SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Download to read offline
1
BÀN VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH TPP
Mình không là một thương gia, nhưng có một vài khía cạnh muốn được ghi
lại để dễ nhớ :
Nhớ 1 *
TPP có tên đầy đủ là Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp
định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập
nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Nhớ 2 *
12 thành viên của TPP bao gồm:
*5 nước Mỹ châu :, Mỹ , Canada, Mexico , Chile, Peru, (Mỷ Ca Mê Chị
Pé)
*4 nước Đông Nam Á : Brunei, Malaysia, Vietnam, Singapore (Bru Mã
Việt Sing)
*3 nước trên đại dương : Úc, New Zealand, Nhật Bản (Úc, New, Nhật).
Nhớ 3 *
*Không có Trung hoa.
Nhớ 4*
*Nguyên vật liệu phải là tài nguyên, của cải của chính 12 nước này.
Không được nhập nguyên liệu thô/gốc từ các nước ngoài nhóm. Việc này
VN bị ảnh hưởng nhiều đấy. VN đang xuất khẩu mạnh về đồ may mặc,
nhưng lại thiếu sợi, lại không được nhập từ TQ như trước nữa. Tương tự
với da giày. VN phải nhanh chóng giải quyết vấn đề này.
Nhớ 5*
*Ngư dân, nông dân xuất khẩu thủy hải sản, nông sản vào Mỹ ưa bị
kiện tụng vì tội bán phá giá, rồi bị đánh thuế cao từ mười mấy % đến hai
mươi mấy %, mà trong năm rồi cũng đã lời đến 2 tỷ USD, bây giờ chỉ còn
là 0% thì ô hô a ha.
2
Nhớ 6*
*Mấy nước Đông Nam Á lừng danh như Thái, Indonesia không có tên
trong nhóm này. Chính vì vậy mà nước ta đang được các nước ngoài
tranh nhau đổ đầu tư vào, hết biết. Đại Hàn chậm chân trong đợt này, cũng
muốn tham gia lắm lắm, nên việc làm của họ hiện nay là đầu tư rất nhiều
vào VN.
CHÚ Ý : Hiệp định đã được 12 nước thành viên thỏa thuận xong ngày 5/10/2015,
nhưng còn phải đợi quốc hội các nước chấp thuận rồi mới được thực thi.
Mỹ, Nhật Bản và 10 quốc gia ven bờ Thái Bình Dương khác hôm thứ Hai
5/10/2015 đã đạt được thỏa thuận thương mại tự do sâu rộng mà sẽ hạ thấp những
rào cản thương mại và đề ra những quy tắc thương mại cho 40 phần trăm nền kinh
tế thế giới.
Thỏa thuận Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương được hoàn tất tại thành phố
Atlanta thuộc bang Georgia ở miền nam của Mỹ, là kết quả của bảy năm đàm phán
thường gây nhiều tranh cãi về những rào cản thương mại đối với nông nghiệp và
những sản phẩm làm từ sữa, xe hơi mới, những công nghệ mới nhất, các loại thuốc
tiên tiến và nhiều các sản phẩm khác, cùng với những quy định về môi trường và
lao động.
VÕ HIẾU NGHĨA
5/10/2015
&&&&&&&&&&&&&
3
Cán cân thương mại VN với các quốc gia thành viên
TPP
06/10/2015 16:00 GMT+7
TTO - Việt Nam thặng dư thương mại với 7 quốc gia trong TPP, lớn nhất là với Mỹ. VN thâm
hụt thương mại với 4 quốc gia TPP, lớn nhất là Singapore.
Đồ họa: Tấn Đạt
4
5
Chăn nuôi gặp nhiều khó khăn nhất khi TPP có hiệu
lực
07/10/2015 09:06 GMT+7
TT - “Có thể nói chăn nuôi sẽ là ngành gặp nhiều khó khăn nhất khi cam kết TPP có hiệu lực”
- ông Vũ Huy Hoàng bộ trưởng Bộ Công thương nhận định.
Nghe đọc bài: Chăn nuôi gặp nhiều khó khăn nhất khi TPP có hiệu lực
Được dự báo có mức tăng trưởng 20-30%/năm khi TPP có hiệu lực, nhưng thách thức lớn nhất của ngành da
giày hiện nay là phải giải được bài toán giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Trong
ảnh: Công nhân làm việc tại Công Ty CP đầu tư và sản xuất giày Thái Bình (Bình Dương) - Ảnh: Thanh Tùng
Ngày 6-10, trong thông báo tóm tắt Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được công bố,
Bộ Công thương khẳng định TPP “sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đổi mới, năng suất và
tính cạnh tranh, nâng cao minh bạch hóa, giảm nghèo tại các nước…”.
Trước đó, trong trả lời Thông tấn xã VN tại Atlanta (Mỹ) ngay sau khi kết thúc đàm phán, ông Vũ
Huy Hoàng, bộ trưởng Bộ Công thương, cho biết trên cơ sở tính toán của các chuyên gia độc lập,
TPP sẽ giúp GDP của VN tăng thêm 23,5 tỉ USD vào năm 2020 và 33,5 tỉ USD vào năm 2025. Xuất
khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỉ USD vào năm 2025.
Theo ông Hoàng, việc các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada giảm thuế nhập khẩu về
0% sẽ tạo ra cú hích lớn đối với hoạt động xuất khẩu của VN. Ngoài ra, với các tiêu chuẩn rất cao
về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy nhà nước, TPP sẽ giúp VN tiếp tục hoàn
thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính...
Dệt may thuận lợi, 
nông nghiệp gặp khó
Trong báo cáo giới thiệu tóm tắt về TPP, Bộ Công thương cho biết ngay khi hiệp định có hiệu lực,
các nước sẽ xóa bỏ phần lớn thuế đối với hàng công nghiệp, trong đó có dệt may - mặt hàng VN có
thế mạnh.
6
Tuy nhiên, hàng dệt may muốn hưởng ưu đãi phải sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP. Đặc biệt,
TPP chấp thuận cơ chế “nguồn cung thiếu hụt”, cho phép doanh nghiệp sử dụng một số loại sợi và
vải nhất định không có sẵn trong khu vực và vẫn được hưởng ưu đãi.
Cũng theo Bộ Công thương, các nước nhất trí sẽ không áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu,
nhập khẩu và các loại thuế không phù hợp với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nếu duy trì yêu
cầu cấp phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu, phải thông báo cho các thành viên còn lại về quy trình để
không làm chậm sự lưu thông thương mại.
Điều này đồng nghĩa rằng các biện pháp như áp giấy phép nhập khẩu tự động, chẳng hạn với các
mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu mà VN đang áp, sẽ không dễ dàng được áp dụng với các
nước TPP.
Đặc biệt, các nước TPP cũng thống nhất sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế và các chính sách mang tính
hạn chế khác để gia tăng thương mại hàng nông nghiệp trong khu vực, chẳng hạn như xóa bỏ trợ
cấp xuất khẩu nông nghiệp, hạn chế việc cấp vốn ưu đãi từ chính phủ hoặc các chính sách khác
gây bóp méo thương mại nông sản...
Theo ông Vũ Huy Hoàng, dù VN có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp nhưng sức cạnh
tranh trong một số ngành nghề chưa thật sự tốt, như ngành chăn nuôi.
“Có thể nói chăn nuôi sẽ là ngành gặp nhiều khó khăn nhất khi cam kết TPP có hiệu lực” - ông
Hoàng nhận định, nhưng trấn an rằng các nền kinh tế TPP có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu mang tính
bổ sung hơn là cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu của VN.
Bộ Công thương cũng cho biết TPP cũng thống nhất nguyên tắc minh bạch và không phân biệt đối
xử khi xây dựng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật. Có nghĩa tiêu chuẩn kỹ thuật của một quốc gia
cho hàng hóa xuất khẩu cơ bản sẽ tương đương với hàng sản xuất trong nước.
Và để cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, các nước nhất trí
xóa bỏ các quy trình kiểm tra và chứng nhận trùng lắp. Các thành viên TPP phải đảm bảo một
khoảng thời gian hợp lý giữa thời điểm công bố các quy định kỹ thuật với thời điểm có hiệu lực để
các doanh nghiệp có đủ thời gian đáp ứng.
7
Nguồn: Hiệp hội Da giày VN, Tổng cục Hải quan - Đồ họa: Tấn Đạt
Thay đổi nếu muốn 
tận dụng cơ hội
Đa số thành viên tham gia TPP là các quốc gia đã phát triển. Do đó, theo Bộ Công thương, có rất
nhiều điểm VN sẽ phải thay đổi để thích ứng. Chẳng hạn, các nước TPP cam kết không yêu cầu
như hàm lượng nội địa hoặc tỉ lệ nội địa hóa công nghệ, các doanh nghiệp cũng sẽ được tự do bổ
nhiệm các vị trí quản lý cấp cao mà không cần quan tâm đến quốc tịch...
Đặc biệt, các thành viên TPP cũng cam kết không hỗ trợ phi thương mại cho các doanh nghiệp nhà
nước khiến ảnh hưởng đến quốc gia TPP khác.
Cũng theo Bộ Công thương, TPP khẳng định quyền tự do liên kết và quyền thương lượng tập
thể của người lao động, chấp thuận có những luật quy định mức lương tối thiểu, số giờ làm
việc, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.
Riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thành viên cam kết sẽ thiết lập một trang web thân
thiện dành để các đối tượng này tiếp cận các thông tin về TPP...
8
Đặc biệt, sẽ lập Ủy ban doanh nghiệp vừa và nhỏ để họp định kỳ nhằm rà soát mức độ hỗ trợ từ
TPP cho các doanh nghiệp này, như tư vấn xuất khẩu, đào tạo; chia sẻ thông tin; cấp vốn thương
mại và các hoạt động khác...
Bộ Công thương cũng cho biết TPP có riêng một chương về tự vệ thương mại, trong đó có đưa ra
một cơ chế tự vệ tạm thời cho phép một thành viên thực hiện biện pháp tự vệ nếu việc nhập khẩu
tăng đột biến, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước, do kết quả của việc cắt giảm thuế
được thực hiện theo TPP. “Biện pháp tự vệ này có thể được duy trì 2 năm, gia hạn 1 năm” - báo cáo
cho biết. Tuy nhiên, nước áp dụng biện pháp tự vệ sẽ phải thông báo và tham vấn các nước khác,
thậm chí sẽ phải chịu một khoản bồi thường được các bên thống nhất.
Về thương mại điện tử, các thành viên TPP đồng ý không yêu cầu các doanh nghiệp trong TPP phải
thiết lập các trung tâm dữ liệu như là một điều kiện để được hoạt động, đồng thời nghiêm cấm việc
áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm kỹ thuật số, yêu cầu có các biện pháp để chấm dứt các tin
nhắn thương mại điện tử được gửi đi mà không hề có yêu cầu.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử, TPP quy định khuyến khích các nước thúc đẩy
