiếm tới 92,5% tổng lượng phân bón được sử dụng. Trong đó lượng phân NPK chiếm tỷ lệ 89,3%, lượng phân đạm chiếm 2,6%, lượng phân photpho chiếm 0,6 % . Ngoài ra, dựa vào đàn gia súc người dân đã tận dụng được nguồn phân hữu cơ phục vụ cho sản xuất cây chè cũng như các loại cây nông công nghiệp khác với tỷ lệ 7,5%. Một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý đó là tỷ lệ sử dụng phân hóa học có nguồn gốc hóa học vẫn còn cao (92.5%), phân hữu cơ có nguồn gốc sinh học chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Với nhu cầu và lượng sử dụng như trên lượng phân hóa học được sử dụng rất cao 92,5% một phần đã gây ảnh hưởng tới mất cân bằng dưỡng chất trong đất được đánh giá bằng kết quả phân tích các chỉ số dinh dưỡng trong đất (N, P, Mùn…)
  • 54. 44 Bảng 4.7: Tình hình sử dụng phân bón của khu vực STT Tình hình sử dụng phân bón hóa học Số phiếu phỏng vấn Kết quả điều tra Tỷ lệ (%) 1 Thường xuyên sử dụng 90 19 21,1 2 Sử dụng khi cần thiết 90 63 70 3 Không sử dụng 90 8 8,9 Tổng 90 100 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2014) Nhận xét: Qua bảng 4.7 ta thấy việc thường xuyên sử dụng phân bón hóa học chiếm 21,1% và sử dụng khi cần thiết chiếm 70%, số hộ không sử dụng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 8,9%. Qua đây ta cũng thấy được nhu cầu sử dụng phân bón cho cây là rất lớn. 4.4.3. Thực trạng hiểu biết và cách sử dụng của người dân về thuốc BVTV Bảng 4.8: Người dân và những vấn đề liên quan tới thuốc BVTV và phân hóa học STT Đặc điểm Số phiếu phỏng vấn Kết quả điều tra Tỷ lệ (%) Có Không Có Không 1 Tìm hiểu nguồn gốc thuốc BVTV và phân hóa học 90 22 68 24,4 75,6 2 Hiệu quả khi sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học 90 82 8 91,1 8,9 3 Ảnh hưởng tới sức khỏe 90 76 14 84,45 15,55 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2014)