SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
Download to read offline
169
HỞ SẸO MỔ LẤY THAI CŨ
Bùi Chí Thương
MỞ ĐẦU
Hở (khiếm khuyết) sẹo mổ lấy thai cũ (previous lower uterine segment caesarean scar
defect - PCSD) là sự mất liên tục của nội mạc tử cung và một phần hay toàn bộ cơ
của thành trước tử cung, xảy ra trong suốt quá trình lành sẹo mổ lấy thai. Bệnh lý này
thường gây ra triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường, ứ dịch tại sẹo mổ cũ, thống
kinh và vô sinh. Một số triệu chứng khác không thường kèm theo ở bệnh lý này như
chảy máu sau giao hợp và ứ dịch lòng tử cung (Allornuvor và cs, 2013).
ĐỊNH NGHĨA
Định nghĩa của PCSD chưa rõ ràng nên cản trở đáng kể về sự hiểu biết của bệnh lý này.
Năm 2011, Gubbini định nghĩa hở sẹo mổ lấy thai cũ như một tình trạng “thoát vị vùng
eo tử cung- isthmocele” (Gubbini và cs, 2011), Surapaneni và Silberzweig mô tả bệnh lý
này như là túi thừa ở đoạn dưới buồng tử cung, eo tử cung hay phần trên của kênh cổ tử
cung (Surapaneni và cs, 2008). Mặc dù, hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu sử dụng thuật
ngữ “thoát vị vùng eo tử cung - isthmocele” nhưng thuật ngữ này không hoàn toàn phù
hợp vì khiếm khuyết sẹo mổ lấy thai cũ không chỉ tại eo tử cung, mà còn ở tại thành
trước đoạn dưới buồng tử cung và trong kênh cổ tử cung, tùy thuộc vào vị trí đường
rạch mổ lấy thai trên cơ tử cung. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể định nghĩa hở (khiếm
khuyết) sẹo mổ lấy thai cũ là sự hình thành túi dịch tại sẹo mổ lấy thai cũ ở thành trước
đoạn dưới tử cung, eo tử cung hay đoạn trên của kênh cổ tử cung (Allornuvor và cs,
2013). PCSD phối hợp với rong kinh, thống kinh, chảy máu ri rỉ giữa kỳ kinh, ứ dịch sẹo
mổ lấy thai cũ và vô sinh. Việc sửa lại khiếm khuyết sẹo mổ này có thể loại bỏ được các
triệu chứng trên.
NGUYÊN NHÂN
Năm 2009, Wang cho rằng mổ lấy thai nhiều lần và tử cung gập sau là những yếu tố
nguy cơ làm cho PCSD lớn hơn (Wang và cs, 2009). Osser cho rằng độ dày cơ ngay
eo tử cung tỉ lệ nghịch với số lần mổ lấy thai và kích thước vết hở sẹo mổ lấy thai
(Vikhareva Osser và cs, 2009). Tử cung gập sau có thể là yếu tố bệnh sinh bởi vì tử cung
ở tư thế này làm căng mặt trước đoạn dưới tử cung, gây tưới máu kém dẫn đến lành
170
sẹo không tốt. Tương tự, mổ lấy thai nhiều lần làm cho tưới máu kém và lành sẹo cũng
giảm chất lượng. Tuy nhiên, theo Gubbini báo cáo những triệu chứng nặng ở những
bệnh nhân chỉ có 1 lần mổ lấy thai, điều đó cho thấy mổ lấy thai nhiều lần không phải
là điều kiện tuyệt đối của PCSD (Gubbini và cs, 2011). Vì vậy câu hỏi được đặt ra là kĩ
thuật khâu vết mổ trên cơ tử cung có phải là yếu tố góp phần gây hở sẹo mổ lấy thai cũ
không? Yazicioglu ghi nhận khâu hết toàn bộ lớp cơ tử cung có thể làm giảm đáng kể
tình trạng hở sẹo mổ lấy thai cũ (Yazicioglu và cs, 2006). Trong nghiên cứu của mình,
tác giả cho rằng tỉ lệ lành vết mổ không hoàn toàn ở nhóm khâu toàn bộ lớp cơ bao
gồm nội mạc tử cung thấp hơn nhiều so với nhóm khâu lớp cơ mà không bao gồm nội
mạc tử cung (44,7% so với 68,8%; OR: 2,718; CI: 1,016 – 7,268). Tóm lại, kĩ thuật khâu
gây thiếu máu và dùng chỉ khâu tan chậm nhất có thể là yếu tố quan trọng gây hở sẹo
mổ lấy thai cũ (Allornuvor và cs, 2013). Tuy nhiên những tác giả khác lại cho rằng mổ
lấy thai ở giai đoạn chuyển dạ hoạt động có thể là yếu tố nguy cơ gây lành sẹo kém
(Vikhareva Osser và cs, 2010) nhưng giả thuyết này chưa được chứng minh. Năm 2009,
Osser cũng ghi nhận sẹo hở có xu hướng nằm thấp hơn so với sẹo không hở (Vikhareva
Osser và cs, 2009). Ở người phụ nữ có một lần mổ lấy thai thì khoảng cách trung vị từ
sẹo không hở đến lỗ trong cổ tử cung là 4,6 mm (từ 0 – 19 mm). Ngược lại, khoảng cách
này đối với sẹo hở là 0 mm (từ 0 – 26mm) (p = 0,001). Khoảng cách này không thay đổi
dù cho sẹo hở to hay nhỏ (p = 0,156). Trong trường hợp lành sẹo kém, khi phẫu thuật,
mô cổ tử cung có thể bị rạch và mô này cũng đã bị khâu dính vào. Vì cơ tử cung được
rạch gần lỗ trong hay phần trên của kênh cổ tử cung nên có thể gây tác dụng tiêu cực
lên tiến trình lành vết thương và có thể giải thích tại sao sẹo hở thường nằm thấp hơn
sẹo không hở. Vì vậy, có vẻ như đường rạch hướng về thân tử cung có thể lành tốt hơn,
giảm nguy cơ hở sẹo mổ lấy thai cũ. Tuy nhiên ý tưởng này không thực tế trên lâm sàng.
Hơn nữa chúng ta nên thực hiện nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng để đánh giá sự lành
vết thương đối với những kỹ thuật khâu cơ tử cung một lớp so với hai lớp hay hai lớp
cải tiến (Allornuvor và cs, 2013).
BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Hở sẹo mổ lấy thai cũ có triệu chứng lâm sàng đa dạng. Nhiều tác giả tập trung vào
triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường (Fabres và cs, 2003; Fernandez và cs, 1996;
Wang và cs, 2011). Fabres lưu ý về xuất huyết giữa chu kỳ kinh (Fabres và cs, 2005);
Borges chú ý ra máu ri rỉ sau hành kinh (Borges và cs, 2010) và Chang báo cáo về xuất
huyết sau có kinh để chẩn đoán PCSD (Chang và cs, 2009). Wang đã dùng triệu chứng
ra máu ri rỉ sau hành kinh, thống kinh và đau vùng chậu mãn tính (Wang và cs, 2009),
trong khi Gubbini lại tập trung xuất huyết tử cung bất thường sau hành kinh và đau hạ
vị (Gubbini và cs, 2011). Gubbini cho rằng xuất huyết tử cung bất thường sau hành kinh
171
và vô sinh thứ phát như biểu hiện lâm sàng chính (Gubbini và cs, 2008). Một nghiên
cứu về mô bệnh học với bệnh phẩm cắt tử cung ở những phụ nữ có sẹo mổ lấy thai
đưa đến giả thuyết ba cơ chế sinh bệnh. Thứ nhất, sự hiện diện của các nếp nội mạc
tử cung sung huyết (31/51; 61% trường hợp) và các polyp nhỏ bên trong sẹo mổ (8/51;
16% trường hợp) là những nguyên nhân có thể của rong huyết và xuất huyết tử cung
bất thường. Thứ 2, sự xâm nhiễm lympho (33/51; 65% trường hợp) và co kéo đoạn dưới
tử cung (38/51; 75% trường hợp) có thể góp phần làm đau vùng chậu và giao hợp đau.
Thứ ba, lạc nội mạc tử cung trong cơ do kĩ thuật mổ tại sẹo mổ lấy thai (28%) có thể
gây thống kinh (Wang và cs, 2009). Xuất huyết giữa chu kỳ kinh có thể do máu tích tụ
trong sẹo hở gây ra. Thurmond giả thiết cơ quanh sẹo co thắt kém làm cản trở sự thoát
máu kinh nên gây tụ dịch (Thurmond và cs, 1999). Những nguyên nhân khác của xuất
huyết hay chảy máu ri rỉ giữa chu kỳ kinh có thể là dãn các mao mạch hoặc rụng nội
mạc tử cung tại sẹo mổ. Tích tụ máu tại sẹo hở còn gây vô sinh thứ phát. Thực sự, sự
hiện diện máu trong vùng sẹo hở có thể làm giảm chất nhầy cổ tử cung, gây hạn chế
vận chuyển tinh trùng qua kênh cổ tử cung hoặc cản trở sự làm tổ của phôi (Allornuvor
và cs, 2013). Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với những trường hợp tử cung gập
sau do máu tích tụ và trào ngược (Fabres và cs, 2005; Fabres và cs, 2003). Năm 2004,
Maymon đưa ra bệnh lý thai bám sẹo mổ lấy thai cũ như là biểu hiện lâm sàng tiêu
biểu của PCSD (Maymon và cs, 2004). Tuy nhiên, y văn hiện tại chưa có bằng chứng rõ
ràng về mối tương quan giữa thai bám sẹo mổ lấy thai cũ và PCSD. Phần lớn các báo
cáo trước đây cho rằng xuất huyết âm đạo bất thường là triệu chứng chính, trong khi
các tác giả khác lại đề cập thêm các dấu hiệu như thống kinh và đau vùng chậu. Biểu
hiện vô sinh hiếm khi đề cập trong những nghiên cứu về PCSD, nhưng bệnh lý này ngày
càng phổ biến và đồng hành ở bệnh nhân có PCSD (Allornuvor và cs, 2013). Ngoài ra,
một số bệnh nhân tình cờ phát hiện tụ dịch ở sẹo mổ lấy thai cũ khi soi buồng tử cung
vì bệnh lý khác hơn là các triệu chứng như đề cập ở trên. Những bệnh nhân này không
có triệu chứng nào của PCSD vì túi dịch nơi sẹo mổ lấy thai bị hở mà không có “van”
(Xu và cs, 2010). Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, túi dịch nơi sẹo mổ lấy thai
bị hở có mép dưới giống “van” mà chúng ta nghĩ rằng đây là nguyên nhân cản trở máu
kinh thoát ra, làm cho tụ dịch, lại gây nên các triệu chứng lâm sàng kể trên (Allornuvor
và cs, 2013).
CHẨN ĐOÁN
Nhiều nhà nghiên cứu đã dùng siêu âm ngả âm đạo để chẩn đoán PCS (Chang và
cs, 2009; Fabres và cs, 2005; Osser và cs, 2011; Vikhareva Osser và cs, 2009, 2010;
Wang và cs, 2009; Yazicioglu và cs, 2006). Những tác giả khác như Gubbini và Borges
dùng phương tiện soi buồng tử cung để chẩn đoán (Borges và cs, 2010; Gubbini và cs,
172
2008). Những tác giả khác lại kết hợp siêu âm ngả âm đạo và soi buồng tử cung để
chẩn đoán PCSD (Fabres và cs, 2003; Fernandez và cs, 1996; Gubbini và cs, 2011; Wang
và cs, 2011). Nhưng Donnez lại phối hợp rất nhiều phương tiện như siêu âm, HSG, soi
buồng tử cung và MRI để chẩn đoán bệnh này (Donnez và cs, 2008). Surapaneni và
Silberzweig chỉ dùng HSG để chẩn đoán PCSD (Surapaneni và cs, 2008). Như đã đề
cập, chẩn đoán PCSD có rất nhiều phương tiện nhưng y văn chưa ghi nhận phương tiện
nào là thích hợp nhất. Siêu âm ngả âm đạo có thể cho thấy khiếm khuyết thành trước
và độ dày cơ đoạn dưới tử cung. HSG có thể cho hình ảnh khuyết thuốc nhưng sự hiện
diện của máu và chất nhầy trong sẹo hở có thể hạn chế phát hiện khiếm khuyết sẹo khi
dùng HSG nên sẽ tạo kết quả âm tính giả. Soi buồng tử cung có thể cho thấy hình ảnh
buồng tử cung và sẹo hở rõ ràng, cũng như quan sát được các đặc tính của túi dịch như
van tại mép dưới, đáy túi dịch không thể nhìn thấy rõ, nội mạc tử cung lạc chỗ hay máu
cũ tích tụ trong túi dịch. Soi buồng tử cung cũng có thể loại trừ được các nguyên nhân
gây xuất huyết tử cung bất thường khác như nhân xơ tử cung dưới niêm mạc, polyp
hay tăng sản nội mạc tử cung. Tuy nhiên, soi buồng tử cung có điểm yếu là không thể
đo được độ dày cơ tử cung còn lại của sẹo bị hở (Allornuvor và cs, 2013).
XỬ TRÍ
Một số phương pháp để điều trị khiếm khuyết sẹo mổ lấy thai cũ (bảng tóm tắt, trang
174) (Allornuvor và cs, 2013). Những phương pháp này bao gồm điều trị nội tiết để cải
thiện triệu chứng xuất huyết tử cung bất thường và thống kinh (Tahara và cs, 2006).
Tác giả cho thấy kết quả tốt sau khi điều trị 11 bệnh nhân bị xuất huyết tử cung bất
thường sau mổ lấy thai bằng 3 chu kỳ thuốc ngừa thai phối hợp 21 viên. Tuy nhiên,
bệnh nhân bị tái phát triệu chứng sau khi ngưng thuốc và hiệu quả dùng thuốc lâu dài
chưa được như ý. Erickson và Van Voorhis mô tả 3 phụ nữ bị xuất huyết tử cung bất
thường sau mổ lấy thai, được mổ cắt tử cung vì thất bại với điều trị thuốc viên ngừa
thai phối hợp (Erickson và cs, 1999). Một ý tưởng điều trị khác là soi buồng tử cung, cắt
và tái tạo sẹo bị hở. Năm 2010, Xu đã thực hiện phương pháp này cho 12 bệnh nhân.
Trong đó có 11 người giảm triệu chứng xuất huyết tử cung bất thường (Xu và cs, 2010).
