SlideShare a Scribd company logo
1 of 39
Download to read offline
Những điều bạn cần biết về
Ung thư Cổ tử cung
2018	
  
TÀI  LIỆU  Y  HỌC  THƯỜNG  THỨC  DÀNH  CHO  
NGƯỜI  BỆNH  VÀ  GIA  ĐÌNH  
  
UNGTHƯHỌC.VN  
UNGTHƯHỌC.VN  –  TRANG  THÔNG  TIN  VỀ  BỆNH  UNG  THƯ  CỦA  CÁC  BÁC  SỸ  CHUYÊN  NGÀNH  UNG  THƯ  
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
MỤC	
  LỤC	
  
TỔNG	
  QUAN	
  VỀ	
  UNG	
  THƯ	
  CỔ	
  TỬ	
  CUNG	
  ...................................................................	
  3	
  
“Tử	
  cung”	
  là	
  gì?	
  ...............................................................................................................	
  3	
  
Chức	
  năng	
  sinh	
  lý	
  bình	
  thường	
  của	
  cổ	
  tử	
  cung	
  .................................................................	
  4	
  
Ung	
  thư	
  cổ	
  tử	
  cung	
  là	
  gì?	
  .................................................................................................	
  5	
  
Những	
  ai	
  có	
  thể	
  mắc	
  bệnh?	
  ...............................................................................................	
  6	
  
Có	
  nhiều	
  phụ	
  nữ	
  bị	
  bệnh	
  này	
  không?	
  ................................................................................	
  6	
  
Có	
  những	
  phương	
  pháp	
  nào	
  điều	
  trị	
  ung	
  thư	
  cổ	
  tử	
  cung?	
  ................................................	
  6	
  
Tôi	
  bị	
  ung	
  thư	
  cổ	
  tử	
  cung,	
  tôi	
  sống	
  thêm	
  được	
  bao	
  lâu	
  nữa?	
  ............................................	
  6	
  
CÁC	
  YẾU	
  TỐ	
  NGUY	
  CƠ	
  CỦA	
  UNG	
  THƯ	
  CỔ	
  TỬ	
  CUNG	
  ..................................................	
  8	
  
HPV	
  là	
  gì?	
  Tại	
  sao	
  bạn	
  không	
  nên	
  bỏ	
  lỡ	
  một	
  xét	
  nghiệm	
  PAP	
  nào?	
  .................................	
  10	
  
TRIỆU	
  CHỨNG	
  CỦA	
  UNG	
  THƯ	
  CỔ	
  TỬ	
  CUNG	
  ............................................................	
  13	
  
CHẨN	
  ĐOÁN	
  UNG	
  THƯ	
  CỔ	
  TỬ	
  CUNG	
  ......................................................................	
  16	
  
Chẩn	
  đoán	
  giai	
  đoạn	
  ung	
  thư	
  cổ	
  tử	
  cung	
  bằng	
  cách	
  nào?	
  ...............................................	
  23	
  
ĐIỀU	
  TRỊ	
  UNG	
  THƯ	
  CỔ	
  TỬ	
  CUNG	
  ............................................................................	
  27	
  
Các	
  phương	
  pháp	
  điều	
  trị	
  ung	
  thư	
  cổ	
  tử	
  cung:	
  ...............................................................	
  27	
  
Cơ	
  sở	
  quan	
  trọng	
  cho	
  quyết	
  định	
  lựa	
  chọn	
  phương	
  pháp	
  điều	
  trị:	
  .................................	
  27	
  
Phẫu	
  thuật	
  .....................................................................................................................	
  30	
  
Những	
  điều	
  gì	
  chờ	
  đợi	
  tôi	
  sau	
  khi	
  mổ?	
  ............................................................................	
  30	
  
Chức	
  năng	
  sinh	
  sản	
  và	
  các	
  thay	
  đổi	
  nội	
  tiết	
  sau	
  mổ	
  ........................................................	
  32	
  
Xạ	
  trị	
  ..............................................................................................................................	
  32	
  
Hóa	
  trị	
  ...........................................................................................................................	
  35	
  
Dinh	
  dưỡng	
  trong	
  thời	
  gian	
  điều	
  trị	
  ung	
  thư	
  cổ	
  tử	
  cung	
  .................................................	
  36	
  
Theo	
  dõi	
  định	
  kỳ	
  sau	
  khi	
  kết	
  thúc	
  điều	
  trị	
  ung	
  thư	
  cổ	
  tử	
  cung	
  ........................................	
  37	
  
Những	
  điều	
  bạn	
  cần	
  biết!	
  ..............................................................................................	
  38	
  