thương mại không cần giấy tờ, như các mẫu khai thuế điện tử, chữ ký điện tử...
Đặc biệt, trong các chương trình mua sắm chính phủ, các quốc gia thành viên cũng cam kết không
phân biệt đối xử và các nước sẽ phải công bố thông tin kịp thời để các nhà cung cấp trong TPP có
đủ thời gian nhận được hồ sơ dự thầu và nộp bản chào thầu.
TPP cũng nhấn mạnh các nước sẽ phải có hệ thống chế tài mạnh, kể cả hình sự đối với tội giả mạo
nhãn hiệu và vi phạm bản quyền. Ngoài ra, các nước TPP cũng cam kết minh bạch hóa và chống
tham nhũng.
Nông sản, dịch vụ lo gặp khó
Theo ông Văn Đức Mười - tổng giám đốc Vissan, với việc mở cửa thị trường nông sản VN theo
cam kết TPP, ngành chăn nuôi VN chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt phải cạnh tranh với
sản phẩm chăn nuôi của Mỹ, Úc và New Zealand.
Tuy nhiên, người tiêu dùng VN sẽ có cơ hội sử dụng nhiều loại thực phẩm với giá rẻ và phong
phú hơn, nhất là các sản phẩm bơ sữa, trái cây ôn đới như táo, cam hay thịt bò.
Trong khi đó luật sư Fred Burke, Công ty luật Baker & McKenzie, cho rằng việc mở cửa thị
trường dịch vụ theo cam kết TPP sẽ là cơ hội cho các nhà cung cấp có tiềm lực lớn, có kinh
nghiệm và danh tiếng lâu năm, có ưu thế về cung cấp dịch vụ trên thế giới “đổ bộ” vào thị trường
VN.
Do đó, chắc chắn các đơn vị cung cấp dịch vụ nội địa sẽ gặp nhiều khó khăn, nguy cơ mất thị
phần rất lớn.
Các doanh nghiệp thành viên TPP cũng được phép giao dịch thông qua các hệ thống thương mại
điện tử mà không cần thiết lập đại diện thương mại tại từng quốc gia, nên người tiêu dùng VN sẽ
dễ dàng mua hàng từ các nước hơn so với hiện nay nhưng lại là thách thức với ngành thuế VN.
NHƯ BÌNH
9
Ít nhất 18 tháng mới có hiệu lực
Trao đổi với TTXVN sau buổi họp báo, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết sau khi kết thúc đàm
phán, các nước sẽ tiến hành các thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết chính thức và
bắt đầu trình các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn hiệp định.
Quá trình này thông thường kéo dài tối thiểu 18 tháng. Đây cũng là khoảng thời gian để các nước
tham gia chuẩn bị điều kiện cần thiết để có thể thực hiện được tốt hiệp định.
Còn theo đại diện AmCham tại TP.HCM, hiệp định cần được ký kết và phê chuẩn bởi 12 quốc
gia tham gia, một tiến trình có thể mất nhiều tháng.
“Với quy định của luật pháp Hoa Kỳ, đến tháng 8-2016 TPP mới được phê chuẩn” - đại diện
AmCham cho biết. Nếu thuận lợi, sớm nhất cũng phải đến đầu năm 2017 các nước mới chính
thức ký kết TPP. Và có thể đến năm 2018, hiệp định này mới được thực hiện.
Trả lời Tuổi Trẻ về nội dung cụ thể và các biểu thuế cho các mặt hàng theo cam kết, ông Trần
Quốc Khánh, thứ trưởng Bộ Công thương, cho biết các nước TPP thống nhất chưa công bố mà
phải chờ rà soát xong văn kiện và các biểu cam kết của cả 12 nước.
Do vậy, đoàn đàm phán chưa thể phát biểu về nội dung cam kết cụ thể. Trong khi đó, thông cáo
báo chí của Bộ Công thương cho biết “các nước TPP sẽ cố gắng hoàn tất việc rà soát pháp lý các
văn kiện của hiệp định trong thời gian sớm nhất để có thể sớm công bố rộng rãi các cam kết về
mở cửa thị trường tới người dân và các doanh nghiệp”.
NH.BÌNH - C.V.K.
&&&&&&&&&&&&&&
TPP, cú đá hậu vào Bắc Kinh
Thụy My Đăng ngày 07-10-2015 Sửa đổi ngày 07-10-2015 22:13
Nhiều thị trường mới sẽ mở ra cho ngành giày xuất khẩu Việt Nam sau khi TPP được ký
kết.REUTERS/Kham
Liên quan đến TPP, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên
Thái Bình Dương đã kết thúc thành công hôm thứ Hai sau 8 năm
đàm phán gay go giữa 12 nước trong đó có Việt Nam, phụ trang
kinh tế của nhật báo Le Figaro hôm nay 05/10/2015 nhận định «
Hiệp định xuyên Thái Bình Dương, một cú đá giò lái cho Bắc Kinh
».
Đỉnh điểm của chiến lược xoay trục mà Tổng thống Barack
Obama mong muốn, thỏa thuận về hiệp định TPP tại Atlanta, theo
ví von của Les Echos, là một hòn đá ném vào sân sau của nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bị sa lầy trong tiến trình cải cách
10
và xác định lại mô hình kinh tế, Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ qua
mặt.
Không chỉ có việc không phải là thành viên của khối 12 quốc gia
chiếm 40% nền kinh tế thế giới, mà Washington còn kiến tạo
những trao đổi tương lai tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Lên tiếng hoan nghênh hiệp định, ông Obama nhấn mạnh đến
tính chất đối trọng với Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ nói : « Khi mà
trên 95% khách hàng tiềm năng sống ở bên ngoài biên giới,
chúng ta không thể để cho những nước như Trung Quốc áp đặt
những quy định cho kinh tế thế giới. TPP tăng cường mối quan hệ
chiến lược với các đối tác và đồng minh của Hoa Kỳ tại một khu
vực mang tính sống còn trong thế kỷ 21 ».
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lại còn dấn sâu hơn khi khẳng định
Nhật Bản, đại địch của Bắc Kinh ở châu Á sẽ « xúc tiến tăng
trưởng khu vực, thịnh vượng và ổn định thông qua việc đào sâu
quan hệ với các nước cùng chia sẻ những giá trị như tự do dân
chủ, nhân quyền và Nhà nước pháp quyền ».
Các lời bình này càng làm Bắc Kinh thêm tin tưởng TPP là công cụ
để kìm hãm ảnh hưởng Trung Quốc, cường quốc kinh tế hàng đầu
trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cố vớt vát sự thiếu vắng
phản ứng của Bắc Kinh trong kỳ nghỉ, Tân Hoa Xã cho rằng « hiệp
định thiếu minh bạch ». Cuối cùng Bộ trưởng Thương mại cũng
lên tiếng cho biết « mở cửa cho mọi cơ chế có thể củng cố sự hội
nhập kinh tế của châu Á-Thái Bình Dương ».
Ngay cả Việt Nam cuối cùng cũng mở cửa
Ngoài Nhật Bản, TTP gồm cả một số đối tác khác của Trung Quốc
như Việt Nam, Singapore, Malaysia, Úc, Brunei. Với hiệp định
này, nước Việt Nam cộng sản sẽ mở cửa không gian mạng
và xuất khẩu vào khu vực tự do mậu dịch này với thuế suất
ưu đãi, còn giá lao động hiện chỉ bằng 60% so với các tỉnh
miền đông Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình, vốn đã dành ưu tiên cho việc vẽ ra bức tranh
của thương mại thế giới trong tương lai, chủ yếu qua sự thành lập
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) và một khối mậu
dịch tự do có tầm vóc khiêm tốn hơn, như vậy đã phải lãnh một
cú rờ-ve.
Trung Quốc không nằm trong số các quốc gia sáng lập TPP, do
phải cải cách rất nhiều nếu muốn gia nhập, đặc biệt là phải tự do
11
hóa lãnh vực tài chính. Vấn đề là cuối cùng Bắc Kinh có gia nhập
khối TPP hay không. Chỉ có một điều chắc chắn, đó là phải khẩn
cấp thực hiện những cải cách đang bị hoãn lại do kinh tế sa sút,
và sự chống đối của các tập đoàn quốc doanh độc quyền cũng
như phe bảo thủ trong đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo Le Figaro, đó là cái giá phải trả nếu Bắc Kinh muốn chuyển
đổi từ mô hình công xưởng thế giới thành một trung tâm sáng
tạo, một nền kinh tế dịch vụ và tiêu dùng. Trong khi chờ đợi, Tập
Cận Bình phải chịu đựng một sự hạ nhục : nghe địch thủ Shinzo
Abe « lên lớp ». Thủ tướng Nhật bày tỏ mong muốn Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa đạt được việc cải tiến các quy định để có thể
gia nhập TPP.
Điều an ủi duy nhất cho Bắc Kinh, là Tổng thống Mỹ còn phải tập
hợp được những người ủng hộ thuộc cả hai đảng để hiệp định
được Quốc hội thông qua. Một sự đánh cược vào đúng thời điểm
chiến dịch tranh cử tổng thống.
TPP và Obama: Thành công của chủ trương « xoay trục »
Cũng về TPP, phụ trang kinh tế của Le Monde trong bài « Thương
mại : Mỹ và châu Á ký kết một hiệp định lịch sử » sau khi kể ra
những thử thách cuối cùng phải vượt qua về bảo vệ bằng sáng
chế dược phẩm sinh học, sản phẩm sữa và phụ tùng xe hơi ; đã
nhấn mạnh đến chiến lược xoay trục của ông Obama.
Ván bài TPP hết sức rộng lớn. Trước hết, khi hài hòa các chuẩn
mực và hạ mức thuế quan, TPP nhằm đẩy mạnh thương mại giữa
12 nước. Các tiêu chuẩn về sở hữu trí tuệ được đẩy lên theo quan
điểm phương Tây, bên cạnh đó là chấp nhận mở rộng internet kể
cả tại Việt Nam, nơi mà chính quyền cộng sản từ trước đến nay
vẫn phản đối. TPP cũng dành hẳn một chương cho việc cấm buôn
bán động vật hoang dã, khai thác quá mức môi trường.
Với TPP, 18.000 sắc thuế do 11 đối tác đánh vào hàng xuất khẩu
Mỹ trong các lãnh vực máy công cụ, công nghệ thông tin, hóa
học, nông sản sẽ được dỡ bỏ. Một chương được dành cho việc
nâng các tiêu chuẩn về quyền của người lao động tại những nước
như Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Về mặt ngoại giao, đối với Hoa Kỳ TPP là kết quả chiến lược xoay
trục, qua việc siết chặt quan hệ thương mại với các quốc gia châu
Á-Thái Bình Dương, nhằm đối phó trước ảnh hưởng ngày càng
tăng của Trung Quốc. Đây là một thành công cho ông Barack
12
Obama. Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh: « TPP gồm các cam kết
mạnh mẽ nhất về lao động và môi trường chưa bao giờ đạt được
trong một hiệp định tự do mậu dịch, và những cam kết này là bắt
buộc thực hiện, khác với những hiệp ước trước đây ».
Tuy nhiên Le Monde nhắc lại những cản ngại chưa phải là chấm
dứt cho TPP, vì còn phải được Quốc hội của mỗi nước thông qua,
trước hết là Quốc hội Mỹ. Đã có những tiếng nói quan ngại : dân