Các tác giả khác báo cáo tái tạo sẹo qua ngả soi buồng tử cung có tỉ lệ thất bại cao ở
người có tử cung gập sau (Chang và cs, 2009; Fabres và cs, 2005; Gubbini và cs, 2008).
Fabres và Chang cho thấy tỉ lệ thất bại là 16% và 36% (Chang và cs, 2009; Fabres và
cs, 2005). Dựa trên các phương pháp được đề cập trên, soi buồng tử cung sửa sẹo bị
hở chủ yếu là cắt mép dưới vì cắt mép trên hiếm khi được đề cập trên y văn. Vì vậy câu
hỏi được đặt ra là liệu cắt mép trên có dễ dàng cùng lúc cắt mép dưới không? Điều này
tùy thuộc từng cá nhân và mong muốn của bệnh nhân vì cắt mép trên có thể phạm
vào nội mạc tử cung và gây hiếm muộn trong tương lai. Chưa có nhiều báo cáo về tỉ
173
lệ có thai ở những bệnh nhân được sửa sẹo hở bằng soi buồng tử cung. Theo Gubbini
đã thực hiện soi buồng tử cung cắt sửa sẹo hở cho 41 bệnh nhân và cả 41 bệnh nhân
đều có thai, 37 người (90,2%) được sanh mổ và 4 người (9.8%) bị sẩy thai trong tam cá
nguyệt một (Gubbini và cs, 2011). Những tác giả khác cũng đề cập tỷ lệ có thai sau soi
buồng tử cung cắt sửa sẹo hở mặc dù đây không phải là mục tiêu nghiên cứu chính
của họ (Fabres và cs, 2005; Fernandez và cs, 1996; Gubbini và cs, 2008). Trong tương
lai chúng ta nên nghiên cứu về kết quả này. Ngoài ra soi buồng tử cung cắt sửa sẹo hở
có thể làm hở eo tử cung nhưng hiện tại, y văn chưa xác nhận vấn đề này. Một ý tưởng
phẫu thuật khác, đó là nội soi ổ bụng sửa sẹo hở. Donnez đã mô tả nội soi ổ bụng sửa
sẹo hở ở 3 bệnh nhân. Một trong 3 bệnh nhân này có thai và được sanh mổ lúc 38 tuần
và lúc mổ không thấy sẹo còn hở (Donnez và cs, 2008). Cách mổ khác là tiếp cận ngả
âm đạo. Luo thực hiện hồi cứu 42 bệnh nhân, những người được sửa sẹo hở qua ngả
âm đạo. Tác giả cho rằng hiệu quả điều chỉnh sẹo hở và cải thiện triệu chứng là 92,9%
(39/42 bệnh nhân) (Luo và cs, 2012). Soi buồng tử cung cắt đốt nội mạc tử cung là một
phương pháp được thực hiện ở một số trung tâm, đặc biệt đối với bệnh nhân đủ con
(Lin và cs, 2010). Phương pháp cuối cùng để điều trị sẹo hở là cắt tử cung, được xem là
giải pháp vĩnh viễn cho bệnh lý này (Erickson và cs, 1999).
Hiện tại, soi buồng tử cung là phương pháp thông dụng để sửa sẹo mổ lấy thai hở
nhưng phương pháp này có thể không hiệu quả trong việc thúc đẩy sự lành vết thương
bằng phương pháp nội soi ổ bụng hay ngả âm đạo. Tuy nhiên hai phương pháp này
chưa được báo cáo nhiều nên tiến trình lành vết thương chưa được hiểu rõ. Vì vậy, trong
tương lai, chúng ta cần thúc đẩy nghiên cứu theo hai phương pháp này và cần nhiều
nghiên cứu hơn nữa để giúp cho các nhà phụ khoa có chọn lựa phương pháp thích hợp
để điều trị hở sẹo mổ lấy thai cũ. Ngoài ra vấn đề PCSD cũng nên được đề cập khi tư
vấn cho thai phụ có chỉ định mổ lấy thai (Allornuvor và cs, 2013).
KẾT LUẬN
Hở sẹo mổ lấy thai cũ là một bệnh lý mới được chú ý gần đây do liên quan đến vô sinh
và xuất huyết âm đạo bất thường. Về tên gọi còn chưa được thống nhất. Phương tiện
chẩn đoán đơn giản nhất có thể là siêu âm ngả âm đạo, mặc dù siêu âm bơm nước lòng
tử cung hay MRI cũng cho nhiều thông tin hữu dụng. Phương cách điều trị còn chưa
được đồng thuận, trong đó soi buồng tử cung có ưu thế đơn giản, ít xâm lấn. Tuy nhiên
nội soi ổ bụng sửa sẹo hở có vẻ là phương pháp hứa hẹn trong tương lai.
174
Bảng tóm tắt các phương pháp điều trị hở sẹo mổ lấy thai cũ
Phương pháp Tác giả Kết quả
Nội tiết
Tahara và cs (2006)
Kết quả tốt trong tất cả 11 bệnh nhân có xuất
huyết tử cung bất thường.
Erickson và Van Voorhis
(1999)
Thất bại trong cả 3 ca xuất huyết tử cung bất
thường.
Thurmond và cs (1999)
Không thay đổi triệu chứng ¾ ca xuất huyết tử
cung bất thường.
Soi buồng
tử cung cắt
sửa sẹo
Wang và cs (2011)
59.6% bệnh nhân (34/57) cải thiện xuất huyết tử
cung bất thường.
Gubbini và cs (2008)
Tất cả 26 bệnh nhân giảm xuất huyết tử cung
bất thường. 7 trong 9 bệnh nhân vô sinh thứ
phát có thai.
Gubbini và cs (2011)
Hết xuất huyết tử cung bất thường và đau vùng
chậu trong tất cả bệnh nhân. Tất cả 41 bệnh
nhân có thai.
Chang và cs (2009)
Không cải thiện trong 36% bệnh nhân có xuất
huyết tử cung bất thường.
Fernandez và cs (1996)
Tất cả 7 bệnh nhân giảm xuất huyết tử cung bất
thường. 2 trong 4 bệnh nhân vô sinh có thai.
Fabres và cs (2005)
Không cải thiện trong 16%; 84% (20/24) giảm
xuất huyết tử cung bất thường. 9 bệnh nhân có
thai.
Xu và cs (2010)
11 trong 12 bệnh nhân giảm xuất huyết tử cung
bất thường.
Nội soi ổ bụng
sửa sẹo
Donnez và cs (2008)
Thành công trong 3 bệnh nhân. 1 bệnh nhân có
thai và sanh mổ lúc 38 tuần.
Sửa sẹo ngả
âm đạo
Luo và cs (2012)
Hiệu quả trong sửa sẹo về giải phẫu và giảm
triệu chứng 92.9% (39/42 bệnh nhân).
Soi buồng tử
cung cắt nội
mạc tử cung
Lin và cs (2010) Giảm rong kinh từ 14 ngày xuống còn 7 ngày.
Cắt tử cung
Erickson and Van
Voorhis (1999)
3 bệnh nhân bị cắt tử cung sau khi không đáp
ứng thuốc ngừa thai phối hợp uống để điều trị
xuất huyết tử cung bất thường.
175
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 	 Allornuvor GFN, Xue M, Zhu X and Xu D (2013). “The definition, aetiology, presentation, diagnosis and
management of previous caesarean scar defects”. Journal of Obstetrics & Gynaecology; 33 (8): 759-763.
2. 	 Borges Layza Merizio, Scapinelli Alessandro, de Baptista Depes Daniella, Lippi Umberto Gazzi and Lopes
Reginaldo Guedes Coelho (2010). “Findings in patients with postmenstrual spotting with prior cesarean
section”. Journal of minimally invasive gynecology; 17 (3): 361-364.
3. 	 Chang Yu, Tsai Eing Mei, Long Cheng Yu, Lee Chyi Long and Kay Nari (2009). “Resectoscopic treatment
combined with sonohysterographic evaluation of women with postmenstrual bleeding as a result of
previous cesarean delivery scar defects”. American journal of obstetrics and gynecology; 200 (4): 370.
4. 	 Donnez Olivier, Jadoul Pascale, Squifflet Jean and Donnez Jacques (2008). “Laparoscopic repair of wide
and deep uterine scar dehiscence after cesarean section”. Fertility and sterility; 89 (4): 974-980.
5. 	 Erickson Sonya S and Van Voorhis Bradley J (1999). “Intermenstrual bleeding secondary to cesarean scar
diverticuli: report of three cases”. Obstetrics & Gynecology; 93 (5): 802-805.
6. 	 Fabres Cecilia, Arriagada Pablo, Fernández Carlos, MacKenna Antonio, Zegers Fernando and Fernández
Emilio (2005). “Surgical treatment and follow-up of women with intermenstrual bleeding due to cesarean
section scar defect”. Journal of minimally invasive gynecology; 12 (1): 25-28.
7. 	 Fabres Cecilia, Aviles Guillermo, De La Jara Carlos, Escalona Juan, Muñoz Jorge Felipe, Mackenna Antonio,
Fernández Carlos, Zegers-Hochschild Fernando and Fernández Emilio (2003). “The Cesarean Delivery
Scar Pouch Clinical Implications and Diagnostic Correlation Between Transvaginal Sonography and
Hysteroscopy”. Journal of ultrasound in medicine; 22 (7): 695-700.
8. 	 Fernandez E, Fernandez C, Fabres C and Alam VV (1996). “Hysteroscopic correction of cesarean section
scars in women with abnormal uterine bleeding”. The Journal of the American Association of Gynecologic
Laparoscopists; 3 (4): S13-S13.
9. 	 Gubbini Giampietro, Casadio Paolo and Marra Elena (2008). “Resectoscopic correction of the “isthmocele”
in women with postmenstrual abnormal uterine bleeding and secondary infertility”. Journal of minimally
invasive gynecology; 15 (2): 172-175.
10. 	 Gubbini Giampietro, Centini Gabriele, Nascetti Daniela, Marra Elena, Moncini Irene, Bruni Luca, Petraglia
Felice and Florio Pasquale (2011). “Surgical hysteroscopic treatment of cesarean-induced isthmocele in
restoring fertility: prospective study”. Journal of minimally invasive gynecology; 18 (2): 234-237.
11. 	 Lin Yu-Hung, Hwang Jiann-Loung and Seow Kok-Min (2010). “Endometrial ablation as a treatment for
postmenstrual bleeding due to cesarean scar defect”. International Journal of Gynecology & Obstetrics;
111 (1): 88-89.
12. 	 Luo Lu, Niu Gang, Wang Qiong, Xie Hong-zhe and Yao Shu-zhong (2012). “Vaginal repair of cesarean
section scar diverticula”. Journal of minimally invasive gynecology; 19 (4): 454-458.
13. 	 Maymon R, Halperin R, Mendlovic S el, Schneider D and Herman A (2004). “Ectopic pregnancies in a
Caesarean scar: review of the medical approach to an iatrogenic complication”. Human reproduction
update; 10 (6): 515-523.
14. 	 Osser Olga Vikhareva and Valentin Lil (2011). “Clinical importance of appearance of cesarean hysterotomy
scar at transvaginal ultrasonography in nonpregnant women”. Obstetrics & Gynecology; 117 (3): 525-532.
15. 	 Surapaneni Krishna and Silberzweig James E (2008). “Cesarean section scar diverticulum: appearance on
hysterosalpingography”. American Journal of Roentgenology; 190 (4): 870-874.
176
16. 	 Tahara Masahiro, Shimizu Takashi and Shimoura Hisayoshi (2006). “Preliminary report of treatment with
oral contraceptive pills for intermenstrual vaginal bleeding secondary to a cesarean section scar”. Fertility
and sterility; 86 (2): 477-479.
17. 	 Thurmond Amy S, Harvey William J and Smith Susan A (1999). “Cesarean section scar as a cause of
abnormal vaginal bleeding: diagnosis by sonohysterography”. Journal of ultrasound in medicine; 18 (1):
13-16.
18. 	 Vikhareva Osser O, Jokubkiene Ligita and Valentin Lil (2009). “High prevalence of defects in Cesarean
section scars at transvaginal ultrasound examination”. Ultrasound in Obstetrics & Gynecology; 34 (1):
90-97.
19. 	 Vikhareva Osser O and Valentin Lil (2010). “Risk factors for incomplete healing of the uterine incision after
caesarean section”. BJOG: An International Journal of Obstetrics & Gynaecology; 117 (9): 1119-1126.
20. 	 Wang C‐B, Chiu W‐W‐C, Lee C‐Y, Sun Y‐L, Lin Y‐H and Tseng C‐J (2009). “Cesarean scar defect: correlation
between Cesarean section number, defect size, clinical symptoms and uterine position”. Ultrasound in
Obstetrics & Gynecology; 34 (1): 85-89.
21. 	 Wang Chin-Jung, Huang Huei-Jean, Chao Angel, Lin Yu-Pin, Pan Yi-Jung and Horng Shang-Gwo (2011).
“Challenges in the transvaginal management of abnormal uterine bleeding secondary to cesarean section
scar defect”. European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology; 154 (2): 218-222.
22. 	 Xu DB, He YQ, Liu H, Wan YJ and Xue M (2010). “Hysteroscopic treatment of women with previous
cesarean scar defect]”. Nan fang yi ke da xue xue bao= Journal of Southern Medical University; 30 (2):
394-396.
23. 	 Yazicioglu Fehmi, Gökdogan Arif, Kelekci Sefa, Aygün Mehmet and Savan Kadir (2006). “Incomplete
healing of the uterine incision after caesarean section: Is it preventable?”. European Journal of Obstetrics
& Gynecology and Reproductive Biology; 124 (1): 32-36..