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
“Tử cung” là gì?
Tử cung (hay dạ con) là cơ quan thuộc hệ thống sinh sản chỉ có ở phụ nữ,
là nơi che chở, bảo vệ thai nhi trong quá trình mang thai. Tử cung nằm ở vùng
bụng dưới, trong khung chậu, phía sau bàng quang, trước trực tràng, dưới các
quai ruột non và trên âm đạo (Hình 1).
Cổ tử cung là một phần của tử cung, một cấu trúc dạng ống nối liền giữa
thân tử cung ở phía trên qua lỗ trên và âm đạo ở phía dưới qua lỗ dưới cổ tử
cung (Hình 2). Nằm ở vị trí chuyển giao giữa hai môi trường khác nhau, buồng
tử cung và âm đạo, cấu trúc của cổ tử cung cũng có những biến đổi phù hợp.
Lớp tế bào bao phủ bên trong cổ tử cung chuyển dạng dần, từ lỗ trong đến lỗ
ngoài cổ tử cung, từ tế bào biểu mô tuyến (tương tự tế bào bao phủ buồng tử
cung – còn gọi là nội mạc tử cung) đến tế bào biểu mô vảy (giống tế bào bao
phủ âm đạo). Vùng chuyển tiếp nằm ở vị trí lỗ ngoài cổ tử cung chính là nơi
dễ phát sinh ung thư cổ tử cung.
Hình 1. Vị trí của tử cung
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Chức năng sinh lý bình thường của cổ tử cung
Cổ tử cung tiết ra chất nhầy. Trong quan hệ tình dục, chất nhầy này giúp
tinh trùng di chuyển từ âm đạo qua cổ tử cung vào trong tử cung.
Khi mang thai, cổ tử cung được đóng kín để giữ em bé trong tử cung.
Trong khi sinh, cổ tử cung mở ra để cho phép em bé đi qua âm đạo và ra ngoài.
Hình 2. Cổ tử cung trong hệ thống cơ quan sinh sản của phụ nữ
Tế bào cổ tử cung bình thường phát triển và phân chia thành các tế bào
mới lúc cơ thể cần. Khi các tế bào bình thường già cỗi hoặc bị tổn thương,
chúng sẽ chết theo một “chương trình” đã được bộ gen “lập trình sẵn” và được
thay thế bằng các tế bào mới. Đôi khi, quá trình này bị sai lệch. Những biến
đổi bất thường trong bộ gen (đột biến gen) dẫn đến các tế bào “sinh sản”, phân
chia một cách ồ ạt (hiện tượng “tăng sinh”), chúng phát triển và tạo nên một
khối mô gọi là khối u.
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Ung thư cổ tử cung là gì?
Tăng sinh tế bào trên cổ tử cung có thể gặp trong những bệnh lành tính
(không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư):
Tăng sinh lành tính (polyp, u nang, u xơ hoặc mụn cóc sinh dục): không
có hại; không xâm lấn các cơ quan xung quanh
Khối u ác tính: hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung bắt đầu trong các tế
bào ở khu vực chuyển tiếp. Những tế bào bình thường của cổ tử cung đầu tiên
biến đổi bất thường dần dần thành những dạng tiền ung thư (loạn sản) rồi ung
thư thật sự. Các bác sĩ sử dụng một vài thuật ngữ để mô tả những thay đổi tiền
ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung trong biểu mô (Cervical Intraepithelial
Neoplasia - CIN), tổn thương biểu mô vảy (Squamous Intraepithelial Lesion -
SIL), và chứng loạn sản. Những thay đổi này có thể được phát hiện bằng xét
nghiệm PAP và điều trị kịp thời để ngăn ngừa ung thư tiến triển.
Hầu hết các ung thư cổ tử cung bắt nguồn từ biểu mô vảy (90%), tiếp đến
là biểu mô tuyến. Cũng có thể gặp các thể khác của ung thư cổ tử cung như:
dạng hỗn hợp biểu mô tuyến và vảy; sarcoma tử cung…
Tôi có thể mắc bệnh này?
Có nhiều phụ nữ bị bệnh này không?
Tôi bị ung thư cổ tử cung, tôi có thể sống thêm bao lâu nữa?
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Những ai có thể mắc bệnh?
Xem thêm phần “Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung”
Có nhiều phụ nữ bị bệnh này không?
Tính chung trên toàn thế giới, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phụ khoa
thường gặp thứ hai chỉ sau ung thư vú. Theo ghi nhận năm 2012, trên thế giới
có khoảng 528.000 ca mới mắc, 266.000 ca tử vong do ung thư cổ tử cung. Tại
Việt Nam, trong những năm gần đây, bệnh ung thư cổ tử cung có giảm đi, tuy
nhiên vẫn là ung thư thường gặp ở phụ nữ với tỷ lệ 10,6/100.000 dân năm 2012
và hơn 2000 người chết do ung thư cổ tử cung mỗi năm.
Có những phương pháp nào điều trị ung thư cổ tử cung?
Có ba vũ khí điều trị ung thư cổ tử cung như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.
Tùy vào giai đoạn bệnh mà các phương pháp được lựa chọn phù hợp. Với giai
đoạn sớm, ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật.
Với giai đoạn không thể phẫu thuật, xạ trị được lựa chọn để điều trị triệt căn.
Giai đoạn muộn của ung thư cổ tử cung được điều trị bằng hóa chất, tia xạ và
các phương pháp điều trị giảm nhẹ.
Xem thêm “Điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào”
Tôi bị ung thư cổ tử cung, tôi sống thêm được bao lâu nữa?
Đây có lẽ là câu hỏi được người bệnh đặt ra nhiều nhất cho bác sỹ điều
trị. Thông tin này một mặt cần thiết cho người bệnh có thể chủ động sắp xếp
cuộc sống của mình, hoàn thành những dự định, tâm nguyện còn dang dở, tuy
nhiên nó cũng có thể gây ra những lo lắng, suy sụp tinh thần không có lợi cho
người bệnh. Hiện không có phương tiện nào giúp biết được khoảng thời gian
chính xác, các bác sỹ chỉ có thể đưa ra tiên lượng, ước đoán dựa trên tình trạng
bệnh. Cơ sở quan trọng nhất là giai đoạn bệnh, những bệnh lý kèm thèo khác
(tim mạch, tiểu đường…) cũng ảnh hưởng một phần đến thời gian sống thêm
của người bệnh. Tỷ lệ sống thêm 5 năm là tỷ lệ phần trăm số bệnh nhân có thể
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
sống thêm trên 5 năm từ khi được chẩn đoán bệnh ung thư. Dựa trên kết quả
các nghiên cứu theo dõi những bệnh nhân mắc cùng loại bệnh ung thư, ở các
giai đoạn bệnh khác nhau, ghi nhận lại tình trạng bệnh nhân sau 5 năm theo
dõi, chúng ta có được tỷ lệ số bệnh nhân còn sống sau 5 năm ở mỗi giai đoạn
khác nhau.
Tiên lượng bệnh ung thư CTC phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có những
yếu tố liên quan đến mức độ tiến triển của bệnh như: giai đoạn bệnh, kích thước
u, tình trạng di căn hạch… hoặc liên quan đến đặc điểm mô bệnh học, cũng
như tuổi của bệnh nhân. Giai đoạn bệnh là yếu tố tiên lượng quan trọng trong
ung thư CTC, tỷ lệ sống thêm 5 năm với giai đoạn I là 85%- 95%, giai đoạn II
65% - 80%, giai đoạn III 25% - 30%, giai đoạn IV 15% - 20%.
“Chiến đấu với ung thư, tôi có thể!”
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Yếu tố nguy cơ là những điều làm tăng khả năng mắc bệnh.
Hiện nay, chúng ta chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra ung thư
cổ tử cung. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ của bệnh đã được tìm ra, đó là:
Nhiễm vi rút HPV (Human Papilloma Virus – Vi rút sinh u nhú ở người):
là một họ gồm hơn 150 týp (chủng loại) vi rút. Tuy nhiên chỉ có khoảng 15 týp
được xác định liên quan đến ung thư cổ tử cung, trong đó týp 16 và 18 chiếm
hơn 70% số trường hợp.
Bạn cần biết?
-   HPV là gì?
-   Tôi có thể bị nhiễm HPV như thế nào?
-   HPV gây ung thư cổ tử cung như thế nào?
-   Biểu hiện của nhiễm HPV?
-   Làm thế nào để biết tôi đã nhiễm HPV?
-   Điều trị nhiễm HPV bằng cách nào?
-   Cách phòng tránh nhiễm HPV?
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Quan hệ tình dục sớm: những tế bào bao phủ cổ tử cung ( tế bào biểu
mô cổ tử cung) chỉ được hoàn thiện đầy đủ sau tuổi 18, quan hệ tình dục sớm
làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang
mai, HIV, và HPV, góp phần tăng nguy cơ xuất hiện ung thư cổ tử cung.
Hút thuốc lá: chủ động hay bị động* đều đã được chứng minh có liên
quan đến sự phát sinh của ung thư cổ tử cung.
Sử dụng thuốc tránh thai đường uống lâu dài (hơn 5 năm) có thể làm
tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở những phụ nữ nhiễm HPV, nguy cơ
giảm xuống sau khi ngừng sử dụng thuốc.
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
HPV là gì? Tại sao bạn không nên bỏ lỡ một xét nghiệm PAP nào?
HPV là viết tắt cho Human Papilloma Virus hay vi rút sinh u nhú ở người.
Như tên gọi, phần lớn HPV gây nên những tổn thương dạng u nhú, thường
được gọi là mụn cóc hay mụn cơm (Hình 3).
Hình 3. Hình ảnh mụn cơm do virus HPV gây ra
Chúng ta đã xác định được hơn 150 chủng loại (týp) HPV, tuy nhiên chỉ
có khoảng 25% HPV gây bệnh ở đường sinh dục, trong đó có 15 týp được
chứng minh có khả năng gây ung thư cổ tử cung (còn được gọi là nhóm HPV
có nguy cơ cao), týp 16, 18 gây nên 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
HPV lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc đường
sinh dục của người bị nhiễm HPV, chủ yếu qua quan hệ tình dục, còn có thể
lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình đẻ, sử dụng chung quần lót, khăn
tắm… Sử dụng bao cao su giúp hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp trong quan hệ
tình dục tuy nhiên không bảo vệ bạn tuyệt đối khỏi nguy cơ lây nhiễm HPV.
HPV sống ký sinh trên lớp tế bào bao phủ cổ tử cung (lớp biểu mô niêm
mạc) gây nên tình trạng viêm nhiễm mạn tính, đồng thời dẫn đến biến đổi các
tế bào này (bằng cách tích hợp bộ gen của vi rút vào bộ gen của tế bào) trở
thành các tế bào khác thường ở các mức độ loạn sản nhẹ, vừa, nặng và trở thành
tế bào ung thư. Nhưng biến đổi này diễn ra tuần tự trong khoảng thời gian trung
bình 2 – 3 năm tính từ thời điểm nhiễm HPV và chúng ta có thể ngăn chặn diễn
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
tiến của nó nhờ có thể phát hiện sớm các biến đổi bất thường của cổ tử cung.
Đây cũng chính là vai trò có ý nghĩa cực kỳ quan trọng của công tác khám sàng
lọc, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Tuy nhiên, nhiễm HPV thường không có nhiều biểu hiện rõ ràng và đặc
hiệu. Do đó, người phụ nữ cần luôn chú ý, đến cơ sở y tế ngay khi có những
dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa như ngứa, nóng rát âm đạo, âm hộ, ra nhiều khí
hư bẩn, hôi, đau bụng dưới … (xem thêm “Các dấu hiệu sớm của ung thư cổ
tử cung”).
Tình trạng nhiễm HPV được xác định bằng xét nghiệm HPV PCR
Khi đến cơ sở y tế với những biểu hiện trên, cùng với các thăm khám phụ
khoa khác, bạn sẽ được các bác sỹ chuyên khoa thực hiện các biện pháp nhằm
sàng lọc và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, bao gồm xét nghiệm PAP và
HPV PCR.
Trong đó, xét nghiệm PAP nhằm phát hiện những biến đổi bất thường của
các tế bào biểu mô cổ tử cung (xem thêm “Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư cổ
tử cung”), và HPV PCR sẽ giúp biết được bạn có bị nhiễm vi rút HPV hay
không.
HPV PCR được làm như thế nào? Bệnh phẩm dịch cổ tử cung được bác
sỹ lấy ra để làm xét nghiệm PAP sẽ dược dành một phần cho xét nghiệm HPV
PCR. HPV PCR sẽ trải qua các bước tại phòng xét nghiệm chuyên biệt, chúng
ta sẽ tìm kiếm trong bệnh phẩm những dấu ấn của bộ gen vi rút HPV, qua đó
phát hiện sự có mặt của vi rút HPV. Kết quả của xét nghiệm sẽ là dương tính
hay âm tính (không có dấu ấn bộ gen vi rút) tương ứng với tình trạng bạn có
nhiễm hay không nhiễm vi rút HPV.
Làm gì khi có nhiễm vi rút HPV? Đừng quá lo lắng nhé!
Có nhiễm HPV không đồng nghĩa với việc bạn sẽ mắc ung thư cổ tử cung.
Hầu hết phụ nữ đều sẽ nhiễm HPV ít nhất một lần trong cuộc đời! Tình trạng
nhiễm HPV phần lớn sẽ tự khỏi, HPV sẽ được đào thải khỏi cơ thể bạn nhờ
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
quá trình đổi mới liên tục của niêm mạc cổ tử cung, những tế bào biểu mô bị
nhiễm HPV bong tróc ra khỏi lớp niêm mạc và được thay thế bởi những tế bào
mới khỏe mạnh.
Kết quả xét nghiệm PAP và HPV PCR sẽ giúp các bác sỹ quyết định
phương pháp điều trị và theo dõi phù hợp cho bạn (xem thêm “Sàng lọc, phát
hiện sớm ung thư cổ tử cung”).
Hiện nay chúng ta chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào có hiệu quả
cho tình trạng nhiễm HPV.
Phòng tránh nhiễm HPV bằng cách nào?
Quan hệ tình dục an toàn, một vợ một chồng, sử dụng bao cao su, giữ gìn
vệ sinh cơ quan sinh dục giúp bạn hạn chế nguy cơ nhiễm HPV. Hiện nay đã
có các loại vắc xin đặc hiệu giúp ngăn ngừa hiệu quả nhiễm một số týp HPV
nguy cơ cao (týp 16, 18, 31, 33). Những đối tượng nào cần được tiêm phòng
vắc xin HPV, các loại vắc xin hiện có, cơ sở y tế và lịch tiêm phòng sẽ được
trình bày chi tiết ở phần “Phòng tránh ung
thư cổ tử cung”.
“Tình dục an toàn, sử dụng bao cao su và vắc xin phòng HPV sẽ bảo vệ bạn!”
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Những triệu chứng sớm, báo hiệu ung thư cổ tử cung là gì? Khi nào tôi cần đi
khám bệnh?
Ung thư cổ tử cung có thể được phát hiện sớm không?
Hậu quả của ung thư cổ tử cung khi không được chẩn đoán kịp thời?
Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung thường không biểu hiện triệu chứng.
Bệnh thường được phát hiện tình cờ khi người phụ nữ đi khám phụ khoa vì
những biểu hiện giống với viêm nhiễm phụ khoa thông thường. Phát hiện bệnh
trong giai đoạn này cực kỳ có ý nghĩa và bạn có thể khỏi bệnh hoàn toàn bằng
những can thiệp điều trị nhẹ nhàng, đơn giản. Để có thể phát hiện sớm ung thư
cổ tử cung, bạn cần được thực hiện các thăm khám, xét nghiệm đặc biệt, gọi
chung là khám sàng lọc, phát hiện sớm. Những thông tin về sàng lọc, phát hiện
sớm ung thư cổ tử cung như khi nào cần thực hiện, bạn cần làm những xét
nghiệm gì… sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau đây của cuốn sách.
Ở giai đoạn sau đó, khi khối u phát triển lớn hơn, người phụ nữ có thể có
những biểu hiện sau:
Ra máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt
Ra máu sau khi sinh hoạt vợ chồng, hay sau vệ sinh, thụt rửa các dung
dịch phụ khoa, hay sau thăm khám phụ khoa
Thời gian hành kinh kéo dài hoặc lượng máu kinh nhiều hơn trước
Ra máu âm đạo sau mãn kinh
Ngoài các dấu hiệu ra máu âm đạo bất thường, người phụ nữ cũng có thể
có các triệu chứng khác như:
Ra nhiều khí hư lẫn máu, hay hôi bẩn
Đau, tức nặng vùng bụng dưới
Đau khi sinh hoạt vợ chồng
Ngoài ung thư cổ tử cung, các viêm nhiễm phụ khoa, những tình trạng rối
loạn nội tiết tố nữ hay một số nguyên nhân khác có thể gây ra những triệu
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
chứng này. Khi người phụ nữ có những dấu hiệu trên cần đến các cơ sở y tế có
chuyên khoa sản phụ khoa hay chuyên khoa ung bướu để được thăm khám và
thực hiện các thăm dò cần thiết để chẩn đoán bệnh kịp thời.
Khi không được phát hiện, chẩn đoán, bệnh sẽ tiến triển đến giai đoạn
muộn, khối u phát triển chèn ép các cơ quan xung quanh cổ tử cung, hay di căn
đến các cơ quan ở xa, từ đó gây nên những biểu hiện rõ rệt hơn:
- Thiếu máu nặng, da xanh nhợt, hoa mắt, chóng mặt do mất máu kéo dài
- Đau vùng bụng dưới mức độ mạnh hơn, kéo dài hơn, lan ra sau lưng, do
khối u chèn ép niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang) gây suy
giảm chức năng thận (Hình 4)
Hình 4. Khối u cổ tử cung chèn ép gây giãn niệu quản
Các biểu hiện tại vị trí ung thư di căn đến (Hình 5):
- Đau bụng mạn sườn phải do khối u di căn ở gan
- Chướng đầy bụng (dân gian hay gọi là cổ chướng) do các tế bào ung thư
lan ra khắp ổ bụng
- Đau ngực, ho kéo dài, ho ra máu, viêm phổi do khối u di căn đến phổi
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
- Sờ thấy các khối hạch cổ, hạch bẹn kích thước lớn
- Đau nhức xương khớp ở nhiều vị trí
Hình 5. Các vị trí di căn thường gặp của ung thư cổ tử cung
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
CHẨN ĐOÁN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Tôi nên khám bệnh ở đâu, khi nào?
Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám bệnh không?
Bác sỹ sẽ thăm khám như thế nào?
Cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán ung thư cổ tử cung?
Bệnh của tôi đã ở giai đoạn nào?
Khi có những dấu hiệu như đã trình bày ở phần trước, bạn nên đi khám
bệnh ở những cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa về sản phụ khoa hay ung bướu
để được phát hiện, chẩn đoán bệnh kịp thời.
Thời điểm đi khám bệnh cũng khá quan trọng, tốt nhất bạn nên thu xếp
thời gian đi khám sau khi sạch kinh được 5-7 ngày. Một ngày trước khi khám
bệnh, bạn nên tránh sinh hoạt vợ chồng và sử dụng những dung dịch vệ sinh
phụ nữ. Những điều này sẽ giúp thuận lợi hơn cho bác sỹ thăm khám và hạn
chế ảnh hưởng đến kết quả của những xét nghiệm quan trọng.
Buổi khám bệnh sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi của bác sỹ đặt ra về những
vấn đề khiến bạn lo lắng và đến khám bệnh. Để có thể trình bày cho bác sỹ đầy
đủ những thông tin quan trọng, cần thiết, chúng ta lưu ý một số điểm sau:
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
- Chú ý những đặc điểm của các triệu chứng: ví dụ như bạn bị ra máu âm
đạo, bạn sẽ cần chú ý việc ra máu thường xảy ra lúc nào, tự nhiên hay sau quan
hệ vợ chồng hay sau khi thụt rửa, tính chất máu ra sao, máu đỏ tươi hay máu
nâu đen, có máu cục hay không, có kèm theo những dấu hiệu khác như đau khi
quan hệ, đau tức bụng, hoa mắt, chóng mặt không?
- Mang theo toàn bộ sổ khám bệnh cũ hay những xét nghiệm (tế bào học,
chụp phim xquang, siêu âm…) mà bạn đã thực hiện trước đó, những kết quả
này có thể giúp ích rất nhiều cho bác sỹ trong việc định hướng chẩn đoán bệnh
cho bạn.
Sau khi hỏi đầy đủ những thông tin cần thiết, bác sỹ sẽ đề nghị được tiến
hành thăm khám phụ khoa cho bạn.
Thông báo với bác sỹ nếu bạn chưa quan hệ tình dục, thăm khám có
thể ảnh hưởng đến màng trinh của bạn!
Đây là thủ thuật thăm khám tương đối tế nhị và nhạy cảm, do đó việc
chuẩn bị sẵn sàng tâm lý từ trước cũng rất quan trọng để có thể thoải mái, hợp
tác với bác sỹ.
Quá trình thăm khám được tiến hành trên bàn khám phụ khoa, bác sỹ sẽ
hướng dẫn bạn nằm đúng tư thế thích hợp (Hình 6) và bộc lộ vùng cơ quan
sinh dục.
Hình 6. Tư thế khám phụ khoa
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Trong quá trình thăm khám, bác sỹ sẽ lần lượt thực hiện các động tác sau:
- Đặt mỏ vịt: một dụng cụ hình dáng mỏ vịt (Hình 7) sẽ được đặt vào âm
đạo của bạn, giúp bác sỹ bộc lộ và quan sát được cổ tử cung. Mỏ vịt sẽ được
nhúng vào dung dịch bôi trơn trước khi đặt nhằm hạn chế tối đa cảm giác đau,
khó chịu cho bạn.
Hình 7. Các loại mỏ vịt thông dụng và vị trí của mỏ vịt sau khi đặt
- Làm test PAP (xét nghiệm tế bào PAP, âm đạo – cổ tử cung): sau khi
đưa mỏ vịt vào đúng vị trí, quan sát tốt cổ tử cung, bác sỹ sẽ thực hiện ngay
việc lấy bệnh phẩm cho xét nghiệm PAP (Hình 8). Xem thêm phần “Sàng lọc
ung thư cổ tử cung”.
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Hình 8. Bác sỹ thực hiện test Pap
- Một số thao tác nhỏ nhằm có thể phát hiện tốt hơn vùng cổ tử cung bất
thường: bác sỹ sẽ sử dụng dụng cụ bôi dung dịch acetic (không màu) và sau đó
là lugol (I ốt – có màu nâu) vào cổ tử cung của bạn, những vùng bất thường ở
cổ tử cung sẽ bắt màu khác với vùng bình thường.
- Soi cổ tử cung: bác sỹ sử dụng máy
soi có nguồn sáng và kính phóng đại để quan
sát cổ tử cung rõ ràng hơn (Hình 9).
Hình 9: Máy soi cổ tử cung
- Sinh thiết cổ tử cung: khi quan sát thấy tổn thương bất thương ở cổ tử
cung (sùi loét …), bác sỹ sẽ thông báo cho bạn cần thiết phải sinh thiết cổ tử
cung. Bác sỹ sẽ lấy một mảnh tổ chức của cổ tử cung làm xét nghiệm giải bệnh
học (xét nghiệm này khác với xét nghiệm tế bào – PAP test).
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
- Sau khi kết thúc những thăm khám qua mỏ vịt, bác sỹ sẽ thực hiện thăm
khám cổ tử cung của bạn trực tiếp bằng tay qua đường âm đạo, kết hợp một tay
sờ nắn bụng.
- Một số thăm khám toàn thân khác như khám hạch cổ, khám tim, phổi…
sẽ được thực hiện nhanh chóng sau đó.
Những điều cần biết về sinh thiết cổ tử cung:
- Tôi sẽ được sinh thiết bằng cách nào, liệu có đau hay nguy hiểm?
- Những vấn đề cần quan tâm sau khi sinh thiết?
- Những tình huống xảy ra sau khi có kết quả?
Sinh thiết cổ tử cung thường thực hiện ở phòng khám, chỉ gây đau nhẹ,
thậm chí không cần dùng thêm các biện pháp giảm đau. Có một số dụng cụ lấy
bệnh phẩm (sinh thiết) cổ tử cung thông dụng như (Hình 10):
Kìm bấm: thường sử dụng khi tổn thương nghi ngờ rõ ràng và khu trú ở
cổ tử cung
Dao điện: khi tổn thương không rõ ràng hay lan tỏa ở cổ tử cung, bác sỹ
sử dụng dao điện cắt hớt 1 lớp mỏng tổ chức bề mặt cổ tử cung để tránh bỏ sót
tổn thương, đồng thời loại bỏ toàn bộ vùng cổ tử cung bất thường
Nạo ống cổ tử cung: sử dụng một thìa nhỏ để cạo một mẫu tỏ chức nhỏ
ở ống cổ tử cung. Thay vì dùng thìa, có thể dùng một bàn chải mềm, mỏng để
lấy bệnh phẩm tử ống cổ tử cung. Thủ thuật sinh thiết này được áp dụng cho
những trường hợp nghi ngờ tổn thương xuất phát từ bên trong ống cổ tử cung.
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Hình 10. Các dụng cụ sinh thiết cổ tử cung
Sau các thủ thuật sinh thiết, bác sỹ sẽ nhắc bạn chú ý theo dõi các dấu
hiệu chảy máu hay nhiễm khuẩn tại âm đạo và cổ tử cung. Bác sỹ có thể sẽ đặt
một dải gạc nhỏ vào âm đạo của bạn để ép vào vị trí sinh thiết ở cổ tử cung