biểu Mitch McConnell, lãnh tụ phe đa số Cộng hòa tại Hạ viện tỏ
ra thận trọng ; còn cánh cực tả của phe Dân chủ như Bernie
Sanders thì cực lực tố cáo TPP chỉ mang lợi lộc cho Wall Street và
các tập đoàn lớn.
Tờ báo nói thêm, một số đại biểu Dân chủ vẫn còn bực tức về
hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ (Alena), thương lượng năm
1994 dưới thời Bill Clinton, cho rằng đã đẩy một số ngành kỹ
nghệ của Hoa Kỳ chạy sang Mêhicô, làm mất đi 700.000 việc làm.
Tập đoàn xe hơi Ford « khuyến cáo Quốc hội không thông qua
TPP dưới hình thức hiện nay, để bảo đảm tính cạnh tranh tương
lai của công nghiệp xe hơi ». Các tổ chức phi chính phủ, các
nghiệp đoàn cũng sẽ tham gia phản đối trong những tuần lễ sắp
tới.
&&&&&&&&&&&&&&
TỰ DO MẬU DỊCH TPP:
ĐÂU LÀ NHỮNG ĂN THUA CHÍNH ?
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 07.10.2015
Web : http://VietTUDAN.net
Facebook : Phuc Lien Nguyen
Ông Michael Froman, Đại diện Thương mại Mỹ, trưởng đoàn đàm phán
họp tại Atlanta Hoa kỳ tuyên bố ngày 05.10.2015 về những thành quả cuối
cùng đạt được cho Tổ chức Tự do Mậu dịch TPP (TransPacificPartnership/
Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương):
13
“"Chúng tôi – các bộ trưởng thương mại của Australia, Brunei, Canada,
Chile, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam
- vui mừng thông báo rằng, chúng ta đã đạt được thỏa thuận về Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)"
Câu nói ấy tức khắc làm cho Truyền thông phía CSVN la hò vui mừng như
Lễ Hội thấy Dollars từ trời rơi xuống như bươm bướm tha hồ mà lượm đầy
túi từng đảng viên đảng CSVN. Lễ Hội Lượm Dollars càng trở thành “to
khủng“ hơn khi nợ công lên tới 65%, ngân sách nhà nước thiếu hụt trầm
trọng đến nỗi Bộ Tài chánh phải vay “nóng” số tiền 30’000 tỷ đồng từ Ngân
Hàng Nhà Nước Việt Nam.
Chúng tôi viết Bài nhận định theo dòng Thời sự này nêu ra những điểm
sau đây để cho thấy rằng đảng CSVN chưa nên mừng Lễ Hội Lượm
Dollars vội:
=> CSVN phải thay đổi thể chế thực sự theo những điều kiện đặt ra
cho các thành viên TPP
=> Tổ chức TPP chính thức cho phép 11 nước Thành viên khác đến
lượm Dollars tại Việt Nam
CSVN phải thay đổi thể chế thực sự
theo những điều kiện đặt ra cho các thành viên TPP
Muốn là thành viên của Hiệp Hội Tự do Mậu dịch TPP, những nước phải
thực hiện cụ thể những điều kiện mà chính TT.Obama đã tuyên bố ngay từ
đầu nhân cuộc họp APEC tại Hạ Uy Di năm 2011. Đây là những điều kiện
hoàn toàn có tính cách tiền bạc làm ăn chung, chứ không phải những điều
kiện luân lý nhân quyền như thả "tù nhân lương tâm" co dãn chẳng han.
Theo nhận định của Tác giả Donald EMMERSON, thì Trung quốc muốn
nhấn mạnh đến một Tổ chức Đông Á gồm các quốc gia Đông Nam Á và
Trung quốc, Nhật, Nam Hàm thêm vào, nghĩa là không có Hoa kỳ. Tổ chức
Tự do Mậu dịch đó gọi là CAFTA(China-Asean Free Trade Agreement/
Thỏa thuận Trung quốc-Đông Nam Á về Tự do Mậu dịch). Hà nội đã bị
Trung quốc ép ký 10 thoả ước ( Trương Tấn Sang, Bắc kinh 6/2013) nhằm
, sớm đưa Việt Nam vào quỹ đạo của TQ bành trướng bá quyền qua
CAFTA (China Asean Free Trade Agreement) !
14
Nhưng trong cuộc Họp APEC ngày 12/13.11.2011 tại Hạ Uy Di, lợi dụng
vấn đề An Ninh chung Thái Bình Dương, nhất là vấn đề Biển Đông, Hoa kỳ
đề nghị một Hiệp ước rộng lớn hơn gọi là Hiệp Hội Xuyên Thái Bình
Dương (Trans-Pacific Partnership TTP). Các quốc gia Vùng Thái Bình
Dương, vì vấn đề An Ninh, cần sự hiện diện của Hoa kỳ, một quốc gia ưu
thế về quân sự. Khi Hoa kỳ đặt Căn cứ quân sự tại Uc cũng trong ý hướng
an ninh Thái Bình dương này, nhằm giảm mối đe dọa về an ninh từ Trung
quốc.
Chính TT.Obama tuyên bố 5 điều kiện thiết cần cho mỗi Thành viên TPP
như sau:
1) Điều kiện thứ 1:Tự do Kinh doanh, nghĩa là dân chủ hóa Kinh tế.
Chính trị không độc đoán nắm trọn sinh hoạt Kinh tế nữa.
2) Điều kiện thứ 2: Tôn trọng quyền lao động quốc tế
3) Điều kiện thứ 3:Tôn trọng bản quyền tư hữu trí tuệ
4) Điều kiện thứ 4:Tôn trọng Môi trường
5) Điều kiện thứ 5:Để Tỷ giá Tiền tệ uyển chuyển đối với Đo-la
11 Thành viên của TPP là những nước đã thực hiện đầy đủ 5 Điều kiện
trên đây, chỉ có Việt Nam trơ trọi ra là chưa thực hiện một Điều nào cả. Tự
do Mậu dịch là Tổ chức cho những nước chủ trương nền Kinh tế Tự do và
Thị trường đích thực, nghĩa là những sinh hoạt của nền Kinh tế ấy phải
được thực hiện trong một Môi trường Chính tri--Luật pháp Dân chủ Phù
hợp (Environnement Politico--Juridique Démocratique Adéquat). Hiện nay
dưới Cơ chế CSVN, Mô hình Kinh tế mà CSVN gọi là Tự do và Thị trường
lại phải chịu một Môi trường Chính tri--Luật pháp Độc tài (Environnement
Politico--Juridique Dictatorial). Đó là việc tréo cẳng ngỗng, lấy râu ông nọ
cắm cằm bà kia !
Trước khi có thể mở "Lễ Hội Lượm Dollars", CSVN phải thực hiện cụ thể
những Điều kiện nêu ra trên đây, nghĩa là phải có thực sự một Môi trường
Chính trị--Luật pháp Dân chủ, hay nói cách khác phải trao quyền lại cho
Dân để chính Dân thực hiện một nền Kinh tế quốc dân với Luật pháp Dân
chủ do Dân quyết đinh.
Liệu CSVN có thực hiện mau chóng những Điều kiện đó không mà Truyền
thông CSVN đã nhẩy múa tưng tưng như Lễ Hội Lượm Dollars sắp xẩy ra !
Tổ chức TPP chính thức cho phép
15
11 nước Thành viên khác đến lượm Dollars tại Việt Nam
Về Tự do Mậu dịch Quốc tế, phải nói đến 3 Chế độ:
(i) Chế độ Tự túc (Autarcie);
(ii) (ii) Chế độ Bảo hộ Thương mại (Protectionnisme Commercial) ;
(iii) (iii) Chế độ Tự do Mậu dich (Libre Echange). Các quốc gia tùy
theo hoàn cảnh, tùy theo hàng hóa... mà áp dụng một Chế độ Mậu
dịch. Tỉ dụ một nước nghèo có thể áp dụng Chế độ Tự túc, nghĩa
là cấm nhập cảng một số hàng hóa xa xỉ phẩm nước ngoài để
buộc phải sản xuất những hàng đó từ nội đia, buộc dân chúng
phải tiêu thụ hàng nội hóa. Chính phủ Việt Nam thời Đệ I Cộng
Hòa đã áp dụng Chế độ Tự túc này cho một số hàng xa xỉ phẩm
nước ngoài. Cũng vậy, những nước đang trên đà phát triển công
nghệ, phải sử dụng Chế độ Bảo hộ Mậu dịch cho những Kỹ nghệ
đang phát sinh (Protectionnisme des Industries naissantes).
Không thể áp dụng hoàn toàn Tự do Mậu dịch để những nước đã
Kỹ nghệ hóa giết chết những ngành nghiệp Kỹ nghệ đang trên đà
phát sinh của nước mình. Tỉ dụ nếu để nhập cảng tự do xe hơi
của Nhật và Hoa kỳ, thì làm thế nào gây dựng được Kỹ nghệ chế
xe hợi tại Việt Nam bắt đầu phát sinh chẳng hạn. Tự do Mậu dịch
đòi các nước Thành viên của Tổ chức phải có mức phát triển
ngành nghiệp tương đối ngang nhau (Développements
économiques relativement égaux). Đây là điều kiện thực hiện Tự
do Mậu dịch tránh cho những nước đã phát triển đè bẹp những
nước chưa phát triển hay chỉ mới phát triển.
Người ta thường ca tụng hiện tượng Toàn cầu hóa hàng hóa, nhưng có
những nhà Kinh tế coi việc Toàn cầu hóa hàng hóa như việc các nước đã
Kỹ nghệ hóa đi chiếm Thị trường bán hàng hóa đến tận những nững nước
chưa mở mang để thu góp từng đồng xu về những nước đã Kỹ nghệ hóa
mà người ta gọi là hiện tượng Tập trung hóa Tài chánh (Centralisation
Financière).
Toàn cầu hóa Hàng hóa = Tập trung hóa Tài chánh
Mondialisation des Marchandises = Centralisation Financière
Nhìn vào Tổ chức Tự do Mậu dịch TPP, chúng ta thấy những nước đã Kỹ
nghệ hóa như Hoa kỳ, Nhật, Canada, Úc châu, Singapore. Những nước
này muốn Việt Nam là một Thành viên của Tổ chức vì Việt Nam chỉ là
nước tiêu thụ chứ không phải là nước sản xuất cạnh tranh với 5 nước này.
16
Không dại gì mà loại một nước Tiêu thụ, không có khả năng sản xuất trong
một thời gian còn dài nữa, ra khỏi Tổ chức nhằm bán những sản phẩm của
mình.
Nếu xét về khả năng cạnh tranh Kinh tế của Việt Nam, chúng ta đứng ở
mức chót trong những nước còn lại. Nếu Việt Nam chưa có khả năng sản
xuất để mang sản phẩm lên đấu trường cạnh tranh, nghĩa là chúng ta yếu
kém về xuất cảng, thì Việt Nam chính yếu chỉ là một nước Tiêu thụ. Nếu
chưa phát triển năng lực Kinh tế của mình, thì khi lên đấu trường quốc tế,
Việt Nam sẽ bị đánh bại chết ngay tại đấu trường.
Về những Hàng Công nghệ, Kỹ nghệ, Việt Nam sẽ bị tràn ngập bởi những
Hàng hóa của Hoa kỳ, Nhật, Úc châu, Canada và Singapore. Về những
Hàng thông dụng, Hàng hóa những nước còn lại trong Tổ chức cũng tự do
nhập vào thị trường nước mình để cạnh trạnh. Việt Nam có khả năng về
những Hàng nông nghiệp như gao, cá mắm..., nhưng CSVN đã không
quan tâm đầu tư và chăm sóc lãnh vực này để đến nỗi Gạo của Việt Nam
đã bị thụt về phẩm chất sau Cao Mên.
Tóm lại, lấy gì để cạnh tranh trên đấu trường Tự do Mậu dịch mà mong mở
Lễ Hội Lượm Dollars. Ngược lại, Hoa kỳ, Nhật, Úc châu, Canada,
Singapore và những nước khác đã phát triển Kinh tế hơn Việt Nam, kéo
nhau vào chính Thị trường mình để thu những đồng Dollars mà khối người
Việt Hải ngoại gồm đồng bào Tỵ nạn CSVN và khối Lao động xuất cảng ra
nước ngoài gửi tiền về cho Gia đình, Thân nhân.
Vào Tự do Mậu dịch TPP mà không có khả năng đi lượm tiền nơi nước
ngoài, thì những nước ngoài đến nước mình vơ vét từng đồng xu đưa ra.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 07.10.2015
Web : http://VietTUDAN.net
Facebook : Phuc Lien Nguyen
&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&