More Related Content

What's hot

TRẮC NGHIỆM XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ (2)
TRẮC NGHIỆM XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ (2)TRẮC NGHIỆM XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ (2)
TRẮC NGHIỆM XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ (2)
SoM
 
Kích thích đơn noãn trong iui
Kích thích đơn noãn trong iuiKích thích đơn noãn trong iui
Kích thích đơn noãn trong iui
SoM
 
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (2)
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (2)TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (2)
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (2)
SoM
 
TRẮC NGHIỆM - CẤP CỨU SẢN KHOA
TRẮC NGHIỆM - CẤP CỨU SẢN KHOA TRẮC NGHIỆM - CẤP CỨU SẢN KHOA
TRẮC NGHIỆM - CẤP CỨU SẢN KHOA
SoM
 
Tai Lieu Huong Dan Sang Soc So Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Soc So SinhTai Lieu Huong Dan Sang Soc So Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Soc So Sinh
thanh cong
 
BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT NỘI SOI PHỤ KHOA
BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT NỘI SOI PHỤ KHOABIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT NỘI SOI PHỤ KHOA
BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT NỘI SOI PHỤ KHOA
SoM
 
TRẮC NGHIỆM CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG (2)
TRẮC NGHIỆM CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG (2)TRẮC NGHIỆM CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG (2)
TRẮC NGHIỆM CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG (2)
SoM
 
ATLAS SỰ PHÁT TRIỄN NOÃN NANG - SINH LÝ STEROID HORMONE SINH DỤC
ATLAS SỰ PHÁT TRIỄN NOÃN NANG - SINH LÝ STEROID HORMONE SINH DỤCATLAS SỰ PHÁT TRIỄN NOÃN NANG - SINH LÝ STEROID HORMONE SINH DỤC
ATLAS SỰ PHÁT TRIỄN NOÃN NANG - SINH LÝ STEROID HORMONE SINH DỤC
SoM
 
CÁC BIỆN PHÁP KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ
CÁC BIỆN PHÁP KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠCÁC BIỆN PHÁP KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ
CÁC BIỆN PHÁP KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ
SoM
 
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNGTÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
SoM
 
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RÁCH TẦNG SINH MÔN PHỨC TẠP
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RÁCH TẦNG SINH MÔN PHỨC TẠPPHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RÁCH TẦNG SINH MÔN PHỨC TẠP
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RÁCH TẦNG SINH MÔN PHỨC TẠP
SoM
 
BỆNH TUYẾN CƠ TỬ CUNG (ADENOMYOSIS) SINH BỆNH HỌC
BỆNH TUYẾN CƠ TỬ CUNG (ADENOMYOSIS) SINH BỆNH HỌCBỆNH TUYẾN CƠ TỬ CUNG (ADENOMYOSIS) SINH BỆNH HỌC
BỆNH TUYẾN CƠ TỬ CUNG (ADENOMYOSIS) SINH BỆNH HỌC
SoM
 

What's hot (20)