giúp việc cầm máu tốt hơn, bạn cần nhớ tự rút dải gạc này sau khi về nhà 24
giờ! Vị trí sinh thiết thường lành nhanh chóng, và các triệu chứng ra máu, ra
khí hư sẽ hết. Người phụ nữ cũng có thể thấy đau, tương tự như khi hành kinh.
Bác sỹ có thể cân nhắc cho bạn thuốc giảm đau nếu cần.
Bệnh phẩm sinh thiết sẽ được chuyển đến khoa Giải Phẫu Bệnh để được
nhuộm, quan sát dưới kính hiển vi nhằm phát hiện các tế bào ung thư. Thông
thường cần khoảng thời gian 7 đến 10 ngày sau, bạn sẽ nhận được kết quả sinh
thiết của mình.
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Nếu bạn được bác sỹ sử dụng dao điện để sinh thiết (thủ thuật LEEP -
“Líp”), dấu hiệu chảy máu có thể muộn hơn, đặc biệt vào ngày thứ 7 đến 10
sau thủ thuật do hiện tượng bong tróc những vị trí đốt điện. Nếu lượng máu
chảy ra nhiều, có máu cục, hay điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và làm bạn
lo lắng, hãy liên lạc để thông báo và đến gặp bác sỹ điều trị của bạn!
Sinh thiết là một xét nghiệm quan trọng, giúp khẳng định chẩn đoán ung
thư cổ tử cung, tuy nhiên kết luận cuối cùng phải được thông báo từ bác sỹ
điều trị của bạn, sau khi xem xét kỹ kết quả sinh thiết có phù hợp với tình trạng
bệnh của bạn hay không!
Kết quả sinh thiết là tổn thương lành tính, không phải ung thư?
Bác sỹ sẽ cân nhắc quyết định tiến hành lại sinh thiết cổ tử cung khi nhận
thấy kết quả đó không phù hợp, tổn thương cổ tử cung của bạn vẫn rất nghi
ngờ và cần lặp lại việc sinh thiết lấy mẫu tổ chức cổ tử cung nhiều hơn hay ở
vị trí khác để chắc chắn rằng tổn thương đó không phải là ung thư.
Những kết quả khác thường gặp như loạn sản, viêm mạn tính cổ tử cung
- Loạn sản cổ tử cung (CIN): tùy vào mức độ, bác sỹ sẽ chỉ định phương
pháp điều trị thích hợp cho bạn, có thể sử dụng thuốc đặt âm đạo và khám lại
theo dõi định kỳ sau đó, hoặc có thể phải phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung hay
cắt tử cung toàn bộ khi tổn thương loạn sản có nguy cơ cao chuyển biến thành
ung thư.
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Chẩn đoán giai đoạn ung thư cổ tử cung bằng cách nào?
Nếu kết quả sinh thiết trả lời rằng bạn bị ung thư, tiếp theo bác sỹ sẽ chỉ
định các xét nghiệm nhằm đánh giá mức độ lan tràn của ung thư hay xác định
giai đoạn bệnh để giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.
Việc đánh giá giai đoạn bắt đầu bằng quá trình thăm khám kỹ lưỡng. Sờ
nắn cổ tử cung qua âm đạo và qua đường hậu môn giúp bác sỹ đánh giá mức
độ lan rộng của khối u đã ra ngoài tử cung xuống âm đạo hoặc sang các tổ chức
lân cận hay chưa (Hình 11)
Hình 11. Tiến triển qua từng giai đoạn của ung thư cổ tử cung
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sỹ sẽ chỉ định thêm những xét nghiệm
quan trọng đánh giá giai đoạn bệnh ung thư.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) (Hình 12) vùng bụng dưới cung cấp nhưng
thông tin về mức độ xâm lấn của khối u tại cổ tử cung, phát hiện các hạch bạch
huyết bất thường xung quanh đó.
Hình 12. Chụp cộng hưởng từ
Siêu âm ổ bụng (Hình 13) để phát hiện những tổn thương di căn khác
trong ổ bụng như gan, dịch ổ bụng…
Hình 13. Siêu âm ổ bụng
Để tìm các ổ di căn ở phổi, bác sỹ sẽ chỉ định cho bạn xét nghiệm chụp
phim X quang ngực hay cắt lớp vi tính ngực khi cần thiết.
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Một số xét nghiệm cần thiết khác sẽ được bác sỹ chỉ định khi bạn có các
biểu hiện nghi ngờ như cộng hưởng từ não (bạn đau đầu, buồn nôn…) hay xạ
hình xương (bạn có dấu hiệu đau xương gần đây).
Khi tế bào ung thư đã lan tràn khắp cơ thể, đến các hạch bạch huyết ở xa
(cổ, nách...) hay các cơ quan khác (gan, phổi, xương, não…), bệnh sẽ chuyển
sang giai đoạn 4.
Bác sỹ đã chẩn đoán bệnh ung thư của tôi ở giai đoạn 4, thời gian của
tôi còn rất ngắn?
Ung thư ở giai đoạn 4 không đồng nghĩa với bệnh đã ở giai đoạn cuối!
Mặc dù tiên lượng bệnh sẽ xấu hơn so với khi được chẩn đoán ở giai đoạn
sớm hơn, với ung thư giai đoạn 4, chúng ta vẫn còn có vũ khí để chống lại, đó
là hóa chất.
Điều trị hóa chất sẽ tiêu diệt tế bào ung thư, giúp lui bệnh tạm thời, kéo
dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Chỉ định
điều trị hóa chất phụ thuộc rất lớn vào tình trạng thể chất của bạn. Tinh thần
suy sụp, chán ăn dẫn đến suy giảm sức khỏe nhanh hơn bệnh ung thư!
Bình tĩnh, quyết tâm chiến đấu với căn bệnh ung thư, bạn sẽ thấy
được kết quả kỳ diệu!
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung:
- Phẫu thuật (mổ)
- Tia xạ
- Điều trị toàn thân (hoá chất, các thuốc điều trị đích…)
- Kết hợp các phương pháp điều trị
Sau khi hoàn thiện hồ sơ bệnh án, đầy đủ những thông tin và xét nghiệm
cần thiết, bệnh án của bạn sẽ được trình bày thảo luận trong buổi hội chẩn giữa
các bác sỹ ở nhiều chuyên ngành khác nhau liên quan đến ung thư cổ tử cung.
Các bác sỹ mà bạn có thể gặp trong quá trình điều trị như bác sỹ phẫu thuật,
bác sỹ hóa chất, bác sỹ xạ trị, bác sỹ giải phẫu bệnh, bác sỹ chẩn đoán hình
ảnh… Trong buổi hội chẩn, các phác đồ điều trị sẽ được đưa ra bàn bạc, cân
nhắc giữa lợi ích và nguy cơ những biến chứng của điều trị, các bác sỹ sẽ đưa
ra những lựa chọn điều trị phù hợp nhất với bạn.
Cơ sở quan trọng cho quyết định lựa chọn phương pháp điều trị:
- Giai đoạn bệnh: phản ánh mức độ lan rộng của ung thư (xem thêm phần
“Chẩn đoán giai đoạn ung thư cổ tử cung”. Khi khối u còn khu trú ở tại chỗ cổ
tử cung hay lan ra tổ chức lân cận đấy mà chưa đến các cơ quan ở xa (gan,
phổi…), mục đích của điều trị là triệt căn, tức là sẽ dùng các vũ khí trên với hy
vọng tiêu diệt hết tế bào ung thư, chữa khỏi cho người bệnh. Với những trường
hợp đã có di căn đến các cơ quan xa cổ tử cung (gan, phổi, xương…), điều trị
triệt căn không thể thực hiện được, mục đích điều trị mang hy vọng làm thuyên
giảm bệnh, kéo dài thời gian sống và giảm thiểu những triệu chứng do ung thư
gây ra (điều trị giảm nhẹ - palliative).
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
- Tình trạng sức khỏe của bạn, những bệnh lý kèm theo (tăng huyết áp,
đái tháo đường, tăng men gan…), chức năng các cơ quan quan trọng như tim
mạch, phổi, gan, thận…
- Nhu cầu, nguyện vọng có con của bạn. Nếu bạn còn mong muốn sinh
con, bác sỹ sẽ cân nhắc khả năng thực hiện những điều trị bảo tồn tử cung (bảo
tồn chức năng sinh sản) cho bạn. Chỉ những trường hợp ung thư cổ tử cung
giai đoạn sớm (I), khối u kích thước nhỏ, khu trú ở cổ tử cung, toàn bộ tổ chức
ung thư có thể được loại bỏ hoàn toàn bởi thủ thuật đơn giản (khoét chóp bằng
dao điện) hay phẫu thuật bảo tồn tử cung (cắt cổ tử cung).
Các vấn đề nên hỏi bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị
Bệnh của tôi đang ở giai đoạn nào?
Có những phương án nào để điều trị cho tôi?
Ưu điểm và những mặt hạn chế của mỗi phương pháp?
Lựa chọn điều trị nào phù hợp cho tôi?
Tôi cần chuẩn bị gì trước điều trị?
Tôi có cần nằm viện điều trị không? Thời gian sẽ là bao lâu?
Các phương pháp điều trị ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày của tôi
như thế nào?
Tôi có thể mang thai và có em bé sau điều trị không? Tôi nên bảo quản
trứng như thế nào trước điều trị?
Tôi có thể làm gì để chăm sóc bản thân trong quá trình điều trị?
Tôi có cơ hội bình phục hoàn toàn không?
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Bạn phát hiện ung thư cổ tử cung khi đang mang thai, bạn cần phải
làm gì?
Nhanh nhất có thể, bạn cần có cuộc trao đổi với bác sỹ sản khoa và bác
sỹ chuyên ngành ung thư. Các bác sỹ sẽ xác định chẩn đoán và giai đoạn bệnh
của bạn, xem xét khả năng trì hoãn điều trị ung thư đến sau khi em bé chào đời.
Thông thường, chỉ định trì hoãn điều trị và giữ thai chỉ đặt ra với những
trường hợp ung thư cổ tử cung trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi đó thai nhi có
thể sống được ngoài bụng mẹ, với sự giúp đỡ của các bác sỹ sản khoa.
Với những trường hợp ở 3 tháng đầu và giữa của thai kỳ, mức độ ác tính
của bệnh ung thư thường bắt buộc các bác sỹ đưa ra lời khuyên chấp nhận đình
chỉ thai nghén để đảm bảo an toàn cho mẹ.
“Chúng tôi mắc ung thư cổ tử cung, chúng tôi vẫn mỉm cưởi”
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Phẫu thuật
Phẫu thuật trong điều trị ung thư cổ tử cung
Khi ung thư còn khu trú ở cổ tử cung (giai đoạn I và IIa – xem thêm “Phân
loại giai đoạn ung thư cổ tử cung”), chỉ định mổ (phẫu thuật) trước sẽ được
bác sỹ đặt ra nhằm cắt bỏ toàn bộ khối u. Cách thức bác sỹ sẽ tiến hành mổ cho
bạn tùy thuộc vào kích thước khói u và mức độ lan rộng của nó .
Thông thường, phẫu thuật ở giai đoạn này bao gồm cắt toàn bộ tử cung
kèm theo 2 phần phụ - buồng trứng và lấy toàn bộ hạch bạch huyết xung quanh
tử cung (nạo vét hạch), để thực hiện điều này bác sỹ sẽ sử dụng đường mổ dài
giữa bụng kéo dài từ rốn đến xương mu (hình 15).
Những điều gì chờ đợi tôi sau khi mổ?
Đau vết mổ
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Bạn sẽ cảm thấy đau bụng những ngày đầu sau mổ, thường ở xung quanh
vết mổ. Trong những ngày thứ 3-4 sau mổ, khi đường ruột của bạn bắt đầu hoạt
động trở lại, sự co bóp chưa hoàn toàn bình thường của ruột có thể gây đau
bụng cho bạn kèm theo cảm giác sôi bụng, quặn bụng, triệu chứng đau này sẽ
giảm đi nhanh chóng sau khi bạn trung tiện hay đại tiện được trở lại.
Hiện tại đã có nhiều loại thuốc và phương pháp giảm đau giúp bạn kiểm
soát hoàn toàn đau sau mổ, do đó bạn không cần lo lắng quá nhiều, hay trao
đổi với bác sỹ phẫu thuật cho bạn để có lựa chọn phương pháp phù hợp.
Rối loạn tiểu tiện sau mổ
Cuộc mổ của bạn sẽ can thiệp mạnh mẽ vào vùng tử cung và cơ quan lân
cận, trong đó có bàng quang (túi chứa nước tiểu ngay phía trước tử cung) dẫn
đến có thể xảy ra rối loạn chức năng tiểu tiện thời gian đầu sau mổ, nếu không
tập luyện đúng, hoạt động bàng quang sẽ không phục hồi hoàn toàn. Bạn có
thể có các biểu hiện sau: cảm giác tức bụng dưới, mót rặn tiểu, tiểu khó, buốt,
không tiểu được.
Tập bàng quang sau mổ như thế nào?
Những ngày đầu sau mổ, bạn sẽ được đặt một ông thông qua lỗ tiểu vào
bàng quang và dẫn ra túi đựng nước tiểu ở cạnh giường bệnh. Việc tập bàng
quang cần được tiến hành sớm sau mổ, ngay khi bạn có thể vận động được,
ngồi dậy tại giường.
Bước 1: kẹp ống thông tiểu bằng kẹp chuyên dụng hay bẻ gập ống và buộc
bằng chun.
Bước 2: chớ đến khi bạn có cảm giác căng tức và mót tiểu, cố gắng chịu
lâu nhất có thể (1 dến 2 giờ) ngồi dậy và thả kẹp ống thông, rặn như khi tiểu
bình thường để nước tiểu chảy vào ống thông
Bước 3: Kẹp lại ống thông và lặp lại như bước 1
Mục đích bài tập giúp bàng quang giãn nở, phục hồi hoạt động sinh lý
bình thường.
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Chức năng sinh sản và các thay đổi nội tiết sau mổ
Sau phẫu thuật, bạn không còn tử cung và buồng trứng, do đó bạn sẽ
không còn chu kì kinh nguyệt và không còn khả năng có thai nữa.
Sau khi buồng trứng bị cắt bỏ, sự thiếu hụt nội tiết tố nữ do buồng trứng
sản xuất sẽ dẫn đến những biểu hiện giống với thời kỳ mãn kinh. Bạn có thể
có các cơn nóng bừng, khô âm đạo, và ra mồ hôi ban đêm.
Tôi còn nguyện vọng sinh con, tôi phải làm gì?
Hãy nói với bác sỹ điều trị mong muốn này của bạn. Một phương án điều
trị khác có thể giúp bạn giữ lại tử cung, buồng trứng và khả năng mang thai mà
vẫn đảm bảo điều trị được bệnh ung thư. Bác sỹ sẽ chỉ cắt cổ tử cung của bạn
và bảo tồn phần còn lại tử cung và buồng trứng. Tuy nhiên, chỉ khi ung thư cổ
tử cung còn ở giai đoạn rất sớm (IA), bác sỹ mới có thể xem xét thực hiện cho
bạn phương pháp này.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt
các tế bào ung thư. Các bệnh nhân mắc UTCTC giai đoạn sớm có thể chọn xạ
trị thay vì phẫu thuật.Nó cũng được sử dụng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt các
tế bào còn sót lại sau phẫu thuật.Nếu khối u xâm nhập sâu vào cổ tử cung có
thể sử dụng đồng thời cả hóa chất và xạ trị
Xạ trị ngoài trong ung thư cổ tử cung
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Bác sĩ có thể sử dụng 2 phương pháp xạ trị để điều trị bệnh. Một số phụ
nữ có thể chọn lựa cả 2 phương pháp:
Xạ trị ngoài: máy xạ trị sẽ chiếu tia xạ vào vùng khối u. Phương pháp
này được thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa. Bạn sẽ được chiếu xạ 5
ngày 1 tuần và chiếu trong khoảng vài tuần,1 lần chiếu trong khoảng vài phút.
Gần đây, các kỹ thuật tiến bộ như điều biến liền, VMAT được áp dụng trong
xạ trị ngoài ung thư cổ tử cung giúp liều xạ trị được tập trung tối ưu vào khối
u mà liều xạ trị vào tổ chức lành là tối thiểu, nhờ đó, cải thiện rõ rệt tác dụng
không mong muốn trong và sau quá trình điều trị.
Xạ trị trong (xạ áp sát): một dụng cụ sẽ được bác sỹ đặt vào âm đạo
bệnh nhân nhằm đưa chất phóng xạ tiếp cận sát với khối u ở cổ tử cung. Thông
thường, một liệu trình điều trị chỉ kéo dài khoảng vài phút. Sau khi dụng cụ
được lấy ra khỏi âm đạo, bạn có thể đi về nhà.
Mặc dù quá trình chiếu tia trong mỗi đợt (mũi) xạ trị không gây cảm giác
đau, một số tác dụng không mong muốn khác có thể gặp phải trong quá trình
điều trị:
•   Buồn nôn, nôn: thường liên quan đến điều trị hoá chất kèm theo với xạ
trị (hoá xạ đồng thời).
•   Tiêu chảy: có thể do viêm ruột (trực tràng) do xạ trị cũng như liên quan
đến điều trị hoá chất kèm theo.
•   Viêm bàng quang: tiểu buốt, tiểu rắt
•   Viêm da vùng chiếu xạ (bụng dưới và bộ phận sinh dục): khô da, đỏ
rát, bong vảy…
•   Viêm niêm mạc âm đạo: cảm giác nóng rát, ra dịch hôi bẩn qua âm đạo
•   Bạn có thể phải ngừng sinh hoạt tình dục trong thời gian điều trị và vài
tuần sau khi kết thúc xạ trị.
Khi gặp bất kì tác dụng phụ nào trong và sau quá trong xạ trị, bạn
cần trao đổi với các bác sĩ của bạn để có thể biện pháp khắc phục.
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Đa phần các tác dụng phụ sẽ mất dần sau quá trình điều trị, tuy nhiên có
một số tác dụng phụ rất khó khắc phục. Ví dụ: xơ hẹp âm đạo sau xạ trị có thể
khiến việc sinh hoạt vợ chồng của bạn trở nên khó khăn hơn. Một số biện pháp
hỗ trợ như sử dụng gel bôi trơn, nong giãn âm đạo có thể giúp bạn cải thiện
tình trạng này.
Một tác dụng lâu dài khác có thể xảy ra do ảnh hưởng của xạ trị và hoá
chất tới buồng trứng, chu kì kinh nguyệt có thể dừng lại, bạn trải qua giai đoạn
như một người phụ nữ mãn kinh với các cảm giác bốc hoả, nhức mỏi xương
khớp do loãng xương và giảm tiết dịch nhầy âm đạo. Do đó, nếu bạn còn có
nguyện vọng mang thai, hãy thảo luận cùng bác sỹ điều trị trước khi bắt đầu
điều trị, chúng ta vẫn có một số phương án giúp bạn thực hiện nguyện vọng
này!
Bạn nên hỏi bác sĩ những câu hỏi sau trước khi xạ trị:
Mục tiêu của điều trị này là gì?
Các phương pháp khác sẽ kết hợp như thế nào với xạ trị (phẫu thuật và
hoá chất): Tôi có cần thiết điều trị hoá chất kèm theo? Sau xạ trị, tôi sẽ được
phẫu thuật?
Thời gian xạ trị sẽ là bao lâu?
Các tác dụng phụ tôi có thể gặp phải trong quá trình xạ trị? Các tác dụng
phụ có kéo dài không?
Tôi có thể tiếp tục hoạt động bình thường trong thời gian điều trị?
Xạ trị có ảnh hưởng đến đời sống tình dục của tôi?
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Hóa trị
Truyền hóa chất trong điều trị ung thư cổ tử cung
Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa
chất có thể kết hợp song song cùng xạ trị (hoá xạ đồng thời) hoặc sử dụng đơn
thuần đối với các trường hợp giai đoạn có di căn xa.
Hầu hết các loại thuốc điều trị UTCTC được truyền tĩnh mạch. Một số
loại thuốc có thể được dùng đường uống. Với thuốc được truyền thì được thực
hiện ở các cơ sở y tế, còn thuốc đường uống có thể dùng tại nhà.
Các tác dụng không mong muốn phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc và liều
lượng sử dụng. Hóa trị tiêu diệt tế bào ung thư nhanh, nhưng thuốc cũng có
thể gây tổn hại cho các tế bào bình thường:
Tế bào máu: khi hóa trị liệu làm giảm số lượng và chất lượng các tế bào
máu khỏe mạnh, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng, bầm tím hoặc chảy máu một
cách dễ dàng, và cảm thấy cơ thể mình yếu, mệt mỏi. Hiện tượng này thường
xảy ra trong những ngày đầu, đặc biệt trong 1 tuần đầu, sau truyền hoá chất.
Hãy giữ liên lạc tốt với bác sỹ điều trị và tuân thủ lịch hẹn lấy máu xét nghiệm
giữa các đợt truyền nhằm để bác sỹ kiểm tra liệu bạn có bị giảm các tế bào máu
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
hay không và có can thiệp kịp thời. Xem thêm các tác dụng không mong muốn
trong thời gian hoá trị tại trang web: www.ungthuhoc.vn mục DÀNH CHO
BỆNH NHÂN UNG THƯ.
2 tác dụng phụ đặc biệt liên quan đến một loại thuốc chủ chốt rất thường
sử dụng trong ung thư cổ tử cung (Cisplatin) bạn không thể không biết đến:
suy thận và giảm thính lực. Thính lực (khả năng nghe) của bạn sẽ luôn được
kiểm tra trước khi bắt đầu điều trị và theo dõi trước mỗi đợt truyền hoá chất,
hãy thông báo với bác sỹ điều trị nếu bạn thấy ù tai hay mình nghe kém đi trong
quá trình điều trị. Trước và sau mỗi đợt truyền hoá chất, để phòng tránh suy
thận, bác sỹ sẽ khuyên bạn tăng cường uống nước với số lượng phù hợp với
thể trạng của bạn.
Bạn nên hỏi bác sĩ những câu hỏi này trước khi hóa trị:
Tại sao tôi cần điều trị này?
Những loại thuốc tôi dùng là loại nào?
Tác dụng của những loại thuốc này như thế nào?
Hiệu quả của những loại thuốc này?
Tác dụng phụ tôi có thể gặp phải?
Làm thế nào để hạn chế các tác dụng đó?
Thời gian điều trị của tôi?
Các hoạt động của tôi có bị ảnh hưởng khi điều trị không?
Dinh dưỡng trong thời gian điều trị ung thư cổ tử cung
Xem thêm bài viết “Dinh dưỡng trong thời gian điều trị bệnh ung thư”
tại trang web: www.ungthuhoc.vn mục DÀNH CHO BỆNH NHÂN UNG
THƯ.
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Theo dõi định kỳ sau khi kết thúc điều trị ung thư cổ tử cung
Bạn cần phải kiểm tra thường xuyên (chẳng hạn như mỗi 3-6 tháng) sau
khi điều trị ung thư cổ tử cung. Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện bất thường sau
quá trình điều trị và có kế hoạch điều trị sau đó. Nếu bạn cảm thấy dấu hiệu
bất thường giữa các lần kiểm tra cần liên hệ ngay với các bác sĩ của bạn.
Xem thêm bài viết “Theo dõi định kỳ sau điều trị bệnh ung thư” tại trang
web www.ungthuhoc.vn mục DÀNH CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ.
Một buổi kiểm tra định kỳ thường bao gồm : thăm khám lâm sàng của bác
sỹ, xét nghiệm chụp Xquang ngực, Siêu âm ổ bụng, Pap test (trong trường hợp
bạn được điều trị bằng phương án bảo tồn tử cung như khoét chóp…), chỉ điểm
khối u.
Bạn nên hỏi bác sĩ của bạn những câu hỏi sau:
Bao lâu tôi sẽ cần kiểm tra ?
Bao lâu thì tôi cần làm lại xét nghiệm Pap ?
Những xét nghiệm khác tôi cần làm?
Giữa các đợt kiểm tra, tôi cần chú ý đến những dấu hiệu hay triệu chứng
nào? Khi nào cần thông báo ngay với bác sỹ ?
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Những điều bạn cần biết!
1. Hiện nay, vắc xin dự phòng HPV ở Việt Nam có những chế phẩm nào?
Trả lời:
Hiện nay ở Việt Nam, chúng ta đã có 2 chế phẩm vắc xin phòng chống
HPV là Cervarix và Gardasil.
2. Sự khác biệt giữa hai loại vắc xin này là gì?
Trả lời:
Cervarix được sản xuất bởi GlaxoSmithKline Inc, Anh quốc, có chứa các
thành phần để dự phòng các bệnh lý gây nên bởi vi rút HPV týp 16 và 18.
Gardasil là sản phẩm của Merck & Co. Inc, Hoa Kỳ, có chứa các thành
phần để dự phòng các týp 6,11,16 và18 của virút HPV.
3. Giá thành của mỗi loại là bao nhiêu?
Trả lời:
Gardasil có giá (tham khảo) là : 1.355.000 đồng/ 1 mũi tiêm.
Cervarix có giá (tham khảo) là : 885.000 đồng/ 1 mũi tiêm.
4. Cần phải tiêm bao nhiêu mũi và khoảng cách giữa các lần tiêm như thế
nào?
Trả lời:
Cả 2 loại vắc xin trên bạn cần tiêm đầy đủ 03 mũi
Thời gian của các lần tiêm:
Liều 1
Liều 2: Sau liều 1 từ 01-02 tháng
Liều 3: Sau liều 1 06 tháng
5. Bạn có thể đi tiêm vắc xin phòng ngừa HPV ở đâu?
Bạn có thể tìm thấy vắc xin phòng ngừa HPV ở các trung tâm y tế dự
phòng của quận huyện, tỉnh, thành phố.
Tại Hà Nội, bạn có thể đến các địa chỉ:
Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung  
UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng Viện dịch tế TW
Địa chỉ: 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tại Huế, bạn có thể đến địa chỉ:
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế
Địa chỉ: 10-12 Nguyễn Văn Cừ, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
Tại Đà Nẵng, bạn có thể đến địa chỉ:
Trung tâm y tế dự phòng TP Đà Nẵng
Địa chỉ: Số 315 Phan Châu Trinh – TP Đà Nẵng
Tại TP Hồ Chí Minh, bạn có thể đến các địa chỉ:
Trung tâm y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 205 Lê Thánh Tôn, Bến Thành, 1 Hồ Chí Minh
Trung tâm y tế dự phòng của các quận huyện