More Related Content

What's hot

To chuc thuong mai quoc te
To chuc thuong mai quoc teTo chuc thuong mai quoc te
To chuc thuong mai quoc te
Small Nguyễn
 
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ công ty con trong nền kinh tế việt nam
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ   công ty con trong nền kinh tế việt namKhả năng vận dụng mô hình công ty mẹ   công ty con trong nền kinh tế việt nam
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ công ty con trong nền kinh tế việt nam
Cat Love
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (49).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (49).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (49).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (49).doc
Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Tpp opportunities-and-challenges-for-vietnamese-enterprises vn
Tpp opportunities-and-challenges-for-vietnamese-enterprises vnTpp opportunities-and-challenges-for-vietnamese-enterprises vn
Tpp opportunities-and-challenges-for-vietnamese-enterprises vn
 
Tpp
TppTpp
Tpp
 
Việt Nam và TPP
Việt Nam và TPPViệt Nam và TPP
Việt Nam và TPP
 
Lanh dao va TPP
Lanh dao va TPPLanh dao va TPP
Lanh dao va TPP
 
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt namChính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt namHiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
 
Cam ket cua_viet_nam_trong_wto
Cam ket cua_viet_nam_trong_wtoCam ket cua_viet_nam_trong_wto
Cam ket cua_viet_nam_trong_wto
 
Tác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTATác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTA
 
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOTLuận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, HOT
 
Tailieu.vncty.com co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...
Tailieu.vncty.com   co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...Tailieu.vncty.com   co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...
Tailieu.vncty.com co hoi va thach thuc cac nhtmvn truoc nguong cua hoi nhap...
 
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhapVov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
 
To chuc thuong mai quoc te
To chuc thuong mai quoc teTo chuc thuong mai quoc te
To chuc thuong mai quoc te
 
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
 
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU H...
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU H...LUẬN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU H...
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU H...
 
Luận văn: Quản lý về hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu
Luận văn: Quản lý về hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầuLuận văn: Quản lý về hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu
Luận văn: Quản lý về hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu
 
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ công ty con trong nền kinh tế việt nam
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ   công ty con trong nền kinh tế việt namKhả năng vận dụng mô hình công ty mẹ   công ty con trong nền kinh tế việt nam
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ công ty con trong nền kinh tế việt nam
 
HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI TFA CỦA WTO DOANH NGHIỆP ĐƯỢC LỢI GÌ? CẦN ...
HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI TFA CỦA WTO DOANH NGHIỆP ĐƯỢC LỢI GÌ? CẦN ...HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI TFA CỦA WTO DOANH NGHIỆP ĐƯỢC LỢI GÌ? CẦN ...
HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI TFA CỦA WTO DOANH NGHIỆP ĐƯỢC LỢI GÌ? CẦN ...
 
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
Tạo Thuận Lợi Thương Mại Của WTO Và Một Số Vấn Đề Đặt Ra Cho Hải Quan Và Doan...
 
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpDddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (49).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (49).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (49).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (49).doc
 

Viewers also liked

Thinh tpp labour_interim_report
Thinh tpp labour_interim_reportThinh tpp labour_interim_report
Thinh tpp labour_interim_report
Romalpa
 
Incoterm
IncotermIncoterm
Incoterm
baddull
 
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tung Ha
 
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du an
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du anBai 4 cac tieu chuan danh gia du an
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du an
Doan Tran Ngocvu
 
Bài tập quản trị sản xuất - VipLam.Net
Bài tập quản trị sản xuất - VipLam.NetBài tập quản trị sản xuất - VipLam.Net
Bài tập quản trị sản xuất - VipLam.Net
Thùy Linh
 

Viewers also liked (17)

Thinh tpp labour_interim_report
Thinh tpp labour_interim_reportThinh tpp labour_interim_report
Thinh tpp labour_interim_report
 
Tpp
TppTpp
Tpp
 
[Expertrans] Ngành biên phiên dịch trước sức ép hội nhập
[Expertrans] Ngành biên phiên dịch trước sức ép hội nhập [Expertrans] Ngành biên phiên dịch trước sức ép hội nhập
[Expertrans] Ngành biên phiên dịch trước sức ép hội nhập
 
onecoin
onecoinonecoin
onecoin
 
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán công ty vật tư thiết bị
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán công ty vật tư thiết bịChuyên đề tốt nghiệp kế toán công ty vật tư thiết bị
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán công ty vật tư thiết bị
 
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-thue
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-thueBao cao-thuc-tap-ke-toan-thue
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-thue
 
Incoterm
IncotermIncoterm
Incoterm
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuếBáo cáo tốt nghiệp kế toán thuế
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
 
bài tập lớn môn quản trị sản xuất
bài tập lớn môn quản trị sản xuấtbài tập lớn môn quản trị sản xuất
bài tập lớn môn quản trị sản xuất
 
TPP và tác động tới bất động sản Việt Nam
TPP và tác động tới bất động sản Việt NamTPP và tác động tới bất động sản Việt Nam
TPP và tác động tới bất động sản Việt Nam
 
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
 
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du an
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du anBai 4 cac tieu chuan danh gia du an
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du an
 