NHAU TIỀN ĐẠO
NHAU TIỀN ĐẠONHAU TIỀN ĐẠO
NHAU TIỀN ĐẠO
 
SIÊU ÂM QUÝ HAI THAI KỲ
SIÊU ÂM QUÝ HAI THAI KỲSIÊU ÂM QUÝ HAI THAI KỲ
SIÊU ÂM QUÝ HAI THAI KỲ
 
TRẮC NGHIỆM XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ (2)
TRẮC NGHIỆM XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ (2)TRẮC NGHIỆM XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ (2)
TRẮC NGHIỆM XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ (2)
 
Kích thích đơn noãn trong iui
Kích thích đơn noãn trong iuiKích thích đơn noãn trong iui
Kích thích đơn noãn trong iui
 
Visuog miscarriage puv say thai bs vo ta son 2020
Visuog miscarriage puv say thai bs vo ta son 2020Visuog miscarriage puv say thai bs vo ta son 2020
Visuog miscarriage puv say thai bs vo ta son 2020
 
Dự phòng sảy thai và sinh non 2019
Dự phòng sảy thai và sinh non 2019Dự phòng sảy thai và sinh non 2019
Dự phòng sảy thai và sinh non 2019
 
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (2)
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (2)TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (2)
TRẮC NGHIỆM LƯỢNG GIÁ SỨC KHỎE THAI (2)
 
TRẮC NGHIỆM - CẤP CỨU SẢN KHOA
TRẮC NGHIỆM - CẤP CỨU SẢN KHOA TRẮC NGHIỆM - CẤP CỨU SẢN KHOA
TRẮC NGHIỆM - CẤP CỨU SẢN KHOA
 
BĂNG HUYẾT SAU SINH
BĂNG HUYẾT SAU SINHBĂNG HUYẾT SAU SINH
BĂNG HUYẾT SAU SINH
 
Tai Lieu Huong Dan Sang Soc So Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Soc So SinhTai Lieu Huong Dan Sang Soc So Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Soc So Sinh
 
BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT NỘI SOI PHỤ KHOA
BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT NỘI SOI PHỤ KHOABIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT NỘI SOI PHỤ KHOA
BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT NỘI SOI PHỤ KHOA
 
TRẮC NGHIỆM CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG (2)
TRẮC NGHIỆM CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG (2)TRẮC NGHIỆM CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG (2)
TRẮC NGHIỆM CHUYỂN DẠ BÌNH THƯỜNG (2)
 
ATLAS SỰ PHÁT TRIỄN NOÃN NANG - SINH LÝ STEROID HORMONE SINH DỤC
ATLAS SỰ PHÁT TRIỄN NOÃN NANG - SINH LÝ STEROID HORMONE SINH DỤCATLAS SỰ PHÁT TRIỄN NOÃN NANG - SINH LÝ STEROID HORMONE SINH DỤC
ATLAS SỰ PHÁT TRIỄN NOÃN NANG - SINH LÝ STEROID HORMONE SINH DỤC
 
CÁC BIỆN PHÁP KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ
CÁC BIỆN PHÁP KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠCÁC BIỆN PHÁP KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ
CÁC BIỆN PHÁP KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ
 
CASE LÂM SÀNG SẢN (1).pptx
CASE LÂM SÀNG SẢN (1).pptxCASE LÂM SÀNG SẢN (1).pptx
CASE LÂM SÀNG SẢN (1).pptx
 
SINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠSINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠ
 
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNGTÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
TÂN SINH TRONG BIỂU MÔ CỔ TỬ CUNG
 
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RÁCH TẦNG SINH MÔN PHỨC TẠP
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RÁCH TẦNG SINH MÔN PHỨC TẠPPHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RÁCH TẦNG SINH MÔN PHỨC TẠP
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ RÁCH TẦNG SINH MÔN PHỨC TẠP
 
Thai lưu thai dị dạng
Thai lưu  thai dị dạngThai lưu  thai dị dạng
Thai lưu thai dị dạng
 
BỆNH TUYẾN CƠ TỬ CUNG (ADENOMYOSIS) SINH BỆNH HỌC
BỆNH TUYẾN CƠ TỬ CUNG (ADENOMYOSIS) SINH BỆNH HỌCBỆNH TUYẾN CƠ TỬ CUNG (ADENOMYOSIS) SINH BỆNH HỌC
BỆNH TUYẾN CƠ TỬ CUNG (ADENOMYOSIS) SINH BỆNH HỌC
 

Viewers also liked

Viewers also liked (19)

Optimising maternal-fetal outcomes in preterm labour: a decision analysis
Optimising maternal-fetal outcomes in preterm labour: a decision analysisOptimising maternal-fetal outcomes in preterm labour: a decision analysis
Optimising maternal-fetal outcomes in preterm labour: a decision analysis
 
Quản lý nhau cài răng lược ACOG 2015 placenta accreta management
Quản lý nhau cài răng lược ACOG 2015 placenta accreta managementQuản lý nhau cài răng lược ACOG 2015 placenta accreta management
Quản lý nhau cài răng lược ACOG 2015 placenta accreta management
 
Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung
Chẩn đoán lạc nội mạc tử cungChẩn đoán lạc nội mạc tử cung
Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung
 
Bệnh học lạc nội mạc tử cung
Bệnh học lạc nội mạc tử cungBệnh học lạc nội mạc tử cung
Bệnh học lạc nội mạc tử cung
 
Tiêm phòng Rubella trong thời kỳ mang thai
Tiêm phòng Rubella trong thời kỳ mang thaiTiêm phòng Rubella trong thời kỳ mang thai
Tiêm phòng Rubella trong thời kỳ mang thai
 
Pulmonary atresia with ventricular septal defect
Pulmonary atresia with ventricular septal defectPulmonary atresia with ventricular septal defect
Pulmonary atresia with ventricular septal defect
 
Tài liệu hướng dẫn tự học ielts cho kẻ ngốc
Tài liệu hướng dẫn tự học ielts cho kẻ ngốcTài liệu hướng dẫn tự học ielts cho kẻ ngốc
Tài liệu hướng dẫn tự học ielts cho kẻ ngốc
 
Đa ối - Polyhydramnios
Đa ối - PolyhydramniosĐa ối - Polyhydramnios
Đa ối - Polyhydramnios
 
Thông liên thất - ventricular septal defects - Siêu âm tim thai
Thông liên thất  - ventricular septal defects - Siêu âm tim thaiThông liên thất  - ventricular septal defects - Siêu âm tim thai
Thông liên thất - ventricular septal defects - Siêu âm tim thai
 
Guideline ối vớ non Prematura de membranas acog 2013
 Guideline ối vớ non Prematura de membranas acog 2013 Guideline ối vớ non Prematura de membranas acog 2013
Guideline ối vớ non Prematura de membranas acog 2013
 
Cập nhật chẩn đoán và xử trí rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ
Cập nhật chẩn đoán và xử trí rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳCập nhật chẩn đoán và xử trí rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ
Cập nhật chẩn đoán và xử trí rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ
 
3000 từ tiếng Anh thông dụng - 3000 Common English Words
3000 từ tiếng Anh thông dụng - 3000 Common English Words3000 từ tiếng Anh thông dụng - 3000 Common English Words
3000 từ tiếng Anh thông dụng - 3000 Common English Words
 
Vai trò của chỉ số não rốn trong đánh giá sức khỏe thai nhi ở thai AGA và SGA
Vai trò của chỉ số não rốn trong đánh giá sức khỏe thai nhi ở thai AGA và SGA Vai trò của chỉ số não rốn trong đánh giá sức khỏe thai nhi ở thai AGA và SGA
Vai trò của chỉ số não rốn trong đánh giá sức khỏe thai nhi ở thai AGA và SGA
 
Kỹ thuật hủy thai và giảm thai
Kỹ thuật hủy thai và giảm thai Kỹ thuật hủy thai và giảm thai
Kỹ thuật hủy thai và giảm thai
 
Bảng chỉ số nước ối AFI chuẩn theo tuổi thai
Bảng chỉ số nước ối AFI chuẩn theo tuổi thaiBảng chỉ số nước ối AFI chuẩn theo tuổi thai
Bảng chỉ số nước ối AFI chuẩn theo tuổi thai
 
Natural history of caesarean scar pregnancy on prenatal ultrasound the cross...
Natural history of caesarean scar pregnancy on prenatal ultrasound  the cross...Natural history of caesarean scar pregnancy on prenatal ultrasound  the cross...
Natural history of caesarean scar pregnancy on prenatal ultrasound the cross...
 
cap nhat bang chung hieu qua cua aspirin lieu thap trong du phong tien san gi...
cap nhat bang chung hieu qua cua aspirin lieu thap trong du phong tien san gi...cap nhat bang chung hieu qua cua aspirin lieu thap trong du phong tien san gi...
cap nhat bang chung hieu qua cua aspirin lieu thap trong du phong tien san gi...
 
Kênh nhĩ thất - Atrioventricular septal defect - Siêu âm tim thai
Kênh nhĩ thất - Atrioventricular septal defect - Siêu âm tim thaiKênh nhĩ thất - Atrioventricular septal defect - Siêu âm tim thai
Kênh nhĩ thất - Atrioventricular septal defect - Siêu âm tim thai
 
ISUOG 2017 sieu am hinh thai thai nhi quy 1
ISUOG 2017 sieu am hinh thai thai nhi quy 1ISUOG 2017 sieu am hinh thai thai nhi quy 1
ISUOG 2017 sieu am hinh thai thai nhi quy 1
 

Similar to ho seo mo lay thai cu

QUẢN LÝ MỘT TÌNH TRẠNG TƯƠNG TỰ KHỐI U BUỒNG TRỨNG LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG
QUẢN LÝ MỘT TÌNH TRẠNG TƯƠNG TỰ KHỐI U BUỒNG TRỨNG LẠC NỘI MẠC TỬ CUNGQUẢN LÝ MỘT TÌNH TRẠNG TƯƠNG TỰ KHỐI U BUỒNG TRỨNG LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG
QUẢN LÝ MỘT TÌNH TRẠNG TƯƠNG TỰ KHỐI U BUỒNG TRỨNG LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG
SoM
 
TƯ VẤN NGỪA THAI TRÊN THAI PHỤ CÓ VẾT MỔ CŨ MỔ LẤY THAI
TƯ VẤN NGỪA THAI TRÊN THAI PHỤ CÓ VẾT MỔ CŨ MỔ LẤY THAITƯ VẤN NGỪA THAI TRÊN THAI PHỤ CÓ VẾT MỔ CŨ MỔ LẤY THAI
TƯ VẤN NGỪA THAI TRÊN THAI PHỤ CÓ VẾT MỔ CŨ MỔ LẤY THAI
SoM
 
Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo h...
Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo h...Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo h...
Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo h...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
VỠ TỬ CUNG
VỠ TỬ CUNGVỠ TỬ CUNG
VỠ TỬ CUNG
SoM
 
So sanh thong tieu luu va thong tieu gian doan nham phong ngua bi tieu sau si...
So sanh thong tieu luu va thong tieu gian doan nham phong ngua bi tieu sau si...So sanh thong tieu luu va thong tieu gian doan nham phong ngua bi tieu sau si...
So sanh thong tieu luu va thong tieu gian doan nham phong ngua bi tieu sau si...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to ho seo mo lay thai cu (20)

QUẢN LÝ MỘT TÌNH TRẠNG TƯƠNG TỰ KHỐI U BUỒNG TRỨNG LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG
QUẢN LÝ MỘT TÌNH TRẠNG TƯƠNG TỰ KHỐI U BUỒNG TRỨNG LẠC NỘI MẠC TỬ CUNGQUẢN LÝ MỘT TÌNH TRẠNG TƯƠNG TỰ KHỐI U BUỒNG TRỨNG LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG
QUẢN LÝ MỘT TÌNH TRẠNG TƯƠNG TỰ KHỐI U BUỒNG TRỨNG LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG
 
BĂNG HUYẾT SAU SINH
BĂNG HUYẾT SAU SINHBĂNG HUYẾT SAU SINH
BĂNG HUYẾT SAU SINH
 
Sự thay đổi dự trữ buồng trứng bằng Anti - Mullerian Hormone
Sự thay đổi dự trữ buồng trứng bằng Anti - Mullerian HormoneSự thay đổi dự trữ buồng trứng bằng Anti - Mullerian Hormone
Sự thay đổi dự trữ buồng trứng bằng Anti - Mullerian Hormone
 
Đề tài: Đánh giá sự thay đổi dự trữ buồng trứng bằng Anti - Mullerian Hormone...
Đề tài: Đánh giá sự thay đổi dự trữ buồng trứng bằng Anti - Mullerian Hormone...Đề tài: Đánh giá sự thay đổi dự trữ buồng trứng bằng Anti - Mullerian Hormone...
Đề tài: Đánh giá sự thay đổi dự trữ buồng trứng bằng Anti - Mullerian Hormone...
 
Phẫu thuật chẻ dọc cành cao xương hàm dưới ở bệnh nhân sai khớp
Phẫu thuật chẻ dọc cành cao xương hàm dưới ở bệnh nhân sai khớpPhẫu thuật chẻ dọc cành cao xương hàm dưới ở bệnh nhân sai khớp
Phẫu thuật chẻ dọc cành cao xương hàm dưới ở bệnh nhân sai khớp
 
bệnh giãn tĩnh mạch tinh
bệnh giãn tĩnh mạch tinhbệnh giãn tĩnh mạch tinh
bệnh giãn tĩnh mạch tinh
 
Thuat ngu thai sung nen bi loai bo - The Term Cornual Pregnancy Should Be Aba...
Thuat ngu thai sung nen bi loai bo - The Term Cornual Pregnancy Should Be Aba...Thuat ngu thai sung nen bi loai bo - The Term Cornual Pregnancy Should Be Aba...
Thuat ngu thai sung nen bi loai bo - The Term Cornual Pregnancy Should Be Aba...
 
YHSS 55 (13_10 S)-3 NGUYEN HAI DANG.pdf
YHSS 55 (13_10 S)-3 NGUYEN HAI DANG.pdfYHSS 55 (13_10 S)-3 NGUYEN HAI DANG.pdf
YHSS 55 (13_10 S)-3 NGUYEN HAI DANG.pdf
 
VỠ TỬ CUNG
VỠ TỬ CUNGVỠ TỬ CUNG
VỠ TỬ CUNG
 
5. sacd thai lac cho.vsum.10.2017.medic.k23
5. sacd thai lac cho.vsum.10.2017.medic.k235. sacd thai lac cho.vsum.10.2017.medic.k23
5. sacd thai lac cho.vsum.10.2017.medic.k23
 
Thai bam vet mo cu RMT - VOTASON 2023.pdf
Thai bam vet mo cu RMT - VOTASON 2023.pdfThai bam vet mo cu RMT - VOTASON 2023.pdf
Thai bam vet mo cu RMT - VOTASON 2023.pdf
 
Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạoNhau tiền đạo
Nhau tiền đạo
 
Các nguyên nhân gây chảy máu âm đạo 3 tháng cuối của thai kì.
Các nguyên nhân gây chảy máu âm đạo 3 tháng cuối của thai kì.Các nguyên nhân gây chảy máu âm đạo 3 tháng cuối của thai kì.
Các nguyên nhân gây chảy máu âm đạo 3 tháng cuối của thai kì.
 
TƯ VẤN NGỪA THAI TRÊN THAI PHỤ CÓ VẾT MỔ CŨ MỔ LẤY THAI
TƯ VẤN NGỪA THAI TRÊN THAI PHỤ CÓ VẾT MỔ CŨ MỔ LẤY THAITƯ VẤN NGỪA THAI TRÊN THAI PHỤ CÓ VẾT MỔ CŨ MỔ LẤY THAI
TƯ VẤN NGỪA THAI TRÊN THAI PHỤ CÓ VẾT MỔ CŨ MỔ LẤY THAI
 
VẾT MỔ CŨ MỖ LẤY THAI
VẾT MỔ CŨ MỖ LẤY THAIVẾT MỔ CŨ MỖ LẤY THAI
VẾT MỔ CŨ MỖ LẤY THAI
 
Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo h...
Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo h...Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo h...
Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tạo h...
 
VỠ TỬ CUNG
VỠ TỬ CUNGVỠ TỬ CUNG
VỠ TỬ CUNG
 
U XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNGU XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNG
 
So sanh thong tieu luu va thong tieu gian doan nham phong ngua bi tieu sau si...
So sanh thong tieu luu va thong tieu gian doan nham phong ngua bi tieu sau si...So sanh thong tieu luu va thong tieu gian doan nham phong ngua bi tieu sau si...
So sanh thong tieu luu va thong tieu gian doan nham phong ngua bi tieu sau si...
 
Long ruot-thua
Long ruot-thuaLong ruot-thua
Long ruot-thua
 

More from Võ Tá Sơn

Sinh thiết gai rau CVS những điều mẹ bầu nên biết
Sinh thiết gai rau CVS những điều mẹ bầu nên biếtSinh thiết gai rau CVS những điều mẹ bầu nên biết
Sinh thiết gai rau CVS những điều mẹ bầu nên biết
Võ Tá Sơn
 
Posttest isuog mid trimester ultrasound course 2021
Posttest isuog mid trimester ultrasound course 2021Posttest isuog mid trimester ultrasound course 2021
Posttest isuog mid trimester ultrasound course 2021
Võ Tá Sơn
 

More from Võ Tá Sơn (20)

Sinh thiết gai rau CVS những điều mẹ bầu nên biết
Sinh thiết gai rau CVS những điều mẹ bầu nên biếtSinh thiết gai rau CVS những điều mẹ bầu nên biết
Sinh thiết gai rau CVS những điều mẹ bầu nên biết
 
Chọc ối amniocentesis những điều mẹ bầu cần biết
Chọc ối amniocentesis những điều mẹ bầu cần biếtChọc ối amniocentesis những điều mẹ bầu cần biết
Chọc ối amniocentesis những điều mẹ bầu cần biết
 
Mang thai ở từ tuổi 35 - Pregnancy at 35 years or older - ACOG SMFM 2022.pdf
Mang thai ở từ tuổi 35 - Pregnancy at 35 years or older - ACOG SMFM 2022.pdfMang thai ở từ tuổi 35 - Pregnancy at 35 years or older - ACOG SMFM 2022.pdf
Mang thai ở từ tuổi 35 - Pregnancy at 35 years or older - ACOG SMFM 2022.pdf
 
wigby2016 Expanding the phenotype of Triple X syndrome- A comparison of prena...
wigby2016 Expanding the phenotype of Triple X syndrome- A comparison of prena...wigby2016 Expanding the phenotype of Triple X syndrome- A comparison of prena...
wigby2016 Expanding the phenotype of Triple X syndrome- A comparison of prena...
 
Prenatal Diagnosis - 2022 - Wu - Prenatal diagnosis of Cornelia de Lange synd...
Prenatal Diagnosis - 2022 - Wu - Prenatal diagnosis of Cornelia de Lange synd...Prenatal Diagnosis - 2022 - Wu - Prenatal diagnosis of Cornelia de Lange synd...
Prenatal Diagnosis - 2022 - Wu - Prenatal diagnosis of Cornelia de Lange synd...
 
Day ron bam mang - mach mau tien dao - 2021 bv tu du
Day ron bam mang -  mach mau tien dao - 2021 bv tu duDay ron bam mang -  mach mau tien dao - 2021 bv tu du
Day ron bam mang - mach mau tien dao - 2021 bv tu du
 
Prediction and prevention of spontaneous preterm birth 2021 [votason.net]
Prediction and prevention of spontaneous preterm birth 2021 [votason.net]Prediction and prevention of spontaneous preterm birth 2021 [votason.net]
Prediction and prevention of spontaneous preterm birth 2021 [votason.net]
 
VISUOG fetal goitre images- HÌNH ẢNH BƯỚU GIÁP THAI NHI
VISUOG fetal goitre images- HÌNH ẢNH BƯỚU GIÁP THAI NHIVISUOG fetal goitre images- HÌNH ẢNH BƯỚU GIÁP THAI NHI
VISUOG fetal goitre images- HÌNH ẢNH BƯỚU GIÁP THAI NHI
 
Oligohydramnios - etiology, diagnosis, and management - uptodate 7/2021
Oligohydramnios - etiology, diagnosis, and management  - uptodate 7/2021Oligohydramnios - etiology, diagnosis, and management  - uptodate 7/2021
Oligohydramnios - etiology, diagnosis, and management - uptodate 7/2021
 
Amnioinfusion - uptodate 7 2021
Amnioinfusion  - uptodate 7 2021Amnioinfusion  - uptodate 7 2021
Amnioinfusion - uptodate 7 2021
 
2020 HƯỚNG DẪN VỀ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT TRONG SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ TRƯ...
2020 HƯỚNG DẪN VỀ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT TRONG SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ TRƯ...2020 HƯỚNG DẪN VỀ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT TRONG SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ TRƯ...
2020 HƯỚNG DẪN VỀ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT TRONG SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ TRƯ...
 