More Related Content

What's hot

VIÊM RUỘT THỪA
VIÊM RUỘT THỪAVIÊM RUỘT THỪA
VIÊM RUỘT THỪAGreat Doctor
 
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cungUng thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cungSoM
 
Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cungUng thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cungSoM
 
X quang trong chấn thương
X quang trong chấn thươngX quang trong chấn thương
X quang trong chấn thươngKhai Le Phuoc
 
CHIẾN LƯỢC TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ
CHIẾN LƯỢC TẦM SOÁT UNG THƯ VÚCHIẾN LƯỢC TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ
CHIẾN LƯỢC TẦM SOÁT UNG THƯ VÚSoM
 
Hậu môn nhân tạo
Hậu môn nhân tạoHậu môn nhân tạo
Hậu môn nhân tạoHùng Lê
 
2 sinh-ly-kinh-nguyet
2 sinh-ly-kinh-nguyet2 sinh-ly-kinh-nguyet
2 sinh-ly-kinh-nguyetDuy Quang
 
U XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNGU XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNGSoM
 
Sỏi đường mật
Sỏi đường mậtSỏi đường mật
Sỏi đường mậtHùng Lê
 
KHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOAKHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOASoM
 
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOAKHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOASoM
 
Phân độ TNM của ung thư đại - trực tràng và Ung thư dạ dày theo AJCC 8th
Phân độ TNM của ung thư đại - trực tràng và Ung thư dạ dày theo AJCC 8thPhân độ TNM của ung thư đại - trực tràng và Ung thư dạ dày theo AJCC 8th
Phân độ TNM của ung thư đại - trực tràng và Ung thư dạ dày theo AJCC 8thCuong Nguyen
 
UNG THƯ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁT
UNG THƯ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁTUNG THƯ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁT
UNG THƯ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁTSoM
 
khám thai
khám thaikhám thai
khám thaiSoM
 
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hìnhChẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hìnhBs. Nhữ Thu Hà
 
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG _ TỦY SỐNG
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG _ TỦY SỐNGCHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG _ TỦY SỐNG
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG _ TỦY SỐNGSoM
 
BỆNH LÝ LÀNH TÍNH TUYẾN VÚ
BỆNH LÝ LÀNH TÍNH TUYẾN VÚBỆNH LÝ LÀNH TÍNH TUYẾN VÚ
BỆNH LÝ LÀNH TÍNH TUYẾN VÚSoM
 

What's hot (20)

VIÊM RUỘT THỪA
VIÊM RUỘT THỪAVIÊM RUỘT THỪA
VIÊM RUỘT THỪA
 
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cungUng thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung
 
Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cungUng thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung
 
X quang trong chấn thương
X quang trong chấn thươngX quang trong chấn thương
X quang trong chấn thương
 
CHIẾN LƯỢC TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ
CHIẾN LƯỢC TẦM SOÁT UNG THƯ VÚCHIẾN LƯỢC TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ
CHIẾN LƯỢC TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ
 
Hach dau-mat-co
Hach dau-mat-coHach dau-mat-co
Hach dau-mat-co
 
Hậu môn nhân tạo
Hậu môn nhân tạoHậu môn nhân tạo
Hậu môn nhân tạo
 
2 sinh-ly-kinh-nguyet
2 sinh-ly-kinh-nguyet2 sinh-ly-kinh-nguyet
2 sinh-ly-kinh-nguyet
 
5.pptx
5.pptx5.pptx
5.pptx
 
U XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNGU XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNG
 
Sỏi đường mật
Sỏi đường mậtSỏi đường mật
Sỏi đường mật
 
KHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOAKHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOA
 
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOAKHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
KHUNG CHẬU VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA
 
Phân độ TNM của ung thư đại - trực tràng và Ung thư dạ dày theo AJCC 8th
Phân độ TNM của ung thư đại - trực tràng và Ung thư dạ dày theo AJCC 8thPhân độ TNM của ung thư đại - trực tràng và Ung thư dạ dày theo AJCC 8th
Phân độ TNM của ung thư đại - trực tràng và Ung thư dạ dày theo AJCC 8th
 
Bg 12 loet k da day
Bg 12 loet k da dayBg 12 loet k da day
Bg 12 loet k da day
 
UNG THƯ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁT
UNG THƯ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁTUNG THƯ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁT
UNG THƯ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁT
 
khám thai
khám thaikhám thai
khám thai
 
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hìnhChẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
 
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG _ TỦY SỐNG
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG _ TỦY SỐNGCHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG _ TỦY SỐNG
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG _ TỦY SỐNG
 
BỆNH LÝ LÀNH TÍNH TUYẾN VÚ
BỆNH LÝ LÀNH TÍNH TUYẾN VÚBỆNH LÝ LÀNH TÍNH TUYẾN VÚ
BỆNH LÝ LÀNH TÍNH TUYẾN VÚ
 

Similar to Những điều cần biết về Ung thư Cổ tử cung

Ung thu buong trung Nguyen nhan dau hieu nhan biet.pdf
Ung thu buong trung Nguyen nhan dau hieu nhan biet.pdfUng thu buong trung Nguyen nhan dau hieu nhan biet.pdf
Ung thu buong trung Nguyen nhan dau hieu nhan biet.pdflee taif
 
Tầm kiểm soát ung thư ở đâu tốt tại Hà Nội và TP.HCM
Tầm kiểm soát ung thư ở đâu tốt tại Hà Nội và TP.HCMTầm kiểm soát ung thư ở đâu tốt tại Hà Nội và TP.HCM
Tầm kiểm soát ung thư ở đâu tốt tại Hà Nội và TP.HCMTKT Cleaning
 
K+ số 01 2013
K+ số 01 2013K+ số 01 2013
K+ số 01 2013An Ta
 
Ung thư cổ tử cung PNTU.pdf
Ung thư cổ tử cung PNTU.pdfUng thư cổ tử cung PNTU.pdf
Ung thư cổ tử cung PNTU.pdfmemp2
 
Breast cancer treatment
Breast  cancer treatmentBreast  cancer treatment
Breast cancer treatmentLe Dang
 
Benh ung thu da day la gi Dau hieu nhan biet som va cach phong benh.pdf
Benh ung thu da day la gi Dau hieu nhan biet som va cach phong benh.pdfBenh ung thu da day la gi Dau hieu nhan biet som va cach phong benh.pdf
Benh ung thu da day la gi Dau hieu nhan biet som va cach phong benh.pdflee taif
 
Dấu hiệu ung thư vú - Signs and symptoms of breast cancer
Dấu hiệu ung thư vú - Signs and symptoms of breast cancerDấu hiệu ung thư vú - Signs and symptoms of breast cancer
Dấu hiệu ung thư vú - Signs and symptoms of breast cancerIIMS Việt Nam
 
Ung thư vú sẽ di căn đến đâu trong cơ thể
Ung thư vú sẽ di căn đến đâu trong cơ thểUng thư vú sẽ di căn đến đâu trong cơ thể
Ung thư vú sẽ di căn đến đâu trong cơ thểtừ điển sức khỏe
 
Chuyên đề học tập Ung thư bàng quang.pptx
Chuyên đề học tập Ung thư bàng quang.pptxChuyên đề học tập Ung thư bàng quang.pptx
Chuyên đề học tập Ung thư bàng quang.pptxNamPhuongTranThi1
 
Nhan xet mot so dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri u buong t...
Nhan xet mot so dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri u buong t...Nhan xet mot so dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri u buong t...
Nhan xet mot so dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri u buong t...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Ung thu buong trung nguyen nhan dau hieu trieu chung phuong phap dieu tri hie...
Ung thu buong trung nguyen nhan dau hieu trieu chung phuong phap dieu tri hie...Ung thu buong trung nguyen nhan dau hieu trieu chung phuong phap dieu tri hie...
Ung thu buong trung nguyen nhan dau hieu trieu chung phuong phap dieu tri hie...Võ Lan Phương
 
Tam soat k vu k ctc 2015
Tam soat k vu   k ctc 2015Tam soat k vu   k ctc 2015
Tam soat k vu k ctc 2015minhphuongpnt07
 
Tầm soát ung thư vú
Tầm soát ung thư vúTầm soát ung thư vú
Tầm soát ung thư vúSoM
 
Tam soat k vu k ctc online
Tam soat k vu   k ctc onlineTam soat k vu   k ctc online
Tam soat k vu k ctc onlineHoa Vi Tran
 
Nhung dieu can biet ve ung thu co tu cung.pdf
Nhung dieu can biet ve ung thu co tu cung.pdfNhung dieu can biet ve ung thu co tu cung.pdf
Nhung dieu can biet ve ung thu co tu cung.pdflee taif
 
TÂY Y - UNG THƯ HỌC
TÂY Y - UNG THƯ HỌC TÂY Y - UNG THƯ HỌC
TÂY Y - UNG THƯ HỌC Great Doctor
 
Nhung bien phap hieu qua giup phong ngua ung thu
Nhung bien phap hieu qua giup phong ngua ung thuNhung bien phap hieu qua giup phong ngua ung thu
Nhung bien phap hieu qua giup phong ngua ung thuElsee Medicine
 
UNG THƯ THỰC QUẢN || Những điều bạn cần biết
UNG THƯ THỰC QUẢN || Những điều bạn cần biếtUNG THƯ THỰC QUẢN || Những điều bạn cần biết
UNG THƯ THỰC QUẢN || Những điều bạn cần biếtTRAN Bach
 

Similar to Những điều cần biết về Ung thư Cổ tử cung (20)

Ung thu buong trung Nguyen nhan dau hieu nhan biet.pdf
Ung thu buong trung Nguyen nhan dau hieu nhan biet.pdfUng thu buong trung Nguyen nhan dau hieu nhan biet.pdf
Ung thu buong trung Nguyen nhan dau hieu nhan biet.pdf
 
Tầm kiểm soát ung thư ở đâu tốt tại Hà Nội và TP.HCM
Tầm kiểm soát ung thư ở đâu tốt tại Hà Nội và TP.HCMTầm kiểm soát ung thư ở đâu tốt tại Hà Nội và TP.HCM
Tầm kiểm soát ung thư ở đâu tốt tại Hà Nội và TP.HCM
 
K+ số 01 2013
K+ số 01 2013K+ số 01 2013
K+ số 01 2013
 
Ung thư cổ tử cung PNTU.pdf
Ung thư cổ tử cung PNTU.pdfUng thư cổ tử cung PNTU.pdf
Ung thư cổ tử cung PNTU.pdf
 
Breast cancer treatment
Breast  cancer treatmentBreast  cancer treatment
Breast cancer treatment
 
Benh ung thu da day la gi Dau hieu nhan biet som va cach phong benh.pdf
Benh ung thu da day la gi Dau hieu nhan biet som va cach phong benh.pdfBenh ung thu da day la gi Dau hieu nhan biet som va cach phong benh.pdf
Benh ung thu da day la gi Dau hieu nhan biet som va cach phong benh.pdf
 
Dấu hiệu ung thư vú - Signs and symptoms of breast cancer
Dấu hiệu ung thư vú - Signs and symptoms of breast cancerDấu hiệu ung thư vú - Signs and symptoms of breast cancer
Dấu hiệu ung thư vú - Signs and symptoms of breast cancer
 
Chẩn đoán ung thư
Chẩn đoán ung thưChẩn đoán ung thư
Chẩn đoán ung thư
 
Ung thư vú sẽ di căn đến đâu trong cơ thể
Ung thư vú sẽ di căn đến đâu trong cơ thểUng thư vú sẽ di căn đến đâu trong cơ thể
Ung thư vú sẽ di căn đến đâu trong cơ thể
 
Chuyên đề học tập Ung thư bàng quang.pptx
Chuyên đề học tập Ung thư bàng quang.pptxChuyên đề học tập Ung thư bàng quang.pptx
Chuyên đề học tập Ung thư bàng quang.pptx
 
Nhan xet mot so dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri u buong t...
Nhan xet mot so dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri u buong t...Nhan xet mot so dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri u buong t...
Nhan xet mot so dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri u buong t...
 