Bai giang quan tri san xuat va dieu hanh TS ho tien dung
Bai giang quan tri san xuat va dieu hanh TS  ho tien dungBai giang quan tri san xuat va dieu hanh TS  ho tien dung
Bai giang quan tri san xuat va dieu hanh TS ho tien dung
 
Quản trị sản xuất 2
Quản trị sản xuất 2Quản trị sản xuất 2
Quản trị sản xuất 2
 
Bài tập quản trị sản xuất - VipLam.Net
Bài tập quản trị sản xuất - VipLam.NetBài tập quản trị sản xuất - VipLam.Net
Bài tập quản trị sản xuất - VipLam.Net
 
Trans Pacific Partnership (TPP)
Trans Pacific Partnership (TPP)Trans Pacific Partnership (TPP)
Trans Pacific Partnership (TPP)
 

Similar to Vài chi tiết nhớ về TPP VHN

Tong hop cac cau hoi ve tpp session 1
Tong hop cac cau hoi ve tpp session 1Tong hop cac cau hoi ve tpp session 1
Tong hop cac cau hoi ve tpp session 1
Duy Vọng
 

Similar to Vài chi tiết nhớ về TPP VHN (20)

LUẬT SƯ OLIVER MASSMANN PHÁT BIỂU TRƯỚC CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VIỆT NAM VỀ HIỆ...
LUẬT SƯ OLIVER MASSMANN PHÁT BIỂU TRƯỚC CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VIỆT NAM VỀ HIỆ...LUẬT SƯ OLIVER MASSMANN PHÁT BIỂU TRƯỚC CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VIỆT NAM VỀ HIỆ...
LUẬT SƯ OLIVER MASSMANN PHÁT BIỂU TRƯỚC CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VIỆT NAM VỀ HIỆ...
 
Thuyết trình Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
Thuyết trình Quan Hệ Kinh Tế Quốc TếThuyết trình Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
Thuyết trình Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
 
Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc
Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.docTiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc
Tiểu luận Các hiệp định đầu tư quốc tế quan trọng mà việt nam đã tham gia.doc
 
Tong hop cac cau hoi ve tpp session 1
Tong hop cac cau hoi ve tpp session 1Tong hop cac cau hoi ve tpp session 1
Tong hop cac cau hoi ve tpp session 1
 
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
 
Chủ đề EVFTA.pptx
Chủ đề EVFTA.pptxChủ đề EVFTA.pptx
Chủ đề EVFTA.pptx
 
Hiep dinh thuong mai tu do VN-EU va TPP - Co hoi, thach thuc va mot so khuyen...
Hiep dinh thuong mai tu do VN-EU va TPP - Co hoi, thach thuc va mot so khuyen...Hiep dinh thuong mai tu do VN-EU va TPP - Co hoi, thach thuc va mot so khuyen...
Hiep dinh thuong mai tu do VN-EU va TPP - Co hoi, thach thuc va mot so khuyen...
 
De an CNTT final
De an CNTT finalDe an CNTT final
De an CNTT final
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
 
Doanh nghiep can chu dong tim hieu thong tin ve flegt vpa
Doanh nghiep can chu dong tim hieu thong tin ve flegt vpaDoanh nghiep can chu dong tim hieu thong tin ve flegt vpa
Doanh nghiep can chu dong tim hieu thong tin ve flegt vpa
 
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAM  ĐÃ THAM GIACÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAM  ĐÃ THAM GIA
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA
 
Dddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_eu
Dddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_euDddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_eu
Dddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_eu
 
Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xaCong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
 
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wtođIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
 
Btl kinh tế ngoại thương
Btl kinh tế ngoại thươngBtl kinh tế ngoại thương
Btl kinh tế ngoại thương
 
Doanh nghiep van ngoai cuoc du dam phan flegt-vpa dang nuoc rut
Doanh nghiep van ngoai cuoc du dam phan flegt-vpa dang nuoc rutDoanh nghiep van ngoai cuoc du dam phan flegt-vpa dang nuoc rut
Doanh nghiep van ngoai cuoc du dam phan flegt-vpa dang nuoc rut
 
Vov bai1 xk_go_tac_dong_kep_tu_vf
Vov bai1 xk_go_tac_dong_kep_tu_vfVov bai1 xk_go_tac_dong_kep_tu_vf
Vov bai1 xk_go_tac_dong_kep_tu_vf
 
Vankien wto
Vankien wtoVankien wto
Vankien wto
 
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
 
Qt053
Qt053Qt053
Qt053
 

More from Vo Hieu Nghia

Từ đập vào mắt mình là dessole
Từ đập vào mắt mình là dessoleTừ đập vào mắt mình là dessole
Từ đập vào mắt mình là dessole
Vo Hieu Nghia
 

More from Vo Hieu Nghia (20)

Từ đập vào mắt mình là dessole
Từ đập vào mắt mình là dessoleTừ đập vào mắt mình là dessole
Từ đập vào mắt mình là dessole
 
Gộp lại các ổ đĩa
Gộp lại các ổ đĩaGộp lại các ổ đĩa
Gộp lại các ổ đĩa
 
Tuần lễ vui vẻ bb copy
Tuần lễ vui vẻ bb   copyTuần lễ vui vẻ bb   copy
Tuần lễ vui vẻ bb copy
 
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hôn
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hônKỷ niệm 49 năm lễ kết hôn
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hôn
 
FIFO 2015 VHN
FIFO 2015 VHNFIFO 2015 VHN
FIFO 2015 VHN
 
Bùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHNBùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHN
 
Phuong's birthday VHN
  Phuong's birthday VHN  Phuong's birthday VHN
Phuong's birthday VHN
 
Huu Duyen VHN
Huu Duyen VHNHuu Duyen VHN
Huu Duyen VHN
 
Đặt tên con VHN
Đặt tên con VHNĐặt tên con VHN
Đặt tên con VHN
 
Phương nam vhn
Phương nam vhnPhương nam vhn
Phương nam vhn
 
1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN
 
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
 
Đông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHNĐông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHN
 
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 Chuyện một đoạn kết có hậu VHN Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHN
 
Từ đất đá khô cằn VHN
 Từ đất đá khô cằn VHN Từ đất đá khô cằn VHN
Từ đất đá khô cằn VHN
 
Hamlet vhn 2015
Hamlet vhn 2015Hamlet vhn 2015
Hamlet vhn 2015
 
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHNHiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
 
Nobel hóa 2015 vhn
Nobel hóa 2015 vhnNobel hóa 2015 vhn
Nobel hóa 2015 vhn
 
Tuong's birthday VHN
  Tuong's birthday VHN  Tuong's birthday VHN
Tuong's birthday VHN
 