Toxoplasma và thai kỳ, Toxoplasmosis and pregnancy, uptodate 6 2021
Toxoplasma và thai kỳ, Toxoplasmosis and pregnancy, uptodate 6 2021Toxoplasma và thai kỳ, Toxoplasmosis and pregnancy, uptodate 6 2021
Toxoplasma và thai kỳ, Toxoplasmosis and pregnancy, uptodate 6 2021
 
ACOG screening for fetal chromosomal abnormalities 2020
ACOG screening for fetal chromosomal abnormalities 2020ACOG screening for fetal chromosomal abnormalities 2020
ACOG screening for fetal chromosomal abnormalities 2020
 
Hướng dẫn sàng lọc và dự phòng tiền sản giật 2021 Bộ Y Tế
Hướng dẫn sàng lọc và dự phòng tiền sản giật 2021 Bộ Y TếHướng dẫn sàng lọc và dự phòng tiền sản giật 2021 Bộ Y Tế
Hướng dẫn sàng lọc và dự phòng tiền sản giật 2021 Bộ Y Tế
 
Posttest isuog mid trimester ultrasound course 2021
Posttest isuog mid trimester ultrasound course 2021Posttest isuog mid trimester ultrasound course 2021
Posttest isuog mid trimester ultrasound course 2021
 
Siêu âm chẩn đoán sẩy thai, miscarriage - isuog - bs vo ta son 2020
Siêu âm chẩn đoán sẩy thai, miscarriage - isuog - bs vo ta son 2020Siêu âm chẩn đoán sẩy thai, miscarriage - isuog - bs vo ta son 2020
Siêu âm chẩn đoán sẩy thai, miscarriage - isuog - bs vo ta son 2020
 
Thai đoạn kẽ vòi tử cung, interstitial ectopic pregnancy, siêu âm, võ tá sơn
Thai đoạn kẽ vòi tử cung, interstitial ectopic pregnancy, siêu âm, võ tá sơnThai đoạn kẽ vòi tử cung, interstitial ectopic pregnancy, siêu âm, võ tá sơn
Thai đoạn kẽ vòi tử cung, interstitial ectopic pregnancy, siêu âm, võ tá sơn
 
Đặc điểm điện di huyết sắc tố và kiểu gene hội chứng thai tích dịch do Hb Bart's
Đặc điểm điện di huyết sắc tố và kiểu gene hội chứng thai tích dịch do Hb Bart'sĐặc điểm điện di huyết sắc tố và kiểu gene hội chứng thai tích dịch do Hb Bart's
Đặc điểm điện di huyết sắc tố và kiểu gene hội chứng thai tích dịch do Hb Bart's
 
Liao2011 phân tích máu cuống rốn để khẳng định chẩn đoán nhanh trước sinh bện...
Liao2011 phân tích máu cuống rốn để khẳng định chẩn đoán nhanh trước sinh bện...Liao2011 phân tích máu cuống rốn để khẳng định chẩn đoán nhanh trước sinh bện...
Liao2011 phân tích máu cuống rốn để khẳng định chẩn đoán nhanh trước sinh bện...
 
Lecture 12 distinguishing between normal and abnormal appearances of the feta...
Lecture 12 distinguishing between normal and abnormal appearances of the feta...Lecture 12 distinguishing between normal and abnormal appearances of the feta...
Lecture 12 distinguishing between normal and abnormal appearances of the feta...
 

Recently uploaded

SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
HongBiThi1
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
HongBiThi1
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
HongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạSGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
HongBiThi1
 
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
HongBiThi1
 
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
HongBiThi1
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
HongBiThi1
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
HongBiThi1
 
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
uchihohohoho1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
 
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạSGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
 