Ung thu buong trung nguyen nhan dau hieu trieu chung phuong phap dieu tri hie...
Ung thu buong trung nguyen nhan dau hieu trieu chung phuong phap dieu tri hie...Ung thu buong trung nguyen nhan dau hieu trieu chung phuong phap dieu tri hie...
Ung thu buong trung nguyen nhan dau hieu trieu chung phuong phap dieu tri hie...
 
Tam soat k vu k ctc 2015
Tam soat k vu   k ctc 2015Tam soat k vu   k ctc 2015
Tam soat k vu k ctc 2015
 
Tầm soát ung thư vú
Tầm soát ung thư vúTầm soát ung thư vú
Tầm soát ung thư vú
 
Ung thu
Ung thuUng thu
Ung thu
 
Tam soat k vu k ctc online
Tam soat k vu   k ctc onlineTam soat k vu   k ctc online
Tam soat k vu k ctc online
 
Nhung dieu can biet ve ung thu co tu cung.pdf
Nhung dieu can biet ve ung thu co tu cung.pdfNhung dieu can biet ve ung thu co tu cung.pdf
Nhung dieu can biet ve ung thu co tu cung.pdf
 
TÂY Y - UNG THƯ HỌC
TÂY Y - UNG THƯ HỌC TÂY Y - UNG THƯ HỌC
TÂY Y - UNG THƯ HỌC
 
Nhung bien phap hieu qua giup phong ngua ung thu
Nhung bien phap hieu qua giup phong ngua ung thuNhung bien phap hieu qua giup phong ngua ung thu
Nhung bien phap hieu qua giup phong ngua ung thu
 
UNG THƯ THỰC QUẢN || Những điều bạn cần biết
UNG THƯ THỰC QUẢN || Những điều bạn cần biếtUNG THƯ THỰC QUẢN || Những điều bạn cần biết
UNG THƯ THỰC QUẢN || Những điều bạn cần biết
 

More from TRAN Bach

Điều trị bệnh ung thư ở người cao tuổi
Điều trị bệnh ung thư ở người cao tuổiĐiều trị bệnh ung thư ở người cao tuổi
Điều trị bệnh ung thư ở người cao tuổiTRAN Bach
 
Các cơ chế chết tế bào trong xạ trị
Các cơ chế chết tế bào trong xạ trịCác cơ chế chết tế bào trong xạ trị
Các cơ chế chết tế bào trong xạ trịTRAN Bach
 
Kiến thức vật lý cơ bản về các bức xạ ion hoá
Kiến thức vật lý cơ bản về các bức xạ ion hoáKiến thức vật lý cơ bản về các bức xạ ion hoá
Kiến thức vật lý cơ bản về các bức xạ ion hoáTRAN Bach
 
Lập kế hoạch xạ trị ung thư họng miệng
Lập kế hoạch xạ trị ung thư họng miệngLập kế hoạch xạ trị ung thư họng miệng
Lập kế hoạch xạ trị ung thư họng miệngTRAN Bach
 
SINH THIẾT HẠCH CỬA TRONG UNG THƯ VÚ
SINH THIẾT HẠCH CỬA TRONG UNG THƯ VÚSINH THIẾT HẠCH CỬA TRONG UNG THƯ VÚ
SINH THIẾT HẠCH CỬA TRONG UNG THƯ VÚTRAN Bach
 
Atlas hướng dẫn xác định thể tích xạ trị HẠCH CỔ
Atlas hướng dẫn xác định thể tích xạ trị HẠCH CỔAtlas hướng dẫn xác định thể tích xạ trị HẠCH CỔ
Atlas hướng dẫn xác định thể tích xạ trị HẠCH CỔTRAN Bach
 
NEWS IN ONCO || Số 7 || What's new in Oncology 2017
NEWS IN ONCO || Số 7 || What's new in Oncology 2017NEWS IN ONCO || Số 7 || What's new in Oncology 2017
NEWS IN ONCO || Số 7 || What's new in Oncology 2017TRAN Bach
 
NEWS IN ONCO || Số 6 || Tháng 12 năm 2017
NEWS IN ONCO || Số 6 || Tháng 12 năm 2017NEWS IN ONCO || Số 6 || Tháng 12 năm 2017
NEWS IN ONCO || Số 6 || Tháng 12 năm 2017TRAN Bach
 
NEWS IN ONCO || Số 5 || Tháng 11 năm 2017
NEWS IN ONCO || Số 5 || Tháng 11 năm 2017NEWS IN ONCO || Số 5 || Tháng 11 năm 2017
NEWS IN ONCO || Số 5 || Tháng 11 năm 2017TRAN Bach
 
UNG THƯ PHỔI
UNG THƯ PHỔI UNG THƯ PHỔI
UNG THƯ PHỔI TRAN Bach
 
Sử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân có bệnh lý gan
Sử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân có bệnh lý ganSử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân có bệnh lý gan
Sử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân có bệnh lý ganTRAN Bach
 
NEWS IN ONCO || Số 4 (ESMO 2017) || 22.9.2017
NEWS IN ONCO || Số 4 (ESMO 2017) || 22.9.2017NEWS IN ONCO || Số 4 (ESMO 2017) || 22.9.2017
NEWS IN ONCO || Số 4 (ESMO 2017) || 22.9.2017TRAN Bach
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGTRAN Bach
 
Tóm tắt || Những thay đổi chính trong phân loại TNM phiên bản 8
Tóm tắt || Những thay đổi chính trong phân loại TNM phiên bản 8Tóm tắt || Những thay đổi chính trong phân loại TNM phiên bản 8
Tóm tắt || Những thay đổi chính trong phân loại TNM phiên bản 8TRAN Bach
 
NEWS IN ONCO || Số 2 || 28/8/2017
NEWS IN ONCO || Số 2 || 28/8/2017NEWS IN ONCO || Số 2 || 28/8/2017
NEWS IN ONCO || Số 2 || 28/8/2017TRAN Bach
 
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCBài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCTRAN Bach
 
Bài giảng Chẩn đoán hình ảnh trong UNG THƯ PHỔI
Bài giảng Chẩn đoán hình ảnh trong UNG THƯ PHỔIBài giảng Chẩn đoán hình ảnh trong UNG THƯ PHỔI
Bài giảng Chẩn đoán hình ảnh trong UNG THƯ PHỔITRAN Bach
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư TUYẾN TIỀN LIỆT năm 2014 - VUNA
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư TUYẾN TIỀN LIỆT năm 2014 - VUNAHướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư TUYẾN TIỀN LIỆT năm 2014 - VUNA
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư TUYẾN TIỀN LIỆT năm 2014 - VUNATRAN Bach
 
NEWS IN ONCO 23/8/2017
NEWS IN ONCO 23/8/2017NEWS IN ONCO 23/8/2017
NEWS IN ONCO 23/8/2017TRAN Bach
 
Bài giảng UNG THƯ PHỔI
Bài giảng UNG THƯ PHỔI Bài giảng UNG THƯ PHỔI
Bài giảng UNG THƯ PHỔI TRAN Bach
 

More from TRAN Bach (20)

Điều trị bệnh ung thư ở người cao tuổi
Điều trị bệnh ung thư ở người cao tuổiĐiều trị bệnh ung thư ở người cao tuổi
Điều trị bệnh ung thư ở người cao tuổi
 
Các cơ chế chết tế bào trong xạ trị
Các cơ chế chết tế bào trong xạ trịCác cơ chế chết tế bào trong xạ trị
Các cơ chế chết tế bào trong xạ trị
 
Kiến thức vật lý cơ bản về các bức xạ ion hoá
Kiến thức vật lý cơ bản về các bức xạ ion hoáKiến thức vật lý cơ bản về các bức xạ ion hoá
Kiến thức vật lý cơ bản về các bức xạ ion hoá
 
Lập kế hoạch xạ trị ung thư họng miệng
Lập kế hoạch xạ trị ung thư họng miệngLập kế hoạch xạ trị ung thư họng miệng
Lập kế hoạch xạ trị ung thư họng miệng
 
SINH THIẾT HẠCH CỬA TRONG UNG THƯ VÚ
SINH THIẾT HẠCH CỬA TRONG UNG THƯ VÚSINH THIẾT HẠCH CỬA TRONG UNG THƯ VÚ
SINH THIẾT HẠCH CỬA TRONG UNG THƯ VÚ
 
Atlas hướng dẫn xác định thể tích xạ trị HẠCH CỔ
Atlas hướng dẫn xác định thể tích xạ trị HẠCH CỔAtlas hướng dẫn xác định thể tích xạ trị HẠCH CỔ
Atlas hướng dẫn xác định thể tích xạ trị HẠCH CỔ
 
NEWS IN ONCO || Số 7 || What's new in Oncology 2017
NEWS IN ONCO || Số 7 || What's new in Oncology 2017NEWS IN ONCO || Số 7 || What's new in Oncology 2017
NEWS IN ONCO || Số 7 || What's new in Oncology 2017
 
NEWS IN ONCO || Số 6 || Tháng 12 năm 2017
NEWS IN ONCO || Số 6 || Tháng 12 năm 2017NEWS IN ONCO || Số 6 || Tháng 12 năm 2017
NEWS IN ONCO || Số 6 || Tháng 12 năm 2017
 
NEWS IN ONCO || Số 5 || Tháng 11 năm 2017
NEWS IN ONCO || Số 5 || Tháng 11 năm 2017NEWS IN ONCO || Số 5 || Tháng 11 năm 2017
NEWS IN ONCO || Số 5 || Tháng 11 năm 2017
 
UNG THƯ PHỔI
UNG THƯ PHỔI UNG THƯ PHỔI
UNG THƯ PHỔI
 
Sử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân có bệnh lý gan
Sử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân có bệnh lý ganSử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân có bệnh lý gan
Sử dụng thuốc giảm đau ở bệnh nhân có bệnh lý gan
 
NEWS IN ONCO || Số 4 (ESMO 2017) || 22.9.2017
NEWS IN ONCO || Số 4 (ESMO 2017) || 22.9.2017NEWS IN ONCO || Số 4 (ESMO 2017) || 22.9.2017
NEWS IN ONCO || Số 4 (ESMO 2017) || 22.9.2017
 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DÀNH CHO BÁC SỸ LÂM SÀNG
 
Tóm tắt || Những thay đổi chính trong phân loại TNM phiên bản 8
Tóm tắt || Những thay đổi chính trong phân loại TNM phiên bản 8Tóm tắt || Những thay đổi chính trong phân loại TNM phiên bản 8
Tóm tắt || Những thay đổi chính trong phân loại TNM phiên bản 8
 
NEWS IN ONCO || Số 2 || 28/8/2017
NEWS IN ONCO || Số 2 || 28/8/2017NEWS IN ONCO || Số 2 || 28/8/2017
NEWS IN ONCO || Số 2 || 28/8/2017
 
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCBài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
 
Bài giảng Chẩn đoán hình ảnh trong UNG THƯ PHỔI
Bài giảng Chẩn đoán hình ảnh trong UNG THƯ PHỔIBài giảng Chẩn đoán hình ảnh trong UNG THƯ PHỔI
Bài giảng Chẩn đoán hình ảnh trong UNG THƯ PHỔI
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư TUYẾN TIỀN LIỆT năm 2014 - VUNA
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư TUYẾN TIỀN LIỆT năm 2014 - VUNAHướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư TUYẾN TIỀN LIỆT năm 2014 - VUNA
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư TUYẾN TIỀN LIỆT năm 2014 - VUNA
 
NEWS IN ONCO 23/8/2017
NEWS IN ONCO 23/8/2017NEWS IN ONCO 23/8/2017
NEWS IN ONCO 23/8/2017
 
Bài giảng UNG THƯ PHỔI
Bài giảng UNG THƯ PHỔI Bài giảng UNG THƯ PHỔI
Bài giảng UNG THƯ PHỔI
 