Vài chi tiết nhớ về TPP VHN

  • 1. 1 BÀN VỀ MỘT VÀI KHÍA CẠNH TPP Mình không là một thương gia, nhưng có một vài khía cạnh muốn được ghi lại để dễ nhớ : Nhớ 1 * TPP có tên đầy đủ là Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nhớ 2 * 12 thành viên của TPP bao gồm: *5 nước Mỹ châu :, Mỹ , Canada, Mexico , Chile, Peru, (Mỷ Ca Mê Chị Pé) *4 nước Đông Nam Á : Brunei, Malaysia, Vietnam, Singapore (Bru Mã Việt Sing) *3 nước trên đại dương : Úc, New Zealand, Nhật Bản (Úc, New, Nhật). Nhớ 3 * *Không có Trung hoa. Nhớ 4* *Nguyên vật liệu phải là tài nguyên, của cải của chính 12 nước này. Không được nhập nguyên liệu thô/gốc từ các nước ngoài nhóm. Việc này VN bị ảnh hưởng nhiều đấy. VN đang xuất khẩu mạnh về đồ may mặc, nhưng lại thiếu sợi, lại không được nhập từ TQ như trước nữa. Tương tự với da giày. VN phải nhanh chóng giải quyết vấn đề này. Nhớ 5* *Ngư dân, nông dân xuất khẩu thủy hải sản, nông sản vào Mỹ ưa bị kiện tụng vì tội bán phá giá, rồi bị đánh thuế cao từ mười mấy % đến hai mươi mấy %, mà trong năm rồi cũng đã lời đến 2 tỷ USD, bây giờ chỉ còn là 0% thì ô hô a ha.
  • 2. 2 Nhớ 6* *Mấy nước Đông Nam Á lừng danh như Thái, Indonesia không có tên trong nhóm này. Chính vì vậy mà nước ta đang được các nước ngoài tranh nhau đổ đầu tư vào, hết biết. Đại Hàn chậm chân trong đợt này, cũng muốn tham gia lắm lắm, nên việc làm của họ hiện nay là đầu tư rất nhiều vào VN. CHÚ Ý : Hiệp định đã được 12 nước thành viên thỏa thuận xong ngày 5/10/2015, nhưng còn phải đợi quốc hội các nước chấp thuận rồi mới được thực thi. Mỹ, Nhật Bản và 10 quốc gia ven bờ Thái Bình Dương khác hôm thứ Hai 5/10/2015 đã đạt được thỏa thuận thương mại tự do sâu rộng mà sẽ hạ thấp những rào cản thương mại và đề ra những quy tắc thương mại cho 40 phần trăm nền kinh tế thế giới. Thỏa thuận Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương được hoàn tất tại thành phố Atlanta thuộc bang Georgia ở miền nam của Mỹ, là kết quả của bảy năm đàm phán thường gây nhiều tranh cãi về những rào cản thương mại đối với nông nghiệp và những sản phẩm làm từ sữa, xe hơi mới, những công nghệ mới nhất, các loại thuốc tiên tiến và nhiều các sản phẩm khác, cùng với những quy định về môi trường và lao động. VÕ HIẾU NGHĨA 5/10/2015 &&&&&&&&&&&&&
  • 3. 3 Cán cân thương mại VN với các quốc gia thành viên TPP 06/10/2015 16:00 GMT+7 TTO - Việt Nam thặng dư thương mại với 7 quốc gia trong TPP, lớn nhất là với Mỹ. VN thâm hụt thương mại với 4 quốc gia TPP, lớn nhất là Singapore. Đồ họa: Tấn Đạt
  • 4. 4
  • 5. 5 Chăn nuôi gặp nhiều khó khăn nhất khi TPP có hiệu lực 07/10/2015 09:06 GMT+7 TT - “Có thể nói chăn nuôi sẽ là ngành gặp nhiều khó khăn nhất khi cam kết TPP có hiệu lực” - ông Vũ Huy Hoàng bộ trưởng Bộ Công thương nhận định. Nghe đọc bài: Chăn nuôi gặp nhiều khó khăn nhất khi TPP có hiệu lực Được dự báo có mức tăng trưởng 20-30%/năm khi TPP có hiệu lực, nhưng thách thức lớn nhất của ngành da giày hiện nay là phải giải được bài toán giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Trong ảnh: Công nhân làm việc tại Công Ty CP đầu tư và sản xuất giày Thái Bình (Bình Dương) - Ảnh: Thanh Tùng Ngày 6-10, trong thông báo tóm tắt Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được công bố, Bộ Công thương khẳng định TPP “sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh, nâng cao minh bạch hóa, giảm nghèo tại các nước…”. Trước đó, trong trả lời Thông tấn xã VN tại Atlanta (Mỹ) ngay sau khi kết thúc đàm phán, ông Vũ Huy Hoàng, bộ trưởng Bộ Công thương, cho biết trên cơ sở tính toán của các chuyên gia độc lập, TPP sẽ giúp GDP của VN tăng thêm 23,5 tỉ USD vào năm 2020 và 33,5 tỉ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỉ USD vào năm 2025. Theo ông Hoàng, việc các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ tạo ra cú hích lớn đối với hoạt động xuất khẩu của VN. Ngoài ra, với các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy nhà nước, TPP sẽ giúp VN tiếp tục hoàn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính... Dệt may thuận lợi, 
nông nghiệp gặp khó Trong báo cáo giới thiệu tóm tắt về TPP, Bộ Công thương cho biết ngay khi hiệp định có hiệu lực, các nước sẽ xóa bỏ phần lớn thuế đối với hàng công nghiệp, trong đó có dệt may - mặt hàng VN có thế mạnh.
  • 6. 6 Tuy nhiên, hàng dệt may muốn hưởng ưu đãi phải sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP. Đặc biệt, TPP chấp thuận cơ chế “nguồn cung thiếu hụt”, cho phép doanh nghiệp sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực và vẫn được hưởng ưu đãi. Cũng theo Bộ Công thương, các nước nhất trí sẽ không áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu và các loại thuế không phù hợp với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nếu duy trì yêu cầu cấp phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu, phải thông báo cho các thành viên còn lại về quy trình để không làm chậm sự lưu thông thương mại. Điều này đồng nghĩa rằng các biện pháp như áp giấy phép nhập khẩu tự động, chẳng hạn với các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu mà VN đang áp, sẽ không dễ dàng được áp dụng với các nước TPP. Đặc biệt, các nước TPP cũng thống nhất sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế và các chính sách mang tính hạn chế khác để gia tăng thương mại hàng nông nghiệp trong khu vực, chẳng hạn như xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp, hạn chế việc cấp vốn ưu đãi từ chính phủ hoặc các chính sách khác gây bóp méo thương mại nông sản... Theo ông Vũ Huy Hoàng, dù VN có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp nhưng sức cạnh tranh trong một số ngành nghề chưa thật sự tốt, như ngành chăn nuôi. “Có thể nói chăn nuôi sẽ là ngành gặp nhiều khó khăn nhất khi cam kết TPP có hiệu lực” - ông Hoàng nhận định, nhưng trấn an rằng các nền kinh tế TPP có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu mang tính bổ sung hơn là cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu của VN. Bộ Công thương cũng cho biết TPP cũng thống nhất nguyên tắc minh bạch và không phân biệt đối xử khi xây dựng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật. Có nghĩa tiêu chuẩn kỹ thuật của một quốc gia cho hàng hóa xuất khẩu cơ bản sẽ tương đương với hàng sản xuất trong nước. Và để cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, các nước nhất trí xóa bỏ các quy trình kiểm tra và chứng nhận trùng lắp. Các thành viên TPP phải đảm bảo một khoảng thời gian hợp lý giữa thời điểm công bố các quy định kỹ thuật với thời điểm có hiệu lực để các doanh nghiệp có đủ thời gian đáp ứng.
  • 7. 7 Nguồn: Hiệp hội Da giày VN, Tổng cục Hải quan - Đồ họa: Tấn Đạt Thay đổi nếu muốn 
tận dụng cơ hội Đa số thành viên tham gia TPP là các quốc gia đã phát triển. Do đó, theo Bộ Công thương, có rất nhiều điểm VN sẽ phải thay đổi để thích ứng. Chẳng hạn, các nước TPP cam kết không yêu cầu như hàm lượng nội địa hoặc tỉ lệ nội địa hóa công nghệ, các doanh nghiệp cũng sẽ được tự do bổ nhiệm các vị trí quản lý cấp cao mà không cần quan tâm đến quốc tịch... Đặc biệt, các thành viên TPP cũng cam kết không hỗ trợ phi thương mại cho các doanh nghiệp nhà nước khiến ảnh hưởng đến quốc gia TPP khác. Cũng theo Bộ Công thương, TPP khẳng định quyền tự do liên kết và quyền thương lượng tập thể của người lao động, chấp thuận có những luật quy định mức lương tối thiểu, số giờ làm việc, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động. Riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thành viên cam kết sẽ thiết lập một trang web thân thiện dành để các đối tượng này tiếp cận các thông tin về TPP...
  • 8. 8 Đặc biệt, sẽ lập Ủy ban doanh nghiệp vừa và nhỏ để họp định kỳ nhằm rà soát mức độ hỗ trợ từ TPP cho các doanh nghiệp này, như tư vấn xuất khẩu, đào tạo; chia sẻ thông tin; cấp vốn thương mại và các hoạt động khác... Bộ Công thương cũng cho biết TPP có riêng một chương về tự vệ thương mại, trong đó có đưa ra một cơ chế tự vệ tạm thời cho phép một thành viên thực hiện biện pháp tự vệ nếu việc nhập khẩu tăng đột biến, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước, do kết quả của việc cắt giảm thuế được thực hiện theo TPP. “Biện pháp tự vệ này có thể được duy trì 2 năm, gia hạn 1 năm” - báo cáo cho biết. Tuy nhiên, nước áp dụng biện pháp tự vệ sẽ phải thông báo và tham vấn các nước khác, thậm chí sẽ phải chịu một khoản bồi thường được các bên thống nhất. Về thương mại điện tử, các thành viên TPP đồng ý không yêu cầu các doanh nghiệp trong TPP phải thiết lập các trung tâm dữ liệu như là một điều kiện để được hoạt động, đồng thời nghiêm cấm việc áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm kỹ thuật số, yêu cầu có các biện pháp để chấm dứt các tin nhắn thương mại điện tử được gửi đi mà không hề có yêu cầu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử, TPP quy định khuyến khích các nước thúc đẩy thương mại không cần giấy tờ, như các mẫu khai thuế điện tử, chữ ký điện tử... Đặc biệt, trong các chương trình mua sắm chính phủ, các quốc gia