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
 
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
 
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 

ho seo mo lay thai cu

  • 1. 169 HỞ SẸO MỔ LẤY THAI CŨ Bùi Chí Thương MỞ ĐẦU Hở (khiếm khuyết) sẹo mổ lấy thai cũ (previous lower uterine segment caesarean scar defect - PCSD) là sự mất liên tục của nội mạc tử cung và một phần hay toàn bộ cơ của thành trước tử cung, xảy ra trong suốt quá trình lành sẹo mổ lấy thai. Bệnh lý này thường gây ra triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường, ứ dịch tại sẹo mổ cũ, thống kinh và vô sinh. Một số triệu chứng khác không thường kèm theo ở bệnh lý này như chảy máu sau giao hợp và ứ dịch lòng tử cung (Allornuvor và cs, 2013). ĐỊNH NGHĨA Định nghĩa của PCSD chưa rõ ràng nên cản trở đáng kể về sự hiểu biết của bệnh lý này. Năm 2011, Gubbini định nghĩa hở sẹo mổ lấy thai cũ như một tình trạng “thoát vị vùng eo tử cung- isthmocele” (Gubbini và cs, 2011), Surapaneni và Silberzweig mô tả bệnh lý này như là túi thừa ở đoạn dưới buồng tử cung, eo tử cung hay phần trên của kênh cổ tử cung (Surapaneni và cs, 2008). Mặc dù, hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ “thoát vị vùng eo tử cung - isthmocele” nhưng thuật ngữ này không hoàn toàn phù hợp vì khiếm khuyết sẹo mổ lấy thai cũ không chỉ tại eo tử cung, mà còn ở tại thành trước đoạn dưới buồng tử cung và trong kênh cổ tử cung, tùy thuộc vào vị trí đường rạch mổ lấy thai trên cơ tử cung. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể định nghĩa hở (khiếm khuyết) sẹo mổ lấy thai cũ là sự hình thành túi dịch tại sẹo mổ lấy thai cũ ở thành trước đoạn dưới tử cung, eo tử cung hay đoạn trên của kênh cổ tử cung (Allornuvor và cs, 2013). PCSD phối hợp với rong kinh, thống kinh, chảy máu ri rỉ giữa kỳ kinh, ứ dịch sẹo mổ lấy thai cũ và vô sinh. Việc sửa lại khiếm khuyết sẹo mổ này có thể loại bỏ được các triệu chứng trên. NGUYÊN NHÂN Năm 2009, Wang cho rằng mổ lấy thai nhiều lần và tử cung gập sau là những yếu tố nguy cơ làm cho PCSD lớn hơn (Wang và cs, 2009). Osser cho rằng độ dày cơ ngay eo tử cung tỉ lệ nghịch với số lần mổ lấy thai và kích thước vết hở sẹo mổ lấy thai (Vikhareva Osser và cs, 2009). Tử cung gập sau có thể là yếu tố bệnh sinh bởi vì tử cung ở tư thế này làm căng mặt trước đoạn dưới tử cung, gây tưới máu kém dẫn đến lành
  • 2. 170 sẹo không tốt. Tương tự, mổ lấy thai nhiều lần làm cho tưới máu kém và lành sẹo cũng giảm chất lượng. Tuy nhiên, theo Gubbini báo cáo những triệu chứng nặng ở những bệnh nhân chỉ có 1 lần mổ lấy thai, điều đó cho thấy mổ lấy thai nhiều lần không phải là điều kiện tuyệt đối của PCSD (Gubbini và cs, 2011). Vì vậy câu hỏi được đặt ra là kĩ thuật khâu vết mổ trên cơ tử cung có phải là yếu tố góp phần gây hở sẹo mổ lấy thai cũ không? Yazicioglu ghi nhận khâu hết toàn bộ lớp cơ tử cung có thể làm giảm đáng kể tình trạng hở sẹo mổ lấy thai cũ (Yazicioglu và cs, 2006). Trong nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng tỉ lệ lành vết mổ không hoàn toàn ở nhóm khâu toàn bộ lớp cơ bao gồm nội mạc tử cung thấp hơn nhiều so với nhóm khâu lớp cơ mà không bao gồm nội mạc tử cung (44,7% so với 68,8%; OR: 2,718; CI: 1,016 – 7,268). Tóm lại, kĩ thuật khâu gây thiếu máu và dùng chỉ khâu tan chậm nhất có thể là yếu tố quan trọng gây hở sẹo mổ lấy thai cũ (Allornuvor và cs, 2013). Tuy nhiên những tác giả khác lại cho rằng mổ lấy thai ở giai đoạn chuyển dạ hoạt động có thể là yếu tố nguy cơ gây lành sẹo kém (Vikhareva Osser và cs, 2010) nhưng giả thuyết này chưa được chứng minh. Năm 2009, Osser cũng ghi nhận sẹo hở có xu hướng nằm thấp hơn so với sẹo không hở (Vikhareva Osser và cs, 2009). Ở người phụ nữ có một lần mổ lấy thai thì khoảng cách trung vị từ sẹo không hở đến lỗ trong cổ tử cung là 4,6 mm (từ 0 – 19 mm). Ngược lại, khoảng cách này đối với sẹo hở là 0 mm (từ 0 – 26mm) (p = 0,001). Khoảng cách này không thay đổi dù cho sẹo hở to hay nhỏ (p = 0,156). Trong trường hợp lành sẹo kém, khi phẫu thuật, mô cổ tử cung có thể bị rạch và mô này cũng đã bị khâu dính vào. Vì cơ tử cung được rạch gần lỗ trong hay phần trên của kênh cổ tử cung nên có thể gây tác dụng tiêu cực lên tiến trình lành vết thương và có thể giải thích tại sao sẹo hở thường nằm thấp hơn sẹo không hở. Vì vậy, có vẻ như đường rạch hướng về thân tử cung có thể lành tốt hơn, giảm nguy cơ hở sẹo mổ lấy thai cũ. Tuy nhiên ý tưởng này không thực tế trên lâm sàng. Hơn nữa chúng ta nên thực hiện nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng để đánh giá sự lành vết thương đối với những kỹ thuật khâu cơ tử cung một lớp so với hai lớp hay hai lớp cải tiến (Allornuvor và cs, 2013). BIỂU HIỆN LÂM SÀNG Hở sẹo mổ lấy thai cũ có triệu chứng lâm sàng đa dạng. Nhiều tác giả tập trung vào triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường (Fabres và cs, 2003; Fernandez và cs, 1996; Wang và cs, 2011). Fabres lưu ý về xuất huyết giữa chu kỳ kinh (Fabres và cs, 2005); Borges chú ý ra máu ri rỉ sau hành kinh (Borges và cs, 2010) và Chang báo cáo về xuất huyết sau có kinh để chẩn đoán PCSD (Chang và cs, 2009). Wang đã dùng triệu chứng ra máu ri rỉ sau hành kinh, thống kinh và đau vùng chậu mãn tính (Wang và cs, 2009), trong khi Gubbini lại tập trung xuất huyết tử cung bất thường sau hành kinh và đau hạ vị (Gubbini và cs, 2011). Gubbini cho rằng xuất huyết tử cung bất thường sau hành kinh
  • 3. 171 và vô sinh thứ phát như biểu hiện lâm sàng chính (Gubbini và cs, 2008). Một nghiên cứu về mô bệnh học với bệnh phẩm cắt tử cung ở những phụ nữ có sẹo mổ lấy thai đưa đến giả thuyết ba cơ chế sinh bệnh. Thứ nhất, sự hiện diện của các nếp nội mạc tử cung sung huyết (31/51; 61% trường hợp) và các polyp nhỏ bên trong sẹo mổ (8/51; 16% trường hợp) là những nguyên nhân có thể của rong huyết và xuất huyết tử cung bất thường. Thứ 2, sự xâm nhiễm lympho (33/51; 65% trường hợp) và co kéo đoạn dưới tử cung (38/51; 75% trường hợp) có thể góp phần làm đau vùng chậu và giao hợp đau. Thứ ba, lạc nội mạc tử cung trong cơ do kĩ thuật mổ tại sẹo mổ lấy thai (28%) có thể gây thống kinh (Wang và cs, 2009). Xuất huyết giữa chu kỳ kinh có thể do máu tích tụ trong sẹo hở gây ra. Thurmond giả thiết cơ quanh sẹo co thắt kém làm cản trở sự thoát máu kinh nên gây tụ dịch (Thurmond và cs, 1999). Những nguyên nhân khác của xuất huyết hay chảy máu ri rỉ giữa chu kỳ kinh có thể là dãn các mao mạch hoặc rụng nội mạc tử cung tại sẹo mổ. Tích tụ máu tại sẹo hở còn gây vô sinh thứ phát. Thực sự, sự hiện diện máu trong vùng sẹo hở có thể làm giảm chất nhầy cổ tử cung, gây hạn chế vận chuyển tinh trùng qua kênh cổ tử cung hoặc cản trở sự làm tổ của phôi (Allornuvor và cs, 2013). Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với những trường hợp tử cung gập sau do máu tích tụ và trào ngược (Fabres và cs, 2005; Fabres và cs, 2003). Năm 2004, Maymon đưa ra bệnh lý thai bám sẹo mổ lấy thai cũ như là biểu hiện lâm sàng tiêu biểu của PCSD (Maymon và cs, 2004). Tuy nhiên, y văn hiện tại chưa có bằng chứng rõ ràng về mối tương quan giữa thai bám sẹo mổ lấy thai cũ và PCSD. Phần lớn các báo cáo trước đây cho rằng xuất huyết âm đạo bất thường là triệu chứng chính, trong khi các tác giả khác lại đề cập thêm các dấu hiệu như thống kinh và đau vùng chậu. Biểu hiện vô sinh hiếm khi đề cập trong những nghiên cứu về PCSD, nhưng bệnh lý này ngày càng phổ biến và đồng hành ở bệnh nhân có PCSD (Allornuvor và cs, 2013). Ngoài ra, một số bệnh nhân tình cờ phát hiện tụ dịch ở sẹo mổ lấy thai cũ khi soi buồng tử cung vì bệnh lý khác hơn là các triệu chứng như đề cập ở trên. Những bệnh nhân này không có triệu chứng nào của PCSD vì túi dịch nơi sẹo mổ lấy thai bị hở mà không có “van” (Xu và cs, 2010). Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, túi dịch nơi sẹo mổ lấy thai bị hở có mép dưới giống “van” mà chúng ta nghĩ rằng đây là nguyên nhân cản trở máu kinh thoát ra, làm cho tụ dịch, lại gây nên các triệu chứng lâm sàng kể trên (Allornuvor và cs, 2013). CHẨN ĐOÁN Nhiều nhà nghiên cứu đã dùng siêu âm ngả âm đạo để chẩn đoán PCS (Chang và cs, 2009; Fabres và cs, 2005; Osser và cs, 2011; Vikhareva Osser và cs, 2009, 2010; Wang và cs, 2009; Yazicioglu và cs, 2006). Những tác giả khác như Gubbini và Borges dùng phương tiện soi buồng tử cung để chẩn đoán (Borges và cs, 2010; Gubbini và cs,
  • 4. 172 2008). Những tác giả khác lại kết hợp siêu âm ngả âm đạo và soi buồng tử cung để chẩn đoán PCSD (Fabres và cs, 2003; Fernandez và cs, 1996; Gubbini và cs, 2011; Wang và cs, 2011). Nhưng Donnez lại phối hợp rất nhiều phương tiện như siêu âm, HSG, soi buồng tử cung và MRI để chẩn đoán bệnh này (Donnez và cs, 2008). Surapaneni và Silberzweig chỉ dùng HSG để chẩn đoán PCSD (Surapaneni và cs, 2008). Như đã đề cập, chẩn đoán PCSD có rất nhiều phương tiện nhưng y văn chưa ghi nhận phương tiện nào là thích hợp nhất. Siêu âm ngả âm đạo có thể cho thấy khiếm khuyết thành trước và độ dày cơ đoạn dưới tử cung. HSG có thể cho hình ảnh khuyết thuốc nhưng sự hiện diện của máu và chất nhầy trong sẹo hở có thể hạn chế phát hiện khiếm khuyết sẹo khi dùng HSG nên sẽ tạo kết quả âm tính giả. Soi buồng tử cung có thể cho thấy hình ảnh buồng tử cung và sẹo hở rõ ràng, cũng như quan sát được các đặc tính của túi dịch như van tại mép dưới, đáy túi dịch không thể nhìn thấy rõ, nội mạc tử cung lạc chỗ hay máu cũ tích tụ trong túi dịch. Soi buồng tử cung cũng có thể loại trừ được các nguyên nhân gây xuất huyết tử cung bất thường khác như nhân xơ tử cung dưới niêm mạc, polyp hay tăng sản nội mạc tử cung. Tuy nhiên, soi buồng tử cung có điểm yếu là không thể đo được độ dày cơ tử cung còn lại của sẹo bị hở (Allornuvor và cs, 2013). XỬ TRÍ Một số phương pháp để điều trị khiếm khuyết sẹo mổ lấy thai cũ (bảng tóm tắt, trang 174) (Allornuvor và cs, 2013). Những phương pháp này bao gồm điều trị nội tiết để cải thiện triệu chứng xuất huyết tử cung bất thường và thống kinh (Tahara và cs, 2006). Tác giả cho thấy kết quả tốt sau khi điều trị 11 bệnh nhân bị xuất huyết tử cung bất thường sau mổ lấy thai bằng 3 chu kỳ thuốc ngừa thai phối hợp 21 viên. Tuy nhiên, bệnh nhân bị tái phát triệu chứng sau khi ngưng thuốc và hiệu quả dùng thuốc lâu dài chưa được như ý. Erickson và Van Voorhis mô tả 3 phụ nữ bị xuất huyết tử cung bất thường sau mổ lấy thai, được mổ cắt tử cung vì thất bại với điều trị thuốc viên ngừa thai phối hợp (Erickson và cs, 1999). Một ý tưởng điều trị khác là soi buồng tử cung, cắt và tái tạo sẹo bị hở. Năm 2010, Xu đã thực hiện phương pháp này cho 12 bệnh nhân. Trong đó có 11 người giảm triệu chứng xuất huyết tử cung bất thường (Xu và cs, 2010). Các tác giả khác báo cáo tái tạo sẹo qua ngả soi buồng tử cung có tỉ lệ thất bại cao ở người có tử cung gập sau (Chang và cs, 2009; Fabres và cs, 2005; Gubbini và cs, 2008). Fabres và Chang cho thấy tỉ lệ thất bại là 16% và 36% (Chang và cs, 2009; Fabres và cs, 2005). Dựa trên các phương pháp được đề cập trên, soi buồng tử cung sửa sẹo bị hở chủ yếu là cắt mép dưới vì cắt mép trên hiếm khi được đề cập trên y văn. Vì vậy câu hỏi được đặt ra là liệu cắt mép trên có dễ dàng cùng lúc cắt mép dưới không? Điều này tùy thuộc từng cá nhân và mong muốn của bệnh nhân vì cắt mép trên có thể phạm vào nội mạc tử cung và gây hiếm muộn trong tương lai. Chưa có nhiều báo cáo về tỉ