Những điều cần biết về Ung thư Cổ tử cung

  • 1. Những điều bạn cần biết về Ung thư Cổ tử cung 2018   TÀI  LIỆU  Y  HỌC  THƯỜNG  THỨC  DÀNH  CHO   NGƯỜI  BỆNH  VÀ  GIA  ĐÌNH     UNGTHƯHỌC.VN   UNGTHƯHỌC.VN  –  TRANG  THÔNG  TIN  VỀ  BỆNH  UNG  THƯ  CỦA  CÁC  BÁC  SỸ  CHUYÊN  NGÀNH  UNG  THƯ  
  • 2. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư MỤC  LỤC   TỔNG  QUAN  VỀ  UNG  THƯ  CỔ  TỬ  CUNG  ...................................................................  3   “Tử  cung”  là  gì?  ...............................................................................................................  3   Chức  năng  sinh  lý  bình  thường  của  cổ  tử  cung  .................................................................  4   Ung  thư  cổ  tử  cung  là  gì?  .................................................................................................  5   Những  ai  có  thể  mắc  bệnh?  ...............................................................................................  6   Có  nhiều  phụ  nữ  bị  bệnh  này  không?  ................................................................................  6   Có  những  phương  pháp  nào  điều  trị  ung  thư  cổ  tử  cung?  ................................................  6   Tôi  bị  ung  thư  cổ  tử  cung,  tôi  sống  thêm  được  bao  lâu  nữa?  ............................................  6   CÁC  YẾU  TỐ  NGUY  CƠ  CỦA  UNG  THƯ  CỔ  TỬ  CUNG  ..................................................  8   HPV  là  gì?  Tại  sao  bạn  không  nên  bỏ  lỡ  một  xét  nghiệm  PAP  nào?  .................................  10   TRIỆU  CHỨNG  CỦA  UNG  THƯ  CỔ  TỬ  CUNG  ............................................................  13   CHẨN  ĐOÁN  UNG  THƯ  CỔ  TỬ  CUNG  ......................................................................  16   Chẩn  đoán  giai  đoạn  ung  thư  cổ  tử  cung  bằng  cách  nào?  ...............................................  23   ĐIỀU  TRỊ  UNG  THƯ  CỔ  TỬ  CUNG  ............................................................................  27   Các  phương  pháp  điều  trị  ung  thư  cổ  tử  cung:  ...............................................................  27   Cơ  sở  quan  trọng  cho  quyết  định  lựa  chọn  phương  pháp  điều  trị:  .................................  27   Phẫu  thuật  .....................................................................................................................  30   Những  điều  gì  chờ  đợi  tôi  sau  khi  mổ?  ............................................................................  30   Chức  năng  sinh  sản  và  các  thay  đổi  nội  tiết  sau  mổ  ........................................................  32   Xạ  trị  ..............................................................................................................................  32   Hóa  trị  ...........................................................................................................................  35   Dinh  dưỡng  trong  thời  gian  điều  trị  ung  thư  cổ  tử  cung  .................................................  36   Theo  dõi  định  kỳ  sau  khi  kết  thúc  điều  trị  ung  thư  cổ  tử  cung  ........................................  37   Những  điều  bạn  cần  biết!  ..............................................................................................  38  
  • 3. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG “Tử cung” là gì? Tử cung (hay dạ con) là cơ quan thuộc hệ thống sinh sản chỉ có ở phụ nữ, là nơi che chở, bảo vệ thai nhi trong quá trình mang thai. Tử cung nằm ở vùng bụng dưới, trong khung chậu, phía sau bàng quang, trước trực tràng, dưới các quai ruột non và trên âm đạo (Hình 1). Cổ tử cung là một phần của tử cung, một cấu trúc dạng ống nối liền giữa thân tử cung ở phía trên qua lỗ trên và âm đạo ở phía dưới qua lỗ dưới cổ tử cung (Hình 2). Nằm ở vị trí chuyển giao giữa hai môi trường khác nhau, buồng tử cung và âm đạo, cấu trúc của cổ tử cung cũng có những biến đổi phù hợp. Lớp tế bào bao phủ bên trong cổ tử cung chuyển dạng dần, từ lỗ trong đến lỗ ngoài cổ tử cung, từ tế bào biểu mô tuyến (tương tự tế bào bao phủ buồng tử cung – còn gọi là nội mạc tử cung) đến tế bào biểu mô vảy (giống tế bào bao phủ âm đạo). Vùng chuyển tiếp nằm ở vị trí lỗ ngoài cổ tử cung chính là nơi dễ phát sinh ung thư cổ tử cung. Hình 1. Vị trí của tử cung
  • 4. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Chức năng sinh lý bình thường của cổ tử cung Cổ tử cung tiết ra chất nhầy. Trong quan hệ tình dục, chất nhầy này giúp tinh trùng di chuyển từ âm đạo qua cổ tử cung vào trong tử cung. Khi mang thai, cổ tử cung được đóng kín để giữ em bé trong tử cung. Trong khi sinh, cổ tử cung mở ra để cho phép em bé đi qua âm đạo và ra ngoài. Hình 2. Cổ tử cung trong hệ thống cơ quan sinh sản của phụ nữ Tế bào cổ tử cung bình thường phát triển và phân chia thành các tế bào mới lúc cơ thể cần. Khi các tế bào bình thường già cỗi hoặc bị tổn thương, chúng sẽ chết theo một “chương trình” đã được bộ gen “lập trình sẵn” và được thay thế bằng các tế bào mới. Đôi khi, quá trình này bị sai lệch. Những biến đổi bất thường trong bộ gen (đột biến gen) dẫn đến các tế bào “sinh sản”, phân chia một cách ồ ạt (hiện tượng “tăng sinh”), chúng phát triển và tạo nên một khối mô gọi là khối u.
  • 5. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Ung thư cổ tử cung là gì? Tăng sinh tế bào trên cổ tử cung có thể gặp trong những bệnh lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư): Tăng sinh lành tính (polyp, u nang, u xơ hoặc mụn cóc sinh dục): không có hại; không xâm lấn các cơ quan xung quanh Khối u ác tính: hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung bắt đầu trong các tế bào ở khu vực chuyển tiếp. Những tế bào bình thường của cổ tử cung đầu tiên biến đổi bất thường dần dần thành những dạng tiền ung thư (loạn sản) rồi ung thư thật sự. Các bác sĩ sử dụng một vài thuật ngữ để mô tả những thay đổi tiền ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung trong biểu mô (Cervical Intraepithelial Neoplasia - CIN), tổn thương biểu mô vảy (Squamous Intraepithelial Lesion - SIL), và chứng loạn sản. Những thay đổi này có thể được phát hiện bằng xét nghiệm PAP và điều trị kịp thời để ngăn ngừa ung thư tiến triển. Hầu hết các ung thư cổ tử cung bắt nguồn từ biểu mô vảy (90%), tiếp đến là biểu mô tuyến. Cũng có thể gặp các thể khác của ung thư cổ tử cung như: dạng hỗn hợp biểu mô tuyến và vảy; sarcoma tử cung… Tôi có thể mắc bệnh này? Có nhiều phụ nữ bị bệnh này không? Tôi bị ung thư cổ tử cung, tôi có thể sống thêm bao lâu nữa?
  • 6. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Những ai có thể mắc bệnh? Xem thêm phần “Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung” Có nhiều phụ nữ bị bệnh này không? Tính chung trên toàn thế giới, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phụ khoa thường gặp thứ hai chỉ sau ung thư vú. Theo ghi nhận năm 2012, trên thế giới có khoảng 528.000 ca mới mắc, 266.000 ca tử vong do ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, bệnh ung thư cổ tử cung có giảm đi, tuy nhiên vẫn là ung thư thường gặp ở phụ nữ với tỷ lệ 10,6/100.000 dân năm 2012 và hơn 2000 người chết do ung thư cổ tử cung mỗi năm. Có những phương pháp nào điều trị ung thư cổ tử cung? Có ba vũ khí điều trị ung thư cổ tử cung như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Tùy vào giai đoạn bệnh mà các phương pháp được lựa chọn phù hợp. Với giai đoạn sớm, ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật. Với giai đoạn không thể phẫu thuật, xạ trị được lựa chọn để điều trị triệt căn. Giai đoạn muộn của ung thư cổ tử cung được điều trị bằng hóa chất, tia xạ và các phương pháp điều trị giảm nhẹ. Xem thêm “Điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào” Tôi bị ung thư cổ tử cung, tôi sống thêm được bao lâu nữa? Đây có lẽ là câu hỏi được người bệnh đặt ra nhiều nhất cho bác sỹ điều trị. Thông tin này một mặt cần thiết cho người bệnh có thể chủ động sắp xếp cuộc sống của mình, hoàn thành những dự định, tâm nguyện còn dang dở, tuy nhiên nó cũng có thể gây ra những lo lắng, suy sụp tinh thần không có lợi cho người bệnh. Hiện không có phương tiện nào giúp biết được khoảng thời gian chính xác, các bác sỹ chỉ có thể đưa ra tiên lượng, ước đoán dựa trên tình trạng bệnh. Cơ sở quan trọng nhất là giai đoạn bệnh, những bệnh lý kèm thèo khác (tim mạch, tiểu đường…) cũng ảnh hưởng một phần đến thời gian sống thêm của người bệnh. Tỷ lệ sống thêm 5 năm là tỷ lệ phần trăm số bệnh nhân có thể
  • 7. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư sống thêm trên 5 năm từ khi được chẩn đoán bệnh ung thư. Dựa trên kết quả các nghiên cứu theo dõi những bệnh nhân mắc cùng loại bệnh ung thư, ở các giai đoạn bệnh khác nhau, ghi nhận lại tình trạng bệnh nhân sau 5 năm theo dõi, chúng ta có được tỷ lệ số bệnh nhân còn sống sau 5 năm ở mỗi giai đoạn khác nhau. Tiên lượng bệnh ung thư CTC phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố liên quan đến mức độ tiến triển của bệnh như: giai đoạn bệnh, kích thước u, tình trạng di căn hạch… hoặc liên quan đến đặc điểm mô bệnh học, cũng như tuổi của bệnh nhân. Giai đoạn bệnh là yếu tố tiên lượng quan trọng trong ung thư CTC, tỷ lệ sống thêm 5 năm với giai đoạn I là 85%- 95%, giai đoạn II 65% - 80%, giai đoạn III 25% - 30%, giai đoạn IV 15% - 20%. “Chiến đấu với ung thư, tôi có thể!”
  • 8. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Yếu tố nguy cơ là những điều làm tăng khả năng mắc bệnh. Hiện nay, chúng ta chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ của bệnh đã được tìm ra, đó là: Nhiễm vi rút HPV (Human Papilloma Virus – Vi rút sinh u nhú ở người): là một họ gồm hơn 150 týp (chủng loại) vi rút. Tuy nhiên chỉ có khoảng 15 týp được xác định liên quan đến ung thư cổ tử cung, trong đó týp 16 và 18 chiếm hơn 70% số trường hợp. Bạn cần biết? -   HPV là gì? -   Tôi có thể bị nhiễm HPV như thế nào? -   HPV gây ung thư cổ tử cung như thế nào? -   Biểu hiện của nhiễm HPV? -   Làm thế nào để biết tôi đã nhiễm HPV? -   Điều trị nhiễm HPV bằng cách nào? -   Cách phòng tránh nhiễm HPV?
  • 9. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Quan hệ tình dục sớm: những tế bào bao phủ cổ tử cung ( tế bào biểu mô cổ tử cung) chỉ được hoàn thiện đầy đủ sau tuổi 18, quan hệ tình dục sớm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV, và HPV, góp phần tăng nguy cơ xuất hiện ung thư cổ tử cung. Hút thuốc lá: chủ động hay bị động* đều đã được chứng minh có liên quan đến sự phát sinh của ung thư cổ tử cung. Sử dụng thuốc tránh thai đường uống lâu dài (hơn 5 năm) có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở những phụ nữ nhiễm HPV, nguy cơ giảm xuống sau khi ngừng sử dụng thuốc.
  • 10. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư HPV là gì? Tại sao bạn không nên bỏ lỡ một xét nghiệm PAP nào? HPV là viết tắt cho Human Papilloma Virus hay vi rút sinh u nhú ở người. Như tên gọi, phần lớn HPV gây nên những tổn thương dạng u nhú, thường được gọi là mụn cóc hay mụn cơm (Hình 3). Hình 3. Hình ảnh mụn cơm do virus HPV gây ra Chúng ta đã xác định được hơn 150 chủng loại (týp) HPV, tuy nhiên chỉ có khoảng 25% HPV gây bệnh ở đường sinh dục, trong đó có 15 týp được chứng minh có khả năng gây ung thư cổ tử cung (còn được gọi là nhóm HPV có nguy cơ cao), týp 16, 18 gây nên 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. HPV lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc đường sinh dục của người bị nhiễm HPV, chủ yếu qua quan hệ tình dục, còn có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình đẻ, sử dụng chung quần lót, khăn tắm… Sử dụng bao cao su giúp hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp trong quan hệ tình dục tuy nhiên không bảo vệ bạn tuyệt đối khỏi nguy cơ lây nhiễm HPV. HPV sống ký sinh trên lớp tế bào bao phủ cổ tử cung (lớp biểu mô niêm mạc) gây nên tình trạng viêm nhiễm mạn tính, đồng thời dẫn đến biến đổi các tế bào này (bằng cách tích hợp bộ gen của vi rút vào bộ gen của tế bào) trở thành các tế bào khác thường ở các mức độ loạn sản nhẹ, vừa, nặng và trở thành tế bào ung thư. Nhưng biến đổi này diễn ra tuần tự trong khoảng thời gian trung bình 2 – 3 năm tính từ thời điểm nhiễm HPV và chúng ta có thể ngăn chặn diễn
  • 11. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư tiến của nó nhờ có thể phát hiện sớm các biến đổi bất thường của cổ tử cung. Đây cũng chính là vai trò có ý nghĩa cực kỳ quan trọng của công tác khám sàng lọc, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nhiễm HPV thường không có nhiều biểu hiện rõ ràng và đặc hiệu. Do đó, người phụ nữ cần luôn chú ý, đến cơ sở y tế ngay khi có những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa như ngứa, nóng rát âm đạo, âm hộ, ra nhiều khí hư bẩn, hôi, đau bụng dưới … (xem thêm “Các dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung”). Tình trạng nhiễm HPV được xác định bằng xét nghiệm HPV PCR Khi đến cơ sở y tế với những biểu hiện trên, cùng với các thăm khám phụ khoa khác, bạn sẽ được các bác sỹ chuyên khoa thực hiện các biện pháp nhằm sàng lọc và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, bao gồm xét nghiệm PAP và HPV PCR. Trong đó, xét nghiệm PAP nhằm phát hiện những biến đổi bất thường của các tế bào biểu mô cổ tử cung (xem thêm “Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung”), và HPV PCR sẽ giúp biết được bạn có bị nhiễm vi rút HPV hay không. HPV PCR được làm như thế nào? Bệnh phẩm dịch cổ tử cung được bác sỹ lấy ra để làm xét nghiệm PAP sẽ dược dành một phần cho xét nghiệm HPV PCR. HPV PCR sẽ trải qua các bước tại phòng xét nghiệm chuyên biệt, chúng ta sẽ tìm kiếm trong bệnh phẩm những dấu ấn của bộ gen vi rút HPV, qua đó phát hiện sự có mặt của vi rút HPV. Kết quả của xét nghiệm sẽ là dương tính hay âm tính (không có dấu ấn bộ gen vi rút) tương ứng với tình trạng bạn có nhiễm hay không nhiễm vi rút HPV. Làm gì khi có nhiễm vi rút HPV? Đừng quá lo lắng nhé! Có nhiễm HPV không đồng nghĩa với việc bạn sẽ mắc ung thư cổ tử cung. Hầu hết phụ nữ đều sẽ nhiễm HPV ít nhất một lần trong cuộc đời! Tình trạng nhiễm HPV phần lớn sẽ tự khỏi, HPV sẽ được đào thải khỏi cơ thể bạn nhờ
  • 12. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư quá trình đổi mới liên tục của niêm mạc cổ tử cung, những tế bào biểu mô bị nhiễm HPV bong tróc ra khỏi lớp niêm mạc và được thay thế bởi những tế bào mới khỏe mạnh. Kết quả xét nghiệm PAP và HPV PCR sẽ giúp các bác sỹ quyết định phương pháp điều trị và theo dõi phù hợp cho bạn (xem thêm “Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung”). Hiện nay chúng ta chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào có hiệu quả cho tình trạng nhiễm HPV. Phòng tránh nhiễm HPV bằng cách nào? Quan hệ tình dục an toàn, một vợ một chồng, sử dụng bao cao su, giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục giúp bạn hạn chế nguy cơ nhiễm HPV. Hiện nay đã có các loại vắc xin đặc hiệu giúp ngăn ngừa hiệu quả nhiễm một số týp HPV nguy cơ cao (týp 16, 18, 31, 33). Những đối tượng nào cần được tiêm phòng vắc xin HPV, các loại vắc xin hiện có, cơ sở y tế và lịch tiêm phòng sẽ được trình bày chi tiết ở phần “Phòng tránh ung thư cổ tử cung”. “Tình dục an toàn, sử dụng bao cao su và vắc xin phòng HPV sẽ bảo vệ bạn!”