thành viên cũng cam kết không phân biệt đối xử và các nước sẽ phải công bố thông tin kịp thời để các nhà cung cấp trong TPP có đủ thời gian nhận được hồ sơ dự thầu và nộp bản chào thầu. TPP cũng nhấn mạnh các nước sẽ phải có hệ thống chế tài mạnh, kể cả hình sự đối với tội giả mạo nhãn hiệu và vi phạm bản quyền. Ngoài ra, các nước TPP cũng cam kết minh bạch hóa và chống tham nhũng. Nông sản, dịch vụ lo gặp khó Theo ông Văn Đức Mười - tổng giám đốc Vissan, với việc mở cửa thị trường nông sản VN theo cam kết TPP, ngành chăn nuôi VN chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt phải cạnh tranh với sản phẩm chăn nuôi của Mỹ, Úc và New Zealand. Tuy nhiên, người tiêu dùng VN sẽ có cơ hội sử dụng nhiều loại thực phẩm với giá rẻ và phong phú hơn, nhất là các sản phẩm bơ sữa, trái cây ôn đới như táo, cam hay thịt bò. Trong khi đó luật sư Fred Burke, Công ty luật Baker & McKenzie, cho rằng việc mở cửa thị trường dịch vụ theo cam kết TPP sẽ là cơ hội cho các nhà cung cấp có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm và danh tiếng lâu năm, có ưu thế về cung cấp dịch vụ trên thế giới “đổ bộ” vào thị trường VN. Do đó, chắc chắn các đơn vị cung cấp dịch vụ nội địa sẽ gặp nhiều khó khăn, nguy cơ mất thị phần rất lớn. Các doanh nghiệp thành viên TPP cũng được phép giao dịch thông qua các hệ thống thương mại điện tử mà không cần thiết lập đại diện thương mại tại từng quốc gia, nên người tiêu dùng VN sẽ dễ dàng mua hàng từ các nước hơn so với hiện nay nhưng lại là thách thức với ngành thuế VN. NHƯ BÌNH
  • 9. 9 Ít nhất 18 tháng mới có hiệu lực Trao đổi với TTXVN sau buổi họp báo, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết sau khi kết thúc đàm phán, các nước sẽ tiến hành các thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết chính thức và bắt đầu trình các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn hiệp định. Quá trình này thông thường kéo dài tối thiểu 18 tháng. Đây cũng là khoảng thời gian để các nước tham gia chuẩn bị điều kiện cần thiết để có thể thực hiện được tốt hiệp định. Còn theo đại diện AmCham tại TP.HCM, hiệp định cần được ký kết và phê chuẩn bởi 12 quốc gia tham gia, một tiến trình có thể mất nhiều tháng. “Với quy định của luật pháp Hoa Kỳ, đến tháng 8-2016 TPP mới được phê chuẩn” - đại diện AmCham cho biết. Nếu thuận lợi, sớm nhất cũng phải đến đầu năm 2017 các nước mới chính thức ký kết TPP. Và có thể đến năm 2018, hiệp định này mới được thực hiện. Trả lời Tuổi Trẻ về nội dung cụ thể và các biểu thuế cho các mặt hàng theo cam kết, ông Trần Quốc Khánh, thứ trưởng Bộ Công thương, cho biết các nước TPP thống nhất chưa công bố mà phải chờ rà soát xong văn kiện và các biểu cam kết của cả 12 nước. Do vậy, đoàn đàm phán chưa thể phát biểu về nội dung cam kết cụ thể. Trong khi đó, thông cáo báo chí của Bộ Công thương cho biết “các nước TPP sẽ cố gắng hoàn tất việc rà soát pháp lý các văn kiện của hiệp định trong thời gian sớm nhất để có thể sớm công bố rộng rãi các cam kết về mở cửa thị trường tới người dân và các doanh nghiệp”. NH.BÌNH - C.V.K. &&&&&&&&&&&&&& TPP, cú đá hậu vào Bắc Kinh Thụy My Đăng ngày 07-10-2015 Sửa đổi ngày 07-10-2015 22:13 Nhiều thị trường mới sẽ mở ra cho ngành giày xuất khẩu Việt Nam sau khi TPP được ký kết.REUTERS/Kham Liên quan đến TPP, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương đã kết thúc thành công hôm thứ Hai sau 8 năm đàm phán gay go giữa 12 nước trong đó có Việt Nam, phụ trang kinh tế của nhật báo Le Figaro hôm nay 05/10/2015 nhận định « Hiệp định xuyên Thái Bình Dương, một cú đá giò lái cho Bắc Kinh ». Đỉnh điểm của chiến lược xoay trục mà Tổng thống Barack Obama mong muốn, thỏa thuận về hiệp định TPP tại Atlanta, theo ví von của Les Echos, là một hòn đá ném vào sân sau của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bị sa lầy trong tiến trình cải cách
  • 10. 10 và xác định lại mô hình kinh tế, Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ qua mặt. Không chỉ có việc không phải là thành viên của khối 12 quốc gia chiếm 40% nền kinh tế thế giới, mà Washington còn kiến tạo những trao đổi tương lai tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Lên tiếng hoan nghênh hiệp định, ông Obama nhấn mạnh đến tính chất đối trọng với Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ nói : « Khi mà trên 95% khách hàng tiềm năng sống ở bên ngoài biên giới, chúng ta không thể để cho những nước như Trung Quốc áp đặt những quy định cho kinh tế thế giới. TPP tăng cường mối quan hệ chiến lược với các đối tác và đồng minh của Hoa Kỳ tại một khu vực mang tính sống còn trong thế kỷ 21 ». Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lại còn dấn sâu hơn khi khẳng định Nhật Bản, đại địch của Bắc Kinh ở châu Á sẽ « xúc tiến tăng trưởng khu vực, thịnh vượng và ổn định thông qua việc đào sâu quan hệ với các nước cùng chia sẻ những giá trị như tự do dân chủ, nhân quyền và Nhà nước pháp quyền ». Các lời bình này càng làm Bắc Kinh thêm tin tưởng TPP là công cụ để kìm hãm ảnh hưởng Trung Quốc, cường quốc kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cố vớt vát sự thiếu vắng phản ứng của Bắc Kinh trong kỳ nghỉ, Tân Hoa Xã cho rằng « hiệp định thiếu minh bạch ». Cuối cùng Bộ trưởng Thương mại cũng lên tiếng cho biết « mở cửa cho mọi cơ chế có thể củng cố sự hội nhập kinh tế của châu Á-Thái Bình Dương ». Ngay cả Việt Nam cuối cùng cũng mở cửa Ngoài Nhật Bản, TTP gồm cả một số đối tác khác của Trung Quốc như Việt Nam, Singapore, Malaysia, Úc, Brunei. Với hiệp định này, nước Việt Nam cộng sản sẽ mở cửa không gian mạng và xuất khẩu vào khu vực tự do mậu dịch này với thuế suất ưu đãi, còn giá lao động hiện chỉ bằng 60% so với các tỉnh miền đông Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình, vốn đã dành ưu tiên cho việc vẽ ra bức tranh của thương mại thế giới trong tương lai, chủ yếu qua sự thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) và một khối mậu dịch tự do có tầm vóc khiêm tốn hơn, như vậy đã phải lãnh một cú rờ-ve. Trung Quốc không nằm trong số các quốc gia sáng lập TPP, do phải cải cách rất nhiều nếu muốn gia nhập, đặc biệt là phải tự do
  • 11. 11 hóa lãnh vực tài chính. Vấn đề là cuối cùng Bắc Kinh có gia nhập khối TPP hay không. Chỉ có một điều chắc chắn, đó là phải khẩn cấp thực hiện những cải cách đang bị hoãn lại do kinh tế sa sút, và sự chống đối của các tập đoàn quốc doanh độc quyền cũng như phe bảo thủ trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo Le Figaro, đó là cái giá phải trả nếu Bắc Kinh muốn chuyển đổi từ mô hình công xưởng thế giới thành một trung tâm sáng tạo, một nền kinh tế dịch vụ và tiêu dùng. Trong khi chờ đợi, Tập Cận Bình phải chịu đựng một sự hạ nhục : nghe địch thủ Shinzo Abe « lên lớp ». Thủ tướng Nhật bày tỏ mong muốn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đạt được việc cải tiến các quy định để có thể gia nhập TPP. Điều an ủi duy nhất cho Bắc Kinh, là Tổng thống Mỹ còn phải tập hợp được những người ủng hộ thuộc cả hai đảng để hiệp định được Quốc hội thông qua. Một sự đánh cược vào đúng thời điểm chiến dịch tranh cử tổng thống. TPP và Obama: Thành công của chủ trương « xoay trục » Cũng về TPP, phụ trang kinh tế của Le Monde trong bài « Thương mại : Mỹ và châu Á ký kết một hiệp định lịch sử » sau khi kể ra những thử thách cuối cùng phải vượt qua về bảo vệ bằng sáng chế dược phẩm sinh học, sản phẩm sữa và phụ tùng xe hơi ; đã nhấn mạnh đến chiến lược xoay trục của ông Obama. Ván bài TPP hết sức rộng lớn. Trước hết, khi hài hòa các chuẩn mực và hạ mức thuế quan, TPP nhằm đẩy mạnh thương mại giữa 12 nước. Các tiêu chuẩn về sở hữu trí tuệ được đẩy lên theo quan điểm phương Tây, bên cạnh đó là chấp nhận mở rộng internet kể cả tại Việt Nam, nơi mà chính quyền cộng sản từ trước đến nay vẫn phản đối. TPP cũng dành hẳn một chương cho việc cấm buôn bán động vật hoang dã, khai thác quá mức môi trường. Với TPP, 18.000 sắc thuế do 11 đối tác đánh vào hàng xuất khẩu Mỹ trong các lãnh vực máy công cụ, công nghệ thông tin, hóa học, nông sản sẽ được dỡ bỏ. Một chương được dành cho việc nâng các tiêu chuẩn về quyền của người lao động tại những nước như Việt Nam, Malaysia và Brunei. Về mặt ngoại giao, đối với Hoa Kỳ TPP là kết quả chiến lược xoay trục, qua việc siết chặt quan hệ thương mại với các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, nhằm đối phó trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Đây là một thành công cho ông Barack