  • 5. 173 lệ có thai ở những bệnh nhân được sửa sẹo hở bằng soi buồng tử cung. Theo Gubbini đã thực hiện soi buồng tử cung cắt sửa sẹo hở cho 41 bệnh nhân và cả 41 bệnh nhân đều có thai, 37 người (90,2%) được sanh mổ và 4 người (9.8%) bị sẩy thai trong tam cá nguyệt một (Gubbini và cs, 2011). Những tác giả khác cũng đề cập tỷ lệ có thai sau soi buồng tử cung cắt sửa sẹo hở mặc dù đây không phải là mục tiêu nghiên cứu chính của họ (Fabres và cs, 2005; Fernandez và cs, 1996; Gubbini và cs, 2008). Trong tương lai chúng ta nên nghiên cứu về kết quả này. Ngoài ra soi buồng tử cung cắt sửa sẹo hở có thể làm hở eo tử cung nhưng hiện tại, y văn chưa xác nhận vấn đề này. Một ý tưởng phẫu thuật khác, đó là nội soi ổ bụng sửa sẹo hở. Donnez đã mô tả nội soi ổ bụng sửa sẹo hở ở 3 bệnh nhân. Một trong 3 bệnh nhân này có thai và được sanh mổ lúc 38 tuần và lúc mổ không thấy sẹo còn hở (Donnez và cs, 2008). Cách mổ khác là tiếp cận ngả âm đạo. Luo thực hiện hồi cứu 42 bệnh nhân, những người được sửa sẹo hở qua ngả âm đạo. Tác giả cho rằng hiệu quả điều chỉnh sẹo hở và cải thiện triệu chứng là 92,9% (39/42 bệnh nhân) (Luo và cs, 2012). Soi buồng tử cung cắt đốt nội mạc tử cung là một phương pháp được thực hiện ở một số trung tâm, đặc biệt đối với bệnh nhân đủ con (Lin và cs, 2010). Phương pháp cuối cùng để điều trị sẹo hở là cắt tử cung, được xem là giải pháp vĩnh viễn cho bệnh lý này (Erickson và cs, 1999). Hiện tại, soi buồng tử cung là phương pháp thông dụng để sửa sẹo mổ lấy thai hở nhưng phương pháp này có thể không hiệu quả trong việc thúc đẩy sự lành vết thương bằng phương pháp nội soi ổ bụng hay ngả âm đạo. Tuy nhiên hai phương pháp này chưa được báo cáo nhiều nên tiến trình lành vết thương chưa được hiểu rõ. Vì vậy, trong tương lai, chúng ta cần thúc đẩy nghiên cứu theo hai phương pháp này và cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để giúp cho các nhà phụ khoa có chọn lựa phương pháp thích hợp để điều trị hở sẹo mổ lấy thai cũ. Ngoài ra vấn đề PCSD cũng nên được đề cập khi tư vấn cho thai phụ có chỉ định mổ lấy thai (Allornuvor và cs, 2013). KẾT LUẬN Hở sẹo mổ lấy thai cũ là một bệnh lý mới được chú ý gần đây do liên quan đến vô sinh và xuất huyết âm đạo bất thường. Về tên gọi còn chưa được thống nhất. Phương tiện chẩn đoán đơn giản nhất có thể là siêu âm ngả âm đạo, mặc dù siêu âm bơm nước lòng tử cung hay MRI cũng cho nhiều thông tin hữu dụng. Phương cách điều trị còn chưa được đồng thuận, trong đó soi buồng tử cung có ưu thế đơn giản, ít xâm lấn. Tuy nhiên nội soi ổ bụng sửa sẹo hở có vẻ là phương pháp hứa hẹn trong tương lai.
  • 6. 174 Bảng tóm tắt các phương pháp điều trị hở sẹo mổ lấy thai cũ Phương pháp Tác giả Kết quả Nội tiết Tahara và cs (2006) Kết quả tốt trong tất cả 11 bệnh nhân có xuất huyết tử cung bất thường. Erickson và Van Voorhis (1999) Thất bại trong cả 3 ca xuất huyết tử cung bất thường. Thurmond và cs (1999) Không thay đổi triệu chứng ¾ ca xuất huyết tử cung bất thường. Soi buồng tử cung cắt sửa sẹo Wang và cs (2011) 59.6% bệnh nhân (34/57) cải thiện xuất huyết tử cung bất thường. Gubbini và cs (2008) Tất cả 26 bệnh nhân giảm xuất huyết tử cung bất thường. 7 trong 9 bệnh nhân vô sinh thứ phát có thai. Gubbini và cs (2011) Hết xuất huyết tử cung bất thường và đau vùng chậu trong tất cả bệnh nhân. Tất cả 41 bệnh nhân có thai. Chang và cs (2009) Không cải thiện trong 36% bệnh nhân có xuất huyết tử cung bất thường. Fernandez và cs (1996) Tất cả 7 bệnh nhân giảm xuất huyết tử cung bất thường. 2 trong 4 bệnh nhân vô sinh có thai. Fabres và cs (2005) Không cải thiện trong 16%; 84% (20/24) giảm xuất huyết tử cung bất thường. 9 bệnh nhân có thai. Xu và cs (2010) 11 trong 12 bệnh nhân giảm xuất huyết tử cung bất thường. Nội soi ổ bụng sửa sẹo Donnez và cs (2008) Thành công trong 3 bệnh nhân. 1 bệnh nhân có thai và sanh mổ lúc 38 tuần. Sửa sẹo ngả âm đạo Luo và cs (2012) Hiệu quả trong sửa sẹo về giải phẫu và giảm triệu chứng 92.9% (39/42 bệnh nhân). Soi buồng tử cung cắt nội mạc tử cung Lin và cs (2010) Giảm rong kinh từ 14 ngày xuống còn 7 ngày. Cắt tử cung Erickson and Van Voorhis (1999) 3 bệnh nhân bị cắt tử cung sau khi không đáp ứng thuốc ngừa thai phối hợp uống để điều trị xuất huyết tử cung bất thường.
  • 7. 175 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allornuvor GFN, Xue M, Zhu X and Xu D (2013). “The definition, aetiology, presentation, diagnosis and management of previous caesarean scar defects”. Journal of Obstetrics & Gynaecology; 33 (8): 759-763. 2. Borges Layza Merizio, Scapinelli Alessandro, de Baptista Depes Daniella, Lippi Umberto Gazzi and Lopes Reginaldo Guedes Coelho (2010). “Findings in patients with postmenstrual spotting with prior cesarean section”. Journal of minimally invasive gynecology; 17 (3): 361-364. 3. Chang Yu, Tsai Eing Mei, Long Cheng Yu, Lee Chyi Long and Kay Nari (2009). “Resectoscopic treatment combined with sonohysterographic evaluation of women with postmenstrual bleeding as a result of previous cesarean delivery scar defects”. American journal of obstetrics and gynecology; 200 (4): 370. 4. Donnez Olivier, Jadoul Pascale, Squifflet Jean and Donnez Jacques (2008). “Laparoscopic repair of wide and deep uterine scar dehiscence after cesarean section”. Fertility and sterility; 89 (4): 974-980. 5. Erickson Sonya S and Van Voorhis Bradley J (1999). “Intermenstrual bleeding secondary to cesarean scar diverticuli: report of three cases”. Obstetrics & Gynecology; 93 (5): 802-805. 6. Fabres Cecilia, Arriagada Pablo, Fernández Carlos, MacKenna Antonio, Zegers Fernando and Fernández Emilio (2005). “Surgical treatment and follow-up of women with intermenstrual bleeding due to cesarean section scar defect”. Journal of minimally invasive gynecology; 12 (1): 25-28. 7. Fabres Cecilia, Aviles Guillermo, De La Jara Carlos, Escalona Juan, Muñoz Jorge Felipe, Mackenna Antonio, Fernández Carlos, Zegers-Hochschild Fernando and Fernández Emilio (2003). “The Cesarean Delivery Scar Pouch Clinical Implications and Diagnostic Correlation Between Transvaginal Sonography and Hysteroscopy”. Journal of ultrasound in medicine; 22 (7): 695-700. 8. Fernandez E, Fernandez C, Fabres C and Alam VV (1996). “Hysteroscopic correction of cesarean section scars in women with abnormal uterine bleeding”. The Journal of the American Association of Gynecologic Laparoscopists; 3 (4): S13-S13. 9. Gubbini Giampietro, Casadio Paolo and Marra Elena (2008). “Resectoscopic correction of the “isthmocele” in women with postmenstrual abnormal uterine bleeding and secondary infertility”. Journal of minimally invasive gynecology; 15 (2): 172-175. 10. Gubbini Giampietro, Centini Gabriele, Nascetti Daniela, Marra Elena, Moncini Irene, Bruni Luca, Petraglia Felice and Florio Pasquale (2011). “Surgical hysteroscopic treatment of cesarean-induced isthmocele in restoring fertility: prospective study”. Journal of minimally invasive gynecology; 18 (2): 234-237. 11. Lin Yu-Hung, Hwang Jiann-Loung and Seow Kok-Min (2010). “Endometrial ablation as a treatment for postmenstrual bleeding due to cesarean scar defect”. International Journal of Gynecology & Obstetrics; 111 (1): 88-89. 12. Luo Lu, Niu Gang, Wang Qiong, Xie Hong-zhe and Yao Shu-zhong (2012). “Vaginal repair of cesarean section scar diverticula”. Journal of minimally invasive gynecology; 19 (4): 454-458. 13. Maymon R, Halperin R, Mendlovic S el, Schneider D and Herman A (2004). “Ectopic pregnancies in a Caesarean scar: review of the medical approach to an iatrogenic complication”. Human reproduction update; 10 (6): 515-523. 14. Osser Olga Vikhareva and Valentin Lil (2011). “Clinical importance of appearance of cesarean hysterotomy scar at transvaginal ultrasonography in nonpregnant women”. Obstetrics & Gynecology; 117 (3): 525-532. 15. Surapaneni Krishna and Silberzweig James E (2008). “Cesarean section scar diverticulum: appearance on hysterosalpingography”. American Journal of Roentgenology; 190 (4): 870-874.
  • 8. 176 16. Tahara Masahiro, Shimizu Takashi and Shimoura Hisayoshi (2006). “Preliminary report of treatment with oral contraceptive pills for intermenstrual vaginal bleeding secondary to a cesarean section scar”. Fertility and sterility; 86 (2): 477-479. 17. Thurmond Amy S, Harvey William J and Smith Susan A (1999). “Cesarean section scar as a cause of abnormal vaginal bleeding: diagnosis by sonohysterography”. Journal of ultrasound in medicine; 18 (1): 13-16. 18. Vikhareva Osser O, Jokubkiene Ligita and Valentin Lil (2009). “High prevalence of defects in Cesarean section scars at transvaginal ultrasound examination”. Ultrasound in Obstetrics & Gynecology; 34 (1): 90-97. 19. Vikhareva Osser O and Valentin Lil (2010). “Risk factors for incomplete healing of the uterine incision after caesarean section”. BJOG: An International Journal of Obstetrics & Gynaecology; 117 (9): 1119-1126. 20. Wang C‐B, Chiu W‐W‐C, Lee C‐Y, Sun Y‐L, Lin Y‐H and Tseng C‐J (2009). “Cesarean scar defect: correlation between Cesarean section number, defect size, clinical symptoms and uterine position”. Ultrasound in Obstetrics & Gynecology; 34 (1): 85-89. 21. Wang Chin-Jung, Huang Huei-Jean, Chao Angel, Lin Yu-Pin, Pan Yi-Jung and Horng Shang-Gwo (2011). “Challenges in the transvaginal management of abnormal uterine bleeding secondary to cesarean section scar defect”. European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology; 154 (2): 218-222. 22. Xu DB, He YQ, Liu H, Wan YJ and Xue M (2010). “Hysteroscopic treatment of women with previous cesarean scar defect]”. Nan fang yi ke da xue xue bao= Journal of Southern Medical University; 30 (2): 394-396. 23. Yazicioglu Fehmi, Gökdogan Arif, Kelekci Sefa, Aygün Mehmet and Savan Kadir (2006). “Incomplete healing of the uterine incision after caesarean section: Is it preventable?”. European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology; 124 (1): 32-36..