  • 13. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Những triệu chứng sớm, báo hiệu ung thư cổ tử cung là gì? Khi nào tôi cần đi khám bệnh? Ung thư cổ tử cung có thể được phát hiện sớm không? Hậu quả của ung thư cổ tử cung khi không được chẩn đoán kịp thời? Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung thường không biểu hiện triệu chứng. Bệnh thường được phát hiện tình cờ khi người phụ nữ đi khám phụ khoa vì những biểu hiện giống với viêm nhiễm phụ khoa thông thường. Phát hiện bệnh trong giai đoạn này cực kỳ có ý nghĩa và bạn có thể khỏi bệnh hoàn toàn bằng những can thiệp điều trị nhẹ nhàng, đơn giản. Để có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, bạn cần được thực hiện các thăm khám, xét nghiệm đặc biệt, gọi chung là khám sàng lọc, phát hiện sớm. Những thông tin về sàng lọc, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung như khi nào cần thực hiện, bạn cần làm những xét nghiệm gì… sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau đây của cuốn sách. Ở giai đoạn sau đó, khi khối u phát triển lớn hơn, người phụ nữ có thể có những biểu hiện sau: Ra máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt Ra máu sau khi sinh hoạt vợ chồng, hay sau vệ sinh, thụt rửa các dung dịch phụ khoa, hay sau thăm khám phụ khoa Thời gian hành kinh kéo dài hoặc lượng máu kinh nhiều hơn trước Ra máu âm đạo sau mãn kinh Ngoài các dấu hiệu ra máu âm đạo bất thường, người phụ nữ cũng có thể có các triệu chứng khác như: Ra nhiều khí hư lẫn máu, hay hôi bẩn Đau, tức nặng vùng bụng dưới Đau khi sinh hoạt vợ chồng Ngoài ung thư cổ tử cung, các viêm nhiễm phụ khoa, những tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ hay một số nguyên nhân khác có thể gây ra những triệu
  • 14. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư chứng này. Khi người phụ nữ có những dấu hiệu trên cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sản phụ khoa hay chuyên khoa ung bướu để được thăm khám và thực hiện các thăm dò cần thiết để chẩn đoán bệnh kịp thời. Khi không được phát hiện, chẩn đoán, bệnh sẽ tiến triển đến giai đoạn muộn, khối u phát triển chèn ép các cơ quan xung quanh cổ tử cung, hay di căn đến các cơ quan ở xa, từ đó gây nên những biểu hiện rõ rệt hơn: - Thiếu máu nặng, da xanh nhợt, hoa mắt, chóng mặt do mất máu kéo dài - Đau vùng bụng dưới mức độ mạnh hơn, kéo dài hơn, lan ra sau lưng, do khối u chèn ép niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang) gây suy giảm chức năng thận (Hình 4) Hình 4. Khối u cổ tử cung chèn ép gây giãn niệu quản Các biểu hiện tại vị trí ung thư di căn đến (Hình 5): - Đau bụng mạn sườn phải do khối u di căn ở gan - Chướng đầy bụng (dân gian hay gọi là cổ chướng) do các tế bào ung thư lan ra khắp ổ bụng - Đau ngực, ho kéo dài, ho ra máu, viêm phổi do khối u di căn đến phổi
  • 15. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư - Sờ thấy các khối hạch cổ, hạch bẹn kích thước lớn - Đau nhức xương khớp ở nhiều vị trí Hình 5. Các vị trí di căn thường gặp của ung thư cổ tử cung
  • 16. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư CHẨN ĐOÁN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Tôi nên khám bệnh ở đâu, khi nào? Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám bệnh không? Bác sỹ sẽ thăm khám như thế nào? Cần làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán ung thư cổ tử cung? Bệnh của tôi đã ở giai đoạn nào? Khi có những dấu hiệu như đã trình bày ở phần trước, bạn nên đi khám bệnh ở những cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa về sản phụ khoa hay ung bướu để được phát hiện, chẩn đoán bệnh kịp thời. Thời điểm đi khám bệnh cũng khá quan trọng, tốt nhất bạn nên thu xếp thời gian đi khám sau khi sạch kinh được 5-7 ngày. Một ngày trước khi khám bệnh, bạn nên tránh sinh hoạt vợ chồng và sử dụng những dung dịch vệ sinh phụ nữ. Những điều này sẽ giúp thuận lợi hơn cho bác sỹ thăm khám và hạn chế ảnh hưởng đến kết quả của những xét nghiệm quan trọng. Buổi khám bệnh sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi của bác sỹ đặt ra về những vấn đề khiến bạn lo lắng và đến khám bệnh. Để có thể trình bày cho bác sỹ đầy đủ những thông tin quan trọng, cần thiết, chúng ta lưu ý một số điểm sau:
  • 17. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư - Chú ý những đặc điểm của các triệu chứng: ví dụ như bạn bị ra máu âm đạo, bạn sẽ cần chú ý việc ra máu thường xảy ra lúc nào, tự nhiên hay sau quan hệ vợ chồng hay sau khi thụt rửa, tính chất máu ra sao, máu đỏ tươi hay máu nâu đen, có máu cục hay không, có kèm theo những dấu hiệu khác như đau khi quan hệ, đau tức bụng, hoa mắt, chóng mặt không? - Mang theo toàn bộ sổ khám bệnh cũ hay những xét nghiệm (tế bào học, chụp phim xquang, siêu âm…) mà bạn đã thực hiện trước đó, những kết quả này có thể giúp ích rất nhiều cho bác sỹ trong việc định hướng chẩn đoán bệnh cho bạn. Sau khi hỏi đầy đủ những thông tin cần thiết, bác sỹ sẽ đề nghị được tiến hành thăm khám phụ khoa cho bạn. Thông báo với bác sỹ nếu bạn chưa quan hệ tình dục, thăm khám có thể ảnh hưởng đến màng trinh của bạn! Đây là thủ thuật thăm khám tương đối tế nhị và nhạy cảm, do đó việc chuẩn bị sẵn sàng tâm lý từ trước cũng rất quan trọng để có thể thoải mái, hợp tác với bác sỹ. Quá trình thăm khám được tiến hành trên bàn khám phụ khoa, bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn nằm đúng tư thế thích hợp (Hình 6) và bộc lộ vùng cơ quan sinh dục. Hình 6. Tư thế khám phụ khoa
  • 18. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Trong quá trình thăm khám, bác sỹ sẽ lần lượt thực hiện các động tác sau: - Đặt mỏ vịt: một dụng cụ hình dáng mỏ vịt (Hình 7) sẽ được đặt vào âm đạo của bạn, giúp bác sỹ bộc lộ và quan sát được cổ tử cung. Mỏ vịt sẽ được nhúng vào dung dịch bôi trơn trước khi đặt nhằm hạn chế tối đa cảm giác đau, khó chịu cho bạn. Hình 7. Các loại mỏ vịt thông dụng và vị trí của mỏ vịt sau khi đặt - Làm test PAP (xét nghiệm tế bào PAP, âm đạo – cổ tử cung): sau khi đưa mỏ vịt vào đúng vị trí, quan sát tốt cổ tử cung, bác sỹ sẽ thực hiện ngay việc lấy bệnh phẩm cho xét nghiệm PAP (Hình 8). Xem thêm phần “Sàng lọc ung thư cổ tử cung”.
  • 19. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Hình 8. Bác sỹ thực hiện test Pap - Một số thao tác nhỏ nhằm có thể phát hiện tốt hơn vùng cổ tử cung bất thường: bác sỹ sẽ sử dụng dụng cụ bôi dung dịch acetic (không màu) và sau đó là lugol (I ốt – có màu nâu) vào cổ tử cung của bạn, những vùng bất thường ở cổ tử cung sẽ bắt màu khác với vùng bình thường. - Soi cổ tử cung: bác sỹ sử dụng máy soi có nguồn sáng và kính phóng đại để quan sát cổ tử cung rõ ràng hơn (Hình 9). Hình 9: Máy soi cổ tử cung - Sinh thiết cổ tử cung: khi quan sát thấy tổn thương bất thương ở cổ tử cung (sùi loét …), bác sỹ sẽ thông báo cho bạn cần thiết phải sinh thiết cổ tử cung. Bác sỹ sẽ lấy một mảnh tổ chức của cổ tử cung làm xét nghiệm giải bệnh học (xét nghiệm này khác với xét nghiệm tế bào – PAP test).
  • 20. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư - Sau khi kết thúc những thăm khám qua mỏ vịt, bác sỹ sẽ thực hiện thăm khám cổ tử cung của bạn trực tiếp bằng tay qua đường âm đạo, kết hợp một tay sờ nắn bụng. - Một số thăm khám toàn thân khác như khám hạch cổ, khám tim, phổi… sẽ được thực hiện nhanh chóng sau đó. Những điều cần biết về sinh thiết cổ tử cung: - Tôi sẽ được sinh thiết bằng cách nào, liệu có đau hay nguy hiểm? - Những vấn đề cần quan tâm sau khi sinh thiết? - Những tình huống xảy ra sau khi có kết quả? Sinh thiết cổ tử cung thường thực hiện ở phòng khám, chỉ gây đau nhẹ, thậm chí không cần dùng thêm các biện pháp giảm đau. Có một số dụng cụ lấy bệnh phẩm (sinh thiết) cổ tử cung thông dụng như (Hình 10): Kìm bấm: thường sử dụng khi tổn thương nghi ngờ rõ ràng và khu trú ở cổ tử cung Dao điện: khi tổn thương không rõ ràng hay lan tỏa ở cổ tử cung, bác sỹ sử dụng dao điện cắt hớt 1 lớp mỏng tổ chức bề mặt cổ tử cung để tránh bỏ sót tổn thương, đồng thời loại bỏ toàn bộ vùng cổ tử cung bất thường Nạo ống cổ tử cung: sử dụng một thìa nhỏ để cạo một mẫu tỏ chức nhỏ ở ống cổ tử cung. Thay vì dùng thìa, có thể dùng một bàn chải mềm, mỏng để lấy bệnh phẩm tử ống cổ tử cung. Thủ thuật sinh thiết này được áp dụng cho những trường hợp nghi ngờ tổn thương xuất phát từ bên trong ống cổ tử cung.
  • 21. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Hình 10. Các dụng cụ sinh thiết cổ tử cung Sau các thủ thuật sinh thiết, bác sỹ sẽ nhắc bạn chú ý theo dõi các dấu hiệu chảy máu hay nhiễm khuẩn tại âm đạo và cổ tử cung. Bác sỹ có thể sẽ đặt một dải gạc nhỏ vào âm đạo của bạn để ép vào vị trí sinh thiết ở cổ tử cung giúp việc cầm máu tốt hơn, bạn cần nhớ tự rút dải gạc này sau khi về nhà 24 giờ! Vị trí sinh thiết thường lành nhanh chóng, và các triệu chứng ra máu, ra khí hư sẽ hết. Người phụ nữ cũng có thể thấy đau, tương tự như khi hành kinh. Bác sỹ có thể cân nhắc cho bạn thuốc giảm đau nếu cần. Bệnh phẩm sinh thiết sẽ được chuyển đến khoa Giải Phẫu Bệnh để được nhuộm, quan sát dưới kính hiển vi nhằm phát hiện các tế bào ung thư. Thông thường cần khoảng thời gian 7 đến 10 ngày sau, bạn sẽ nhận được kết quả sinh thiết của mình.
  • 22. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Nếu bạn được bác sỹ sử dụng dao điện để sinh thiết (thủ thuật LEEP - “Líp”), dấu hiệu chảy máu có thể muộn hơn, đặc biệt vào ngày thứ 7 đến 10 sau thủ thuật do hiện tượng bong tróc những vị trí đốt điện. Nếu lượng máu chảy ra nhiều, có máu cục, hay điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và làm bạn lo lắng, hãy liên lạc để thông báo và đến gặp bác sỹ điều trị của bạn! Sinh thiết là một xét nghiệm quan trọng, giúp khẳng định chẩn đoán ung thư cổ tử cung, tuy nhiên kết luận cuối cùng phải được thông báo từ bác sỹ điều trị của bạn, sau khi xem xét kỹ kết quả sinh thiết có phù hợp với tình trạng bệnh của bạn hay không! Kết quả sinh thiết là tổn thương lành tính, không phải ung thư? Bác sỹ sẽ cân nhắc quyết định tiến hành lại sinh thiết cổ tử cung khi nhận thấy kết quả đó không phù hợp, tổn thương cổ tử cung của bạn vẫn rất nghi ngờ và cần lặp lại việc sinh thiết lấy mẫu tổ chức cổ tử cung nhiều hơn hay ở vị trí khác để chắc chắn rằng tổn thương đó không phải là ung thư. Những kết quả khác thường gặp như loạn sản, viêm mạn tính cổ tử cung - Loạn sản cổ tử cung (CIN): tùy vào mức độ, bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp cho bạn, có thể sử dụng thuốc đặt âm đạo và khám lại theo dõi định kỳ sau đó, hoặc có thể phải phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung hay cắt tử cung toàn bộ khi tổn thương loạn sản có nguy cơ cao chuyển biến thành ung thư.
  • 23. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Chẩn đoán giai đoạn ung thư cổ tử cung bằng cách nào? Nếu kết quả sinh thiết trả lời rằng bạn bị ung thư, tiếp theo bác sỹ sẽ chỉ định các xét nghiệm nhằm đánh giá mức độ lan tràn của ung thư hay xác định giai đoạn bệnh để giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất. Việc đánh giá giai đoạn bắt đầu bằng quá trình thăm khám kỹ lưỡng. Sờ nắn cổ tử cung qua âm đạo và qua đường hậu môn giúp bác sỹ đánh giá mức độ lan rộng của khối u đã ra ngoài tử cung xuống âm đạo hoặc sang các tổ chức lân cận hay chưa (Hình 11) Hình 11. Tiến triển qua từng giai đoạn của ung thư cổ tử cung
  • 24. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sỹ sẽ chỉ định thêm những xét nghiệm quan trọng đánh giá giai đoạn bệnh ung thư. Chụp cộng hưởng từ (MRI) (Hình 12) vùng bụng dưới cung cấp nhưng thông tin về mức độ xâm lấn của khối u tại cổ tử cung, phát hiện các hạch bạch huyết bất thường xung quanh đó. Hình 12. Chụp cộng hưởng từ Siêu âm ổ bụng (Hình 13) để phát hiện những tổn thương di căn khác trong ổ bụng như gan, dịch ổ bụng… Hình 13. Siêu âm ổ bụng Để tìm các ổ di căn ở phổi, bác sỹ sẽ chỉ định cho bạn xét nghiệm chụp phim X quang ngực hay cắt lớp vi tính ngực khi cần thiết.
  • 25. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Một số xét nghiệm cần thiết khác sẽ được bác sỹ chỉ định khi bạn có các biểu hiện nghi ngờ như cộng hưởng từ não (bạn đau đầu, buồn nôn…) hay xạ hình xương (bạn có dấu hiệu đau xương gần đây). Khi tế bào ung thư đã lan tràn khắp cơ thể, đến các hạch bạch huyết ở xa (cổ, nách...) hay các cơ quan khác (gan, phổi, xương, não…), bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 4. Bác sỹ đã chẩn đoán bệnh ung thư của tôi ở giai đoạn 4, thời gian của tôi còn rất ngắn? Ung thư ở giai đoạn 4 không đồng nghĩa với bệnh đã ở giai đoạn cuối! Mặc dù tiên lượng bệnh sẽ xấu hơn so với khi được chẩn đoán ở giai đoạn sớm hơn, với ung thư giai đoạn 4, chúng ta vẫn còn có vũ khí để chống lại, đó là hóa chất. Điều trị hóa chất sẽ tiêu diệt tế bào ung thư, giúp lui bệnh tạm thời, kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Chỉ định điều trị hóa chất phụ thuộc rất lớn vào tình trạng thể chất của bạn. Tinh thần suy sụp, chán ăn dẫn đến suy giảm sức khỏe nhanh hơn bệnh ung thư! Bình tĩnh, quyết tâm chiến đấu với căn bệnh ung thư, bạn sẽ thấy được kết quả kỳ diệu!
  • 26. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư
  • 27. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư ĐIỀU TRỊ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung: - Phẫu thuật (mổ) - Tia xạ - Điều trị toàn thân (hoá chất, các thuốc điều trị đích…) - Kết hợp các phương pháp điều trị Sau khi hoàn thiện hồ sơ bệnh án, đầy đủ những thông tin và xét nghiệm cần thiết, bệnh án của bạn sẽ được trình bày thảo luận trong buổi hội chẩn giữa các bác sỹ ở nhiều chuyên ngành khác nhau liên quan đến ung thư cổ tử cung. Các bác sỹ mà bạn có thể gặp trong quá trình điều trị như bác sỹ phẫu thuật, bác sỹ hóa chất, bác sỹ xạ trị, bác sỹ giải phẫu bệnh, bác sỹ chẩn đoán hình ảnh… Trong buổi hội chẩn, các phác đồ điều trị sẽ được đưa ra bàn bạc, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ những biến chứng của điều trị, các bác sỹ sẽ đưa ra những lựa chọn điều trị phù hợp nhất với bạn. Cơ sở quan trọng cho quyết định lựa chọn phương pháp điều trị: - Giai đoạn bệnh: phản ánh mức độ lan rộng của ung thư (xem thêm phần “Chẩn đoán giai đoạn ung thư cổ tử cung”. Khi khối u còn khu trú ở tại chỗ cổ tử cung hay lan ra tổ chức lân cận đấy mà chưa đến các cơ quan ở xa (gan, phổi…), mục đích của điều trị là triệt căn, tức là sẽ dùng các vũ khí trên với hy vọng tiêu diệt hết tế bào ung thư, chữa khỏi cho người bệnh. Với những trường hợp đã có di căn đến các cơ quan xa cổ tử cung (gan, phổi, xương…), điều trị triệt căn không thể thực hiện được, mục đích điều trị mang hy vọng làm thuyên giảm bệnh, kéo dài thời gian sống và giảm thiểu những triệu chứng do ung thư gây ra (điều trị giảm nhẹ - palliative).