  • 12. 12 Obama. Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh: « TPP gồm các cam kết mạnh mẽ nhất về lao động và môi trường chưa bao giờ đạt được trong một hiệp định tự do mậu dịch, và những cam kết này là bắt buộc thực hiện, khác với những hiệp ước trước đây ». Tuy nhiên Le Monde nhắc lại những cản ngại chưa phải là chấm dứt cho TPP, vì còn phải được Quốc hội của mỗi nước thông qua, trước hết là Quốc hội Mỹ. Đã có những tiếng nói quan ngại : dân biểu Mitch McConnell, lãnh tụ phe đa số Cộng hòa tại Hạ viện tỏ ra thận trọng ; còn cánh cực tả của phe Dân chủ như Bernie Sanders thì cực lực tố cáo TPP chỉ mang lợi lộc cho Wall Street và các tập đoàn lớn. Tờ báo nói thêm, một số đại biểu Dân chủ vẫn còn bực tức về hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ (Alena), thương lượng năm 1994 dưới thời Bill Clinton, cho rằng đã đẩy một số ngành kỹ nghệ của Hoa Kỳ chạy sang Mêhicô, làm mất đi 700.000 việc làm. Tập đoàn xe hơi Ford « khuyến cáo Quốc hội không thông qua TPP dưới hình thức hiện nay, để bảo đảm tính cạnh tranh tương lai của công nghiệp xe hơi ». Các tổ chức phi chính phủ, các nghiệp đoàn cũng sẽ tham gia phản đối trong những tuần lễ sắp tới. &&&&&&&&&&&&&& TỰ DO MẬU DỊCH TPP: ĐÂU LÀ NHỮNG ĂN THUA CHÍNH ? Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 07.10.2015 Web : http://VietTUDAN.net Facebook : Phuc Lien Nguyen Ông Michael Froman, Đại diện Thương mại Mỹ, trưởng đoàn đàm phán họp tại Atlanta Hoa kỳ tuyên bố ngày 05.10.2015 về những thành quả cuối cùng đạt được cho Tổ chức Tự do Mậu dịch TPP (TransPacificPartnership/ Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương):
  • 13. 13 “"Chúng tôi – các bộ trưởng thương mại của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam - vui mừng thông báo rằng, chúng ta đã đạt được thỏa thuận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)" Câu nói ấy tức khắc làm cho Truyền thông phía CSVN la hò vui mừng như Lễ Hội thấy Dollars từ trời rơi xuống như bươm bướm tha hồ mà lượm đầy túi từng đảng viên đảng CSVN. Lễ Hội Lượm Dollars càng trở thành “to khủng“ hơn khi nợ công lên tới 65%, ngân sách nhà nước thiếu hụt trầm trọng đến nỗi Bộ Tài chánh phải vay “nóng” số tiền 30’000 tỷ đồng từ Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Chúng tôi viết Bài nhận định theo dòng Thời sự này nêu ra những điểm sau đây để cho thấy rằng đảng CSVN chưa nên mừng Lễ Hội Lượm Dollars vội: => CSVN phải thay đổi thể chế thực sự theo những điều kiện đặt ra cho các thành viên TPP => Tổ chức TPP chính thức cho phép 11 nước Thành viên khác đến lượm Dollars tại Việt Nam CSVN phải thay đổi thể chế thực sự theo những điều kiện đặt ra cho các thành viên TPP Muốn là thành viên của Hiệp Hội Tự do Mậu dịch TPP, những nước phải thực hiện cụ thể những điều kiện mà chính TT.Obama đã tuyên bố ngay từ đầu nhân cuộc họp APEC tại Hạ Uy Di năm 2011. Đây là những điều kiện hoàn toàn có tính cách tiền bạc làm ăn chung, chứ không phải những điều kiện luân lý nhân quyền như thả "tù nhân lương tâm" co dãn chẳng han. Theo nhận định của Tác giả Donald EMMERSON, thì Trung quốc muốn nhấn mạnh đến một Tổ chức Đông Á gồm các quốc gia Đông Nam Á và Trung quốc, Nhật, Nam Hàm thêm vào, nghĩa là không có Hoa kỳ. Tổ chức Tự do Mậu dịch đó gọi là CAFTA(China-Asean Free Trade Agreement/ Thỏa thuận Trung quốc-Đông Nam Á về Tự do Mậu dịch). Hà nội đã bị Trung quốc ép ký 10 thoả ước ( Trương Tấn Sang, Bắc kinh 6/2013) nhằm , sớm đưa Việt Nam vào quỹ đạo của TQ bành trướng bá quyền qua CAFTA (China Asean Free Trade Agreement) !
  • 14. 14 Nhưng trong cuộc Họp APEC ngày 12/13.11.2011 tại Hạ Uy Di, lợi dụng vấn đề An Ninh chung Thái Bình Dương, nhất là vấn đề Biển Đông, Hoa kỳ đề nghị một Hiệp ước rộng lớn hơn gọi là Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership TTP). Các quốc gia Vùng Thái Bình Dương, vì vấn đề An Ninh, cần sự hiện diện của Hoa kỳ, một quốc gia ưu thế về quân sự. Khi Hoa kỳ đặt Căn cứ quân sự tại Uc cũng trong ý hướng an ninh Thái Bình dương này, nhằm giảm mối đe dọa về an ninh từ Trung quốc. Chính TT.Obama tuyên bố 5 điều kiện thiết cần cho mỗi Thành viên TPP như sau: 1) Điều kiện thứ 1:Tự do Kinh doanh, nghĩa là dân chủ hóa Kinh tế. Chính trị không độc đoán nắm trọn sinh hoạt Kinh tế nữa. 2) Điều kiện thứ 2: Tôn trọng quyền lao động quốc tế 3) Điều kiện thứ 3:Tôn trọng bản quyền tư hữu trí tuệ 4) Điều kiện thứ 4:Tôn trọng Môi trường 5) Điều kiện thứ 5:Để Tỷ giá Tiền tệ uyển chuyển đối với Đo-la 11 Thành viên của TPP là những nước đã thực hiện đầy đủ 5 Điều kiện trên đây, chỉ có Việt Nam trơ trọi ra là chưa thực hiện một Điều nào cả. Tự do Mậu dịch là Tổ chức cho những nước chủ trương nền Kinh tế Tự do và Thị trường đích thực, nghĩa là những sinh hoạt của nền Kinh tế ấy phải được thực hiện trong một Môi trường Chính tri--Luật pháp Dân chủ Phù hợp (Environnement Politico--Juridique Démocratique Adéquat). Hiện nay dưới Cơ chế CSVN, Mô hình Kinh tế mà CSVN gọi là Tự do và Thị trường lại phải chịu một Môi trường Chính tri--Luật pháp Độc tài (Environnement Politico--Juridique Dictatorial). Đó là việc tréo cẳng ngỗng, lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia ! Trước khi có thể mở "Lễ Hội Lượm Dollars", CSVN phải thực hiện cụ thể những Điều kiện nêu ra trên đây, nghĩa là phải có thực sự một Môi trường Chính trị--Luật pháp Dân chủ, hay nói cách khác phải trao quyền lại cho Dân để chính Dân thực hiện một nền Kinh tế quốc dân với Luật pháp Dân chủ do Dân quyết đinh. Liệu CSVN có thực hiện mau chóng những Điều kiện đó không mà Truyền thông CSVN đã nhẩy múa tưng tưng như Lễ Hội Lượm Dollars sắp xẩy ra ! Tổ chức TPP chính thức cho phép
  • 15. 15 11 nước Thành viên khác đến lượm Dollars tại Việt Nam Về Tự do Mậu dịch Quốc tế, phải nói đến 3 Chế độ: (i) Chế độ Tự túc (Autarcie); (ii) (ii) Chế độ Bảo hộ Thương mại (Protectionnisme Commercial) ; (iii) (iii) Chế độ Tự do Mậu dich (Libre Echange). Các quốc gia tùy theo hoàn cảnh, tùy theo hàng hóa... mà áp dụng một Chế độ Mậu dịch. Tỉ dụ một nước nghèo có thể áp dụng Chế độ Tự túc, nghĩa là cấm nhập cảng một số hàng hóa xa xỉ phẩm nước ngoài để buộc phải sản xuất những hàng đó từ nội đia, buộc dân chúng phải tiêu thụ hàng nội hóa. Chính phủ Việt Nam thời Đệ I Cộng Hòa đã áp dụng Chế độ Tự túc này cho một số hàng xa xỉ phẩm nước ngoài. Cũng vậy, những nước đang trên đà phát triển công nghệ, phải sử dụng Chế độ Bảo hộ Mậu dịch cho những Kỹ nghệ đang phát sinh (Protectionnisme des Industries naissantes). Không thể áp dụng hoàn toàn Tự do Mậu dịch để những nước đã Kỹ nghệ hóa giết chết những ngành nghiệp Kỹ nghệ đang trên đà phát sinh của nước mình. Tỉ dụ nếu để nhập cảng tự do xe hơi của Nhật và Hoa kỳ, thì làm thế nào gây dựng được Kỹ nghệ chế xe hợi tại Việt Nam bắt đầu phát sinh chẳng hạn. Tự do Mậu dịch đòi các nước Thành viên của Tổ chức phải có mức phát triển ngành nghiệp tương đối ngang nhau (Développements économiques relativement égaux). Đây là điều kiện thực hiện Tự do Mậu dịch tránh cho những nước đã phát triển đè bẹp những nước chưa phát triển hay chỉ mới phát triển. Người ta thường ca tụng hiện tượng Toàn cầu hóa hàng hóa, nhưng có những nhà Kinh tế coi việc Toàn cầu hóa hàng hóa như việc các nước đã Kỹ nghệ hóa đi chiếm Thị trường bán hàng hóa đến tận những nững nước chưa mở mang để thu góp từng đồng xu về những nước đã Kỹ nghệ hóa mà người ta gọi là hiện tượng Tập trung hóa Tài chánh (Centralisation Financière). Toàn cầu hóa Hàng hóa = Tập trung hóa Tài chánh Mondialisation des Marchandises = Centralisation Financière Nhìn vào Tổ chức Tự do Mậu dịch TPP, chúng ta thấy những nước đã Kỹ nghệ hóa như Hoa kỳ, Nhật, Canada, Úc châu, Singapore. Những nước này muốn Việt Nam là một Thành viên của Tổ chức vì Việt Nam chỉ là nước tiêu thụ chứ không phải là nước sản xuất cạnh tranh với 5 nước này.
  • 16. 16 Không dại gì mà loại một nước Tiêu thụ, không có khả năng sản xuất trong một thời gian còn dài nữa, ra khỏi Tổ chức nhằm bán những sản phẩm của mình. Nếu xét về khả năng cạnh tranh Kinh tế của Việt Nam, chúng ta đứng ở mức chót trong những nước còn lại. Nếu Việt Nam chưa có khả năng sản xuất để mang sản phẩm lên đấu trường cạnh tranh, nghĩa là chúng ta yếu kém về xuất cảng, thì Việt Nam chính yếu chỉ là một nước Tiêu thụ. Nếu chưa phát triển năng lực Kinh tế của mình, thì khi lên đấu trường quốc tế, Việt Nam sẽ bị đánh bại chết ngay tại đấu trường. Về những Hàng Công nghệ, Kỹ nghệ, Việt Nam sẽ bị tràn ngập bởi những Hàng hóa của Hoa kỳ, Nhật, Úc châu, Canada và Singapore. Về những Hàng thông dụng, Hàng hóa những nước còn lại trong Tổ chức cũng tự do nhập vào thị trường nước mình để cạnh trạnh. Việt Nam có khả năng về những Hàng nông nghiệp như gao, cá mắm..., nhưng CSVN đã không quan tâm đầu tư và chăm sóc lãnh vực này để đến nỗi Gạo của Việt Nam đã bị thụt về phẩm chất sau Cao Mên. Tóm lại, lấy gì để cạnh tranh trên đấu trường Tự do Mậu dịch mà mong mở Lễ Hội Lượm Dollars. Ngược lại, Hoa kỳ, Nhật, Úc châu, Canada, Singapore và những nước khác đã phát triển Kinh tế hơn Việt Nam, kéo nhau vào chính Thị trường mình để thu những đồng Dollars mà khối người Việt Hải ngoại gồm đồng bào Tỵ nạn CSVN và khối Lao động xuất cảng ra nước ngoài gửi tiền về cho Gia đình, Thân nhân. Vào Tự do Mậu dịch TPP mà không có khả năng đi lượm tiền nơi nước ngoài, thì những nước ngoài đến nước mình vơ vét từng đồng xu đưa ra. Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 07.10.2015 Web : http://VietTUDAN.net Facebook : Phuc Lien Nguyen &&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&