  • 28. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư - Tình trạng sức khỏe của bạn, những bệnh lý kèm theo (tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng men gan…), chức năng các cơ quan quan trọng như tim mạch, phổi, gan, thận… - Nhu cầu, nguyện vọng có con của bạn. Nếu bạn còn mong muốn sinh con, bác sỹ sẽ cân nhắc khả năng thực hiện những điều trị bảo tồn tử cung (bảo tồn chức năng sinh sản) cho bạn. Chỉ những trường hợp ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm (I), khối u kích thước nhỏ, khu trú ở cổ tử cung, toàn bộ tổ chức ung thư có thể được loại bỏ hoàn toàn bởi thủ thuật đơn giản (khoét chóp bằng dao điện) hay phẫu thuật bảo tồn tử cung (cắt cổ tử cung). Các vấn đề nên hỏi bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị Bệnh của tôi đang ở giai đoạn nào? Có những phương án nào để điều trị cho tôi? Ưu điểm và những mặt hạn chế của mỗi phương pháp? Lựa chọn điều trị nào phù hợp cho tôi? Tôi cần chuẩn bị gì trước điều trị? Tôi có cần nằm viện điều trị không? Thời gian sẽ là bao lâu? Các phương pháp điều trị ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày của tôi như thế nào? Tôi có thể mang thai và có em bé sau điều trị không? Tôi nên bảo quản trứng như thế nào trước điều trị? Tôi có thể làm gì để chăm sóc bản thân trong quá trình điều trị? Tôi có cơ hội bình phục hoàn toàn không?
  • 29. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Bạn phát hiện ung thư cổ tử cung khi đang mang thai, bạn cần phải làm gì? Nhanh nhất có thể, bạn cần có cuộc trao đổi với bác sỹ sản khoa và bác sỹ chuyên ngành ung thư. Các bác sỹ sẽ xác định chẩn đoán và giai đoạn bệnh của bạn, xem xét khả năng trì hoãn điều trị ung thư đến sau khi em bé chào đời. Thông thường, chỉ định trì hoãn điều trị và giữ thai chỉ đặt ra với những trường hợp ung thư cổ tử cung trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi đó thai nhi có thể sống được ngoài bụng mẹ, với sự giúp đỡ của các bác sỹ sản khoa. Với những trường hợp ở 3 tháng đầu và giữa của thai kỳ, mức độ ác tính của bệnh ung thư thường bắt buộc các bác sỹ đưa ra lời khuyên chấp nhận đình chỉ thai nghén để đảm bảo an toàn cho mẹ. “Chúng tôi mắc ung thư cổ tử cung, chúng tôi vẫn mỉm cưởi”
  • 30. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Phẫu thuật Phẫu thuật trong điều trị ung thư cổ tử cung Khi ung thư còn khu trú ở cổ tử cung (giai đoạn I và IIa – xem thêm “Phân loại giai đoạn ung thư cổ tử cung”), chỉ định mổ (phẫu thuật) trước sẽ được bác sỹ đặt ra nhằm cắt bỏ toàn bộ khối u. Cách thức bác sỹ sẽ tiến hành mổ cho bạn tùy thuộc vào kích thước khói u và mức độ lan rộng của nó . Thông thường, phẫu thuật ở giai đoạn này bao gồm cắt toàn bộ tử cung kèm theo 2 phần phụ - buồng trứng và lấy toàn bộ hạch bạch huyết xung quanh tử cung (nạo vét hạch), để thực hiện điều này bác sỹ sẽ sử dụng đường mổ dài giữa bụng kéo dài từ rốn đến xương mu (hình 15). Những điều gì chờ đợi tôi sau khi mổ? Đau vết mổ
  • 31. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Bạn sẽ cảm thấy đau bụng những ngày đầu sau mổ, thường ở xung quanh vết mổ. Trong những ngày thứ 3-4 sau mổ, khi đường ruột của bạn bắt đầu hoạt động trở lại, sự co bóp chưa hoàn toàn bình thường của ruột có thể gây đau bụng cho bạn kèm theo cảm giác sôi bụng, quặn bụng, triệu chứng đau này sẽ giảm đi nhanh chóng sau khi bạn trung tiện hay đại tiện được trở lại. Hiện tại đã có nhiều loại thuốc và phương pháp giảm đau giúp bạn kiểm soát hoàn toàn đau sau mổ, do đó bạn không cần lo lắng quá nhiều, hay trao đổi với bác sỹ phẫu thuật cho bạn để có lựa chọn phương pháp phù hợp. Rối loạn tiểu tiện sau mổ Cuộc mổ của bạn sẽ can thiệp mạnh mẽ vào vùng tử cung và cơ quan lân cận, trong đó có bàng quang (túi chứa nước tiểu ngay phía trước tử cung) dẫn đến có thể xảy ra rối loạn chức năng tiểu tiện thời gian đầu sau mổ, nếu không tập luyện đúng, hoạt động bàng quang sẽ không phục hồi hoàn toàn. Bạn có thể có các biểu hiện sau: cảm giác tức bụng dưới, mót rặn tiểu, tiểu khó, buốt, không tiểu được. Tập bàng quang sau mổ như thế nào? Những ngày đầu sau mổ, bạn sẽ được đặt một ông thông qua lỗ tiểu vào bàng quang và dẫn ra túi đựng nước tiểu ở cạnh giường bệnh. Việc tập bàng quang cần được tiến hành sớm sau mổ, ngay khi bạn có thể vận động được, ngồi dậy tại giường. Bước 1: kẹp ống thông tiểu bằng kẹp chuyên dụng hay bẻ gập ống và buộc bằng chun. Bước 2: chớ đến khi bạn có cảm giác căng tức và mót tiểu, cố gắng chịu lâu nhất có thể (1 dến 2 giờ) ngồi dậy và thả kẹp ống thông, rặn như khi tiểu bình thường để nước tiểu chảy vào ống thông Bước 3: Kẹp lại ống thông và lặp lại như bước 1 Mục đích bài tập giúp bàng quang giãn nở, phục hồi hoạt động sinh lý bình thường.
  • 32. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Chức năng sinh sản và các thay đổi nội tiết sau mổ Sau phẫu thuật, bạn không còn tử cung và buồng trứng, do đó bạn sẽ không còn chu kì kinh nguyệt và không còn khả năng có thai nữa. Sau khi buồng trứng bị cắt bỏ, sự thiếu hụt nội tiết tố nữ do buồng trứng sản xuất sẽ dẫn đến những biểu hiện giống với thời kỳ mãn kinh. Bạn có thể có các cơn nóng bừng, khô âm đạo, và ra mồ hôi ban đêm. Tôi còn nguyện vọng sinh con, tôi phải làm gì? Hãy nói với bác sỹ điều trị mong muốn này của bạn. Một phương án điều trị khác có thể giúp bạn giữ lại tử cung, buồng trứng và khả năng mang thai mà vẫn đảm bảo điều trị được bệnh ung thư. Bác sỹ sẽ chỉ cắt cổ tử cung của bạn và bảo tồn phần còn lại tử cung và buồng trứng. Tuy nhiên, chỉ khi ung thư cổ tử cung còn ở giai đoạn rất sớm (IA), bác sỹ mới có thể xem xét thực hiện cho bạn phương pháp này. Xạ trị Xạ trị là phương pháp sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các bệnh nhân mắc UTCTC giai đoạn sớm có thể chọn xạ trị thay vì phẫu thuật.Nó cũng được sử dụng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào còn sót lại sau phẫu thuật.Nếu khối u xâm nhập sâu vào cổ tử cung có thể sử dụng đồng thời cả hóa chất và xạ trị Xạ trị ngoài trong ung thư cổ tử cung
  • 33. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Bác sĩ có thể sử dụng 2 phương pháp xạ trị để điều trị bệnh. Một số phụ nữ có thể chọn lựa cả 2 phương pháp: Xạ trị ngoài: máy xạ trị sẽ chiếu tia xạ vào vùng khối u. Phương pháp này được thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa. Bạn sẽ được chiếu xạ 5 ngày 1 tuần và chiếu trong khoảng vài tuần,1 lần chiếu trong khoảng vài phút. Gần đây, các kỹ thuật tiến bộ như điều biến liền, VMAT được áp dụng trong xạ trị ngoài ung thư cổ tử cung giúp liều xạ trị được tập trung tối ưu vào khối u mà liều xạ trị vào tổ chức lành là tối thiểu, nhờ đó, cải thiện rõ rệt tác dụng không mong muốn trong và sau quá trình điều trị. Xạ trị trong (xạ áp sát): một dụng cụ sẽ được bác sỹ đặt vào âm đạo bệnh nhân nhằm đưa chất phóng xạ tiếp cận sát với khối u ở cổ tử cung. Thông thường, một liệu trình điều trị chỉ kéo dài khoảng vài phút. Sau khi dụng cụ được lấy ra khỏi âm đạo, bạn có thể đi về nhà. Mặc dù quá trình chiếu tia trong mỗi đợt (mũi) xạ trị không gây cảm giác đau, một số tác dụng không mong muốn khác có thể gặp phải trong quá trình điều trị: •   Buồn nôn, nôn: thường liên quan đến điều trị hoá chất kèm theo với xạ trị (hoá xạ đồng thời). •   Tiêu chảy: có thể do viêm ruột (trực tràng) do xạ trị cũng như liên quan đến điều trị hoá chất kèm theo. •   Viêm bàng quang: tiểu buốt, tiểu rắt •   Viêm da vùng chiếu xạ (bụng dưới và bộ phận sinh dục): khô da, đỏ rát, bong vảy… •   Viêm niêm mạc âm đạo: cảm giác nóng rát, ra dịch hôi bẩn qua âm đạo •   Bạn có thể phải ngừng sinh hoạt tình dục trong thời gian điều trị và vài tuần sau khi kết thúc xạ trị. Khi gặp bất kì tác dụng phụ nào trong và sau quá trong xạ trị, bạn cần trao đổi với các bác sĩ của bạn để có thể biện pháp khắc phục.
  • 34. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Đa phần các tác dụng phụ sẽ mất dần sau quá trình điều trị, tuy nhiên có một số tác dụng phụ rất khó khắc phục. Ví dụ: xơ hẹp âm đạo sau xạ trị có thể khiến việc sinh hoạt vợ chồng của bạn trở nên khó khăn hơn. Một số biện pháp hỗ trợ như sử dụng gel bôi trơn, nong giãn âm đạo có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này. Một tác dụng lâu dài khác có thể xảy ra do ảnh hưởng của xạ trị và hoá chất tới buồng trứng, chu kì kinh nguyệt có thể dừng lại, bạn trải qua giai đoạn như một người phụ nữ mãn kinh với các cảm giác bốc hoả, nhức mỏi xương khớp do loãng xương và giảm tiết dịch nhầy âm đạo. Do đó, nếu bạn còn có nguyện vọng mang thai, hãy thảo luận cùng bác sỹ điều trị trước khi bắt đầu điều trị, chúng ta vẫn có một số phương án giúp bạn thực hiện nguyện vọng này! Bạn nên hỏi bác sĩ những câu hỏi sau trước khi xạ trị: Mục tiêu của điều trị này là gì? Các phương pháp khác sẽ kết hợp như thế nào với xạ trị (phẫu thuật và hoá chất): Tôi có cần thiết điều trị hoá chất kèm theo? Sau xạ trị, tôi sẽ được phẫu thuật? Thời gian xạ trị sẽ là bao lâu? Các tác dụng phụ tôi có thể gặp phải trong quá trình xạ trị? Các tác dụng phụ có kéo dài không? Tôi có thể tiếp tục hoạt động bình thường trong thời gian điều trị? Xạ trị có ảnh hưởng đến đời sống tình dục của tôi?
  • 35. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Hóa trị Truyền hóa chất trong điều trị ung thư cổ tử cung Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa chất có thể kết hợp song song cùng xạ trị (hoá xạ đồng thời) hoặc sử dụng đơn thuần đối với các trường hợp giai đoạn có di căn xa. Hầu hết các loại thuốc điều trị UTCTC được truyền tĩnh mạch. Một số loại thuốc có thể được dùng đường uống. Với thuốc được truyền thì được thực hiện ở các cơ sở y tế, còn thuốc đường uống có thể dùng tại nhà. Các tác dụng không mong muốn phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc và liều lượng sử dụng. Hóa trị tiêu diệt tế bào ung thư nhanh, nhưng thuốc cũng có thể gây tổn hại cho các tế bào bình thường: Tế bào máu: khi hóa trị liệu làm giảm số lượng và chất lượng các tế bào máu khỏe mạnh, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng, bầm tím hoặc chảy máu một cách dễ dàng, và cảm thấy cơ thể mình yếu, mệt mỏi. Hiện tượng này thường xảy ra trong những ngày đầu, đặc biệt trong 1 tuần đầu, sau truyền hoá chất. Hãy giữ liên lạc tốt với bác sỹ điều trị và tuân thủ lịch hẹn lấy máu xét nghiệm giữa các đợt truyền nhằm để bác sỹ kiểm tra liệu bạn có bị giảm các tế bào máu
  • 36. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư hay không và có can thiệp kịp thời. Xem thêm các tác dụng không mong muốn trong thời gian hoá trị tại trang web: www.ungthuhoc.vn mục DÀNH CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ. 2 tác dụng phụ đặc biệt liên quan đến một loại thuốc chủ chốt rất thường sử dụng trong ung thư cổ tử cung (Cisplatin) bạn không thể không biết đến: suy thận và giảm thính lực. Thính lực (khả năng nghe) của bạn sẽ luôn được kiểm tra trước khi bắt đầu điều trị và theo dõi trước mỗi đợt truyền hoá chất, hãy thông báo với bác sỹ điều trị nếu bạn thấy ù tai hay mình nghe kém đi trong quá trình điều trị. Trước và sau mỗi đợt truyền hoá chất, để phòng tránh suy thận, bác sỹ sẽ khuyên bạn tăng cường uống nước với số lượng phù hợp với thể trạng của bạn. Bạn nên hỏi bác sĩ những câu hỏi này trước khi hóa trị: Tại sao tôi cần điều trị này? Những loại thuốc tôi dùng là loại nào? Tác dụng của những loại thuốc này như thế nào? Hiệu quả của những loại thuốc này? Tác dụng phụ tôi có thể gặp phải? Làm thế nào để hạn chế các tác dụng đó? Thời gian điều trị của tôi? Các hoạt động của tôi có bị ảnh hưởng khi điều trị không? Dinh dưỡng trong thời gian điều trị ung thư cổ tử cung Xem thêm bài viết “Dinh dưỡng trong thời gian điều trị bệnh ung thư” tại trang web: www.ungthuhoc.vn mục DÀNH CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ.
  • 37. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Theo dõi định kỳ sau khi kết thúc điều trị ung thư cổ tử cung Bạn cần phải kiểm tra thường xuyên (chẳng hạn như mỗi 3-6 tháng) sau khi điều trị ung thư cổ tử cung. Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện bất thường sau quá trình điều trị và có kế hoạch điều trị sau đó. Nếu bạn cảm thấy dấu hiệu bất thường giữa các lần kiểm tra cần liên hệ ngay với các bác sĩ của bạn. Xem thêm bài viết “Theo dõi định kỳ sau điều trị bệnh ung thư” tại trang web www.ungthuhoc.vn mục DÀNH CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ. Một buổi kiểm tra định kỳ thường bao gồm : thăm khám lâm sàng của bác sỹ, xét nghiệm chụp Xquang ngực, Siêu âm ổ bụng, Pap test (trong trường hợp bạn được điều trị bằng phương án bảo tồn tử cung như khoét chóp…), chỉ điểm khối u. Bạn nên hỏi bác sĩ của bạn những câu hỏi sau: Bao lâu tôi sẽ cần kiểm tra ? Bao lâu thì tôi cần làm lại xét nghiệm Pap ? Những xét nghiệm khác tôi cần làm? Giữa các đợt kiểm tra, tôi cần chú ý đến những dấu hiệu hay triệu chứng nào? Khi nào cần thông báo ngay với bác sỹ ?
  • 38. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Những điều bạn cần biết! 1. Hiện nay, vắc xin dự phòng HPV ở Việt Nam có những chế phẩm nào? Trả lời: Hiện nay ở Việt Nam, chúng ta đã có 2 chế phẩm vắc xin phòng chống HPV là Cervarix và Gardasil. 2. Sự khác biệt giữa hai loại vắc xin này là gì? Trả lời: Cervarix được sản xuất bởi GlaxoSmithKline Inc, Anh quốc, có chứa các thành phần để dự phòng các bệnh lý gây nên bởi vi rút HPV týp 16 và 18. Gardasil là sản phẩm của Merck & Co. Inc, Hoa Kỳ, có chứa các thành phần để dự phòng các týp 6,11,16 và18 của virút HPV. 3. Giá thành của mỗi loại là bao nhiêu? Trả lời: Gardasil có giá (tham khảo) là : 1.355.000 đồng/ 1 mũi tiêm. Cervarix có giá (tham khảo) là : 885.000 đồng/ 1 mũi tiêm. 4. Cần phải tiêm bao nhiêu mũi và khoảng cách giữa các lần tiêm như thế nào? Trả lời: Cả 2 loại vắc xin trên bạn cần tiêm đầy đủ 03 mũi Thời gian của các lần tiêm: Liều 1 Liều 2: Sau liều 1 từ 01-02 tháng Liều 3: Sau liều 1 06 tháng 5. Bạn có thể đi tiêm vắc xin phòng ngừa HPV ở đâu? Bạn có thể tìm thấy vắc xin phòng ngừa HPV ở các trung tâm y tế dự phòng của quận huyện, tỉnh, thành phố. Tại Hà Nội, bạn có thể đến các địa chỉ: Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
  • 39. Những  điều  bạn  cần  biết  về  Ung  thư  Cổ  tử  cung   UNGTHƯHỌC.VN – Trang thông tin về bệnh Ung thư của các bác sỹ chuyên khoa Ung thư Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng Viện dịch tế TW Địa chỉ: 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội Tại Huế, bạn có thể đến địa chỉ: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế Địa chỉ: 10-12 Nguyễn Văn Cừ, Phường Phước Vĩnh, TP Huế Tại Đà Nẵng, bạn có thể đến địa chỉ: Trung tâm y tế dự phòng TP Đà Nẵng Địa chỉ: Số 315 Phan Châu Trinh – TP Đà Nẵng Tại TP Hồ Chí Minh, bạn có thể đến các địa chỉ: Trung tâm y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh Địa chỉ: 205 Lê Thánh Tôn, Bến Thành, 1 Hồ Chí Minh Trung tâm y tế dự phòng của các quận huyện